Ho khan là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị hiệu quả

Thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em và những lưu ý cần biết

Cách dùng dầu tràm trị ho cho trẻ sơ sinh, người lớn đúng cách

Cách chưng lê trị ho cho bé đúng cách hiệu quả tại nhà

9 loại siro trị ho cho bé hiệu quả và an toàn đã được kiểm chứng

Ho khạc ra đờm có máu vào buổi sáng: Cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Ho có đờm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa dứt điểm

5 Cách trị ho có đờm kéo dài ở người lớn dứt điểm nhanh chóng

8 cách trị ho cho bà bầu an toàn hiệu quả nhanh tại nhà

6 Cách trị ho bằng rau tần dày lá cực hiệu quả lại an toàn

Ho có đờm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa dứt điểm

Ho có đờm là một triệu chứng về bệnh hô hấp phổ biến thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em.Tình trạng này không quá nguy hiểm và có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên nếu để kéo dài lâu ngày có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Ho có đờm là gì?

Đờm hay còn gọi là đàm là một loại dịch tiết ra của đường hô hấp. Dịch tiết này bao gồm chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ và các chất gây hại cho cơ thể. Đờm được tống ra khỏi cơ thể từ đường hô hấp dưới, có thể thông qua khí quản, phế quản, phế nang, họng và hốc mũi khiến việc hô hấp gặp khó khăn. Đờm sẽ được đẩy ra ngoài cổ họng thông qua việc ho.

ho có đờm
Ho có đờm là tình trạng lượng đờm nhầy tích tụ ở đường thở được đẩy ra ngoài

Thực tế trong cổ họng luôn tồn tại một lượng đờm nhất định. Lượng đờm này nhằm dùng để bẫy các vật thể lạ xâm nhập vào hệ hô hấp, làm sạch đường thở và tống nó ra khỏi phổi. Đờm thường tồn tại ở dạng khá loãng và bị nuốt xuống bụng một cách vô thức. Tuy nhiên khi cơ thể bị kích thích khiến cho các dịch tiết này tiết ra nhiều hơn bình thường gây ra tình trạng ho có đờm.

Tùy vào từng tình trạng cơ địa và nguyên nhân gây ra bệnh mà đờm có dạng đặc hay loãng, nó thường xuất hiện khi ho thông qua đường mũi hoặc miệng. Màu sắc của đờm cũng thể hiện tình trạng của bệnh như màu trắng, màu xanh, màu vàng, gỉ sét hoặc có lẫn máu. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến mãn tính và rất khó điều trị.

Ho có đờm không phải là bệnh mà nó là các triệu chứng thông báo cơ thể đã mắc một bệnh lý nào đó về hô hấp. Những cơn ho có đờm xuất hiện nhiều hơn về đêm khiến người bệnh không ngủ được, cơ thể mệt mỏi thiếu sức sống.

Triệu chứng của ho có đờm

So với những loại ho khác, tình trạng ho có đờm có phần nặng nề và nguy hiểm hơn. Đây dù là các triệu chứng lành tính nhưng nếu không tìm ra các nguyên nhân chính xác để điều trị dứt điểm có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh.

ho có đờm
Ho có đờm thường đi kèm các triệu chứng nặng ngực, tức ngực, cảm thấy nghẹn ở cổ

Các triệu chứng thường gặp ở những người ho có đờm

  • Có cảm giác vướng ở cổ họng, nặng ở ngực do tồn tại các dịch tiết ứ động.
  • Khi ho kèm theo đau tức ngực, đồng thời khạc nhổ ra đờm là chất nhầy màu trắng, vàng đục hoặc xanh đục.
  • Các cơn ho dữ dội về đêm và sáng sớm, nhất là khi trời lạnh.
  • Có thể bị sốt nhẹ, cảm thấy người ớn lạnh.
  • Xuất hiện những cơn đổ mồ hôi lạnh về đêm mặc dù nhiệt độ trong phòng đang khá cao.
  • Tình trạng ho có đờm kéo dài có thể kèm theo vài tia máu nhỏ xuất hiện trong chất nhầy khi khạc nhổ.
  • Khi các cơn ho kém đến có thể thấy đau tức ngực dữ dội, khó thở hoặc thở nhanh và gấp.
  • Tồn tại dịch đờm trong cổ gây cảm giác không còn ngon miệng và sụt cân nhanh chóng.

Khi thấy các triệu chứng này kéo dài 2-3 tuần liên tiếp, mặc dù có dùng thuốc nhưng các triệu chứng không thuyên giảm thì cần đến ngay các bệnh viện để thăm khám và điều trị.

Nguyên nhân gây ho có đờm

Các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do viêm, nhiễm trùng đường hô hấp làm các cơ quan hô hấp tăng sinh tái cấu trúc. Điều này khiến đường thở trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn, sản sản ra các dịch tiết đờm nhiều hơn.

ho có đờm
Dị ứng lông chó mèo cũng là nguyên nhân dễ gây ra hop có đờm

Các nguyên nhân chính dẫn đến ho có đờm bao gồm:

  • Dị ứng: Đây chính là nguyên nhân thường gây ra tình trạng ho có đờm ở mọi lứa tuổi. Các tác nhan gây dị ứng có thể là khói bụi, lông chó mèo, bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hoa,… là những tác nhân chủ yếu gây ra các triệu chứng này.
  • Hút thuốc lá: Khói thuốc là một trong những chất độc hại làm ảnh hưởng trực tiếp đến phổi và các cơ quan hô hấp của con người. Không chỉ những người hút thuốc mà cả những người hít phải khói thuốc đều có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp mà biểu hiện bằng cách ho có đờm.
  • Nhiễm trùng: Khi cơ quan hô hấp tiết ra đờm thì có thể là một cơ chế kháng viêm của cơ thể nhằm chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus có hại. Tuy nhiên việc tiết ra quá nhiều đờm thì lại là dấu hiệu cảnh báo của sự nhiễm trùng hệ hô hấp
  • Yếu tố sinh lý: Nếu vai trò của mũi và họng có dấu hiệu suy giảm, hoạt động kém có thể làm cho đờm tắc nghẽn tại đây và đào thải ra ngoài qua quá trình ho. Ngoài ra nếu bị lệch vách ngăn tại mũi cũng có thể làm trệch đường lưu thông của đờm gây tắc nghẽn.
  • Do virus: Một số loại Virus gây bệnh sởi, ho gà, thủy đậu,… cũng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng ho có đờm.

Ho có đờm có thể xuất hiện do dị ứng với các loại bụi bẩn, do thay đổi thời tiết nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm khác như:

Ho có đờm do viêm phổi

Viêm phổi là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp dưới với các biểu hiện gồm ho, sốt cao, tức ngực, buồn nôn, khó thở. Tần suất khi ho sẽ gia tăng nhiều làm đường thở bị kích ứng mạnh, có thể khạc ra đờm có màu vàng đậm.

Ho có đờm do lao phổi

Khi phế quản bị kích thích hoặc bị các tổn thương, viêm nhiễm thì sẽ xuất hiện đờm. Thường với những tình trạng ho có đờm kéo trên 3 tuần trở nên là dấu hiệu của bệnh lao phổi. Các triệu chứng kèm theo thường là đau tức ngực, sụt cân, đổ mồ hôi đêm, ho nhiều thành từng cơn liên tục. Đờm do lao phổi thường là chất nhầy màu trắng đục có lẫn theo máu.

ho có đờm
Ho có đờm trên 3 tuần có thể là dấu hiệu quả lao phổi

Ho có đờm do giãn phế quản

Giãn phế quản là tình trạng các phế quản phổi bị giãn ra và rất khó hồi phục được, có thể là phế quản lớn bình thường, phế quản nhỏ bị giãn hoặc ngược lại. Triệu chứng của bệnh này thường là ho nhiều, thường là ho có đờm, đau tức ngực, thở gấp, sụt cân nhanh chóng.

Trong đó các cơn ho thường đến vào sáng sớm kèm theo đờm có màu vàng đục, đặc quánh như mủ và kết dính thành khuôn. Giãn phế quản nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng với tính mạng của người bệnh bởi rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ho có đờm do viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng các lớp tế bào phủ mặt trong lòng ống phế quản bị tổn thương, niêm mạc bị phù nề, các lớp cơ trơn bị co thắt gây tiết dịch vào lòng ống phế quản và dẫn tới các triệu chứng như ho, khò khè, có đờm..

ho có đờm
Viêm phế quản là một trong những nguyên nhân gây ho có đờm

Các triệu chứng ban đầu của viêm phế quản là ho khan kéo dài dai dẳng, tuy nhiên tình trạng này kéo dài biến thành cơn ho kèm theo đờm có màu xanh đục hoặc màu vàng đục. Các triệu chứng kèm theo có thể là ho, sốt, sổ mũi, nghẹt mũi,  thở khò khè khó chịu. Viêm phế quản nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới mãn tính và các biến chứng nguy hiểm như lao phổi, suy hô hấp cấp hoặc thậm chí là tử vong.

Ho có đờm do cảm cúm

Đây là tình trạng rất thường gặp ở những người có hệ miễn dịch yếu, dễ bị kích ứng khi bị các virus xâm nhập. Khi bị cảm cúm người bệnh thường ho ngắt quãng, đờm trong không có màu và lỏng, kèm theo đó là sốt nhẹ, đau đầu mệt mỏi. Tuy nhiên tình trạng này không quá nguy hiểm và có thể điều trị nhanh chóng được.

Ho có đờm do phổi tắc nghẽn mãn tính

Viêm nhiễm đường thở làm niêm mạc phế quản và phổi bị phù nề và thu hẹp lại, có thể xảy ra ở đường hô hấp trên và dưới gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Đồng thời sự tái cấu trúc ở vùng niêm mạc phế quản và phổi khiến khiến các cơ quan hô hấp bị suy yếu, dễ bị kích thích hơn làm cho các cơn ho kéo dài không khỏi và dễ sinh ra đờm hơn.

ho có đờm
Ho có đờm do COPD là tình tạng vô cùng nguy hiểm

Với tình trạng này, bệnh nhân khi ho thường kèm theo khạc đờm màu trắng. Phổi tắc nghẽn mãn tính thường xuất hiện ở những người hút thuốc, người hít phải khói thuốc và những người sống trong môi trường ô nhiễm nặng.

Hen suyễn

Ho có đờm màu trắng, đặc quánh, khi thở khò khè, có tiếng rít kèo dài thì rất có thể bạn đã bị hen suyễn. Hen suyễn kéo dài lâu ngày không khỏi có thể làm tăng tình trạng co thắt, phù nề, tăng tiết đờm,… gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, khiến việc thở khó khăn và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Như vậy có thể thấy, không thể xem thường các triệu chứng tưởng chừng quen thuộc giản này. Tốt nhất nếu thấy tình trạng ho có đờm kéo dài quá 1- 2 tuần, dù dùng thuốc vẫn không có dấu hiệu suy giảm thì nên nhanh chóng đi đến bệnh viện để có phương pháp điều trị kịp thời.

Cách chữa dứt điểm ho có đờm

Để chữa dứt điểm ho có đờm trước tiên cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do các tác nhân bên ngoài hay do dị ứng. Như vậy thì mới có thể đưa ra chính xác các phác đồ điều trị tình trạng này phù hợp. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng giai đoạn và màu sắc cảu đờm mà các phương pháp điều trị cũng được chỉ định khác nhau.

ho có đờm
Terpin hydrat thường dùng để điều trị các chứng ho có đờm

Chữa ho có đờm bằng thuốc Tây

Thông thường với các triệu chứng ho có đờm, sau khi xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc điều trị sau

  • Terpin hydrat: Đây là loại thuốc dùng để long đờm và  bảo vệ niêm mạc và loại bỏ những tác nhân kích thích khác. Tuy nhiên thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn chóng mặt.
  • Acetylcystein: Có tác dụng làm giảm độ đặc quánh của đờm, nhờ đó tạo điều kiện để tống đờm ra ngoài bằng cách ho sẽ giúp tiêu đờm nhanh chóng.
  • Bromhexin hydroclorid: Loại thuốc thường được chỉ định dùng để tiêu đờm và điều hòa đường hô hấp. Tuy nhiên thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nên chỉ sử dụng tối đa là 10 ngày và không lạm dụng hay sử dụng quá liều lượng.
  • Thuốc kháng viêm: Ho có đờm thường kèm theo những cơn đau rát cổ họng, vì thế bệnh nhân có thể được chỉ định thêm một số nhóm thuốc kháng viêm giúp giảm sưng, đau rát họng như  Ibuprofen, diclophenac,… betamethason
  • Thuốc giảm ho:  Với tình trạng đờm đặc quánh hoặc ho có đờm kéo dài lâu ngày có thể được chỉ định các nhóm thuốc trị ho Ambroxol, Natribenzoat, Bromhexin
  • Thuốc kháng sinh: Giúp giảm cơn ho nhanh chóng, hạn chế tình trạng tiết ra đờm, đồng thời cũng tăng sức đề kháng hơn cho người bệnh như amoxicillin, penicillin, roxithromycin,…

Bên cạnh đó, khi tới bệnh viện người bệnh còn có thể được dùng thêm một số phương pháp hỗ trợ giúp loại bỏ đờm nhanh hơn như dùng máy hút đờm hay máy khí dung.

  • Máy hút đờm: Có tác dụng hút sạch chất nhầy, đờm dãi trong cổ họng và xoang mũi. Nhờ đó  vùng họng và khoang mũi được thông thoáng và làm sạch, đồng thời loại bỏ được vi khuẩn có hại còn tồn đong trong khoang miệng, mũi.
  • Máy khí dung: Máy được dùng để hỗ trợ đưa thuốc vào cơ thể bằng dạng sương mù để các thành phần thuốc thấm sâu vào bên trong. Khi cơ thể được hấp thụ thuốc tốt hơn sẽ nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng này, có thể có công hiệu hơn cả uống thuốc.

Tuy nhiên phương pháp này chỉ dùng cho một số bệnh nhân có tình trạng đờm quá nhiều, dạng nặng hay mãn tính để hỗ trợ điều trị nhanh và dứt điểm hơn.

Thuốc Đông y trị ho có đờm

Dùng thuốc Tây thường đem lại hiệu quả rất nhanh chóng, tuy nhiên nó lại có thể gây ra một số tác dụng phụ. Uống thuốc Tây thường xuyên cũng thực sự không tốt cho sức khỏe và có thể gây dị ứng với một số cơ địa. Vì vậy bạn có thể thực hiện một số bài thuốc đông y để điều trị các triệu chứng cũng cho hiệu quả tốt, mặc dù thời gian điều trị có thể lâu hơn.

ho có đờm
Dùng thuốc Đông y điều trị ho có đờm cũng có hiệu quả rất tốt

Các bài thuốc thường được dùng cho những người ho có đờm

  • Bài thuốc 1:  quả la hán 20g, tang bạch bì 12g, tất cả đem sắc lấy nước uống. Sử dụng liên tục trong 7-10 ngày sẽ thấy các triệu chứng ho ra đờm thuyên giảm rõ rệt.
  • Bài thuốc 2: tía tô, hạnh nhân mỗi thứ 9g, cát cánh 6g, bạc hà 3g. Tất cả đem sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, ngày chia ra uống 2- 3 lần. Kiên trì sử dụng trong 3-5 ngày để thấy hiệu quả trong việc tiêu đờm.
  • Bài thuốc 3: bạch giới tử, la bạc tử, khoản đông hoa mỗi thứ 12g; cát cánh, tử uyển, hạnh nhân mỗi thứ 9g. Tất cả đem sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang/ ngày, dùng 2- 3 lần/ ngày. Dùng liên tục trong 5-7  ngày sẽ giúp trị ho đờm nhanh chóng và hiệu quả.

Cách điều trị ho có đờm tại nhà

Bên cạnh các loại thuốc Tây người bệnh cũng nên áp dụng thêm một số phương pháp điều trị ho đờm tại nhà để nâng cao hiệu quả. Các phương pháp chữa ho có đờm này cũng rất đơn giản, đa phần sử dụng các loại thảo dược tự nhiên xung quanh nên vừa an toàn lại mang công dụng rất cao.

ho có đờm
Củ cải trắng kết hợp mật ong giúp tiêu đờm nhanh chóng

Người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị sau

  • Củ cải trắng: Củ cải trắng rửa sạch, gọt vỏ, ép lấy nước cốt. Đun sôi nước cốt củ cải cùng một vài lát gừng, khi hỗn hợp âm ấm thì bỏ thêm vào chút mật ong rồi uống. Sử dụng 2 lần mỗi ngày để triệu chứng ho có đờm nhanh chóng thuyên giảm.
  • Gừng tươi: Gừng tươi đem rửa sạch, cạo vỏ rồi giã nhuyễn hoặc ép lấy nước cốt, bỏ bã, trộn cùng mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 1:1. Ngày 3 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng trong điều trị ho có đờm. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thái lát gừng trộn với một ít muối rồi ngậm trực tiếp cũng có tác dụng tốt trong việc loại bỏ đờm khó chịu.
  • Chanh đào: Vắt lấy 2 thìa nước cốt chanh đào trộn cùng 1 thìa mật ong nguyên chất để uống mỗi ngày cũng cho công dụng tiêu đờm nhanh chóng. Nếu cảm thấy khó uống bạn có thể hòa cùng một xíu nước nóng và uống ngay khi còn ấm. Dùng trước hoặc sau khi ăn, ngày từ 2-3 lần để tiêu đờm nhanh chóng.
  • Húng chanh: Rửa sạch 1 nắm lá húng chanh để cho ráo nước rồi giã hoặc xay nhuyễn. Trộn lá húng với một thìa đường phèn rồi đem đi hấp cách thủy trong vòng 10 phút. Dùng hỗn hợp này mỗi ngày từ 2 – 3 lần sẽ thấy hiệu quả đáng kể trong việc điều trị ho ra đờm.
  • Rau diếp cá: Rau diếp cá đem rửa sạch, giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt bỏ bã. Đun sôi nước cốt này với nước vo gạo để uống mỗi ngày sẽ đem đến công dụng tuyệt vời.

Phòng ngừa tình trạng ho có đờm

Ngoại trừ các trường hợp ho có đờm lo bệnh lý có thể điều trị dứt điểm còn với các trường hợp ho có đờm do dị ứng rất dễ tái phát. Chỉ cần thời tiết thay đổi bất thường, hệ miễn dịch suy giảm là người bệnh lại bị ho ra dịch đờm nhanh chóng. Tình trạng này nếu tái phát nhiều lần có thể dẫn đến mãn tính sẽ rất khó điều trị.

ho có đờm
Súc họng với nước muối sinh lý giúp điều trị và phòng ngừa ho có đờm tái phát

Vì vậy tốt nhất người bệnh nên luôn có tâm lý phòng chống và ngăn ngừa tái phát ho có đờm thông qua việc thay đổi một lối sống khoa học và lành mạnh hơn.

  • Súc họng, súc miệng bằng nước muối thường xuyên giúp tăng khả năng sát khuẩn, hạn chế được việc tiết các dịch nhầy.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như ô nhiễm, bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo.
  • Chế độ ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung đạm, các chất xơ và vitamin. Hạn chế các thực phẩm gây dị ứng, đồ ăn dầu mỡ, cay nóng không tốt cho cổ họng.
  • Giữ ấm cơ thể đặc biệt là cổ họng khi thời tiết chuyển lạnh
  • Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Có thể thay thế bằng nước trái cây hay nước ép rau củ.
  • Khi có dấu hiệu bệnh, nên đi thăm khám và điều trị kịp thời đúng cách theo chỉ định của bác sĩ
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên nang cao sức đề kháng giúp hạn chế mắc các bệnh do nhiễm khuẩn.
  • Nghỉ ngơi đày đủ, hạn chế làm việc quá sức, ngủ đủ 8h tiếng mỗi ngày.

Bản chất của ho có đờm là lành tính nhưng nếu điều trị không đúng cách có thể dẫn tới mãn tính sẽ vô cùng nguy hiểm. Tốt nhất khi phát hiện các dấu hiệu ho ra đờm mà màu đờm bất thường hãy đến các bệnh viên uy tín để được chẩn đoán và điều trị chính xác nhất.

Cùng chuyên mục

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ho?

8 cách trị ho cho bà bầu an toàn hiệu quả nhanh tại nhà

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần hạn chế uống thuốc trị ho vì một số thành phần của thuốc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức...

6 Cách trị ho bằng rau tần dày lá cực hiệu quả lại an toàn

Cách trị ho bằng rau tần dày lá thường được áp dụng trong trường hợp ho do cảm sốt thông thường, ho do nhiệt gây viêm họng, ho có đờm,......

Ho khan kéo dài ở người lớn và cách trị dứt điểm nhanh nhất

Ho khan kéo dài ở người lớn là một tình trạng rất thường gặp, nhất là trong điều kiện thời tiết chuyển mùa. Tuy ho khan không phải là triệu...

Ho khạc ra đờm có máu vào buổi sáng: Cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Ho khạc ra đờm có máu vào buổi sáng khiến bất cứ ai cũng vô cùng hoang mang lo lắng không biết mắc bệnh gì. Đây có thể là các...

9 loại siro trị ho cho bé hiệu quả và an toàn đã được kiểm chứng

9 loại siro trị ho cho bé hiệu quả và an toàn đã được kiểm chứng

Sử dụng siro trị ho cho bé là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị được nhiều phụ huynh tin tưởng và lựa chọn. Bởi công dụng giảm...

Cách chưng lê trị ho

Cách chưng lê trị ho cho bé đúng cách hiệu quả tại nhà

Dùng lê chưng trị ho là bài thuốc dân gian được rất nhiều người sử dụng vì vừa có hương vị thơm ngon, dễ ăn lại bồi bổ sức khỏe...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn