Các loại lá tắm mát cho trẻ sơ sinh an toàn dễ kiếm
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Trẻ sơ sinh thường có làn da vô cùng nhạy cảm với môi trường xung quanh. Chính vì thế, trẻ cần được mẹ chăm sóc cẩn thận, nhất là vào những ngày thời tiết có nhiệt độ cao. Trong dân gian từ xưa đã biết cách áp dụng các loại lá tắm mát cho trẻ sơ sinh để phòng ngừa nhiều vấn đề da liễu khác nhau. Nếu bạn đang băn khoăn về cách chọn loại lá nào cho an toàn mà dễ kiếm thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây.
10 loại lá tắm mát cho trẻ sơ sinh an toàn dễ kiếm
Ngoài việc sử dụng các loại sữa tắm thì mẹ có thể cho trẻ tắm với các loại lá tắm có công dụng làm mát da. Những loại thảo dược này đã được áp dụng từ rất lâu để ngăn ngừa một số vấn đề mà làn da nhạy cảm của trẻ hay mắc phải. Đồng thời, nó còn rất an toàn và dễ kiếm, có thể giúp da của trẻ mịn màng và hạn chế hiệu quả tình trạng rôm sảy hay mẩn ngứa.
Sau đây là các loại lá tắm mát mà bạn có thể tham khảo để có thể áp dụng tại nhà cho trẻ bao gồm:
1. Lá chè xanh
Chè xanh là một loại dược liệu rất tốt cho sức khỏe của con người. Ngoài công dụng làm nước uống để thanh nhiệt, giải độc, nó còn có hiệu quả rất tốt trong việc sát khuẩn và kháng viêm nhẹ nhàng trên làn da của trẻ. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn có công dụng rất tốt trong việc hạn chế hăm tã, chữa trị các bệnh da liễu và ngăn ngừa tình trạng lỡ loét hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch và ngâm với nước muối trong 15 phút.
- Cho lá chè xanh cùng với một lượng nước vừa đủ vào nồi và đun sôi cùng với một ít muối
- Sau khoảng 30 phút, bạn tắt bếp.
- Lọc lấy nước và bỏ bã.
- Đợi nước nguội thì có thể mang đi tắm cho trẻ.
- Thực hiện phương pháp này từ 1 – 2 lần/ tuần.
2. Lá khế
Khế là một loại cây dùng để lấy quả và thường được trồng để lấy bóng mát. Vì thế, ít ai biết được công dụng của lá khế là loại dùng để tắm và làm mát cho cơ thể trẻ sơ sinh. Các bậc phụ huynh thường hay sử dụng loại lá này để điều trị tình trạng rôm sảy và bệnh mề đay cho trẻ rất hiệu quả. Ngoài ra, nó còn có thể khiến da trẻ trở nên mịn màng và mềm mại hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá khế tươi, đem rửa sạch và ngâm với nước muối.
- Để ráo nước sau đó đem đi giã nát cùng với 1 ít muối hạt.
- Vắt lấy nước và có thể pha với nước ấm để tắm cho trẻ.
- Khi vắt lấy nước lá khế bạn nên sử dụng ngay, tránh để quá lâu trong không khí hoặc để qua đêm sẽ làm giảm tác dụng của nó.
3. Lá ngải cứu
Ngải cứu là một loại cỏ sống lâu năm, ngoài sử dụng trong các bài thuốc Đông y để điều trị một số chứng bệnh thì nó còn được biết đến là một nguyên liệu dùng để tắm cho trẻ sơ sinh để loại bỏ các vi khuẩn có hại bám trên da. Từ đó, ngải cứu có thể hoạt động như một loại thuốc hỗ trợ điều trị tình trạng mẩn ngứa, ghẻ lở và hạn chế các vết thương do bệnh da liễu gây ra.
Ngoài ra, tắm lá ngải cứu còn có công dụng giải cảm, phòng ngừa tình trạng cảm cúm khi bước vào mùa lạnh. Trẻ sẽ có cảm giác ấm áp hơn khi tắm loại thảo dược này và sẽ hình thành một lớp màng bảo vệ cơ thể trẻ trước những tác nhân gây hại xâm nhập.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 200 gram lá ngải cứu, rửa sạch bằng nước và ngâm với nước muối loãng.
- Để lá ngải cứu ráo nước sau đó cắt thành từng lát mỏng.
- Đem đun sôi với nước cho đến khi lá chín và tạo ra một mùi thơm đặc trưng.
- Sau đó để nguội, lọc lấy nước, bỏ bã và mang đi tắm cho trẻ.
- Sử dụng phương pháp từ 2 – 3 lần trong tuần.
4. Lá trầu không
Lá trầu không là một loại dây leo có vai trò như một vị thuốc quý lành tính. Trong các sách Đông y thường ghi chép công dụng của loài thảo dược này chữa được rất nhiều loại bệnh khác nhau. Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng để tắm cho trẻ sơ sinh. Vì có tính sát khuẩn, giảm ngứa và làm mát vì thế nó rất thích hợp cho những trẻ hay nóng trong người hoặc mắc các bệnh da liễu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 10 lá trầu không, đem rửa sạch với nước và ngâm với nước muối loãng.
- Để ráo và cắt lá trầu thành những miếng nhỏ.
- Cho vào nồi và đun sôi với một ít nước.
- Sau khi nước sôi bạn chờ thêm khoảng 5 phút để có thể giúp các hoạt chất trong thảo dược thấm vào nước.
- Đợi nước nguội và mang đi tắm cho trẻ.
5. Lá kinh giới
Kinh giới là loại rau được sử dụng làm gia vị cho các món ăn hằng ngày trong các gia đình Việt. Nhưng ít người biết rằng loại cây này còn có thể sử dụng để tắm và làm mát cho trẻ vào những ngày nóng bức. Bên cạnh đó, những thành phần hoạt chất trong lá loại cây này còn có tác dụng chữa hăm và ngứa hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lá kinh giới rửa sạch và ngâm với nước muối.
- Sau đó đem đi giã nát với một ít muối.
- Chắt lấy nước và bỏ bã.
- Đem pha với nước và tắm cho trẻ.
6. Lá chanh
Chanh là một loại cây vô cùng quen thuộc, không những trái của chúng có nhiều công cũng mà lá của loại cây này cũng được sử dụng để tắm cho trẻ sơ sinh. Đây là một loại lá có mùi thơm, tính mát thường sẽ đem lại cảm giác dễ chịu và thư giãn cho trẻ. Đồng thời, nó còn giúp lấy đi các bã nhờn do mồ hôi, từ đó, hạn chế tối đa và điều trị hiệu quả tình trạng rôm sảy ở trẻ sơ sinh.
Cách thực hiện:
- Lá chanh rửa sạch và ngâm với nước muối.
- Cho vào nồi và đun sôi với một ít nước trong khoảng 30 phút.
- Đợi nước nguội và mang đi tắm cho trẻ.
Lưu ý: Tắm lá chanh không áp dụng trong những trường hợp trẻ sơ sinh cho dấu hiệu trầy xước hoặc da có dấu hiệu tổn thương. Điều này có thể gây ra tình trang kích ứng rất nguy hiểm cho trẻ. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này.
7. Lá cây sài đất
Sài đất là loại cây mọc hoang, thường xuất hiện nhiều ở những bãi đất trống và sống rất lâu. Theo các sách Đông y ghi chép lại rằng, loại thảo dược này có vị ngọt, tính mát và thường rất lành tính đối với người sử dụng. Vì vậy, bạn có thể dùng loài cây này để tắm cho trẻ sơ sinh. Việc này sẽ giúp trẻ thanh nhiệt, giải độc và hạn chế thấp nhất tình trạng rôm sảy.
Nhiều bà mẹ cũng dùng loại cây này để chữa các bệnh da liễu cho trẻ. Cũng có thể đem sài đất phơi khô dùng để điều trị các bệnh viêm họng, viêm phế quản, ho hoặc dùng để giải cảm rất công hiệu. Bạn có thể tìm mua loại cây này tại các cửa hàng bán lá xông hoặc các vườn thuốc Đông y.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá sài đất và mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối trong khoảng 15 phút.
- Đun sôi 1 nồi nước sau đó vò nát lá sài đất rồi cho vào nồi.
- Sau khoảng 5 phút thì có thể tắt bếp.
- Đợi nước nguội đi thì có thể mang đi tắm cho trẻ.
8. Lá rau sam
Rau sam cũng là một loại cây mọc tự nhiên và thường được sử dụng để điều chế thành nhiều bài thuốc chữa bệnh trong dân gian. Loại cây này cũng có thể dùng để tắm cho trẻ sơ sinh để giúp trẻ điều trị cũng như phòng ngừa các bệnh lý về da. Loại rau này có công dụng rất tốt để thanh nhiệt, làm mát, giải độc và sát trùng tốt. Đây cũng là một trong những loại thực phẩm có thể bổ sung cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm.
Cách thực hiện:
- Rau sam đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng.
- Cho vào nồi và đun sôi với nước.
- Sau đó đợi nước nguội rồi mang đi tắm cho trẻ.
- Có thể tắm lại bằng nước ấm sau đó lau khô người.
9. Lá tía tô
Tía tô là một loại cây khá quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Ngoài công dụng điều trị các bệnh cảm cúm, sốt, ho,… Thảo dược này còn có thể được sử dụng để tắm cho trẻ sơ sinh làm mát và hỗ trợ điều trị nấm da, ngứa da hiệu quả. Đây là nguyên liệu được các mẹ sử dụng phổ biến nhất trong tất cả các loại lá tắm mát cho trẻ sơ sinh.
Cách thực hiện:
- Lá tía tô rửa sạch và ngâm với nước muối loãng.
- Sau đó cho vào cối giã nát và lọc lấy nước cốt, bỏ bã.
- Pha nước lá tía tô với nước tắm cho trẻ.
- Sau đó tắm lại bằng nước sạch.
10. Lá dâu tằm
Lá dâu tằm là một loại thảo dược quen thuộc với công dụng làm thức ăn để nuôi tơ, dệt lụa, làm siro và có thể sử dụng để ngâm rượu đối với quả của nó. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng loại cây này để tắm cho trẻ sơ sinh. Lá dâu tằm có vị chua, tính mát vì vậy khi sử dụng để tắm cho trẻ có thể sẽ giúp hổ trợ ngăn ngừa rôm sảy và mẩn ngứa rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá dâu tằm đem rửa sạch và ngâm với nước muối.
- Đun sôi với lượng nước vừa đủ cho trẻ tắm.
- Sau khoảng 30 phút thì tắt bếp và để nguội rồi tắm cho trẻ.
Nên sử dụng các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh khi nào?
Các loại lá tắm mát dành cho trẻ sơ sinh là phương pháp được lưu truyền trong dân gian từ xưa đến nay. Bởi lẽ, việc sử dụng các loại lá này thường rất lành tính và dịu nhẹ trên da bé. Đồng thời, nó còn giúp ngăn ngừa một số loại bệnh về da và giúp cho da bé trở nên mềm mại, mịn màng hơn.
Trong Đông y còn cho rằng, bạn có thể sử dụng các loại lá tắm này để điều trị một số vấn đề sau:
- Chữa rôm sảy và mụn nhọt
- Điều trị các chứng bệnh da liễu
- Hạn chế tình trạng chốc lở, mụn mủ,…
Tuy nhiên, khi sử dụng các loại lá tắm cho trẻ, bạn phải thật sự cẩn thận bởi các loại lá này nếu lạm dụng quá nhiều có thể gây ra tình trạng dị ứng ở trẻ. Đồng thời, những loại lá có xuất xứ không rõ nguồn gốc sẽ không đảm bảo được tính an toàn khi tiếp xúc trên da trẻ và có thể sẽ gây ra tác hại đến sức khỏe của trẻ nhiều hơn.
Lưu ý khi sử dụng các loại lá tắm mát cho trẻ sơ sinh
Sử dụng các loại lá tắm mát có thể đem lại một số lợi ích cho trẻ. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách hoặc lựa chọn các loại nguyên liệu không đảm bảo được chất lượng thì có thể làm phản tác dụng. Chính vì vậy, bạn cần tuân thủ một số vấn đề sau đây để hạn chế tối đa tình trạng rủi ro trong quá trình sử dụng.
- Cần đảm bảo các loại lá tắm cho trẻ không bị nhiễm bẩn, đặc biệt là không được phun thuốc trừ sâu hoặc thuốc bảo vệ thực vật. Làn da trẻ vốn rất nhạy cảm nên khi tiếp xúc với các loại hoạt chất này có thể gây ra tình trạng kích ứng nguy hiểm với trẻ.
- Tốt nhất bạn nên sử dụng các loại lá tắm có nguồn gốc rõ ràng hoặc để an tâm hơn bạn có thể tự trồng ở nhà để đảm bảo chất lượng. Đồng thời, trước khi sử dụng nên rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để làm sạch các vi khuẩn trên lá.
- Tất cả các loại lá đều phải trải qua quá trình đu sôi và để nguội thì mới sử dụng được cho trẻ. Tuyệt đối không sử dụng khi nước còn quá nóng sẽ gây ra kích ứng cho trẻ khi tắm.
- Để đảm bảo an toàn, bạn nên thử nước lá tắm lên trên một vùng da nhỏ của trẻ và theo dõi diễn biến. Điều này sẽ làm hạn chế nguy cơ kích ứng xảy ra trong quá trình tắm cho trẻ.
- Sau khi tắm bằng nước lá, các mẹ nên tắm sơ lại cho trẻ bằng nước ấm để có thể loại bỏ các cặn bã bám trên lá. Đồng thời, hạn chế nguy cơ các vi khuẩn sinh sôi khi trên các tác nhân này gây ra tình trạng viêm nhiễm trên da.
- Đối với những vùng da của trẻ có xuất hiện các vết trầy xước, sưng mủ, viêm nhiễm nặng thì bạn không nên sử dụng các phương pháp này. Bởi nó hoàn toàn không có tác dụng mà còn có thể làm cho tình trạng của trẻ trầm trọng hơn.
Trên đây là các loại lá tắm mát cho trẻ sơ sinh an toàn dễ kiếm. Hy vọng bài viết đã có thể giúp bạn cung cấp những thông tin hữu ích về cách thực hiện cũng như công dụng của từng loại lá. Khi thực hiện, bạn nên quan tâm đến vấn đề vệ sinh và đọc kỹ các lưu ý khi sử dụng. Bởi làn da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, việc thận trọng sẽ giúp giảm nguy cơ kích ứng và giúp trẻ khỏe mạnh hơn rất nhiều.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!