Mòn sụn khớp gối: Cách phòng ngừa và điều trị phục hồi

Hẹp khe khớp gối là gì? Nguy hiểm không? Cách nhận biết

Thoái hóa khớp thái dương hàm là gì? Cách nhận biết

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp giúp phòng bệnh hiệu quả

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không? Bác sĩ giải đáp

Rách sụn chêm khớp gối: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang và cách khắc phục

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Khô khớp gối ở người trẻ: Cách điều trị, ăn uống giúp hồi phục

Thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi: Bệnh chớ xem thường

Hẹp khe khớp gối là gì? Nguy hiểm không? Cách nhận biết

Hẹp khe khớp gối là một dạng tổn thương thực thể của bệnh thoái hóa khớp gối, đặc trưng bởi sự thu hẹp của khoảng cách giữa 2 đầu xương. Tình trạng khe khớp bị thu hẹp khiến cho ổ khớp biến dạng dần theo thời gian, đau nhức nhiều và dai dẳng. Nếu không kịp thời xử lý, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng nặng nề như tàn phế, yếu liệt chi. 

Hẹp khe khớp gối là gì
Hẹp khe khớp gối là gì? Điều trị như thế nào?

Hẹp khe khớp gối là gì?

Giữa hai đầu xương tạo thành khớp gối có một khe hở nhỏ để khớp có thể linh hoạt trong việc đi lại, cử động,… Tuy nhiên do một số nguyên nhân, khe khớp có thể bị thu hẹp. Tình trạng này được gọi là hẹp khe khớp gối.

Hẹp khe khớp gối thực chất là một dạng tổn thương thực thể của bệnh thoái hóa khớp gối. Như đã biết, thoái hóa khớp gối là tình trạng mô sụn bị bào mòn do mất cân bằng giữa quá trình hủy hoại và tổng hợp mô sụn. Sau một thời gian, sụn khớp có thể bị biến đổi cấu trúc, trở nên kém linh hoạt, dẻo dai và bị bào mòn.

Hiện tượng bào mòn sụn khớp kích thích phản ứng “chữa lành” của cơ thể. Lúc này, ở những vị trí mô sụn bị bào mòn sẽ hình thành các gai xương nhỏ. Các gai xương hình thành khiến khe khớp bị hẹp, bờ khớp không đồng đều. Hiện tượng hẹp khe khớp gối chỉ xuất hiện trong giai đoạn tiến triển của bệnh. Ở giai đoạn này, proteoglycan trong mô sụn giảm đi đáng kể khiến khớp bị mất sụn nặng và gây ra tình trạng hẹp khe khớp.

Vì vậy, những trường hợp bị hẹp khe khớp đa phần đều đã phát sinh triệu chứng lâm sàng, khớp bị tổn thương nhiều và chức năng vận động suy giảm đáng kể. Nếu không xử lý sớm, bệnh nhân có thể phải đối mặt với biến chứng tàn phế và bắt buộc can thiệp phẫu thuật thay khớp nhân tạo.

Nguyên nhân gây hẹp khe khớp gối

Hẹp khe khớp gối là tổn thương thực thể của bệnh thoái hóa khớp gối. Tình trạng này xảy ra ở giai đoạn tiến triển của bệnh khi proteoglycans (thành phần chính trong mô sụn) giảm đi đáng kể khiến sụn bị bào mòn nặng.

Mô sụn mất đi kích thích phản ứng đặc xương dưới sụn và hình thành gai xương. Phản ứng này khiến cho khe khớp bị hẹp đi đáng kể. Nếu không xử lý sớm, mô xương có thể tiếp tục phát triển khiến khe khớp hẹp nhiều, đầu xương biến dạng và tăng nguy cơ tàn phế.

Hẹp khe khớp gối là hệ quả do quá trình lão hóa dưới tác động của một số yếu tố nguy cơ như lao động nặng, thừa cân – béo phì, lối sống thiếu khoa học, chấn thương,…

Thực tế, thoái hóa khớp gối có thể được kiểm soát nếu can thiệp các phương pháp điều trị từ sớm. Tuy nhiên trong trường hợp chủ quan không điều trị và thay đổi lối sống, tổn thương ở mô sụn có thể tiến triển nặng, dẫn đến đặc xương dưới sụn, hình thành gai xương và gây ra tình trạng hẹp khe khớp.

Dấu hiệu nhận biết hẹp khe khớp gối

Thông thường, thoái hóa khớp không gây ra các triệu chứng cơ năng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên khi xuất hiện hẹp khe khớp, bệnh nhân có thể nhận thấy đầu gối khởi phát cơn đau có mức độ nặng, khớp viêm đỏ và phù nề nghiêm trọng.

bệnh hẹp khe khớp gối
Hẹp khe khớp gối gây ra cơn đau có mức độ từ trung bình đến nặng đi kèm với tình trạng khớp phù nề

Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng hẹp khe khớp:

  • Thoái hóa khớp là bệnh khớp không gây ra hiện tượng viêm. Tuy nhiên khi bước vào giai đoạn hẹp khe khớp, sụn khớp bị phá hủy nặng có thể làm phóng thích metalloproteinase và cytokines vào khớp, dẫn đến tình trạng khớp phù nề và sưng đỏ.
  • Khớp đau nhức nhiều, mức độ đau nhiều hơn so với giai đoạn đầu của thoái hóa khớp
  • Ổ khớp tê cứng, khó khăn khi cử động, đi lại và gần như không thể sinh hoạt, lao động như bình thường
  • Một số trường hợp có thể bị biến dạng khớp

Có thể thấy, hẹp khe khớp gối gây ra các triệu chứng có mức độ nặng và dễ nhận biết. Trên thực tế, mức độ triệu chứng còn phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh và cấu trúc ổ khớp của từng bệnh nhân.

Hẹp khe khớp gối có nguy hiểm không?

Hẹp khe khớp gối là tổn thương thực thể của bệnh thoái hóa khớp gối, đặc trưng bởi sự thu hẹp của khoảng cách giữa 2 đầu xương. Tình trạng này xuất hiện vào giai đoạn bệnh tiến triển và có thể chuyển biến nặng dần theo thời gian. Vì vậy sau khi được chẩn đoán hẹp khe khớp gối, bệnh nhân nên tiến hành các biện pháp điều trị để bảo tồn ổ khớp và cải thiện chất lượng cuộc sống.

cách điều trị hẹp khe khớp gối
Hẹp khe khớp có thể gây biến dạng khớp gối và làm tăng nguy cơ tàn phế, yếu liệt chi

Nếu không can thiệp các phương pháp điều trị và cải thiện, khe khớp có thể bị hẹp dần theo thời gian và dẫn đến các biến chứng nặng nề như:

  • Biến dạng khớp
  • Tàn phế
  • Giảm chất lượng cuộc sống

Hẹp khe khớp gối là hệ quả của quá trình thoái hóa. Do đó, tình trạng này không thể điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên nếu can thiệp các phương pháp điều trị, bệnh nhân có thể cải thiện chức năng vận động, phục hồi và tái tạo mô sụn bị tổn thương.

Các phương pháp điều trị hẹp khe khớp gối

Điều trị ưu tiên đối với hẹp khe khớp gối là các biện pháp bảo tồn như giảm cân, tập thể dục, sử dụng thuốc, thay đổi thói quen, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng,… Trong khi đó, điều trị ngoại khoa là lựa chọn cuối cùng và chỉ được thực hiện khi ổ khớp bị tổn thương, biến dạng nặng.

1. Điều trị không dùng thuốc

Điều trị không dùng thuốc được khuyến khích đối với tất cả bệnh nhân bị hẹp khe khớp gối. Các phương pháp này có độ an toàn cao, không gây ra phản ứng bất lợi và mang lại hiệu quả tương đối.

cách điều trị hẹp khe khớp gối
Các phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng cho tất cả bệnh nhân bị hẹp khe khớp gối

Một số phương pháp điều trị không dùng thuốc dành cho bệnh nhân bị hẹp khe khớp gối:

  • Giáo dục bệnh nhân: Tất cả bệnh nhân bị hẹp khe khớp đều được bác sĩ giải thích cụ thể về tình trạng sức khỏe, cơ chế và tiến triển của bệnh. Biện pháp này giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh tình, từ đó tăng mức độ tuân thủ khi điều trị và chủ động trong việc thay đổi các thói quen xấu.
  • Giảm cân: Cân nặng dư thừa làm tăng áp lực lên khớp gối và đẩy nhanh tốc độ phá hủy mô sụn. Dần dần, ổ khớp bị biến dạng, khe khớp hẹp rõ rệt và tăng nguy cơ tàn phế. Do đó bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối cần xây dựng thực đơn ăn uống và tập luyện điều độ để giảm cân, kiểm soát cân nặng.
  • Bơi lội: Bơi lội là bộ môn thể thao tốt nhất dành cho bệnh nhân bị hẹp khe khớp. Bộ môn này không làm tăng áp lực lên khớp gối khi tập luyện, đồng thời có thể kiểm soát cân nặng và tăng độ linh hoạt của cơ thể. Bơi lội từ 3 – 4 buổi/ tuần giúp xương khớp phục hồi nhanh chóng và cải thiện chức năng vận động đáng kể.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng tác động không nhỏ đến tốc độ phục hồi mô sụn và các cơ quan cấu tạo thành ổ khớp. Vì vậy, bệnh nhân nên tăng cường bổ canxi, vitamin C, protein và các dưỡng chất thiết yếu. Tránh sử dụng đồ uống chứa cồn và các loại thực phẩm làm tăng cholesterol.
  • Trị liệu nghề nghiệp: Trị liệu nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thoái hóa khớp. Các chuyên gia sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện một số hoạt động khi sinh hoạt, lao động nhằm hạn chế tối đa áp lực lên khớp gối. Trị liệu nghề nghiệp là phương pháp điều trị có cách tiếp cận khá đa dạng, tùy thuộc theo tình trạng sức khỏe và công việc của bệnh nhân. Tuy nhiên, tất cả đều phục vụ cho mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp bệnh nhân duy trì hiệu suất làm việc.
  • Tập vật lý trị liệu: Ngoài bơi lội, bệnh nhân cũng có thể luyện tập các động tác vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên gia. Các động tác này giúp tăng cường cơ bắp, hạn chế tình trạng teo cơ và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động.

Các phương pháp điều trị không dùng thuốc mang lại hiệu quả khá chậm nhưng bền vững. Vì vậy, bệnh nhân nên kiên trì thực hiện để kiểm soát tiến triển của bệnh và đảm bảo chất lượng cuộc sống.

2. Điều trị dùng thuốc

Ở giai đoạn hẹp khe khớp gối, bệnh nhân phải đối mặt với cơn đau có mức độ trung bình đến nặng. Cơn đau dai dẳng khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó ngủ, cơ thể suy nhược, không thể tập trung làm việc,… Trong giai đoạn này, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

cách điều trị hẹp khe khớp gối
Các loại thuốc được dùng để điều trị hẹp khe khớp bao gồm NSAID, Diacerin, Tramadol,…
  • Diacerin: Diacerin là thuốc điều trị thoái hóa khớp gối được sử dụng phổ biến. Loại thuốc này có tác dụng giảm các yếu tố tiền viêm, từ đó cải thiện tình trạng sưng đỏ và đau nhức ở khớp gối. Đồng thời dị hóa tế bào sụn, kích thích sản xuất yếu tố tăng trưởng (TGF-beta) và các chất quan trọng đối với sụn khớp như aggrecan, collagen type II, proteoglycan, acid hyaluronic,… Thuốc có tác dụng khá chậm nên thường được sử dụng trong điều trị dài hạn.
  • NSAID (chủ yếu là Meloxicam): NSAID được sử dụng để giảm đau và chống viêm. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế tổng hợp chất trung gian gây viêm prostaglandin. Tuy nhiên, NSAID có thể gây xuất huyết tiêu hóa và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Loại NSAID được đánh giá an toàn nhất với người trung niên và cao tuổi là Meloxicam. Loại thuốc này không làm tăng huyết áp, suy tim sung huyết hay tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim như các NSAID khác.
  • Tramadol: Tramadol là thuốc giảm đau gây nghiện (opioids). Thuốc có tác dụng giảm đau theo cơ chế trung ương, thường được sử dụng trong trường hợp cơn đau có mức độ trung bình đến nặng. Tương tự như các loại thuốc giảm đau gây nghiện khác, Tramadol gây ra nhiều rủi ro và phản ứng bất lợi. Vì vậy, bệnh nhân cần sử dụng Tramadol theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tiêm corticosteroid: Ở giai đoạn sụn khớp bị bào mòn nặng, khớp gối có thể bị sưng đỏ và phù nề nghiêm trọng. Đối với những trường hợp khớp viêm và đau nhiều, bác sĩ có thể chỉ định tiêm corticosteroid. Thuốc có tác dụng tương tự hormone cortisol nội sinh. Sau khi tiêm, corticosteroid giúp giảm nhanh hiện tượng đau nhức và phù nề. Tuy nhiên, tiêm corticosteroid tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng nên chỉ được thực hiện khi cần thiết.
  • Tiêm tế bào gốc: Là phương pháp sử dụng mô mỡ ở thắt lưng của bệnh nhân, sau đó chiết tách lấy tế bào gốc rồi cấy để nhân số lượng. Cuối cùng, tế bào gốc được tiêm trực tiếp vào ổ khớp. Phương pháp này có tác dụng đẩy nhanh tốc độ phục hồi của mô sụn, xương dưới sụn và làm chậm quá trình lão hóa.
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu: Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu là phương pháp sử dụng máu tự thân, chiết tách lấy tiểu cầu và tiêm trực tiếp vào khớp. Ngoài tác dụng đông máu, tiểu cầu còn có chức năng kích thích các mô phục hồi, sửa chữa tổn thương ở mô sụn và hỗ trợ nuôi dưỡng khớp gối.

Tiêm acid hyaluronic và sử dụng sản phẩm chứa Glucosamine, Chondroitin,… trong giai đoạn này thường không mang lại hiệu quả. Vì vậy, các phương pháp trên thường không được áp dụng trong trường hợp thoái hóa khớp đã gây hẹp khe khớp gối.

3. Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp hẹp khe khớp nặng, ổ khớp bị biến dạng và giảm chức năng vận động đáng kể, bác sĩ có thể cân nhắc và chỉ định một trong số các kỹ thuật nội soi như:

cách điều trị hẹp khe khớp gối
Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng trong điều trị hẹp khe khớp gối
  • Nội soi rửa khớp: Nội soi rửa khớp là phương pháp ứng dụng kỹ thuật nội soi để làm sạch mô sụn rơi vào trong ổ khớp. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn với những trường hợp thoái hóa khớp gối nhẹ. Sau một thời gian, sụn khớp tiếp tục bong ra, rơi vào ổ khớp và làm bùng phát các triệu chứng như sưng đỏ khớp, đau nhức, cứng khớp,…
  • Nội soi cắt lọc khớp: Nội soi cắt lọc khớp giúp loại bỏ các mô sụn bị bong ra và cả các mô sụn chưa bong ra hoàn toàn. Phương pháp này được thực hiện đối với bệnh nhân hẹp khe khớp dẫn đến rách rụn chêm và kẹt khớp (mô sụn rơi vào khớp gây ra tình trạng kẹt ổ khớp). Nội soi cắt lọc khớp cũng chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn và không thể thay đổi tiến trình của quá tình thoái hóa khớp.

Trên thực tế, lợi ích của các phương pháp nội soi trong điều trị thoái hóa khớp nói chung và hẹp khe khớp gối nói riêng còn nhiều tranh cãi. Bởi hầu hết các phương pháp này đều cho lợi ích ngắn hạn và hoàn toàn không tác động đến tiến triển của quá trình thoái hóa.

Do đó hiện nay, hẹp khe khớp gối nặng thường được điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa như:

  • Kỹ thuật kích thích tủy xương
  • Kỹ thuật ghép xương sụn
  • Cấy ghép tế bào sụn tự thân
  • Đục xương sửa trục
  • Thay khớp (thay khớp gối bán phần và thay khớp gối toàn phần)

Hẹp khe khớp gối là một dạng tổn thương thực thể của bệnh thoái hóa khớp gối. Đây là dấu hiệu cho thấy ổ khớp đang trong giai đoạn tiến triển và có nguy cơ biến dạng, tàn phế cao. Vì vậy ngay khi được chẩn đoán hẹp khe khớp gối, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Cùng chuyên mục

thoái hóa khớp thái dương hàm

Thoái hóa khớp thái dương hàm là gì? Cách nhận biết

Thoái hóa khớp thái dương hàm được đặc trưng bởi các triệu chứng như đau nhức ở thái dương hàm, khi há hay ngậm miệng đều nghe thấy lục.. Bệnh...

Chế độ ăn cho người thoái hoá khớp

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp giúp phòng bệnh hiệu quả

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện và phòng tránh bệnh tái phát sau điều trị. Kết hợp...

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không? Bác sĩ giải đáp

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia, người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện bộ môn...

Mòn sụn khớp gối: Cách phòng ngừa và điều trị phục hồi

Mòn sụn khớp gối là tình trạng mô sụn bị bào mòn, dẫn đến hiện tượng khớp đau nhức và giảm khả năng vận động. Đây là dấu hiệu ban...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn