Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? 24 loại thực phẩm nên tránh

Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Sau sinh ăn hoa quả gì tốt cho mẹ và bé? Lời khuyên đúng

10+ Cách giảm mỡ bụng sau sinh lấy lại vòng eo thon gọn mịn màng

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Cách dùng rượu gừng nghệ sau sinh đúng chuẩn cho mẹ bỉm

Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói? Nhận định từ các chuyên gia

Theo số liệu thống kê tỷ lệ trẻ chậm nói có xu hướng ngày càng tăng cao, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển thể chất lẫn trí não của trẻ. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là trẻ mắc chứng chậm nói đơn thuần hoặc do các bệnh lý nguy hiểm.

Vậy khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói? Đâu là cách khắc phục hiệu quả nhất? Dưới đây là những nhận định của các chuyên gia đầu ngành, các bậc cha mẹ nên tham khảo.

Đứa trẻ bình thường sẽ trải qua những cột mốc ngôn ngữ quan trọng nào?

Theo nghiên cứu một đứa trẻ phát triển bình thường từ lúc sinh ra đến 04 tuổi, không mắc bất kỳ chứng bệnh nào sẽ trải qua các cột mốc phát triển ngôn ngữ cơ bản sau:

Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói
Trẻ phát triển bình thường khi được 09 tháng tuổi đã biết bi bô tập nói những từ một âm tiết

  • Giai đoạn 0 – 03 tháng tuổi: Ngay từ lúc sinh ra trẻ đã biết thực hiện chức năng ngôn ngữ thông qua tiếng khóc, ọ ẹ. Cụ thể như khóc ré lên khi đói bụng, đái ướt tã, tỏ ra vui mừng khi được ba mẹ trò chuyện. Cho đến khoảng 03 tháng tuổi trẻ đã biết nói chuyện với người đối diện bằng cách nhìn chăm chú hoặc quay đầu ngó về phía có tiếng động lớn.
  • Giai đoạn 03 – 06 tháng tuổi: Đến 06 tháng tuổi, lúc này con đã biết bi bô những âm tiết đơn giản như ba, ma, cha…đồng thời phân biệt được tiếng động lớn phát ra từ nhiều khu vực, vị trí khác nhau. Lúc này, trẻ cũng nhận thức được vui buồn, nếu được cha mẹ nựng con sẽ cười vui, còn nếu bị la mắng yêu trẻ sẽ mếu và khóc thành tiếng.
  • Giai đoạn 06 – 09 tháng tuổi: Ở độ tuổi này về thể chất trẻ sẽ biết trườn, bò, lẫy, vịn tay vào các đồ vật để đứng dậy và cố lấy những vật dụng xung quanh nếu nhìn thấy. Còn về ngôn ngữ trẻ biết giao tiếp thông qua các âm thanh quen thuộc của những người xung quanh hoặc cử chỉ. Bé biết hoan hô, vỗ tay, xin chào, tạm biệt, trẻ phát âm được hai âm tiết đơn giản như ba ba, ma ma…
  • Giai đoạn 09 – 12 tháng tuổi: Lúc này con đã biết nghe theo những mệnh lệnh đơn giản của bố mẹ như lại đây nào con yêu, con hãy nhặt đồ chơi lên…Nhiều bé có khả năng nói sớm có thể nói rõ được những từ 2 âm tiết như ba ơi, mẹ ơi.
  • Giai đoạn 12 – 15 tháng tuổi: Con biết phân biệt cảm xúc và tỏ thái độ, dễ dàng tức giận khi bị giành đồ chơi hoặc vui vẻ khi được chơi những trò mình thích. Con biết chỉ tay vào đồ vật hoặc con vật và phân biệt chúng, tuy chưa thể nói rành nhưng trẻ vẫn nhận thức được những gì ba mẹ đang nói với mình.
  • Giai đoạn 15 – 18 tháng tuổi: Thời điểm này trẻ đã biết nói 4 từ liên tục chẳng hạn mẹ ơi con đói, mẹ ơi uống sữa…biết tên các loài động vật quen thuộc hàng ngày. Khi cần bất cứ món đồ nào nhưng không nói được trẻ chỉ tay ra hiệu cho bố mẹ.
  • Giai đoạn 18 – 24 tháng tuổi: Bước qua ngưỡng 2 tuổi trẻ biết hầu hết các từ đơn, biết tên ba mẹ và những người thân trong gia đình, biết chào hỏi đơn giản và từ chối những điều mình không thích.
  • Giai đoạn 2 – 3 tuổi: Trẻ thường nói rất nhiều, biết được ít nhất 200 từ đơn, độ tuổi này trẻ thường được đến lớp nên sẽ biết hát và đọc nhiều bài thơ khác nhau.
  • Giai đoạn 3 – 4 tuổi: Trẻ biết nói chuyện cùng ba mẹ bằng những câu dài phức tạp, biết đặt câu hỏi và cũng biết trả lời những câu hỏi người khác đặt ra.

Nguyên nhân dẫn đến chứng chậm nói ở trẻ nhỏ

Theo các chuyên gia, hiện nay thực trạng trẻ chậm nói đang ngày càng có xu hướng tăng cao. Bệnh xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, có thể do mắc các bệnh lý nguy hiểm hoặc cũng có thể do tác động từ tâm lý, cụ thể như:

Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói
Quá lạm dụng việc xem ti vi có thể gây tình trạng chậm nói ở trẻ

Nguyên nhân bệnh lý: Trẻ chậm nói có thể gặp rắc rối các vấn đề về cơ quan cảm giác, nhất là phần tai – mũi – họng, chẳng hạn như điếc bẩm sinh, khe hở môi, vòm miệng, sứt môi hở hàm ếch. Các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến phần não bộ như viêm não, viêm màng não, xuất huyết não, bại não, não bị dị tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ. Hoặc các bệnh về mặt tâm lý như trầm cảm, tự kỷ.

Tác động từ bên ngoài: Một số các yếu tố như trẻ được cưng chiều quá mức hoặc bị cha mẹ bỏ bê, không quan tâm, trẻ gặp những biến cố quan trọng tác động đến tâm lý trong thời điểm tập nói đều có thể dẫn đến tình trạng chậm nói. Có nhiều trường hợp không may bị tai nạn hoặc té ngã chấn thương vùng đầu gây ảnh hưởng đến não bộ và chức năng ngôn ngữ bị gián đoạn.

Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói?

Như vậy với câu hỏi khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói thì sau khi tìm hiểu về các cột mốc phát triển ngôn ngữ quan trọng của trẻ cũng như các nguyên nhân gây bệnh chúng ta có thể suy ra các trường hợp sau:

Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói
Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu chậm nói cần đưa trẻ đi thăm khám ngay

Trường hợp 1: Để biết được đứa trẻ chậm nói hay không các bậc cha mẹ cần dựa vào cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trường hợp nếu khi sinh ra cho đến 03 tháng đầu trẻ không có dấu hiệu phản ứng với những tiếng động mạnh hoặc khóc khi đói bụng, cười khi được bế nựng thì cha mẹ cần thăm khám cho trẻ. Tương tự như vậy đối với các mốc ngôn ngữ quan trọng khác nếu trẻ không đáp ứng được thì cha mẹ cần sự can thiệp của bác sĩ.

Trường hợp 2: Nếu trẻ chậm nói kèm theo những dấu hiệu khác như hay khóc, không có dấu hiệu tăng cân, tinh thần luôn mệt mỏi, biếng ăn, gầy gò xanh xao thì chắc chắn trẻ đang mắc phải các bệnh lý nguy hiểm. Do đó trường hợp này cần phải đưa trẻ đi thăm khám ngay, không được chần chừ để lâu.

Bất kỳ thời điểm nào, từ lúc sinh ra cho đến khi trẻ trưởng thành 5 – 6 tuổi, nếu cha mẹ nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ trẻ chậm nói thì nên đến các bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra ngay. Bởi vì, chứng chậm nói chữa càng sớm càng có khả năng cải thiện ngôn ngữ tốt hơn, đồng thời cha mẹ nên hiểu một khi vượt qua thời điểm vàng tập nói thì việc tập phát âm cho trẻ là điều rất khó khăn.

Cách khắc phục chứng chậm nói cho trẻ hiệu quả

Như đã nói ở trên, nếu thấy trẻ có dấu hiệu nghi ngờ chậm nói thì cần đưa trẻ đi khám, từ đó mới biết nguyên nhân chính xác gây bệnh để có hướng điều trị phù hợp. Nếu trường hợp trẻ mắc các bệnh lý nguy hiểm hay liên quan đến các cơ quan cảm giác thì cần xử lý gấp.

Sau khi khỏi bệnh, cùng với sự chăm sóc chu đáo, kết hợp tập luyện chắc chắn trẻ sẽ sớm phát âm và biết nói. Ngoài chữa trị căn nguyên gây bệnh, các bậc cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ tập nói để cải thiện ngôn ngữ bằng những cách đơn giản sau ngay tại nhà, cụ thể như:

Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói
Áp dụng phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói ngay tại nhà
  • Áp dụng phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ bằng cách dạy trẻ qua ngôn ngữ hình thể, dụng cụ học tập như tranh ảnh, thẻ học, sách vở. Lưu ý nên tập từ cách phát âm đơn giản đến phức tạp và cần kiên trì trong một thời gian dài thì mới có thể giúp con biết nói.
  • Khuyến khích con trẻ nên ra ngoài vận động chơi đùa và tiếp xúc trò chuyện với nhiều người để từ đó kích thích trí não, tăng khả năng bật âm cho trẻ.
  • Ngoài học tập thì cha mẹ cũng nên thường xuyên trò chuyện với con mọi lúc mọi nơi khi có thể, đặc biệt là trước khi đi ngủ là thời điểm giúp con cảm nhận được lời nói cũng như cảm xúc.
  • Khi xem ti vi, điện thoại cần có khung giờ quy định không nên quá lạm dụng, nên xem các chương trình ca nhạc thiếu nhi và cần phù hợp với độ tuổi. Mẹ cũng có thể tìm cho trẻ các loại đồ chơi trí tuệ để con vừa chơi vừa học, kích thích não bộ hoạt động.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, bởi vì thức ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc phát triển toàn diện của trẻ, trong đó trí não và ngôn ngữ.

Thông qua sự chia sẻ của các chuyên gia thì chắc chắn các mẹ cũng đã nắm rõ khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói, nguyên nhân gây bệnh và cách khắc phục. Có thể nói chậm nói tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng nếu chậm trễ trong việc chữa trị sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói cha mẹ cần tìm ngay các bác sĩ giỏi để được hỗ trợ tư vấn, tránh tình trạng để lâu khiến con phải chịu nhiều thiệt thòi và ảnh hưởng đến cả tương lai của trẻ.

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN:

Cùng chuyên mục

Trẻ đi nhón chân và chậm nói

Trẻ đi nhón chân và chậm nói có phải biểu hiện của tự kỷ không?

Trẻ có biểu hiện đi nhón chân và chậm nói khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng con mình có thể mắc chứng tự kỷ. Tuy nhiên, đi nhón chân...

Có nên dùng thuốc uống bổ não cho trẻ chậm nói không?

Có nên dùng thuốc uống bổ não cho trẻ chậm nói không là thắc mắc của khá nhiều bậc phụ huynh. Bởi vì hiện nay trên thị trường xuất hiện...

Trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, bởi vì lúc này trẻ đã vượt qua giai đoạn vàng tập nói và phát triển...

Bệnh tự kỷ có nguy hiểm không? Những tác hại cần biết

Có rất nhiều bậc cha mẹ thắc mắc bệnh tự kỷ có nguy hiểm không? Bởi vì hiện nay tình trạng bệnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng...

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ tốt nhất mẹ cần biết

Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ thông qua việc các thực phẩm nên ăn và nên kiêng sẽ giúp quá trình điều trị bệnh...

Trẻ tự kỷ tăng động: Biểu hiện và hướng chăm sóc, can thiệp

Theo số liệu thống kê trẻ tự kỷ tăng động chiếm khoảng 50% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh tự kỷ. Các chuyên gia cho biết, việc các...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn