“Trầm cảm” – Cơn ác mộng tuổi 17 và phương pháp trị dứt điểm không dùng thuốc

Áp lực mùa thi và con đường dẫn đến trầm cảm của các sĩ tử

[Hỏi – đáp] Có nên điều trị trầm cảm ở Trung tâm Tâm lý NHC không?

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Cách điều trị và phòng ngừa

Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y – Giải pháp hiệu quả, ít tác dụng phụ

Bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu và hướng điều trị hiệu quả

9 phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc chống trầm cảm và những lưu ý khi sử dụng

Bố Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Có Dấu Hiệu Bị Trầm Cảm?

Rất nhiều bố mẹ lúng túng và băn khoăn không biết phải làm gì khi trẻ bị trầm cảm. Trước cú sốc này, gia đình khó có thể giữ bình tĩnh và đưa ra những quyết định sáng suốt. Thông tin trong bài viết sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về chứng trầm cảm và có hướng xử lý đúng đắn.

làm gì khi trẻ bị trầm cảm
Nên làm gì khi trẻ bị trầm cảm là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh

Nên làm gì khi trẻ bị trầm cảm? 9 Điều bố mẹ nên làm

Trầm cảm là căn bệnh tâm lý rất phổ biến hiện nay. Nếu như trước đây bệnh chủ yếu xảy ra ở người trưởng thành thì trong những năm gần đây, bệnh còn xuất hiện ở cả trẻ em và thanh thiếu niên.

Về cơ bản, cuộc sống của người lớn phức tạp hơn và phải đối mặt liên tục với áp lực. Tuy nhiên, người lớn thường có kinh nghiệm sống và có kỹ năng giải tỏa căng thẳng một cách lành mạnh. Trong khi đó, trẻ em và thanh thiếu niên gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc, giải tỏa stress và vượt qua những áp lực trong cuộc sống. Hơn nữa, ở lứa tuổi này trẻ sẽ có những thay đổi về tâm sinh lý và đây chính là điều kiện dẫn đến trầm cảm cùng một loạt các vấn đề tâm lý khác.

Theo thống kê vào năm 1999, cứ 20 trẻ sẽ một trẻ có biểu hiện trầm cảm. Ngày nay dưới áp lực của việc học và những kỳ vọng từ gia đình, không ít trẻ rơi vào trạng thái trầm cảm. Bệnh lý này biểu hiện qua một số dấu hiệu như buồn bã, bi quan, đau khổ sâu sắc, mất hứng thú, giảm năng lượng, mệt mỏi, trí nhớ suy giảm,…

Trầm cảm đang trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Tuy nhiên, không phải ai cũng có hiểu biết sâu sắc về bệnh lý này và biết cách xử lý khi con trẻ có dấu hiệu trầm cảm. Thực tế, rất nhiều gia đình băn khoăn “Nên làm gì khi trẻ bị trầm cảm?” vì không có đủ hiểu biết về bệnh.

Dưới đây là 9 điều bố mẹ nên thực hiện nếu nhận thấy trẻ có các biểu hiện trầm cảm:

1. Giữ bình tĩnh

Thật khó có thể giữ bình tĩnh khi nhận thấy con trẻ có những dấu hiệu bị trầm cảm. Hầu hết bố mẹ khi gặp phải tình trạng này đều rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng, bất an, bồn chồn và thậm chí là hoảng loạn. Tuy nhiên, những phản ứng bất lợi sẽ khiến cho con trẻ trở nên nhạy cảm và có xu hướng thu mình.

Việc đầu tiên bố mẹ cần làm là giữ bình tĩnh để có thể đón nhận và xử lý mọi thứ với tinh thần ổn định nhất. Cả hai nên chia sẻ cùng nhau và có thể trò chuyện với những thành viên khác trong gia đình để mọi người có thái độ, cách ứng xử phù hợp. Cả gia đình nên thống nhất không đề cập trực tiếp về bệnh trầm cảm để tránh trẻ có phản ứng nhạy cảm quá mức.

2. Trang bị những kiến thức về bệnh trầm cảm

Sau khi lấy lại bình tĩnh, gia đình nên trang bị những kiến thức về bệnh trầm cảm để hiểu hơn về triệu chứng, nguyên nhân và ảnh hưởng của bệnh. Ngoài ra, hiểu rõ về bệnh lý này cũng sẽ giúp mọi người thấu hiểu vì sao con trẻ lại có những cảm xúc buồn rầu và bi quan dai dẳng.

Trầm cảm là một dạng rối loạn cảm xúc đối ngược với hưng cảm. Trầm cảm xảy ra khi khí sắc giảm thấp kéo dài (ít nhất 6 tháng) dẫn đến những cảm xúc như buồn bã, bi quan, chán nản, đau khổ, tuyệt vọng. Tình trạng này sẽ dẫn đến một loạt các triệu chứng khác như mất hứng thú, giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ, giảm lòng tự trọng và suy nghĩ chậm chạp.

làm gì khi trẻ bị trầm cảm
Bố mẹ nên trang bị kiến thức về bệnh trầm cảm để hiểu hơn về tâm lý và cảm xúc của con

Trầm cảm không giống với trạng thái đau khổ, buồn phiền thông thường. Bệnh lý này có những đặc điểm nổi bật như:

  • Trầm cảm xảy ra do nồng độ serotonin giảm thấp trong một thời gian dài gây ra các cảm xúc buồn bã, đau khổ, giảm năng lượng, mất hứng thú với mọi thứ đi kèm với các triệu chứng thể chất.
  • Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh trầm cảm vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh có thể tăng lên nếu phải đối mặt với sang chấn tâm lý, stress trường diễn, tiền sử gia đình bị trầm cảm, chấn thương thể chất nghiêm trọng,… Ngoài ra, những trẻ có tính cách hướng nội, nhút nhát, yếu đuối cũng có nguy cơ cao bị trầm cảm.
  • Người bị trầm cảm không thế chế ngự cảm xúc và không thể lý giải vì sao bản thân luôn cảm thấy buồn bã, đau khổ mặc dù cuộc sống có nhiều điều tốt đẹp.
  • Trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn dẫn đến một loạt các vấn đề về thể chất như đau đầu, rối loạn giấc ngủ, các vấn đề về tiêu hóa, tăng huyết áp,… Ngoài ra, trầm cảm cũng được xem là yếu tố kích thích các bệnh mãn tính bùng phát. Thường gặp nhất là viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hội chứng ruột kích thích và các bệnh da mãn tính.
  • Nếu không được điều trị, trẻ bị trầm cảm sẽ có xu hướng sống khép kín, tách biệt, không còn khả năng học tập, làm việc và mất đi các kỹ năng xã hội. Vì không cảm nhận được bất cứ niềm vui nào trong cuộc sống nên bệnh nhân trầm cảm thường nghĩ về cái chết và đôi khi thực hiện hành vi tự sát để giải thoát bản thân.

Hiện nay, đã có khá nhiều phương pháp điều trị trầm cảm được áp dụng nhưng cho hiệu quả không đồng nhất và còn tồn đọng nhiều hạn chế. Bố mẹ cần hiểu rõ về các phương pháp điều trị trầm cảm và ý thức được vai trò của gia đình đối với bệnh tình của con.

3. Trò chuyện cùng con cái

Sau khi đã có những hiểu biết nhất định về bệnh trầm cảm, bố mẹ nên trò chuyện cùng con cái để xây dựng mối quan hệ tin cậy. Bản thân người bị trầm cảm rất nhạy cảm với thái độ và lời nói của những người xung quanh. Vì thế, bố mẹ nên học cách nói chuyện an ủi người trầm cảm để tránh tình trạng con cái khó chịu và khép kín, ngại chia sẻ.

Khi trò chuyện với con, bố mẹ nên nói chuyện nhẹ nhàng và tránh hỏi trực tiếp như con có vấn đề gì sao hay liên tục đặt ra những câu hỏi. Gia đình nên tạo cho con cảm giác thoải mái trong cuộc trò chuyện và tập trung lắng nghe, đồng cảm cùng con thay vì liên tục dò hỏi vấn đề con đang gặp phải.

làm gì khi trẻ bị trầm cảm
Nên trò chuyện nhẹ nhàng để con cảm nhận được tình cảm chân thành và sự quan tâm từ gia đình

Trẻ bị trầm cảm thường giảm sự quan tâm với mọi thứ xung quanh, bao gồm cả những thành viên trong gia đình. Vì vậy, bố mẹ cần phải kiên nhẫn khi trò chuyện cùng với trẻ. Sẽ mất khá nhiều thời gian để trẻ có thể thoải mái chia sẻ những vấn đề và cảm xúc của bản thân – nhất là trong trường hợp trước giờ gia đình thiếu sự quan tâm.

Khi trò chuyện với con cái, bố mẹ nên hạn chế đưa ra quá nhiều lời khuyên. Thay vào đó, hãy thể hiện sự quan tâm, đồng cảm bằng ánh mắt hay những cử chỉ nhỏ như cái nắm tay, cái ôm. Những hành động này sẽ giúp con cảm nhận được tình cảm của gia đình và có lòng tin đối với bố mẹ.

4. Khuyến khích trẻ kết nối với xã hội

Trẻ bị trầm cảm thường có xu hướng sống tách biệt, khép kín với mọi người. Chính vì vậy, bố mẹ nên khuyến khích con vui chơi, kết bạn với bạn bè đồng trang lứa. Trầm cảm khiến cho trẻ mất đi sự quan tâm, hứng thú với mọi thứ. Do đó, trẻ sẽ không muốn vui chơi mà thường lựa chọn sống khép kín, buồn bã.

Gia đình nên cho trẻ tham gia các câu lạc bộ và thường xuyên đến các khu vui chơi phù hợp với lứa tuổi. Niềm vui từ những hoạt động này sẽ giúp trẻ muốn kết bạn và có thêm nhiều bạn bè. Tăng kết nối xã hội cho trẻ là điều quan trọng trong điều trị bệnh trầm cảm. Bởi sự cô độc chính là “liều thuốc độc” khiến cho chứng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian, từ đó trẻ có xu hướng sống khép kín và thu mình.

Việc khuyến khích trẻ kết nối với xã hội là điều không đơn giản. Nếu trẻ chối từ đến các câu lạc bộ hoặc khu vui chơi, bố mẹ nên cho trẻ theo học các lớp năng khiếu đúng sở thích. Ban đầu, trẻ có thể không thoải mái nên gia đình cần phải kiên nhẫn.

5. Chăm sóc sức khỏe thể chất cho con

Như đã đề cập, trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe thể chất. Do đó, bố mẹ cần chăm sóc sức khỏe thể chất cho con. Thể trạng khỏe mạnh giúp nâng đỡ tinh thần và giảm đáng kể các triệu chứng thể chất do trầm cảm gây ra.

Khi bị trầm cảm, con sẽ gặp phải tình trạng chán ăn hoặc ăn uống quá mức (đặc biệt là thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột). Bố mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn để đảm bảo cơ thể con được cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất. Ngoài ra, nên cho trẻ bổ sung các loại thực phẩm tốt cho chứng trầm cảm để cải thiện sức khỏe thể chất và hỗ trợ điều chỉnh cảm xúc.

Hạn chế các loại thực phẩm có thể khiến cho tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng hơn như ngũ cốc đã qua tinh chế, thực phẩm chứa nhiều đường (đặc biệt là đường bắp/ H2S). Bên cạnh đó, bố mẹ cần kiêng cho trẻ dùng các món ăn chiên xào chứa nhiều chất béo bão hòa và gia vị.

Ngoài điều chỉnh chế độ ăn, nên khuyến khích trẻ tập thể dục. Để tạo hứng thú cho con, cả gia đình nên cùng chạy bộ, đạp xe, đi bộ, đánh cầu lông,… Hoạt động thể chất sẽ giúp giảm đáng kể cảm giác buồn chán, mệt mỏi, đồng thời gia tăng sự hưng phấn và thích thú. Bên cạnh đó, các hoạt động này còn giúp gắn kết những thành viên trong gia đình và trẻ cũng cảm nhận rõ tình cảm mà bố mẹ dành cho bản thân.

6. Khuyên trẻ đến gặp bác sĩ/ chuyên gia tâm lý

Khi đã tạo dựng được mối quan hệ thân thiết với con, bố mẹ nên khuyên trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ/ chuyên gia tâm lý. Trầm cảm là bệnh lý nên cần được thăm khám, điều trị chứ không đơn thuần như một trạng thái cảm xúc. Tuy nhiên, việc đề nghị một cách thẳng thắn và thiếu tinh tế có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

làm gì khi trẻ bị trầm cảm
Nên khuyến khích trẻ tìm gặp chuyên gia tâm lý để được giúp đỡ và vượt qua khó khăn về mặt tinh thần

Để trẻ đón nhận lời khuyên với phản ứng nhẹ nhàng nhất, bố mẹ nên chia sẻ với trẻ rằng bản thân cũng đã từng đối mặt với những vấn đề tâm lý và mọi thứ sẽ tồi tệ hơn nếu không có sự giúp đỡ của bác sĩ. Khi trò chuyện, bố mẹ nên khéo léo để trẻ ý thức được việc tìm kiếm bác sĩ/ chuyên gia là điều hoàn toàn bình thường và cần thiết.

Gia đình cũng nên cho trẻ biết rằng, bố mẹ sẽ đồng hành cùng con trong suốt quá trình thăm khám và trị liệu. Đồng thời sẽ luôn luôn hỗ trợ con nếu có vấn đề phát sinh. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, gia đình buộc phải cưỡng chế trẻ đến bệnh viện nếu trẻ quá kích động và đã có hành vi tự sát, tự hại đe dọa đến sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

7. Đồng hành cùng con trong quá trình điều trị

Điều trị trầm cảm là một quá trình dài và gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Ngay cả khi tình trạng đã được cải thiện, trẻ bắt buộc phải điều trị duy trì trong ít nhất 6 tháng để phòng ngừa tình trạng tái phát.

Hơn ai hết, con trẻ chính là người đau khổ và mệt mỏi nhất trước những ảnh hưởng của bệnh trầm cảm. Vì thế, sự đồng hành của bố mẹ sẽ giúp con có động lực vượt qua mọi thử thách và đương đầu với khó khăn.

làm gì khi trẻ bị trầm cảm
Gia đình nên tham gia trị liệu tâm lý cùng con để giúp trẻ có động lực vượt qua bệnh tật

Trong quá trình thăm khám và điều trị, bố mẹ nên ở bên cạnh để con cảm thấy có chỗ dựa vững chắc. Gia đình cũng có thể tham gia trị liệu tâm lý để hiểu hơn về tâm lý, cảm xúc và những suy nghĩ tiêu cực đang giày vò con mỗi người.

Ngoài ra, việc trị liệu cùng với con sẽ giúp trẻ hiểu rằng, bất cứ ai cũng cần có sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý. Điều này giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi trị liệu và gạt bỏ mặc cảm, tự ti về bản thân.

Tham khảo thêm: Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC – Địa chỉ chữa trầm cảm uy tín tại TPHCM

8. Dạy cho trẻ kỹ năng giải tỏa stress lành mạnh

Stress là yếu tố gây ra trầm cảm và một loạt các vấn đề sức khỏe khác. Đối với trẻ đã bị trầm cảm, căng thẳng sẽ khiến cho tình trạng xấu đi và tăng tỷ lệ bệnh tái phát. Do đó, gia đình cần dạy cho trẻ kỹ năng giải tỏa stress lành mạnh để ổn định tâm lý và vượt qua chứng trầm cảm hoàn toàn.

Nếu như người trưởng thành phải đối mặt với áp lực công việc, tài chính, xung đột trong các mối quan hệ thì trẻ em và thanh thiếu niên cũng phải đối với những áp lực tương tự. Ngoài ra, tình trạng bắt nạt, tẩy chay cũng là yếu tố khiến cho trẻ bị stress và trầm cảm.

Để giúp trẻ được sống và học tập trong môi trường lành mạnh, gia đình nên tìm hiểu những yếu tố gây stress xung quanh cuộc sống của con. Trước tiên, cần hướng dẫn con cách đối phó với stress và gia đình nên ra mặt giải quyết một số vấn đề như bạo lực học đường, tẩy chay, kỳ thị,…

Thực tế, giải tỏa stress lành mạnh là kỹ năng rất cần thiết trong cuộc sống nhưng rất ít trẻ được trang bị. Khi học được cách giải tỏa tâm trạng một cách lành mạnh, trẻ có thể tìm lại sự cân bằng và biết cách ổn định cảm xúc. Kỹ năng này không chỉ giúp trẻ vượt qua chứng trầm cảm mà còn hỗ trợ con trong cuộc sống sau này.

9. Chăm sóc cho bản thân

Việc chăm sóc cho trẻ bị trầm cảm thực sự không dễ dàng và điều này sẽ khiến cho những thành viên trong gia đình cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy bên cạnh việc chăm sóc trẻ, bản thân những thành viên cũng cần học cách chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho bản thân.

làm gì khi trẻ bị trầm cảm
Bản thân bố mẹ cũng cần chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân để giữ tinh thần ổn định

Đối với những người có tâm lý không ổn định, có thể trị liệu tâm lý để nâng đỡ tinh thần và vững vàng hơn khi chăm sóc trẻ. Quá trình điều trị trầm cảm sẽ kéo dài trong ít nhất 1 năm. Do đó, việc chuẩn bị tinh thần vững vàng là điều hết sức cần thiết. Các thành viên gia đình cũng nên sắp xếp công việc để có đủ thời gian chăm sóc cho con và chính bản thân mình.

Hy vọng qua những chia sẻ trên, bố mẹ đã biết nên làm gì khi trẻ có dấu hiệu bị trầm cảm. Nếu gặp khó khăn trong việc ổn định cảm xúc và lúng túng trước tình huống này, gia đình có thể trị liệu tâm lý để được các chuyên gia hướng dẫn cách xử lý phù hợp.

Tham khảo thêm:

Cùng chuyên mục

chữa trầm cảm bằng thuốc nam

Chữa bệnh trầm cảm bằng thuốc nam với 7 mẹo hay nhất

Chữa trầm cảm bằng thuốc nam là giải pháp an toàn, lành tính và rất dễ áp dụng. Trên thực tế, một số loại cây thuốc nam đã được chứng...

trầm cảm hậu covid

Trầm cảm hậu Covid là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Trầm cảm hậu Covid là một trong những biến chứng thường gặp ở khoảng 63% người sau khi khỏi bệnh Covid. Nó khiến cho người bệnh luôn rơi vào trạng...

Bệnh trầm cảm có hết hẳn không

Bệnh trầm cảm có hết hẳn không? Làm sao phòng ngừa

Bệnh trầm cảm có hết hẳn không hay làm sao để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát trở lại là thắc mắc của rất nhiều người đang gặp phải...

cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà

11 cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà giúp người bệnh vui vẻ yêu đời

Trầm cảm là một vấn đề tâm lý trầm trọng mà bất cứ ai cũng không muốn gặp phải. Để điều trị bệnh này cần kết kết hợp rất nhiều...

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp dễ bị nhầm lẫn với những thay đổi tâm sinh lý thông thường của trẻ khi bước vào tuổi dậy thì

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì và những điều cần biết

Trầm cảm là căn bệnh thường gặp, có chiều hướng gia tăng hiện nay, theo thống kê có khoảng 30% dân số Việt Nam gặp rối loạn tâm thần, trong...

Trầm cảm khi mang thai là tình trạng thường gặp, có khoảng 14 - 23% mẹ bầu gặp phải tình trạng này

Trầm cảm khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Trầm cảm khi mang thai là tình trạng thường gặp, theo một số nghiên cứu, khả năng mắc trầm cảm khi mang thai ở phụ nữ hiện nay cao hơn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn