Hướng dẫn cách đặt thuốc vào âm đạo tại nhà cho chị em
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Thuốc đặt viêm phụ khoa không còn quá xa lạ với chị em phụ nữ. Đây là sản phẩm giúp loại bỏ cơn ngứa ngáy khó chịu do tình trạng viêm nhiễm ở vùng kín. Thế nhưng, đặt thuốc vào âm đạo như thế nào là đúng cách còn là thắc mắc chung của không ít người. Hiểu được tâm lý này, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết cách đặt thuốc tại nhà cho chị em phụ nữ.
Thuốc đặt âm đạo là gì? Khi nào sử dụng được?
Tình trạng thực tế hiện nay cho thấy, có không ít chị em phụ nữ mắc bệnh phụ khoa và phải hứng chịu nhiều triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Một số ít đã chủ động thăm khám nên bệnh tình sớm khỏi và ít chuyển biến sang giai đoạn nặng nề. Nhưng bên cạnh đó những tồn tại không ít người vì mang tâm lý e ngại và lo sợ nên không chủ động trong việc thăm khám mà thay vào đó là tự ý dùng thuốc tại nhà.
Dùng thuốc phụ khoa dạng đặt được xem là biện pháp điều trị vừa an toàn vừa hiệu quả lại dễ dàng thực hiện tại nhà. Hơn thế, thuốc đặt phụ khoa chỉ có tác dụng tại chỗ nên khi sử dụng sẽ giúp hạn chế được các tác dụng phụ trên các cơ quan nội tạng khác so với việc dùng thuốc toàn thân. Thêm một ưu điểm khác của loại thuốc này là việc dùng thuốc trở nên kín đáo hơn, giúp chị em phụ nữ cảm thấy an tâm khi sử dụng điều trị trong khoảng thời gian dài.
Các loại thuốc phụ khoa được dùng đặt trong âm đạo thường được bào chế ở nhiều dạng khác nhau. Chủ yếu là dạng là viên nén, kem, vòng âm đạo,… Hầu như các loại sản phẩm này đều chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và làm giảm ngứa ngáy. Bởi thế, sản loại thuốc này dùng để điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đường sinh dục như: viêm âm đạo, ngứa âm đạo, nhiễm nấm candida, viêm lộ tuyến cổ tử cung,…
Hướng dẫn chi tiết cách đặt thuốc vào âm đạo đúng cách cho từng trường hợp cụ thể
Loại thuốc được sử dụng để đặt vào âm đạo điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa sẽ được bác sĩ kê đơn. Song, mỗi đối tượng cụ thể sẽ có những cách đặt khác nhau. Nếu chưa nắm rõ các bước đặt thuốc vào âm đạo đúng cách hãy tham khảo cách thực hiện dưới đây:
1. Cách đặt thuốc phụ khoa thông thường
Các bước đặt thuốc vào âm đạo cơ bản, mọi đối tượng có thể thực hiện:
- Bước 1: Trước tiên cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước ấm, nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ. Lưu ý, chỉ nên làm sạch bên ngoài không được thụt sâu vào bên trong âm đạo. Đồng thời, rửa tay bằng xà phòng để nhiệt khuẩn;
- Bước 2: Dùng khăn bông khô để lau sạch vùng kín;
- Bước 3: Từ từ đặt viên thuốc vào bên trong âm đạo với chiều sâu khoảng 1 ngón tay. Nếu sử dụng thuốc nén cứng thì nên ngâm trong nước ấm khoảng 10 giây để làm mềm thuốc, giúp việc đặt thuốc trở nên dễ dàng hơn. Nếu sử dụng thuốc dạng mềm, hãy chú ý nhẹ tay để không vô tình bóp nát viên thuốc;
- Bước 4: Nằm thư giãn để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào trong niêm mạc. Sau đó mặc quần lót mới, không bị ẩm ướt.
Thời gian phù hợp để đặt thuốc là vào buổi tối, sau khi đi vệ sinh và làm sạch hoàn toàn vùng kín. Tư thế chuẩn để đặt thuốc là nằm trên nằm sàn, gối kê cao hơn đầu. Khi thuốc đã thẩm thấu hoàn toàn vào âm đạo, bạn có thể vận động bình thường mà không cần kiêng khem quá mức.
2. Cách đặt thuốc vào âm đạo cho người chưa quan hệ tình dục
Nhiều người cho rằng, người chưa quan hệ tình dục không được dùng thuốc điều trị viêm nhiễm phụ khoa dạng đặt vào âm đạo, vì như thế sẽ làm hỏng màng trinh. Tuy nhiên, trên thực tế thì người chưa quan hệ tình dục vẫn có thể dùng thuốc bình thường. Vì thuốc có kích thước khá nhỏ nên không có khả năng làm rách màng trinh. Song, việc sử dụng thuốc cần cẩn thận để tránh tác động đến màng trinh.
Các bước đặt thuốc vào âm đạo cho người chưa quan hệ tình dục được thực hiện như sau:
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước ấm, nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ. Sau đó, dùng khăn bông sạch để lau khô;
- Bước 2: Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi tiến hành đặt thuốc;
- Bước 3: Ngâm viên thuốc trong nước ấm khoảng 10 giây cho mềm để tránh làm tổn thương bên trong âm đạo;
- Bước 4: Đặt thuốc vào bên trong âm đạo. Sau đó từ từ đẩy thuốc vào sâu bên trong với chiều sâu khoảng 1 ngón út;
- Bước 5: Nằm thư giãn để thuốc thấm đều. Sau 20 phút thuốc ngấm thì mặc quần lót mới.
Lưu ý: Người chưa quan hệ tình dục không nên sử dụng thiết bị mở van âm đạo để đặt thuốc vào bên trong.
3. Cách đặt thuốc phụ khoa khi mang thai
Do thuốc điều trị viêm nhiễm phụ khoa dạng đặt là loại thuốc chỉ có tác dụng tại chỗ nên phụ nữ đang mang thai hoàn toàn có thể sử dụng được mà không quá lo lắng đến vấn đề làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, trong việc đặt thuốc vào âm đạo, bà bầu cần thực hiện đúng quy trình để đảm bảo an toàn và phòng tránh một số rủi ro không may xảy ra.
Cách đặt thuốc vào âm đạo khi mang thai sẽ tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Thai phụ cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước ấm, nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh dành riêng cho bà bầu. Sau đó, dùng khăn bông sạch để lau thấm nước;
- Bước 2: Sửa tay bằng xà phòng để diệt khuẩn trước khi tiến hành đặt thuốc;
- Bước 3: Cầm viên thuốc bằng đầu ngón tay cái và ngón trỏ rồi từ từ đưa thuốc vào bên trong âm đạo. Sau đó dùng ngón trỏ đẩy thuốc vào sâu bên trong;
- Bước 4: Nằm thư giãn khoảng 20 – 30 phút để thuốc thấm đều. Trong khoảng thời gian thuốc ngấm, bà bầu không nên đi vệ sinh hay đi lại nhiều, nên nằm ngửa với hai chân kê gối cao.
Việc dùng thuốc đối với thai phụ rất nhạy cảm. Do đó, khi có triệu chứng viêm nhiễm hay ngứa ngáy vùng kín, bà bầu nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám nhằm đảm bảo tính an toàn cao nhất thay vì tự ý dùng thuốc tự điều trị tại nhà. Đồng thời, sử dụng thuốc đúng cách và đúng liều lượng sẽ mang lại hiệu quả cao, từ đó giúp bệnh tình sớm khỏi.
Đặt thuốc vào âm đạo tại nhà cần lưu ý những gì?
Xuyên suốt quá trình sử dụng thuốc đặt âm đạo, chị em phụ nữ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trước khi đặt thuốc âm đạo, bạn cần vệ sinh sạch sẽ tay bằng xà phòng và vùng kín bằng nước muối sinh lý. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa vi khuẩn gây hại xâm nhập vào bên trong âm đạo;
- Thời gian sử dụng thuốc đặt phụ khoa thường kéo dài trong khoảng 7 – 10 ngày hoặc có thể hơn nếu có chỉ định từ bác sĩ. Nếu đã dùng đúng liều lượng và không đạt hiệu quả khi kết thúc liệu trình thì bạn nên chuyển sang phương pháp điều trị các để có hiệu quả cao hơn;
- Tuyệt đối không lạm dụng thuốc đặt phụ khoa. Việc lạm dụng sẽ gây ra hiện tượng kháng thuốc, làm mất cân bằng môi trường âm đạo cũng như tạo điều kiện cho các tác nhân xâm nhập và sinh bệnh;
- Sau khi đặt thuốc có thể bị chảy dịch có màu sắc lạ mà không phải là khí hư. Lúc này, chị em có thể sử dụng băng vệ sinh hằng ngày hoặc quần lót để đảm bảo độ vệ sinh;
- Việc đặt thuốc cần tránh những ngày có kinh nguyệt. Trong quá trình đặt nếu có kinh thì cần dừng việc đặt thuốc;
- Trong khoảng thời gian điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa và phải dùng thuốc đặt âm đạo, chị em cần kiêng sinh hoạt tình dục. Bởi vì những động tác quan hệ có thể khiến tổn thương trở nên nặng nề hơn;
- Nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào không rõ nguyên do trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên tạm ngưng việc sử dụng và tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ;
- Các loại thuốc đặt âm đạo phải được kê đơn từ bác sĩ. Do đó, bạn không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự đồng ý. Việc dùng không đúng thuốc có thể khiến bệnh tình chuyển biến nặng nề hơn;
- Thuốc đặt âm đạo chỉ có tác dụng là giảm triệu chứng viêm nhiễm, ngứa ngáy và không có tác dụng điều trị tận gốc. Đối với các trường hợp viêm phụ khoa mãn tính thì các tác nhân gây bệnh có khả năng phát tái phát bệnh. Do đó, điều trị tận gốc bệnh, chị em phụ nữ cần chủ động đến các cơ sở y tế thăm khám uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời;
- Song song với việc đặt thuốc vào âm đạo điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa thì việc giữ vệ sinh vùng kín rất quan trọng. Vùng kín sạch sẽ và khô thoáng sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.
Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết có lẽ phần nào đã giúp chị em phụ nữ biết rõ các bước đặt thuốc vào âm đạo điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Thực hiện đúng cách và không lạm dụng thuốc sẽ giúp bệnh tình sớm khỏi. Bên cạnh đó, chị em phụ nữ cần chủ động thăm khám để kiểm tra hiệu quả của thuốc cũng như sớm phát hiện các triệu chứng bất thường nào xảy ra trong quá trình điều trị.
ĐỪNG BỎ LỠ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!