Hắc lào ở háng: Thuốc và cách trị dứt điểm tại nhà
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hắc lào ở háng không chỉ gây ra tình trạng ngứa rát khó chịu mà còn có nguy cơ bị vô sinh, thường xuất hiện đặc biệt nhiều ở nam giới. Bệnh do nguồn gốc nấm da gây ra tuy nhiên chế độ sinh hoạt kém lành mạnh mới là nguyên nhân chủ yếu làm bùng phát bệnh. Người bệnh cần nhanh chóng điều trị bệnh để tránh các biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Hắc lào ở háng là gì?
Bệnh hắc lào là một bệnh da liễu thường gặp ở nhiều người với các đặc trưng là các đốm tròn sậm màu trên da và tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao và có thể xuất hiện ở mọi vùng da trên cơ thể như tay, đầu, bàn chân bàn tay hay háng, bẹn. Đặc biệt tình trạng hắc lào ở háng rất thường xuyên xảy ra do đây là khu vực có độ ẩm thấp, dễ tiết mồ hôi nên nấm da có khả năng phát triển mạnh hơn.
Bệnh có nguồn gốc xuất phát từ nấm Dermatophytes xâm nhập và gây bệnh trên da. Khi vùng này bị nấm xâm nhập sẽ gây ra tình trạng xâm chích khó chịu, có mùi hôi ở vùng kín gây ra rất nhiều bất tiện cho người bệnh.
Các triệu chứng đặc trưng ở bệnh bao gồm
- Ban đầu, trên vùng da quanh bẹn xuất hiện những vết nhỏ hơi sưng có dạng hình bầu dục hoặc uốn lượn. Giữa các vùng da có các đường viền có màu đậm hơn màu da bình thường. Các đốm này ban đầu xuất ở lẻ tẻ với kích thước nhỏ cách xa nhau, càng để lâu thì các vùng da này càng liên kết lại gần nhau tạo thành một mảng da lớn khác màu hoàn toàn.
- Vùng da quanh bẹn bị hắc lào có màu nâu đỏ, có thể có vảy cứng sắc, da bong tróc.
- Có thể xuất hiện mụn nước, chảy mủ.
- Người bệnh luôn cảm thấy ngứa, khó chịu, đặc biệt là vùng đùi trong, quanh háng.
- Vùng da lân cận bị sưng đỏ lên và có cảm giác nóng rát khó chịu.
Đặc biệt tình trạng hắc lào ở háng thường có phần trầm trọng hơn so với các khu vực kháng bởi vùng này thường tiếp mồ hôi nhiều, thường ẩm ướt và dễ đổ mồ hôi nên hắc lào ở đây thường nguy hiểm hơn nhiều.
Nguyên nhân gây hắc lào ở háng
Nguyên nhân gây hắc lào ở háng vẫn liên quan đến sự phát triển quá mức của các loại nấm da.Thông thường chúng sinh sống tại lớp sừng ngoài của da và chỉ bộc phát khi có các yếu tố gây kích thích.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh bao gồm
- Vấn đề vệ sinh kém: Vệ sinh cá nhân kém khiến vùng da quanh háng thường xuyên bị đồ mồ hôi, ẩm ướt là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Vấn đề nguồn nước không đảm bảo cũng làm tăng nguy cơ hắc lào ở háng.
- Mặc đồ chật chội: Thói quen thường xuyên mặc đồ bó sát, khiến cho vùng háng bị kích ứng, bí bách, khó tiết mồ hôi sẽ tạo điều kiện cho nấm da phát triển mạnh mẽ.
- Dùng chung quần áo với người bệnh: Nấm da có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Vì vậy nếu dùng dung quần áo có dính nấm từ những người đã bị mắc bệnh trước đó thì người này cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Các nghiên cứu cho thấy những người có hệ miễn dịch hoặc đang điều trị một số bệnh bệnh tiểu đường, bệnh HIV thường có khả năng mắc hắc lào ở háng nhiều hơn.
- Thừa cân, béo phì: Vùng da ở háng của những người bị béo phì thừa cân thường có nhiều nếp gấp. Khi bị tiết mồ hôi vùng da này sẽ bị ẩm ướt kéo dài và gây nấm da.
- Vấn đề giới tính: Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ nam giới mắc hắc lào ở háng cao hơn hẳn nữ giới.
- Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh: Những người có tuyến mồ hôi hoạt động thì thường có nguy cơ nhiễm nấm gây bệnh ở háng cao hơn.
- Tiếp xúc với người bệnh: Việc quan hệ tình dục với người bị hắc lào cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn.
- Sử dụng một số sản phẩm chăm sóc kém chất lượng: Việc dùng sữa tắm hay một số sản phẩm chăm sóc vùng kín kém chất lượng cũng tạo điều kiện mắc hắc lào.
Hắc lào ở háng có nguy hiểm không?
Tình trạng xuất hiện nấm ở vùng háng sẽ gây ra cảm giác ngứa rát khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt khi hoạt động lạnh làm đổ mồ hôi, vùng da bị hắc lào sẽ bị xót, có nguy cơ chảy mủ cao và làm tăng tình trạng viêm nhiễm lan rộng hơn.
Hắc lào không phải là một bệnh da liễu quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu bị hắc lào ở háng lại gặp nhiều bất tiện hơn vì rất khó chăm sóc. Vùng này cũng rất hay đổ mồ hôi tạo môi trường ẩm thấp cho nấm phát triển, người bệnh vốn đã khó chịu nay càng khó chịu hơn.
Hắc lào ở háng có thể gây ra rất nhiều vấn đề đến đời sống và sức khỏe của người bệnh, bao gồm
- Giảm chất lượng sức khỏe và cuộc sống: Những cơn ngứa ngáy do hắc lào nên không xử lý đúng cách có thể hình thành các vết lở loét ăn sâu vào trong da và có thể để lại sẹo hoặc ăn da non kéo dài thời gian mắc bệnh. Tình trạng này gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
- Suy giảm khả năng tình dục: Các tổn thương có thể bị đau rát khó chịu hơn khi có tiếp xúc gần trên da, đặc biệt khả năng lây nhiễm khá cao nên người bệnh tuyệt đối không nên quan hệ tình dục khi đang bị hắc lào. Tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể làm giảm cảm giác ham muốn. Nếu không vệ sinh đúng cách bộ phận sinh dục còn xuất hiện mùi hôi khó chịu khiến cả người bệnh và nửa kia còn không còn muốn làm chuyện vợ chồng.
- Bội nhiễm: Nếu không kiểm soát được các vùng nhiễm nấm khiến nở lở loét nặng và lan rộng có thể dẫn tới tình trạng bội nhiễm ra khắp các vùng quanh cơ quan sinh dục dưới. Người bệnh có nguy cơ mắc thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như viêm nhiễm bộ phận sinh dục, viêm da, mủ trắng, chàm hóa, chảy mủ, bong da,…
- Khó khăn trong việc mặc đồ: Những người bị hắc lào nên hạn chế sự tiếp xúc với các vùng da bị nhiễm nấm ở háng. Điều này có thể khiến người bệnh không thể mặc đồ như bình thường, đặc biệt khó mặc đồ lót gây ra rất nhiều bất tiện trong cuộc sống. Nhất là với những người có tình chất công việc phải mặc đồ gọn gàng, ôm sát.
- Khó khăn trong đi lại: Khi đi lại có thể gây cọ xát vào vùng da bị tổn thương. Người bệnh có thể không đi được bình thường và phải hạn chế hoạt động.
- Mất tự tin và khả năng tập trung: Những cơn ngứa ngáy đến bất chợt kèm theo cơn đau nhức khó chịu kéo dài lâu ngày có thể gây tâm lý mệt mỏi, mất tự tin khi giao tiếp. Với những người có tâm lý ngại ngùng thường cũng rất xấu hổ khi đi khám bệnh ở vùng kín nên thường tự điều trị tại nhà, có thể sai cách khiến tới bội nhiễm nặng nề hơn.
- Vô sinh: Một số nghiên cứu cho thấy nếu tình trạng hắc lào xuất hiện ở vùng háng dẫn tới bội nhiễm khiến các vi khuẩn phát triển mạnh có thể thể dẫn tới nguy cơ vô sinh cực kỳ lớn, nhất là đối với nam giới.
Như vậy có thể thấy các triệu chứng hắc lào ở háng có dấu hiệu nguy hiểm hơn hẳn các khu vực khác. Tâm lý mệt mỏi ngại ngùng không đi chữa trị của người bệnh càng làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Vì vậy người bệnh nên tạm loại bỏ tâm lý này để đến ngay các cơ sở y tế gần nhất xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh để có hưởng xử lý kịp thời.
Điều trị bệnh hắc lào ở háng
Người bệnh sẽ được lấy một mảnh tế bào trên vùng da bị hắc lào đem đi xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh. Thường hắc lào sẽ được chỉ định điều trị tại nhà bằng một số loại thuốc uống hoặc thuốc bôi để ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan. Bên cạnh đó người bệnh cũng nên áp dụng thêm một số cách điều trị tại nhà để có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu này nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Điều trị bằng thuốc
Tùy vào từng tình trạng mà bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc bôi và uống khác nhau, nếu có dấu hiệu bội nhiễm có thể được chỉ định thêm cả thuốc kháng sinh để ngăn ngừa các dấu hiệu nguy hiểm. Các loại thuốc thường được chỉ định dùng trong điều trị hắc lào ở háng bao gồm.
Với các loại thuốc bôi người bệnh nhớ chú ý làm sạch vùng da nhiễm nấm và lau khô trước khi bôi. Sau khi bôi, nên để da được khô tự nhiên rồi mới thực hiện việc mặc quần áo. Tùy theo chỉ định của bác ĩ mà ngày nên bôi từ 1-2 lần để đạt kết quả tốt nhất.
Với dạng thuốc uống, người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối chỉ định về liều lượng sử dụng, thời gian, cách uống. Tuyệt đối không tự ý tăng liều hay ngừng thuốc sớm vì có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.
Trong thời gian điều trị nếu cần phải dùng thêm một số loại thuốc để hỗ trợ điều trị một số bệnh khác hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể được hỗ trợ điều trị phù hợp. Bởi một số loại thuốc có thể gây tương tác lẫn nhau nên cùng uống trong 1 thời gian ngắn. Vì vậy tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có các triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho chính bản thân.
Tùy vào tình trạng hắc lào và mức độ lan rộng của nấm, thời gian điều trị hắc lào ở háng cần phải tốn tù 4- 18 tuần mới có thể điều trị dứt điểm nếu dùng thuốc theo đúng chỉ định.
Thuốc kháng nấm tại chỗ dạng bôi
Thuốc kháng nấm tại chỗ hầu như là loại thuốc dùng cho hắc lào tại bất cứ vùng da nào khi có dấu hiệu nhiễm nấm. Thuốc thường được dùng dưới dạng bôi nhằm ngăn ngừa và ức chế hoạt động của các loại vi nấm gây bệnh hắc lào đồng thời giúp dịu da, giảm ngứa ngáy hiệu quả. Dùng thuốc còn giúp ngăn ngừa sự lây lan sang các vùng da khác trên diện rộng.
Một số loại thuốc kháng nấm thường được chỉ định như Econazol, Ketoconazol, Miconazol.. Các loại thuốc này thường có dạng gel, thuốc mỡ, xịt, đôi khi là thuốc dạng bột tùy loại.
Thuốc kháng nấm dạng uống
Với tình trạng nấm da lây lan trên diện rộng, khó có thể kiểm soát thì bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng nấm dạng uống để ức chế sự hoạt động của nấm từ bên trong, ngăn ngừa bội nhiễm. Kết hợp thuốc đường uống và dạng bôi sẽ đem đến tác dụng điều trị nhanh chóng, hiệu quả và khá an toàn.
Các loại thuốc đường uống thường được chỉ định như Fluconazole, Ketoconazol, Griseofulvin, Itraconazole..
Dung dịch cồn
Dung dịch cồn dạng nhẹ cũng được chỉ định trong điều trị bệnh hắc lào ở háng để có thể cải thiện bệnh nhanh chóng và hiệu quả. Dùng các dung dịch này để sát trùng các vùng tổn thương, làm sạch da và giảm ngứa ngáy lay nguy cơ lây lan của các loại nấm. Kết hợp với thuốc đường uống và đường bôi sẽ giúp phục hồi và tái tạo da mới nhanh hơn.
Các loại dung dịch cồn được dùng phổ biến như Acid benzoic, Acid salicylic, Acid acetylsalicylic hay Natri salicylat. Khi sát trùng bằng các dung dịch này người bệnh có thể có cảm giác hơi ngứa rát nhẹ nhưng các triệu chứng này sẽ mau chóng biến mất sau đó.
Thuốc kháng sinh
Trong một số trường hợp có nguy cơ bội nhiễm, người bệnh cũng được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để ức chế sự sinh sản quá mức của vi nấm xâm nhập sâu vào cơ thể, ngăn ngừa các nguy cơ viêm nhiễm và tổn thương nặng nề khác.
Điều trị tại nhà
Để rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh có thể kết hợp thêm một số phương pháp điều trị tại nhà đơn giản. Các phương pháp này tuy không thể điều trị dứt điểm bệnh nhưng có thể giảm các triệu chứng ngứa rát, ngăn ngừa lây lan nhờ đó cải thiện bệnh vô cùng hiệu quả. Kết hợp các phương pháp này với các loại thuốc sẽ giúp hắc lào ở háng mau chóng biến mất.
Với một số triệu chứng hắc lào mới khởi phát trong một diện tích nhỏ, chưa quá trầm trọng thì áp dụng các biện pháp này cũng có thể làm biến mất các vùng da bị nhiễm nấm. Tuy nhiên nếu không chú ý đến chế độ sinh hoạt hoặc không xác định được nguyên nhân nhiễm nấm nên vẫn có nguy cơ tái phát. Vì vậy tốt nhất người bệnh vẫn nên đến khám da liễu một lần nữa để ngăn ngừa và phòng tránh bệnh tốt nhất.
Dùng tỏi
Tỏi là một trong những dược liệu không thể thiếu trong điều trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da. Chất allicin trong tỏi hoạt động như một chất kháng sinh cực kỳ mạnh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm ngoài da vô cùng hiệu quả. Nhờ đó ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lây lan nặng nề tại khu vực nhạy cảm này.
Hoạt chất phytonutrients dồi dào trong nghệ cũng đem đến tác dụng giảm ngứa, làm dịu da và phục hồi lại vùng da bị tổn thương. Nước ép từ tỏi cũng được nghiên cứu với khả năng ức chế và tiêu diệt một số loại vi khuẩn và nấm cực kỳ hiệu quả.
Cách thực hiện bài thuốc chữa hắc lào ở háng cũng vô cùng đơn giản
- Rửa sạch vùng da bị hắc lào với nước ấm rồi lau khô
- Tỏi bóc vỏ, ép lấy nước, dùng cả phần bã.
- Nếu có sẵn dầu dừa hoặc dầu oliu thì cho một ít vào dung dịch tỏi vừa ép
- Thoa hỗn hợp lên vùng da bị hắc lào, giữ trong khoảng 20 phút.
- Rửa lại da với nước ấm.
- Thực hiện ngày 2-3 lần để có thể cải thiện bệnh nhanh chóng.
Tuy nhiên vùng da ở háng rất nhạy cảm, vì thế bạn không nên dùng quá nhiều tỏi ở đây có thể gây bỏng da. Nếu không có sẵn dầu ô liu hay dầu dừa bạn cũng có thể cho thêm 1-2 giọt nước lỏng để làm loãng bớt dung dịch, tránh làm kích ứng da quá mức.
Dùng nghệ tươi
Hoạt chất curcumin sẽ đem đến cho làn da bị tổn thương những hiệu quả vô cùng tuyệt vời. Hoạt chất curcumin trong nghệ không chỉ giúp kháng khuẩn chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn mà còn nhanh chóng làm lành các tổn thương tại đây nếu có dấu hiệu lở loét.
Các vitamin và chất béo tốt trong nghệ cũng có tác dụng làm dịu da, thúc đẩy quá trình hình thành tế bào mới, lên da non để da mau chóng hồi phục hơn. Nghệ cũng vô cùng lành tính trên da, thích hợp với các vết thương hở cho mọi đối tượng nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Các thực hiện như sau
- Rửa sạch vùng da bị hắc lào với nước ấm rồi lau khô
- Nghệ tươi rửa sạch, gọt vỏ rồi đem đi giã nhuyễn với vài hạt muối rồi vắt lấy nước cốt
- Dùng bông gòn hoặc tăm bông thấm dung dịch vào vùng da bị nhiễm nấm.
- Để da khô tự nhiên trong khoảng 15- 20 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
- Thực hiện ngày 1-2 lần
Dùng rau răm
Rượu rau răm cũng có thể dùng làm chất sát trùng trên da, tuy nồng độ có nhẹ cơn cồn nhưng cho hiệu quả tốt không kém, độ an toàn cũng cao hơn rất nhiều. Theo Đông y, thảo dược này có vị cay tính ấm, có tác dụng trừ viêm tiêu độc rất tốt nên có thể loại bỏ các vi khuẩn và nấm đang gây kích ứng da.
Dùng rượu rau răm để sát trùng cũng giúp làm dịu ngứa rát trên da đồng thời ngăn ngừa tình trạng lây lan viêm nhiễm hiệu quả.
Các thực hiện như sau
- Rau răm rửa sạch, thái khúc, cho vào bình thủy đã được khử trùng
- Cho khoảng 100ml rượu trắng vào bình rau răm, ủ trong khoảng 7 ngày.
- Dùng bông gòn thấm hỗn hợp rượu rau răm sau khi ủ, thoa nhẹ lên da.
- Để da khô tự nhiên rồi rửa sạch lại với nước ấm.
- Thực hiện ngày 1 lần.
Dùng lá trầu không
Đặc tính kháng khuẩn chống viêm của lá trầu không vô cùng nổi bật. Dùng lá này để tắm hay sát khuẩn có thể làm dịu cơn ngứa và ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan hiệu quả. Các hoạt chất methyl eugenol, estragol hay cineol có trong lá trầu không đều được coi như một chất kháng viêm tự nhiên nên vô cùng an toàn cho da.
Chất oxy hóa mạnh trong lá trầu không cũng giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da mới nhanh chóng hơn đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ da khỏi các vi khuẩn và nấm da khác. Người bệnh nếu bị tổn thương vùng háng lan rộng có thể đun nước tắm với lá trầu không để ngăn ngừa viêm nhiễm và làm dịu da an toàn.
Cách làm bài thuốc với lá trầu không trị hắc lào ở háng như sau
- Dùng khoảng 5 – 7 lá trầu không rửa sạch, ngâm nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn tạp chất. Sau đó vớt ra để ráo.
- Đem lá trầu không vừa rửa sạch thái nhỏ rồi cho vào cối giã nát
- Vắt lấy nước cốt từ lá trầu không, bỏ bã
- Vệ sinh sạch sẽ vùng đang bị nhiễm nấm, lau khô trước khi thoa hỗn hợp lên.
- Dùng bông gòn nhúng vào dịch nước cốt lá trầu rồi thoa lên da
- Để khô tự nhiên thêm 15 phút
- Rửa sạch với nước ấm
- Thực hiện ngày 1 lần.
Đây cũng là cách để kích thích các mầm bệnh hắc lào xuất hiện, từ đó có thể điều trị dứt điểm một lần, ngăn ngừa nguy cơ tái phát hiệu quả nhất.
Dùng chuối xanh
Dùng chuối xanh chữa hắc lào là một trong những mẹo dân gian được áp dụng nhiều từ xưa tới nay và đem đến những hiệu quả rất tốt. Các hoạt chất serotinin, nore-pinephrin, dopamin, catecholamin có trong nhựa chuối có khả năng chống viêm cực kỳ tốt. Ngoài ra các chất này còn giúp tăng sức đề kháng cho da, hạn chế tối đa các tác động mà nấm gây ra.
Sử dụng nhựa chuối xanh còn đem đến tác dụng như một chất kháng sinh tự nhiên giúp các tổn thương mau lành hơn. Các vùng da bị hắc lào sẽ mau chóng hồi phục và không còn ngứa rát, lấy lại sự tự tin và vui vẻ cho người bệnh nhanh chóng.
Cách thực hiện như sau
- Dùng khoảng 1 quả chuối xanh tươi đem về rửa sạch, ngâm trong nước muối khoảng 15 phút. Chú ý nên chọn những trái tươi mới hái để đem lại hiệu quả tốt nhất/
- Rửa sạch vùng da bị hắc lào với nước ấm rồi lau khô
- Thái chuối xanh thành từng lát mỏng rồi đắp lên vùng da bị nhiễm nấm. Có thể chà nhẹ để nhựa chuối xanh tiết ra nhiều hơn.
- Giữ khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
- Thực hiện ngày 2 lần để đạt kết quả điều trị tốt nhất.
Dùng đu đủ xanh
Các nghiên cho thấy trong đu đủ xanh có rất nhiều các hoạt chất có thể ức chế sự phát triển và lây lan của nấm như papaya protenaza, latex proteaza, chymopapain… Nhờ đó tình trạng hắc lào được cải thiện đáng kể, tránh các nguy cơ bội nhiễm gây nguy hiểm.
Đu đủ xanh cũng là dược liệu rất dễ kiếm, cách làm đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện tại nhà. Cách thực hiện như sau
- Dùng 1 quả đu đủ xanh nhỏ, rửa sạch, ngâm với nước muối. Nhớ chọn loại đu đủ tươi mới hái để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Thái đu đủ thành các lát mỏng để dễ đắp hơn.
- Đắp đu đủ non lên vùng da bị hắc lào.
- Dùng băng gạc cố định đu đủ trên da khoảng 1 tiếng.
- Rửa lại da bằng nước ấm.
Chăm sóc và phòng tránh bệnh hắc lào ở háng
Mặc dù nguồn gốc gây bệnh hắc lào ở háng có liên quan đến các vấn đề nấm da, tuy nhiên chính yếu tố sinh hoạt kém khoa học mới là nguyên nhân chủ chốt làm bùng phát bệnh. Đặc biệt việc điều trị bệnh sẽ không thể dứt điểm nếu người bệnh không thay đổi một lối sống lành mạnh hơn. Hắc lào nếu tái phát nhiều sẽ ngày càng trầm trọng có nguy cơ làm vô sinh ở người bệnh rất cao.
Một số vấn đề người bệnh cần chú ý để có thể ngăn ngừa bệnh tái phát cũng như phòng tránh bệnh hiệu quả nhất bao gồm
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày.
- Giữ vùng háng được khô thoáng, sau khi tắm rửa nên lau khô người rồi mặc quần áo, tránh để vùng này ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm phát triển.
- Hạn chế mặc đồ quá bó, chật, đặc biệt là đồ lót. Chú ý thay đồ loét thường xuyên.
- Chọn trang phục thoải mái, ưu tiên các loại vải mềm, dễ thấm hút.
- Không dùng chung đồ với người khác.
- Hạn chế tiếp xúc gần với người bệnh.
- Nếu phát hiện bản thân mắc bệnh nên tự cách ly, không tiếp xúc gần hay quan hệ tình dục để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.
- Không gãi ngứa vào vào vùng bị hắc lào vì có thể gây lây nhiễm sang các cơ quan khác.
- Rửa tay sau khi tiếp xúc với vùng da lây nhiễm.
- Uống nhiều nước hơn.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.
- Hạn chế vận động mạnh làm tiết nhiều mồ hôi khi đang điều trị hắc lào ở háng.
- Khi đã điều trị xong nên tăng cường tập thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng để hạn chế các vi khuẩn, virus hay nấm muốn xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể.
Hắc lào ở háng sẽ không quá nguy hiểm nếu có thể điều trị sớm. Người bệnh cần luôn giữ tinh thần phòng tránh bệnh để tránh những tác động xấu của bệnh lên sức khỏe và tinh thần. Đừng quên vệ sinh thân thể sạch sẽ mỗi ngày để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tối đa.
Bác sĩ cho e hỏi.giờ e bị hắc lào mà lan khá rộng.khi đỡ được 1 thời gian lại bị tái phát.đặc thu bệnh thường bị ở háng và bây giờ lan ra 2 bên mông