Răng thưa có nên niềng hay không? Vì sao?

Nước uống tăng sinh lý Zawa giá bao nhiêu, dùng tốt không?

Viên uống tăng chiều cao NuBest Tall có tốt không, giá bao nhiêu?

Bệnh Whitmore là gì? Nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết

Mạng Xã Hội Vietmec.com Về Y Tế Sức Khỏe Toàn Diện Nhất Việt Nam

Thuốc Zinnat tablets 500mg: thành phần, liều dùng

Không tiêu hoá được rau, đi phân sống là bệnh gì?

Bệnh bạch hầu: Biến chứng nguy hiểm và biện pháp phòng tránh

Giải pháp Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam và những lợi ích hơn cả chữa bệnh

Các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi cần phát hiện sớm

Không tiêu hoá được rau, đi phân sống là bệnh gì?

Không tiêu hoá được rau, đi phân sống có thể liên quan đến rất nhiều vấn đề bất thường của hệ tiêu hóa cần sớm được phát hiện. Người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng khác như đau quặn bụng, ăn uống không ngon, sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân. Thay đổi chế độ ăn uống khoa học lành mạnh hơn là biện pháp tốt nhất giúp phòng tránh tối đa các dấu hiệu này.

Không tiêu hoá được rau, đi phân sống là bệnh gì?

Thông thường rau vốn là một thực phẩm có nhiều chất xơ và vitamin giúp ích cho hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, chính các chuyên gia cũng khuyến khích mỗi người nên ăn rau hằng ngày. Nhưng một số người đôi lúc có thể gặp phải tình trạng không tiêu hoá được rau, đi phân sống lỏng nát, phân lợn cợn, có mùi chua  kèm theo các triệu chứng đau bụng mệt mỏi nên vô cùng lo lắng không biết cơ thể có đang gặp vấn đề nguy hiểm nào không.

Không tiêu hoá được rau, đi phân sống
Không tiêu hoá được rau, đi phân sống có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra

Tình trạng này có thể là dấu hiệu một số bệnh lý về tiêu hóa nhưng cũng có thể chỉ do chế độ ăn không kém lành mạnh. Hiểu rõ các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này sau đây sẽ giúp bạn có hưởng cải thiện và phòng ngừa các triệu chứng này tốt hơn.

Đi phân sống có lẫn rau không do bệnh lý

Đôi khi bạn có thể đi ngoài ra rau nhưng nếu trước đó không có các dấu hiệu như ợ hơi, ợ nóng, chán ăn hay sụt cân thì không cần quá lo lắng. Thường bạn sẽ thấy phân hơi nhão hoặc có thể cứng, có màu đen, nhưng còn hình dạng xác rau. Đa phần tình trạng này xuất hiện đều do lối ăn uống không phù hợp, sử dụng các thực phẩm có nhiều chất xơ khiến cơ quan tiêu hóa chưa thể chuyển đổi thành phân kịp.

Không tiêu hoá được rau, đi phân sống
Ăn rau vội vã, ăn quá nhiều rau có thể khiến hoạt động của hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này như

  • Không nhai kỹ: Ăn uống vội vàng, không nhai kỹ mà chỉ nuốt có thể sẽ khiến thức ăn hay rau không thể phân hủy hoàn toàn tại hệ tiêu hóa. Đặc biệt nguy cơ này sẽ tăng lên nếu người bệnh sử dụng các loại rau già, rau khô cứng khiến việc phân hủy thức ăn thành phân gặp nhiều khó khăn hơn. Đồng thời việc đi ngoài cũng kèm theo đau bụng, đau hậu môn rất khó chịu.
  • Sử dụng rau có nhiều chất xơ: mặc dù chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa nhưng nếu ăn quá nhiều các loại rau có hàm lượng chất xơ cao lại gây ra các vấn đề ngược lại. Khi cơ thể nạp hàm lượng chất xơ quá lớn sẽ kích thích thành ruột chuyển động khiến thức ăn bị đẩy qua đường tiêu hóa nhanh hơn dù chưa được phân hủy hết khiến việc đi ngoài có thể xuất hiện một số xác rau ở phân. Tình trạng này có thể xảy ra ở một số loại rau như đậu hà lan, các loại rau lá xanh, cà rốt, ngô hay đậu nành.
  • Các loại rau gây đầy hơi: Một số loại rau cũng có thể gây đầy hơi khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn và làm cản trở quá trình phân hủy thức ăn của cơ thể. Một số loại rau sẽ gây ra tình trạng nhông tiêu hoá được rau đi phân sống nếu ăn quá nhiều như cần tây, hành tây, măng tây, bắp cải hay súp lơ,…
  • Sự ảnh hưởng của nội tiết tố: điều này thường gặp ở phụ nữ đang mang thai hay phụ nữ sau sinh. Sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể cũng sẽ làm ảnh hưởng đến các chức năng tiêu hóa khiến người bệnh dễ đi ngoài ra phân sống kèm theo rau củ hay thức ăn còn sót lại. Ngoài ra chế độ ăn uống chưa khoa học ở bà bầu cũng dễ gây ra triệu chứng này.

Tình trạng này thường dễ xảy ra ở những người giảm cân không khoa học, họ thường cố gắng ăn thật nhiều rau, dùng rau thay cơm và lạm dụng một cách quá mức để giảm cân nhanh chóng. Hầu hết các trường hợp này thường không quá nghiêm trọng, hoàn toàn có thể giải quyết được thông qua việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống và định lượng thức ăn vừa đủ hằng ngày.

Không tiêu hoá được rau, đi phân sống do bệnh lý

Nếu các tình trạng không tiêu hoá được rau, đi phân sống đã diễn ra nhiều lần kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đi ngoài có kèm máu, ợ hơi, chướng bụng, đau quặn bụng thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý. Bạn nên sớm đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Không tiêu hoá được rau, đi phân sống
Các bệnh lý về tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm loét dạ dày là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này

Các bệnh lý có thể liên quan đến tình trạng này như

  • Bệnh viêm đại tràng: triệu chứng điển hình của bệnh là tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng, nát khiến người bệnh thường bị đau bụng và mót rặn. Nguyên nhân gây ra tình trạng có thể do ngộ độc, nhiễm trùng cấp tính, dùng thuốc kháng sinh kéo dài, gặp ký sinh trùng..
  • Mất cân bằng vệ sinh sinh đường ruột: khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, các yếu tố lợi khuẩn – hại không không thể ổn định sẽ dẫn đến thức ăn không thể tiêu hóa được nên còn sót lại theo phân.
  • Nhiễm khuẩn đường ruột: thường gặp do người  bệnh sử dụng nguồn nước hay nguồn thực phẩm kém chất lượng, nhiễm Rotavirus, Adenovirus, Astrovirus… dẫn tới tiêu chảy nghiêm trọng
  • Hội chứng ruột kích thích: đây là một dạng rối loạn chức năng của đại tràng khiến thức ăn, rau khó tiêu hóa hoàn toàn. Kèm theo đó người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, đi ngoài ra phân sống khiến toàn cơ thể vô cùng mệt mỏi
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: các bệnh về dạ dày cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng không tiêu hoá được rau đi phân sống. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời bệnh có thể chuyển biến thành mãn tính và gây ra rất nhiều hệ lụy xấu khác cho sức khỏe.

Nếu liên quan đến những bệnh lý trên đây người bệnh cần sớm thăm khám bác sĩ để xác nhận rõ các vấn đề của bản thân, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Các bệnh lý trên có thể gây ra rất nhiều vấn đề xấu khác cho sức khỏe, khiến người bệnh mệt mỏi kéo dài nên cần sớm được cải thiện.

Không tiêu hoá được rau, đi phân sống xử lý thế nào

Nếu tình trạng đi ngoài ra phân sống chỉ xuất hiện các xác rau mà không có các triệu chứng khác, diễn ra chỉ trong 1 – 2 ngày thì đây không phải vấn đề đáng lo. Tuy nhiên nếu tình trạng phân lợn cợn, không thành khuôn, có xuất hiện nhiều thức ăn đã nạp trước đó kèm theo đau bụng dữ dội, tiêu chảy cơ thể có dấu hiệu lả đi vì mất nước thì người bệnh nên cần đi khám sớm.

Không tiêu hoá được rau, đi phân sống
Sử dụng dung dịch Oresol trong các trường hợp bệnh nhân kèm tiêu chảy dẫn đến cơ thể mất nước

Trong trường hợp các người bệnh có kèm theo tiêu chảy dẫn đến suy kiệt vì mất nước có thể áp dụng ngay một số biện pháp sau đây để kiểm soát tình hình

  • Dùng dung dịch oresol để bù nước bù khoáng, bù chất điện giả để ngăn ngừa tình trạng suy kiệt do mất nước. Tuy nhiên cần phải đảm bảo pha dung dịch đúng cách, đúng liều lượng, đúng độ tuổi theo hướng dẫn được ghi trên bao bì để giữ an toàn cho người bệnh, tránh gây ra những tác dụng phụ ngược lại
  • Hạn chế cho người bệnh ăn uống quá nhiều, chỉ ăn một lượng nhỏ để đảm bảo hệ tiêu hóa dần hoạt động lại bình thường, nên tăng cường uống nước
  • Ưu tiên ăn các món ăn mềm lỏng như cháo, súp, cang rau củ đã được hầm mầm. Rau củ chú ý nên thái nhỏ, nếu là trẻ em có thể xay hay nghiền nát để bé dễ dàng hấp thụ hơn
  • Hạn chế nêm nếm quá nhiều gia vị ngay sau khi người bệnh vừa bị đi ngoài phân sống
  • Hạn chế ăn các loại rau củ, chất xơ không hòa tan như ngũ cốc, bơ, dâu, đậu lăng, bánh mì
  • Để người bệnh có không gian yên tĩnh nghỉ ngơi giúp phục hồi lại thể lực
  • Tránh xa các chất kích thích, bia rượu, thuốc lá
  • Tránh xa các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn không rõ nguồn gốc

Nếu các triệu chứng đi ngoài ra phân sống, tiêu chảy vẫn tiếp tục kéo dài người bệnh cần nhanh chóng đi đến bệnh viện càng sớm càng tốt để có biện pháp can thiệp kịp thời. Ngoài ra người bệnh cũng nên thăm khám bệnh sớm để phát hiện chính xác vấn đề của bản thân và bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Phòng tránh nguy cơ đi ngoài phân sống còn sót rau

Để hạn chế tối đa nguy cơ này, mỗi người nên có biện pháp phòng tránh càng sớm càng tốt. Các biện pháp giúp hạn chế tối đa nguy cơ này bao gồm

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung rau xanh và các dưỡng chất khoa học
  • Lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn, lành mạnh, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn tuyệt đối
  • Ưu tiên việc ăn chín uống sôi, tránh ăn các thực phẩm tái sống
  • Nên sử dụng các loại rau non, rau mềm, tránh sử dụng các loại rau quá già, rau củ đã bị dập nát hư hỏng
Không tiêu hoá được rau, đi phân sống
Lựa chọn các loại rau tươi non, không hư hỏng để đảm bảo an toàn tuyệt đối
  • Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn tanh
  • Rửa tay với xà phòng trước khi ăn để loại bỏ các vi khuẩn có hại cho sức khỏe
  • Chế biến đồ ăn nơi sạch sẽ, tránh những nơi gần nhà vệ sinh hay những nơi ô nhiễm
  • Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày, nên uống từ 2- 2,5 lít nước để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích nguy hiểm khác
  • Bổ sung lợi khuẩn thông qua các thực phẩm như sữa chua, probi, một số thực phẩm lên men như kim chi, dưa muối tuy nhiên nên hạn chế các thực phẩm này

Không tiêu hoá được rau đi phân sống có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và cũng có thể liên quan đến rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Mỗi người nên thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh từ sớm để phòng tránh các nguyên nhân này và bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Cùng chuyên mục

Bệnh bạch hầu: Biến chứng nguy hiểm và biện pháp phòng tránh

Trong những ngày gần đây, thông tin về bệnh bạch hầu với khả năng lây lan nhanh chóng cùng tỷ lệ tử vong cao và rất nhiều biến chứng nguy...

Giải pháp Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam và những lợi ích hơn cả chữa bệnh

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là một địa chỉ hiếm hoi duy nhất ở Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực tâm lý trị liệu. Đây...

dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi

Các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi cần phát hiện sớm

Tự kỷ là sự rối loạn của hệ thần kinh trung ương, hiện nay chưa có thuốc hay phương thức điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, việc phát hiện trẻ...

Thuốc Zinnat tablets 500mg: thành phần, liều dùng

Tên Thuốc Zinnat tablets 500mg Số Đăng Ký VN-20514-17 Hoạt Chất - Nồng độ/ hàm lượng Cefuroxim (dưới dạng Cefuroxim axetil) - 500mg Dạng Bào Chế Viên nén bao phim Quy cách...

Mạng xã hội Vietmec.com

Mạng Xã Hội Vietmec.com Về Y Tế Sức Khỏe Toàn Diện Nhất Việt Nam

Hệ sinh thái y tế Vietmec Group đã chính thức ra mắt Mạng xã hội Vietmec.com chuyên về y tế sức khỏe vào tháng 1/2022. Website có đa tính năng...

Bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore là gì? Nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết

Trong thời gian gần đây, thông tin về bệnh Whitmore hay có tên khác là bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" quay trở lại trên khu vực miền Trung đang...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn