Thuốc ngủ liều mạnh và những tác dụng phụ nguy hiểm nên biết

“Trầm cảm” – Cơn ác mộng tuổi 17 và phương pháp trị dứt điểm không dùng thuốc

Áp lực mùa thi và con đường dẫn đến trầm cảm của các sĩ tử

[Hỏi – đáp] Có nên điều trị trầm cảm ở Trung tâm Tâm lý NHC không?

5 Cách Tự Nhiên Chống Mất Ngủ Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Nhắm Mắt Nhưng Không Ngủ Được: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Cách Pha Mật Ong Uống Trước Khi Ngủ Giúp Ngủ Ngon, Giảm Cân

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Hưng cảm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Hưng cảm là trạng thái mà cảm xúc, tư duy và hoạt động đều hưng phấn. Trạng thái này đối lập với trầm cảm và là một trong những giai đoạn của rối loạn lưỡng cực.

hưng cảm là gì
Hưng cảm là trạng thái đối lập với trầm cảm

Hưng cảm là gì?

Hưng cảm (Mania) là trạng thái đối lập với trầm cảm. Nếu như trầm cảm đặc trưng bởi khí sắc giảm thấp, tư duy và hành vi bị ức chế thì trong cơn hưng cảm, khí sắc tăng cao, tư duy và hành vi hưng phấn. Sau khi loại trừ các nguyên nhân thực tổn và nghiện chất, trạng thái hưng cảm sẽ được xác định là một trong những giai đoạn của rối loạn lưỡng cực.

Rối loạn lưỡng cực là một dạng rối loạn khí sắc (cảm xúc) bởi các giai đoạn trầm cảm và hưng cảm xen kẽ. Trong đó, giai đoạn đầu tiên của bệnh thường là hưng cảm. Hưng cảm không được xác định là rối loạn tâm thần đơn độc mà được xem là biểu hiện của chứng bệnh này.

Các triệu chứng của hưng cảm sẽ kéo dài ít nhất 7 ngày, sau đó sẽ thuyên giảm dần và chuyển sang giai đoạn ổn định. So với trầm cảm, hưng cảm có cơ chế ít phức tạp hơn và khả năng tự sát thấp nên không được quan tâm quá nhiều. Mục tiêu chính trong điều trị hưng cảm là giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn chặn hậu quả từ các hành vi hưng phấn.

Biểu hiện của hưng cảm

Trái ngược với trầm cảm, hưng cảm thường xuất hiện nhanh và đột ngột (đôi khi do yếu tố stress tác động). Biểu hiện điển hình của trạng thái này là khí sắc, tư duy và hành vi hưng phấn. Mức độ của triệu chứng sẽ phụ thuộc vào loại hưng cảm là hưng cảm nhẹ, hưng cảm điển hình (hưng cảm không có loạn thần) hay hưng cảm kèm loạn thần.

1. Dấu hiệu của cơn hưng cảm điển hình

Hưng cảm điển hình có triệu chứng kéo dài ít nhất 7 ngày với biểu hiện tăng khí sắc, tư duy và hành vi hưng phấn rõ rệt. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số rối loạn cơ thể trong trạng thái khí sắc tăng cao.

Các biểu hiện nhận biết hưng cảm điển hình:

– Khí sắc tăng cao:

hưng cảm là gì
Trong trạng thái hưng cảm, bệnh nhân luôn vui vẻ, lạc quan và phấn khích do khí sắc tăng cao
  • Khí sắc tăng cao, luôn cảm thấy vui vẻ, phấn chấn, yêu đời.
  • Lạc quan về hiện tại, tương lai và cả quá khứ
  • Bệnh nhân thường cười nói liên tục, hay hát hò, làm thơ,… Tuy nhiên, những hành động này thường được biểu đạt một cách thái quá khiến cho những người xung quanh cảm thấy phiền hà và khó chịu.
  • Khí sắc tăng cao cũng khiến bệnh nhân hưng cảm dễ gắt gỏng, kích động, nổi nóng và cáu gắt trong một số tình huống không phù hợp.
  • Khó kiểm soát cảm xúc và có thể tức giận, chửi rủa và lăng mạ người khác.
  • Trong cơn hưng cảm, bệnh nhân thường ảo tưởng về bản thân và có cái tôi quá lớn. Thích khẳng định bản thân, hống hách, khoe khoang và theo đuổi các vụ kiện tụng vì những vấn đề nhỏ nhặt.

– Tư duy hưng phấn:

  • Tư duy hưng phấn là các dòng suy nghĩ xuất hiện dồn dập và liên tục. Do đó, bệnh nhân thường nói rất nhanh và nói từ vấn đề này sang vấn đề khác. Người bệnh thường chuyển chủ đề nhanh chóng trong khi vấn đề cũ chưa được trao đổi một cách trọn vẹn.
  • Nói to, nói nhiều, thường chơi chữ, lời nói bông đùa, hài hước và có xu hướng phóng đại. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân ăn nói suồng sã và khiêu gợi trong trạng thái hưng cảm.
  • Bệnh nhân xuất hiện hoang tưởng tự cao, tin rằng bản thân có vai trò quan trọng và năng lực nổi trội hơn những người khác.
  • Trong cơn hưng cảm, người bệnh thường đề xuất những ý tưởng táo bạo và có tính chất vĩ mô nhưng thiếu thực tế. Bệnh nhân cũng xung phong và hào hứng khi được phân chia nhiệm vụ. Tuy nhiên, tư duy hưng phấn khiến người bệnh khó tập trung nên tất cả các nhiệm vụ đều không được hoàn thành một cách chỉn chu và chính xác.
  • Tăng lòng tự trọng, thiếu sự đồng cảm và thấu hiểu

– Hoạt động hưng phấn:

  • Người bệnh luôn cảm thấy khỏe mạnh và dồi dào năng lượng mặc dù giảm nhu cầu ngủ.
  • Gần như không có cảm giác mệt mỏi ngay cả khi đã hoạt động suốt ngày.
  • Năng lượng dồi dào khiến bệnh nhân làm hết việc này đến việc khác nhưng không có nhiệm vụ nào được hoàn thành.
  • Nhu cầu ngủ giảm đi đáng kể trong cơn hưng cảm. Thông thường, bệnh nhân chỉ ngủ 2 – 3 tiếng hoặc có thể ít hơn.
  • Hành vi kịch tính, lố lăng như ăn mặc màu mè, đùa cợt quá đà, suồng sã và khiêu gợi.

Ngoài ra, trong cơn hưng cảm bệnh nhân cũng có thể gặp phải các rối loạn cơ thể như:

  • Ăn nhiều hơn bình thường, tốc độ ăn nhanh và luôn có cảm giác thèm ăn
  • Tăng hoạt động tình dục
  • Phong thái lố lăng, suồng sã
  • Thường có hành vi tán tỉnh một cách lộ liễu và thiếu lịch sự. Một số người có hành quấy rối tình dục và khiêu dâm.
  • Không biết xấu hổ
  • Gia tăng các hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro như đánh bạc, đầu tư một cách bừa bãi, đua xe, quan hệ tình dục không an toàn, tiêu xài quá mức,…
  • Người bệnh thường nói về tình dục một cách phô trương và không e ngại

2. Biểu hiện hưng cảm nhẹ

So với hưng cảm điển hình, hưng cảm nhẹ có mức độ ít nghiêm trọng hơn. Hưng cảm nhẹ được xác định khi các triệu chứng xảy ra trong ít nhất 4 ngày. Trong giai đoạn hưng cảm nhẹ, nhiều bệnh nhân nhận thấy khả năng sáng tạo tăng, tự tin hơn và muốn duy trì trạng thái này lâu dài.

Các dấu hiệu nhận biết hưng cảm nhẹ:

  • Khí sắc tăng ở mức vừa phải với biểu hiện là vui vẻ, lạc quan, tràn đầy năng lượng và nhiệt tình
  • Gia tăng các hoạt động thể chất và hào hứng trong mọi hoạt động
  • Nhu cầu ngủ giảm nhưng không giảm quá nhiều
  • Bệnh nhân luôn dồi dào năng lượng và hầu như không cảm thấy mệt mỏi
  • Gia tăng sự tự tin, khả năng sáng tạo và giao tiếp
  • Cảm xúc không ổn định, có thể chuyển từ trạng thái vui vẻ sang cáu kỉnh và tức giận chỉ trong một thời gian ngắn.

So với hưng cảm điển hình, hưng cảm nhẹ ít ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thậm chí, nhiều người cảm thấy thoải mái khi bị hưng cảm nhẹ do khả năng giao tiếp, sáng tạo tăng và tự tin hơn trong cuộc sống. Dù vậy, cảm xúc không ổn định ở trạng thái này cũng sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với xung đột trong các mối quan hệ.

3. Nhận biết hưng cảm kèm loạn thần

Hưng cảm kèm loạn thần là dạng nghiêm trọng nhất của hưng cảm. Dạng này có đầy đủ các triệu chứng của hưng cảm điển hình và kèm theo các biểu hiện loạn thần (ảo giác và hoang tưởng).

chứng hưng cảm là gì
Hưng cảm kèm loạn thần thường xuất hiện thêm ảo thanh, ảo giác và hoang tưởng với nội dung đa dạng

Các dấu hiệu nhận biết hưng cảm kèm loạn thần:

  • Có đầy đủ các biểu hiện tăng khí sắc, tư duy và hoạt động hưng phấn
  • Ngoài hoang tưởng tự cao thường thấy, bệnh nhân hưng cảm loạn thần còn xuất hiện các hoang tưởng với nội dung phi thực tế như bản thân là đại diện của thần linh. Một số người cho rằng bản thân là thành viên quan trọng có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới hoặc bản thân là người có công trình nghiên cứu vĩ đại, đóng góp vào sự phát triển của nhân loại.
  • Bệnh nhân hưng cảm cũng có thể xuất hiện các hoang tưởng với nội dung không phù hợp với cảm xúc như hoang tưởng bị truy hại, hoang tưởng liên hệ,…
  • Bên cạnh hoang tưởng, bệnh nhân có thể gặp phải ảo ảnh hoặc ảo thanh. Ảo thanh thường là những lời nói đề cập về quyền lực siêu nhiên của bản thân. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân nghe thấy ảo thanh là những lời bình luận và chỉ trích.
  • So với hưng cảm điển hình, hưng cảm kèm loạn thần có triệu chứng nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân không chỉ gia tăng hoạt động mà còn có các hành vi nguy hiểm, không suy nghĩ đến hậu quả và rủi ro.
  • Ngoài ra, một số bệnh nhân hưng cảm kèm loạn thần có thể bị mê sảng với những biểu hiện như lo lắng, bồn chồn, kích động, vận động chậm, giảm trí nhớ và không thể giao tiếp một cách mạch lạc, trôi chảy.

Nguyên nhân gây hưng cảm

Hưng cảm là một giai đoạn của rối loạn lưỡng cực bên cạnh trầm cảm và giai đoạn hỗn hợp. Trong trạng thái hưng cảm, các chuyên gia nhận thấy sự gia tăng của các chất dẫn truyền thần kinh nhưng chưa lý giải được.

Nguyên nhân gây rối loạn lưỡng cực nói chung và hưng cảm nói riêng đều chưa được xác định. Dù vậy, các chuyên gia đã xác định được một số yếu tố có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

chứng hưng cảm là gì
Bất thường trong cấu tạo sinh học của não bộ được xác định có liên quan đến chứng hưng cảm

Các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc chứng hưng cảm:

  • Mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh – đặc biệt là serotonin, dopamine và norepinephrine
  • Bất thường của tuyến nội tiết trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận
  • Di truyền từ gia đình, nhất là khi tiền sử gia đình bị rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, bệnh hoang tưởng và tâm thần phân liệt
  • Có các bất thường trong cấu tạo sinh học của não bộ như tăng hoạt động hạch hạnh nhân, mất điều hòa đồi thị, thiếu hụt về tính toán vẹn của tế bào thần kinh, giảm mật độ tế bào thần kinh và tế bào đệm.

Các chuyên gia cho rằng, hưng cảm chỉ bùng phát khi có yếu tố kích thích. Trạng thái hưng cảm thường xuất hiện đột ngột sau khi đối mặt với các sự kiện gây sang chấn như mất người thân, mắc bệnh nan y, khủng hoảng tài chính, bị tai nạn nghiêm trọng,… Ngoài ra, lạm dụng rượu bia và sử dụng thuốc hướng thần cũng được xem là yếu tố kích thích hưng cảm bùng phát.

Hiện tại, các chuyên gia đang tập trung nghiên cứu về trầm cảm nhiều hơn hưng cảm. Bởi trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự sát và gây ra một loạt các biến chứng nặng nề khác. Trong khi đó, hưng cảm ít nguy hiểm hơn và điều trị kịp thời có thể ngăn chặn hậu quả do hành vi bài bạc, quan hệ tình dục không an toàn,…

Các ảnh hưởng của chứng hưng cảm

Hưng cảm gây ra những ảnh hưởng đáng kể đối với chất lượng cuộc sống. Trong trạng thái khí sắc, tư duy và hoạt động hưng phấn, bệnh nhân khó có thể duy trì hiệu suất lao động và học tập do tư duy phân tán, thiếu tập trung và tính cách kiêu ngạo, thích thể hiện.

Ngoài ra, bệnh nhân hưng cảm cũng phải đối mặt với xung đột và mâu thuẫn trong các mối quan hệ do cảm xúc không ổn định. Người bệnh có thể tức giận khi người khác có những lời nói và hành vi bông đùa. Thậm chí, một số bệnh nhân còn có thái độ quá khích, lăng mạ, sỉ nhục và gây hấn với những người xung quanh.

Dù vậy, không thể phủ nhận hưng cảm có thể giúp người bệnh tăng khả năng sáng tạo, tự tin hơn và dễ dàng hòa nhập với mọi người. Tuy nhiên, do tinh thần và cảm xúc không ổn định nên việc điều trị hưng cảm là cần thiết.

Ngoài ra, bệnh nhân còn phải đối mặt với những hậu quả nặng nề từ các hành vi thiếu suy nghĩ như cờ bạc, đua xe, quan hệ tình dục không an toàn, đầu tư bấp chấp, tiêu xài không tính toán,… Những hành vi này có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn tật do tai nạn, vỡ nợ và mắc phải các bệnh lây qua đường tình dục.

Hội chứng hưng cảm
Người mắc chứng hưng cảm thường gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ

Do tính cách có phần kiêu ngạo, tự cao và phong thái suồng sã, thiếu đứng đắn, bệnh nhân hưng cảm khó có thể duy trì một mối quan hệ lâu dài. Ngoài ra, tính cách khác thường và nhạy cảm quá mức cũng khiến người bệnh bị cô lập, ít bạn bè. Bên cạnh đó, hành vi khiêu dâm, quấy rối tình dục trong cơn hưng cảm cũng gây ra nhiều phiền toái và đôi khi khiến người bệnh phải dính líu đến pháp luật.

Trong trạng thái hưng cảm, các chuyên gia nhận thấy bệnh nhân gia tăng các hành vi bản năng và thiếu suy nghĩ. Nếu không được điều trị, nhiều khả năng bệnh nhân sẽ trở thành người nghiện rượu, nghiện chất và có lối sống không lành mạnh. Theo tính toán của các chuyên gia, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hưng cảm sẽ tuột dốc nhanh chóng chỉ sau vài năm phát bệnh nếu không được thăm khám và điều trị.

Chẩn đoán hưng cảm bằng cách nào?

Thực tế, hưng cảm dễ bị nhầm lẫn với trạng thái tăng cảm xúc ở người nghiện rượu bia, nghiện chất và rối loạn tâm thần do cường giáp. Vì vậy, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán trước khi can thiệp điều trị.

Chẩn đoán hưng cảm chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng. Bệnh nhân có đầy đủ các biểu hiện liên quan đến khí sắc, cảm xúc và hoạt động hưng phấn. Ngoài ra, các triệu chứng gặp phải phải kéo dài ít nhất 7 ngày và gây ra sự suy giảm rõ rệt trong hoạt động xã hội, nghề nghiệp và học tập.

Chứng hưng cảm là gì
Chẩn đoán hưng cảm chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng

Sau khi khai thác triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ nguyên nhân thực tổn, nghiện chất và các rối loạn tâm thần khác:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm virus viêm gan C, B, HIV
  • Xét nghiệm hormone tuyến giáp
  • Siêu âm tuyến giáp
  • Siêu âm ổ bụng
  • X – Quang tim phổi
  • Siêu âm Doppler xuyên sọ
  • Điện tim đồ
  • Điện não đồ
  • Đo đa ký giấc ngủ
  • MRI, CT sọ não
  • Các trắc nghiệm tâm lý

Sau khi thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, bác sĩ sẽ loại trừ các nguyên nhân thực tổn như cường giáp, u não, chấn thương não,… Đồng thời chẩn đoán phân biệt với các rối loạn tâm lý, tâm thần khác như rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách ái kỷ, rối loạn phân liệt cảm xúc và rối loạn hoang tưởng.

Các phương pháp điều trị hưng cảm

Hưng cảm được điều trị bằng liệu pháp hóa dược, sốc điện và có thể kết hợp với tâm lý trị liệu. Trong trường hợp bệnh nhân kích động và có hành vi gây hại cho bản thân lẫn những người xung quanh, cần nhập viện để được theo dõi. Đối với hưng cảm ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ được hướng dẫn điều trị ngoại trú.

Phát hiện sớm hưng cảm sẽ giúp tăng khả năng đáp ứng với điều trị. Do hưng cảm là triệu chứng của rối loạn lưỡng cực (một bệnh rối loạn tâm thần mãn tính, hay tái phát và tiến triển cả đời) nên người bệnh bắt buộc phải điều trị duy trì suốt đời.

Các phương pháp điều trị được cân nhắc cho bệnh nhân hưng cảm:

1. Liệu pháp hóa dược

Liệu pháp hóa dược là lựa chọn đầu tay trong điều trị rối loạn lưỡng cực nói chung và hưng cảm nói riêng. Để giảm khí sắc, tư duy và hoạt động hưng phấn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống loạn thần hoặc thuốc điều chỉnh khí sắc. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu kích động và hoảng loạn, có thể phối hợp với thuốc an thần.

– Điều trị trong giai đoạn cấp:

  • Thuốc chống loạn thần: Thuốc chống loạn thần thường được sử dụng trong điều trị hưng cảm, tâm thần phân liệt, động kinh, tự kỷ,… Đối với hưng cảm, nhóm thuốc này giúp giảm các hoang tưởng và cải thiện tình trạng kích động, cảm xúc không ổn định. Các loại thuốc chống loạn thần có thể được sử dụng bao gồm Haloperidol, Levoprimazin, Chlorpromazin, Olanzapin, Risperidon,…
  • Thuốc điều chỉnh khí sắc: Thuốc điều chỉnh khí sắc là nhóm thuốc chính được sử dụng trong điều trị rối loạn lưỡng cực. Nhóm thuốc này có hiệu quả điều trị và phòng ngừa các triệu chứng hưng cảm nên có thể được dùng để điều trị duy trì. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm Valproat, Carbamazepin, Topiramat, Gabapentin,…
  • Thuốc an thần benzodiazepine: Thuốc an thần benzodiazepine thường được dùng ngắn hạn trong thời gian đầu. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm lo âu, căng thẳng, sợ hãi và cải thiện các vấn đề giấc ngủ do hưng cảm gây ra. Bác sĩ thường lựa chọn một trong những loại thuốc như Bromazepam, Clonzepam, Diazepam, Lorazepam,…

– Điều trị duy trì:

  • Thường sử dụng các loại thuốc điều chỉnh khí sắc mang lại hiệu quả trong giai đoạn cấp như Quetiapin, Risperidone, Carbamazepin, Valproat,…
  • Ngoài ra, bệnh nhân có thể được sử dụng thêm thuốc tăng cường tuần hoàn não, viên uống bổ sung khoáng chất và vitamin để cải thiện hoạt động của não bộ.

Sau các cơn hưng cảm, bệnh nhân phải điều trị duy trì lâu dài. Sử dụng thuốc có thể hạn chế tối đa bệnh tái phát nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn. Vì vậy, bệnh nhân vẫn sẽ tái phát các cơn hưng cảm và trầm cảm sau một thời gian bệnh ổn định. Tùy theo giai đoạn sau là hưng cảm hay trầm cảm, bác sĩ sẽ xem xét các loại thuốc phù hợp.

2. Liệu pháp sốc điện (ECT)

Liệu pháp sốc điện (ECT) ít khi được chỉ định trong điều trị hưng cảm mà được dùng phổ biến hơn ở trạng thái trầm cảm. Liệu pháp này sử dụng dòng điện có kiểm soát nhằm tạo ra các cơn rung giật nhỏ bên trong não bộ. Thông qua liệu pháp này, hiện tượng mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh sẽ được cải thiện. Qua đó làm giảm các triệu chứng thể chất và tâm thần do hưng cảm gây ra.

Hội chứng hưng cảm
Sốc điện được chỉ định cho bệnh nhân dị ứng thuốc hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị

Sốc điện (ECT) thường được chỉ định cho bệnh nhân hưng cảm trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân hoảng loạn và kích động dữ dội
  • Hưng cảm không có đáp ứng với thuốc
  • Bệnh nhân bị dị ứng thuốc cũng được cân nhắc thực hiện sốc điện

Sốc điện sẽ được thực hiện theo liệu trình bao gồm 8 – 12 lần tùy theo từng trường hợp. Tương tự như sử dụng thuốc, liệu pháp này cũng tiềm ẩn rủi ro và tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, một số người bị mất trí nhớ tạm thời,… Sau khi sốc điện, tình trạng sẽ được cải thiện và bệnh nhân sẽ được điều trị duy trì bằng thuốc để ngăn chặn tái phát.

3. Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý thường được thực hiện để phục hồi chức năng nghề nghiệp, xã hội,… cho bệnh nhân hưng cảm. Trên thực tế, sử dụng thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng hưng cảm nhanh chóng.

Tuy nhiên, thuốc không có hiệu quả trong việc phục hồi chức năng tâm lý xã hội. Do đó, sau khi bệnh tình đã ổn định, người bệnh sẽ được trị liệu tâm lý để khôi phục chức năng và giảm các hành vi tiềm ẩn rủi ro như đánh bài, đua xe, quan hệ tình dục không an toàn,…

Trong quá trình trị liệu, chuyên gia cũng sẽ giúp người bệnh xây dựng lối sống khoa học, tránh xa rượu bia, thuốc lá và chất gây nghiện. Bệnh nhân sẽ được trang bị các kỹ năng cần thiết để có thể tự chăm sóc bản thân, dễ dàng hòa nhập và đối phó tốt với các tình huống căng thẳng trong cuộc sống.

Các liệu pháp tâm lý được xem xét cho bệnh nhân hưng cảm:

  • Giáo dục sức khỏe tâm thần
  • Liệu pháp nhận thức hành vi
  • Liệu pháp gia đình
  • Liệu pháp thư giãn luyện tập

Phục hồi chức năng tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân hưng cảm. Ngoài ra, với những kỹ năng cần thiết, người bệnh có thể hạn chế được các yếu tố gây stress và điều này có ý nghĩa trong việc phòng ngừa tái phát.

Phòng ngừa hưng cảm tái phát

Hưng cảm có tính chất tái phát và tiến triển dai dẳng. Hiện tại, không có phương pháp điều trị dứt điểm rối loạn lưỡng cực nói chung và hưng cảm nói riêng. Tuy nhiên, can thiệp các biện pháp phòng ngừa có thể giảm tần suất của các giai đoạn bệnh.

Chứng hưng cảm là gì
Xây dựng lối sống khoa học giúp giảm các yếu tố gây stress và phòng ngừa hưng cảm tái phát

Các biện pháp phòng ngừa hưng cảm tái phát:

  • Thăm khám và điều trị sớm là cách hiệu quả nhất giúp điều trị và phòng ngừa hưng cảm tái phát. Ngoài ra, bệnh nhân nên điều trị duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều trị duy trì không chỉ giúp hạn chế tái phát mà còn giảm mức độ nghiêm trọng của các giai đoạn bệnh và giảm tối đa tỷ lệ phải nhập viện.
  • Có chế độ ăn uống khoa học và cân bằng. Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, đặc biệt là các bộ môn có tác dụng giảm căng thẳng hiệu quả như yoga, bơi lội, đạp xe,…
  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ giúp ích rất nhiều trong việc giảm stress và hạn chế bệnh tái phát. Bệnh nhân hưng cảm nên ngủ sớm, ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày và nên nghỉ ngơi 30 phút vào buổi trưa.
  • Tránh xa những thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, chất kích thích,…
  • Hạn chế căng thẳng trong cuộc sống bằng cách ngồi thiền, dành thời gian cho các hoạt động yêu thích, massage, tắm nước ấm,…
  • Chia sẻ với mọi người tình trạng sức khỏe của bản thân để được thấu hiểu và đồng cảm. Ngoài ra, bệnh nhân hưng cảm nên tham gia các hoạt động xã hội để nuôi dưỡng sự đồng cảm, tình yêu thương và lòng nhân ái.

Hưng cảm là một trong những giai đoạn của rối loạn lưỡng cực. Nhìn chung, trạng thái hưng cảm gây ra nhiều phiền toái cho bệnh nhân nhưng gần như không có nguy cơ tự sát. Nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh nhân vẫn có thể học tập, làm việc và trải nghiệm cuộc sống trọn vẹn như những người xung quanh.

Cùng chuyên mục

Nhất Nam Định Tâm Khang - “Tiên dược” chữa mất ngủ từ vua Gia Long có hiệu quả như lời đồn?

Nhất Nam Định Tâm Khang – “Tiên dược” chữa mất ngủ từ vua Gia Long có hiệu quả như lời đồn?

Bài thuốc chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang là liệu pháp điều trị mất ngủ kế thừa những tinh hoa y học Thái Y Viện Triều Nguyễn. Bài...

Thuốc chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang có tốt không? Thành phần, công dụng thế nào? Mua ở đâu? (Chi tiết)

Thuốc chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang có tốt không? Thành phần, công dụng thế nào? Mua ở đâu? (Chi tiết)

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang chữa mất ngủ của Nhất Nam Y Viện kể từ khi ứng dụng vào điều trị đã nhận được sự quan tâm của...

rối loạn lưỡng cực

Bệnh rối loạn lưỡng cực: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị

Rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder) là căn bệnh tâm thần đặc trưng bởi sự thay đổi cực độ của cảm xúc. Người bệnh sẽ có giai đoạn cảm thấy...

body shaming

Body shaming gây tổn thương tâm lý – Chuyên gia Bùi Thị Hải Yến chia sẻ

Body shaming dù liên tục bị lên án, tẩy chay nhưng vẫn diễn ra hàng ngày trong cuộc sống, để lại nhiều tổn thương tâm lý sâu sắc cho người...

tâm lý trị liệu nhc việt nam

Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu hàng đầu Asean

Ngày 27/11 vừa qua, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam vinh dự góp mặt trong Top 10 Thương hiệu hàng đầu Asean. Đây là sự ghi nhận...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn