Bài thuốc từ lá cây vông chữa bệnh trĩ có thể bạn chưa biết
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Lá cây vông chữa bệnh trĩ là bài thuốc được dân gian tuy đơn giản nhưng được đánh giá đem lại hiệu quả rất tốt lại vô cùng an toàn nên có thể phù hợp cho nhiều đối tượng. Kiên trì thực hiện bài thuốc này kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp cải thiện bệnh đáng kể mà không cần dùng đến các loại thuốc.
Dùng lá cây vông chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?
Bệnh trĩ không chỉ làm suy giảm đến chất lượng cuộc sống, tinh thần mà còn ảnh hưởng trầm trọng với sức khỏe nếu không nhanh chóng điều trị kịp thời. Bên cạnh việc dùng các loại thuốc điều trị, dân gian còn áp dụng một số thảo dược như lá vông để hỗ trợ cải thiện bệnh nhanh chóng mà không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm nào khác.
Lá vông có tên khoa học là Erythrina variegata lank, hay còn được gọi là hải đồng bì, thích đồng bì hay lá vông neem thuộc cây thân gỗ, có chiều cao từ 10- 20m, sống lâu năm và được trồng củ yếu ở các vùng quê. Thường người ta dùng lá này để gói neem để thêm vị chát và giữ nem được lâu hơn, một số nơi cũng dùng lá này để cho thỏ ăn, ngoài ra nó còn là vị thuốc quý chữa được rất nhiều bệnh.
Dùng Lá cây vông chữa bệnh trĩ đã được dân gian áp dụng từ rất lâu đời vì thực sự đem đến rất nhiều nhiều kết quả tuyệt vời. Theo y học cổ truyền, dược liệu này có vị đắng tính bình, chơi chát và đem đến tác dụng an thần, ổn định huyết áp, và giúp người dùng ngủ ngon và sâu hơn. Dùng lá vông đắp các vị trí vết thương cũng giảm tình trạng sưng đau viêm nhiễm đáng kể.
Các nghiên cứu y học hiện đại cũng tìm ra rất nhiều hoạt chất có ích trong lá vông. Trong đó, Alkaloid: là chất giúp ức chế hệ thần kinh trung ương, giúp người bệnh dễ chịu thoải mái, giảm căng thẳng. Đặc biệt thành phần Saponin dồi dào trong dược liệu này có thể kích thước tuần hoàn máu ổn định, giảm tình trạng máu ứ đọng tại hậu môn làm tăng kích thước búi trĩ. Nhờ đó giảm sự co thắt tại hậu môn, đẩy nhanh tốc độ làm teo búi trĩ.
Một số nghiên cứu cũng chứng minh khả năng ức chế một số loại tụ cầu khuẩn của lá vông thực sự hiệu quả. Nhờ đó nếu sử dụng bài thuốc đắp trên hậu môn cho người bệnh trĩ có thể hạn chế nguy cơ viêm nhiễm nặng tại đây tối đa.
Với những tính chất trên, lá vông đã được dân gian tận dụng để chữa bệnh trĩ từ rất lâu. Bên cạnh đó, bạn còn có thể áp dụng dược liệu này để điều trị một số bệnh ký khác như
- Điều trị mất ngủ
- Sa dạ con
- Đau nhức xương khớp có liên quan đến phong thấp
- Rối loạn kinh nguyệt
- Viêm da
- Đại tiện ra máu
- Viêm đại tràng mãn tính.
Cách dùng lá cây vông chữa bệnh trĩ
Với tình trạng bệnh trĩ, bên cạnh các phác đồ điều trị với thuốc từ bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng các cách sau đây để hỗ trợ cải thiện bệnh nhanh chóng hiệu quả.
Cách 1: Lá vông và lá sen
Lá sen cũng là thảo thảo dược được dùng trong một số bệnh do có tác dụng cầm máu cực tốt. Do đó dân gian thường dùng lá sen để chữa một số bệnh như rong kinh, chảy máu cam, sốt xuất huyết, tiêu chảy ra máu.. Nước từ lá sen cũng đem đến tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể để hỗ trợ loại bỏ các chất dư thừa giúp cơ thể khỏe mạnh và tiêu hóa ổn định hơn.
Bài thuốc từ lá sen và lá cây vông chữa bệnh trĩ vừa có độ an toàn cao vừa dễ thực hiện lại đem đến những kết quả bất ngờ. Thực hiện như sau
- Chuẩn bị lá sen tươi và lá vông tươi mỗi loại 15g. Chú ý chọn những lá tươi, không bị rách nát hư hỏng để đảm bảo những hoạt chất tốt nhất giúp điều trị bệnh
- Rửa lá vông và lá sen với nước sạch và ngâm cùng một ít muối để loại bỏ hết các bụi bẩn và tạp chất. Vớt ra ra để ráo.
- Cho hai dược liệu vào xay nhuyễn cùng một ít nước lọc, nếu không có máy xay có thể giã dược liệu trong một miếng vải mỏng để dễ đắp thuốc hơn.
- Đem hỗn hợp vừa xay đun sôi cùng một ít nước lọc
- Chắt lấy phần nước để dùng trong ngày, phần bã tách riêng để đắp hậu môn ngay khi còn ấm
- Trước khi sử dụng bài thuốc đắp người bệnh nên vệ sinh sạch hậu môn với nước muối, dùng khăn sạch lau khô hậu môn
- Phần bã có thể bọc trong một tấm vải và đắp lên búi trĩ trong khoảng 15 phút
- Rửa sạch hậu môn với nước ấm rồi dùng khăn lau khô trước khi mặc quần áo như bình thường.
Cách 2: Đắp lá vông
Đắp lá vông lên búi trĩ vừa giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm, giảm sự khó chịu trên hậu môn đồng thời hỗ trợ quá trình teo nhỏ búi trĩ diễn ra nhanh chóng hơn. Phương pháp này thường áp dụng với các búi trĩ mới sa ra ngoài có nhiều dài từ 1- 2cm, không nên áp dụng với các tình trạng trĩ quá nặng, có kích thước quá to vì mang lại kết quả chậm.
Thực hiện như sau
- Chuẩn bị 7 đến 9 lá vông tươi, chú ý lựa chọn những lá bánh tẻ vừa phải, không quá già cũng không quá non.
- Rửa lá vông với nước sạch và ngâm cùng một ít muối để loại bỏ hết các bụi bẩn và tạp chất. Vớt ra ra để ráo
- Trước khi sử dụng bài thuốc đắp người bệnh nên vệ sinh sạch hậu môn với nước muối, dùng khăn sạch lau khô hậu môn
- Lá vông đem hơ trên lửa nhỏ đợi đổi màu rồi đắp trực tiếp lên búi trĩ và hậu môn. Do đó phương pháp này có thể cần một người hỗ trợ để đảm bảo duy trì được sức nóng và các tinh chất từ lá vông được đắp lên búi trĩ liên tiếp. Sức nóng và các tinh chất từ hậu môn được tiết ra sẽ nhanh chóng giảm đau, tiêu viêm và thu nhỏ kích thước của búi trĩ
- Thực hiện ngày 2- 3 lần trong 2- 3 tuần liên tiếp sẽ thấy các triệu chứng giảm đáng kể.
Cách 3: Lá vông và lá thầu dầu cải thiện bệnh trĩ
Lá thầu dầu tía có tính bình, vị ngọt cay, có tác dụng giảm ngứa, tiêu thũng bạt động và hỗ trợ máu huyết tuần hoàn hoạt động ổn định hơn. Cả lá và hạt thầu dầu đều có tác dụng chữa bệnh vô cùng tuyệt vời. Ngoài ra rễ thầu dầu cũng giúp giảm đau trấn tĩnh tinh thần rất tốt.
Tuy nhiên trong hạt thầu dầu cũng có một lượng nhỏ chất độc, tuy không làm kích thích tiêu hóa nhưng cũng không nên lạm dụng quá nhiều. Người bệnh có thể dùng riêng lẻ lá thầu dầu hoặc kết hợp cùng lá vông để tăng thêm tác dụng điều trị.
Thực hiện như sau
- Chuẩn bị lá thầu dầu tía và lá vông tươi mỗi loại 1 nắm bằng nhau, khoảng 15g. Chú ý chọn loại những lá tươi mới hái, nên dùng những lá vừa đủ không quá non hay quá già, không bị rách nát hư hỏng
- Rửa thầu dầu và và lá sen với nước sạch và ngâm cùng một ít muối để loại bỏ hết các bụi bẩn và tạp chất. Vớt ra ra để ráo.
- Giã nát hai dược liệu này rồi cho vào một miếng vải mỏng sạch để chuẩn bị đắp lên hậu môn
- Trước khi sử dụng bài thuốc đắp người bệnh nên vệ sinh sạch hậu môn với nước muối, dùng khăn sạch lau khô hậu môn
- Bạn có thể đắp trực tiếp hỗn hợp hoặc hơ nóng trên lửa cho nóng rồi đắp. Chú ý hơ thật kéo léo để có độ nóng vừa đủ, tránh làm cháy tấm vải
- Rửa sạch hậu môn với nước ấm rồi dùng khăn lau khô trước khi mặc quần áo như bình thường.
Cách 4: Dùng rượu trắng và lá cây vông chữa bệnh trĩ
Rượu trắng có tính kháng khuẩn sát trùng cực mạnh có thể hạn chế tối đa nguy cơ viêm nhiễm tại hậu môn. Thực hiện đúng cách khi kết hợp với lá vông sẽ giúp làm lành nhanh các tổn thương ở hậu môn, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm nguy hiểm xuất hiện tại đây vô cùng hiệu quả.
Thực hiện như sau
- Chuẩn bị 1 nắm lớn, khoảng 200g lá vông tươi, chú ý lựa chọn những lá bánh tẻ vừa phải, không quá già cũng không quá non.
- Rửa lá vông với nước sạch và ngâm cùng một ít muối để loại bỏ hết các bụi bẩn và tạp chất. Vớt ra ra để ráo rồi phơi trong bóng râm hoặc dưới nắng nhẹ để lá vô
- Cho lá vông vào bình thủy đã được sát trùng sạch sẽ, đổ ngập khoảng 2 lít rượu vào, chú ý để rượu ngập mặt lá. Bảo quản bình rượu nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp trong vòng 1 tuần.
- Pha một chút rượu lá vông với nước ấm về vệ sinh hậu môn trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày để giảm nguy cơ nhiễm trùng và làm teo nhỏ búi trĩ.
Cách 5: Giấm thanh và lá vông giảm nhẹ bệnh trĩ
Tương tự như rượu, giấm cũng có tác dụng sát trùng kháng khuẩn mạnh, có thể dùng an toàn ngoài da mà không gây ra tác dụng nào khác. Kết hợp với lá vông tạo thành một bài thuốc tuyệt vời để làm giảm nhẹ bệnh trĩ vừa đơn giản vừa hiệu quả mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện và áp dụng.
Thực hiện như sau
- Chuẩn bị 10 lá vông tươi, chú ý lựa chọn những lá bánh tẻ vừa phải, không quá già cũng không quá non.
- Rửa lá vông với nước sạch và ngâm cùng một ít muối để loại bỏ hết các bụi bẩn và tạp chất.
- Xay nhuyễn lá vông với 45ml giấm để tạo thành một hỗn hợp sệt rồi đun sôi
- Trước khi sử dụng bài thuốc đắp người bệnh nên vệ sinh sạch hậu môn với nước muối, dùng khăn sạch lau khô hậu môn
- Có thể dùng khăn thấm ướt dung dịch này để đắp hay thoa búi trĩ, bạn cũng có thể bọc hỗn hợp này vào khăn rồi đắp trực tiếp lên hậu môn
- Có thể đắp trong 3- 4 tiếng, dùng băng gạc cố định lại để phát huy tác dụng tốt nhất
- Rửa sạch hậu môn với nước ấm rồi dùng khăn lâu khô trước khi mặc quần áo như bình thường.
Cách 6: Nấu ăn với lá vông
Bên cạnh làm các bài thuốc đắp, người bệnh còn có thể kết hợp chế biến thành các món ăn thơm ngon bổ dưỡng rất tốt cho tiêu hóa đồng thời hỗ trợ quá trình thanh nhiệt giải độc cơ thể đạt kết quả tốt hơn.
Một số món ăn đơn giản tốt cho người bệnh trĩ bạn có thể tham khảo như sau
Lá vông luộc
Người bệnh chỉ cần chọn loại lá vông bánh tẻ hoặc hơi non một chút để dễ ăn hơn, rửa sạch rồi luộc cho sôi. Lá vông luộc chấm cùng nước thịt kho, cá khô rất ngon còn nước luộc lại có tính thanh nhiệt giải độc vô cùng tuyệt vời. Dùng nước này uống hằng ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn rất nhiều.
Lá vông nấu canh thịt bằm
Đây là món canh thanh mát giải nhiệt cho những ngày hè nóng bức đồng thời cũng rất tốt cho người bị trĩ để bồi bổ sức khỏe. Thực hiện như sau
- Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá vông và 50 gram thịt lợn bằm cho 1 người ăn
- Lá vông rửa sạch, ngâm nước muối để loại bỏ tạp chất rồi vớt ra thái nhỏ
- Cho thịt bò vào đun sôi với một ít nước, đợi sôi rồi vớt sạch bọt. Bạn cũng có thể phi thơm hành tỏi rồi xào thịt cho săn lại, tuy nhiên với những người đang không có hệ tiêu hóa ổn định như người bệnh trĩ thì nên hạn chế dùng quá nhiều dầu mỡ
- Cho lá vông vào nấu, nêm nếm gia vị nhẹ nhàng vừa ăn rồi tắt bếp
- Dùng ngay khi còn nóng.
Lá vông nấu trứng
Lá vông nấu trứng có hướng vị thơm ngon, bùi bùi nhẹ rất dễ ăn giúp kích thích khẩu vị để sớm phục hồi sức khỏe cho những người bệnh trĩ. Thực hiện như sau
- Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá vông rửa sạch, ngâm nước muối để loại bỏ tạp chất rồi vớt ra thái nhỏ
- Phi thơm hành tỏi cùng một ít dầu, cho lá vông vào xào sơ, đổ nước vào xâm xấp mặt lá vông
- Đun cho tới khi lá vông chín hẳn rồi nêm nếm gia vị sơ
- Đập thêm 1- 2 quả trứng vào, đảo đều, nêm nếm lại gia vị rồi tắt bếp
- Ăn ngay khi còn nóng.
Một số chú ý khi lá cây vông chữa bệnh trĩ
Bài thuốc từ lá cây vông chữa bệnh trĩ là bài thuốc dân gian được truyền nhau từ xưa tới nay, chưa được chứng minh hoàn toàn trên cơ sở khoa học nên chỉ mang tính chất tham khảo. Hiệu quả bài thuốc cũng tùy vào từng cơ địa, từng giai đoạn nên không phải ai cũng mang lại kết quả. Người bệnh không nên phụ thuộc hoàn toàn vào các bài thuốc này mà cần kết hợp với phác đồ điều trị từ bác sĩ.
Ngoài ra để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất người bị trĩ, khi dùng lá vông bạn còn cần lưu ý đến các vấn đề sau
- Bài thuốc này chỉ phù hợp cho các trường hợp bệnh nhẹ, trĩ sa ra ngoài có kích thước chưa quá to, không phù hợp với các trường hợp trĩ nặng hay trĩ độ 3, độ 4.
- Hiệu quả bài thuốc khá chậm nên người bệnh cần phải sử dụng kiên trì kết hợp với phác đồ từ bác sĩ
- Không nên dùng bài thuốc đắp lên trên những trường hợp có các vết xước, vết nứt lớn trên hậu môn do trĩ gây ra
- Với phụ nữ có thai, người cho con bú hay trẻ em nên tham khảo với bác sĩ hoặc sự dụng trước một lượng nhỏ để thử các phản ứng
- Kết hợp với chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi phù hợp để đẩy nhanh tốc độ điều trị bệnh tối đa
- Chú ý vệ sinh hậu môn trước và sau dùng bài thuốc đắp để đem lại kết quả tốt nhất.
Lá cây vông chữa bệnh trĩ là bài thuốc dân gian tuy đơn giản nhưng đem lại những hiệu quả tuyệt vời nếu áp dụng đúng. Đừng quên kết hợp với thay đổi lối sống, sinh hoạt dinh dưỡng lành mạnh hơn để đẩy nhanh tốc độ điều trị bệnh và phòng tránh nguy cơ tái phát tối đa.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!