Kiến ba khoang đốt gây viêm da bôi thuốc gì, xử lý thế nào?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Kiến ba khoang là loại côn trùng độc hại, nếu không may bị kiến ba khoang đốt hoặc dính phải dịch tiết của chúng sẽ làm da bị tổn thương nghiêm trọng và gây ra tình trạng viêm da. Hãy cùng tham khảo thông tin bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loại côn trùng này, cũng như các biện pháp xử lý và phòng ngừa khi bị đốt.
Kiến ba khoang là gì?
Kiến ba khoang (Paederus fuscipes) thuộc họ cánh cụt, có hình thon dài như hình hạt gạo, có chiều dài từ 1- 1.2cm, chiều ngang khoảng 2- 3cm. Kiến có 2 màu đen và đỏ xen kẽ với nhau. Cánh của chúng dài mỏng và trong suốt giấu dọn trong 2 cánh cứng cụt ở trên.
Trong kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, một loại độc mạnh gấp 15 lần so với nọc độc của rắn hổ mang. Do dịch độc có của chúng ít khi tiếp xúc trên cơ thể con người nên không có khả năng gây chết người như nọc của rắn hổ mang.
Kiến ba khoang sẽ không tự nhiên cắn hay đốt người, chỉ khi bạn vô tình giẫm phải chúng hoặc tiếp xúc với dịch tiết có nọc độc sẽ làm da bị tổn thương. Ở một số khu vực, kiến ba khoang được xem là loại thiên địch vì chúng chuyên ăn thịt các côn trùng khác, săn bọ rầy trên ruộng đồng.
Phần lớn kiến ba khoang chỉ sinh sống ngoài đồng ruộng, về sau khi hệ sinh thái mất cân bằng do nạn chặt phá rừng, sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi, đô thị hóa,…Sau đó chúng bùng phát, xâm nhập vào các khu chung cư, trường học, ký túc xá, khu nhà ở tập thể,… có vị trí gần đồng lúa, cây cỏ rậm rạp. Thời gian xuất hiện của chúng vào khoảng mùa thu, gần thời vụ thu hoạch lúa.
Hình ảnh và triệu chứng kiến ba khoang đốt gây viêm da
Loại kiến này rất thích ánh sáng đèn điện, do đó khi trời tối chúng sẽ tập trung ở bóng đèn, bám vào quần áo, chăn màn, khăn lau,…Nếu vô tình giẫm phải hay chạm phải chúng, bạn sẽ bị dính nọc độc và xuất hiện các biểu hiện nhận biết như sau:
- Các biểu hiện khi bị kiến ba khoang cắn thương khu trú ở vùng da ở mặt, cổ, chân, lưng, tay,..Khi bị kiến ba khoang đốt có thể dẫn đến tình trạng viêm da tùy thuộc vào mức độ tổn thương da.
- Tại những khu vực da tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của kiến ba khoang sẽ ngứa rát, da bị đỏ và căng.
- Khoảng 6- 12 tiếng sau, trên vùng da tổn thương sẽ nổi cộm thành vệt dài kèm theo các mụn nước lớn nhỏ từ 1- 5mm.
- Sau 1 đến 3 ngày, các mụn nước này bắt đầu tiến triển thành các vết phỏng lớn và mưng mủ.
- Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội và xuất hiện một số triệu chứng như nóng sốt, nổi hạch, khó chịu, đau ở vùng nách và cổ,…
- Trường hợp vết thương do bị kiến ba khoang đốt nhẹ sẽ tự khỏi sau 1 tuần, không cần đến sự can thiệp của y khoa. Tuy nhiên, nếu vết cắn nặng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Kiến ba khoang đốt gây viêm da có nguy hiểm không?
Kiến ba khoang là côn trùng mang nọc độc, những vết thương do kiến ba khoang gây ra sẽ khiến da bị thâm sẹo gây mất thẩm mỹ. Đối với các trường hợp không biết cách xử lý khi bị kiến đốt có thể khiến tình trạng tổn thương nghiêm trọng hơn.
Nếu tay bị dính dịch tiết của kiến ba khoang khi đưa lên mắt hay chà xát sẽ làm bỏng mắt ảnh hưởng đến thị giác. Hoặc bị kiến tấn công ở bộ phận sinh dục, nếu không điều trị đúng cách sẽ làm lở loét, tổn thương da nghiêm trọng hơn.
Biến chứng nặng nhất của tình trạng kiến ba khoang đốt gây viêm da là bị hoạt tử da. Vì vậy, khi bị kiến cắn, bạn nên nhanh chóng xử lý đúng cách để tránh tổn thương nặng hơn ảnh hưởng xấu đến làn da.
Điều trị kiến ba khoang đốt gây viêm da
Khi có dấu hiệu bị kiến ba khoang tấn công, bạn nên bình tĩnh và tiến hành xử lý vết thương đúng cách để tránh tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
Cách xử lý khi bị kiến ba khoang đốt
Khi bị kiến ba khoang đốt bạn cần tiến hành xử lý theo các bước như sau:
- Rửa sạch vùng da dính dịch tiết của kiến ba khoang bằng sạch hoăc nước muối sinh lý, bạn cũng có thể dùng xà phòng có tính sát khuẩn nhẹ để loại bỏ nọc độc. Lưu ý, tránh chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương vì có thể khiến da bị tổn thương nặng hơn và lan sang các vùng da lân cận.
- Sau khi vệ sinh sạch khu vực da bị tổn thương, bạn nên đến gặp bác sĩ để được theo dõi và chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp.
- Trường hợp vùng da bị tổn thương trở nên phồng rộp, bác sĩ sẽ tiến hành dùng các loại thuốc điều trị giúp làm lành vết thương, đồng thời kiểm soát các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát khó chịu. Trường hợp tổn thương ở mức độ nhẹ, sẽ tiến hành sát trùng và bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày.
- Một số loại thuốc bác sĩ thường chỉ định chữa trị kiến ba khoang cắn gây viêm da như: Thuốc bôi tại chỗ chứa corticoid, thuốc uống kháng histamin, thuốc kháng sinh nếu có dấu hiệu bị bội nhiễm.
Sử dụng thuốc bôi tại chỗ
Sau khi xử lý vết thương bị kiến ba khoang cắn, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi dưới đây để làm giảm các triệu chứng khó chịu cũng như ngăn ngừa tổn thương lan sang các vùng da khác.
- Cồn 70 độ
- Thuốc mỡ corticoid
- Kem bôi phenergan
Hướng dẫn thực hiện:
- Sử dụng cồn 70 độ vệ sinh sạch vùng da bị kiến ba khoang đốt. Cồn sẽ cải thiện tình trạng nổi bọng nước và sát trùng da tốt hơn.
- Sau khi làm vệ sinh sạch da, bạn tiến hành bôi thuốc mỡ chứa corticoid, mỗi ngày bôi từ 4- 6 lần
- Bôi kem phenergan từ 8- 10 lần mỗi ngày. Người bệnh lưu ý lấy một lượng thuốc vừa đủ miết đến khi thuốc thấm hẳn vào da.
Trong quá trình sử dụng thuốc bôi kiến ba khoang cắn gây viêm da bạn cần lưu ý:
- Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ điều trị, vì các loại thuốc bôi có thể gây ra các tác dụng phụ nên bạn tránh tự ý sử dụng điều trị.
- Dùng thuốc đúng theo liều lượng của bác sĩ, tránh dùng thêm thuốc điều trị ngoài hay bớt liều thuốc vì có thể ảnh hưởng đến kết quả trị liệu.
- Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng thuốc màu, bôi lá cây trực tiếp lên vùng da bị tổn thương hay các bài thuốc dân gian vì có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
Các biện pháp phòng ngừa kiến ba khoang đốt gây viêm da
Bên cạnh việc điều trị kiến ba khoang đốt gây viêm da, bạn cũng nên lưu ý các biện pháp phòng chống để ngăn ngừa côn trùng này tấn công được tốt hơn.
Dưới đây là một số khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng và Bộ Y tế và phòng chống kiến ba khoang:
- Sử dụng các bóng đèn có ánh sáng màu vàng thay cho đèn huỳnh quang. Bởi kiến ba khoang rất thích ánh sáng của đèn huỳnh quang. Bên cạnh đó, bạn cũng tránh đứng gần đèn điện, tắt đèn nếu không có nhu cầu sử dụng.
- Đóng kín các cửa khi ra vào nhà, bạn có thể kết hợp sử dụng lưới cho các cửa sổ, cửa chính để hạn chế các loài côn trùng và kiến ba khoang vào nhà.
- Thường xuyên vệ sinh khu vực xung quanh nhà, vì kiến ba khoang cũng như các côn trùng nguy hiểm khác hay ẩn nấp ở những bụi rậm.
- Nên tập ngủ màn để tránh tiếp xúc trực tiếp với kiến ba khoang, trước khi ngủ bạn nên kiểm tra chỗ ngủ, chăn màn.
- Trước khi mặc quần áo hay sử dụng khăn mặt hãy giũ thật kỹ để loại bỏ các côn trùng đang ẩn nấp, bao gồm cả kiến ba khoang.
- Khi gặp kiến ba khoang, tuyệt đối không chà xát hay dùng tay để bắt chúng, tránh tiếp xúc trực tiếp vì có thể dính dịch tiết và làm da bị tổn thương.
- Với những người làm việc trên ruộng, vườn nên sử dụng các dụng cụ bảo hộ để ngăn ngừa sự tấn công của kiến ba khoang và các côn trùng khác.
Tình trạng kiến ba khoang đốt gây viêm da gặp ở rất nhiều người, tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Khi phát hiện bị kiến tấn công, hãy vệ sinh sạch da bị thương và đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!