Bệnh chàm (Eczema): Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

TOP 12 thuốc trị bệnh chàm tốt nhất được đánh giá tốt

Nổi mụn nước ở môi là bị gì? Bôi thuốc gì nhanh khỏi?

Cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu không theo dân gian hiệu quả

Chàm đồng tiền là gì? Cách nhận biết và điều trị

Bệnh Eczema ở trẻ em – Nguyên nhân và hướng điều trị

Bệnh chàm bìu: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

3 Cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa an toàn cho bé tại nhà

Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh và các biện pháp điều trị an toàn

Cách chữa bệnh chàm bằng lá ổi giảm nhanh triệu chứng

Ghẻ chàm hóa là bệnh gì? Điều trị bằng cách nào?

Ghẻ chàm hóa là một trường hợp tiến triển của bệnh ghẻ, các triệu chứng của bệnh thường kéo dài dai dẳng nếu không có các biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách. Ghẻ chàm hóa không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, bệnh lý có tính chất lây lan trên diện rộng cùng các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu tác động trực tiếp đến sinh hoạt và chức năng thẩm mỹ.

Ghẻ chàm hóa là bệnh gì? Điều trị bằng cách nào?
Ghẻ chàm hóa không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể

Ghẻ chàm hóa là bệnh gì?

Ghẻ chàm hóa xuất hiện khi các triệu chứng bệnh ghẻ tiến triển. Bệnh ghẻ có tên khoa học là Scabiei, là một bệnh ngoài da hình thành bởi ký sinh trùng Sarcoptes scabiei xâm nhập. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tấn công vào da, xây các hang ổ, sinh sản và phát triển. Vị trí ký sinh trùng này thường tấn công là ở lớp sừng trên da.

Quá trình làm tổ, phát triển của Sarcoptes scabiei gây bùng phát các triệu chứng bệnh ghẻ. Bệnh lý không chỉ khởi phát ở người mà còn có thể xuất hiện ở một số động vật như chó, mèo, lợn, ngựa,…

Vòng đời của con ghẻ Sarcoptes scabiei có 4 giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn xuất hiện trứng ký sinh trùng trên da, có kích thước từ 0,10 – 0,15 mm.
  • Sau khoảng 3 – 4 ngày, những trứng này sẽ nở ra, ấu trùng sẽ bắt đầu đào sâu làm thành hang ổ ở lớp sừng trên da. Trong giai đoạn này, trên da người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh ghẻ.
  • Sau 3 – 4 ngày tiếp theo, ký sinh trùng Sarcoptes scabiei sẽ lột xác liên tục và ngưng lại đến khi trưởng thành.
  • Những con ghẻ này sẽ thực hiện giao phối và đào hang dưới da để đẻ trứng mới.

Trường hợp người bệnh không có các biện pháp điều trị để tiêu diệt ký sinh trùng này, bệnh ghẻ chàm hóa sẽ hình thành và kèm theo các triệu chứng khó chịu.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ghẻ chàm hóa

Các triệu chứng bệnh ghẻ chàm hóa thường xuất hiện ở nhóm đối tượng bao gồm:

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ghẻ chàm hóa
Những người mắc bệnh ghẻ nhưng không có các biện pháp điều trị và chăm sóc phù hợp
  • Những người mắc bệnh ghẻ nhưng không có các biện pháp điều trị và chăm sóc phù hợp.
  • Những thường sinh hoạt và làm việc trong môi trường ô nhiễm, ẩm thấp, chật hẹp sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh ghẻ chàm hóa cao hơn những người khác.
  • Người có tiền sử hoặc đang mắc phải các bệnh lý da liễu như bệnh chàm eczema, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc,…Các bệnh này sẽ khiến sức đề kháng của da bị suy giảm, tạo điều kiện bùng phát bệnh ghẻ chàm hóa.
  • Người tiếp xúc với người đang mắc bệnh ghẻ hoặc dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao. Vì bệnh ghẻ có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người bình thường.
  • Những người có thể miễn dịch suy yếu cho thiếu chất dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh lý khác sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ghẻ và ghẻ chàm hóa cao hơn so với những người có hệ miễn dịch tốt.

Nguyên nhân gây ghẻ chàm hóa

Nguyên nhân chính dẫn đến khởi phát bệnh ghẻ chàm hóa là do sự hình thành, phát triển bệnh ghẻ và sự sinh sôi, làm tổ của ký sinh trùng Sarcoptes scabiei.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ chàm hóa

Khi ký sinh trùng Sarcoptes scabiei tấn công vào lớp sừng của da sẽ sinh sản, đào hang và đẻ trứng. Lúc này cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện khó chịu trong một thời gian ngắn. Một số trường hợp có mức độ nghiêm trọng, các triệu chứng bệnh lý sẽ kéo dài từ 4 – 6 tuần hoặc hơn.

Bệnh ghẻ chàm hóa có các triệu chứng đặc trưng bao gồm:

Các dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ chàm hóa
Khi ký sinh trùng Sarcoptes scabiei tấn công vào lớp sừng của da sẽ sinh sản, đào hang và đẻ trứng
  • Da bị ngứa ngáy âm ỉ hoặc dữ dội, hầu hết những cơn ngứa do bệnh ghẻ gây ra đều bùng phát dữ dội vào ban đêm. Bởi đây là thời gian ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hoạt động mạnh, đào sâu vào da và sinh sản.
  • Khu vực da bị tổn thương có thể hình thành các mụn nhọt.
  • Những mụn nhọt này nhanh chóng phát triển thành mụn nước có chứa dịch, có vảy và bong tróc.
  • Khi chà xát hoặc cào gãi mạnh lên vùng da bị tổn thương sẽ hình thành các vết loét trên bề mặt da.
  • Các triệu chứng này có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, bệnh thường tập trung ở khuỷu tay, kẽ tay, cổ tay và nách.
  • Bệnh ghẻ thường kéo dài dai dẳng và có xu hướng bùng phát mạnh trở thành bệnh mãn tính. Ngay sau khi các triệu chứng của bệnh bùng phát dữ dội, có thể sẽ gây ra các tổn thương da, viêm loét, bội nhiễm và gây ngứa ngáy khó chịu.

Một vài trường hợp, da của người bệnh trở nên dày sừng sau khi mắc bệnh. Các sắc tố da thay đổi chuyển sang màu sậm hơn, triệu chứng bệnh lý tái phát nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp.

Các phương pháp chẩn đoán ghẻ chàm hóa

Bệnh ghẻ chàm hóa cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, người bệnh nên tiến hành chẩn đoán ngay khi trên da xuất hiện các dấu hiệu của bệnh ghẻ để bác sĩ có các biện pháp chữa trị kịp thời, rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế tổn thương da.

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và kết quả của các phương pháp xét nghiệm như trích da, soi da dưới kính hiển vi,…Bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định được chính xác bệnh lý cũng như sự xuất hiện của ký sinh trùng Sarcoptes scabiei và ấu trùng.

Các phương pháp chẩn đoán ghẻ chàm hóa
Sau khi tiến hành các phương pháp chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các biện pháp điều trị và chăm sóc phù hợp

Sau khi tiến hành các phương pháp chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các biện pháp điều trị và chăm sóc phù hợp cho từng trường hợp theo mức độ tổn thương cũng như độ tuổi.

Điều trị bệnh ghẻ chàm hóa

Thông thường, để kiểm soát các triệu chứng bệnh ghẻ chàm hóa cũng như hạn chế tình trạng lây lan, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc và chất diệt ký sinh trùng. Phổ biến nhất là sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da có chứa hoạt chất phù hợp với tình trạng da như thuốc mỡ, kem bôi,…

Việc điều trị bệnh ghẻ nói chung và ghẻ chàm hóa nói riêng sẽ được áp dụng cho những người thân trong gia đình và những người sống chung với người bệnh. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa được sự lây lan của ký sinh trùng Sarcoptes scabiei từ người bệnh sang người khác.

Dựa vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và độ tuổi của người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị bệnh ghẻ chàm hóa được áp dụng phổ biến:

Kem Permethrin 5%: Các hoạt chất trong kem bôi có tác dụng tiêu diệt trứng ghẻ và con ghẻ. Thông thường thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định với người bệnh là người lớn và trẻ em trên tháng tuổi.

Benzyl benzoate lotion 25%: Là loại thuốc bôi ngoài da, khi các hoạt chất của thuốc đi vào trong da sẽ hoạt động bằng cách sẽ gây ra tác dụng độc hại lên hệ thống thần kinh của ký sinh trùng khiến chúng chết đi, các trứng của ký sinh trùng cũng sẽ chết theo.

Điều trị bệnh ghẻ chàm hóa
Các loại thuốc điều trị bệnh ghẻ chàm hóa chỉ sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Thuốc mỡ lưu huỳnh 10%: Thuốc mỡ lưu huỳnh có hàm lượng 10% thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý ngoài da như viêm da bã tiết, điều trị rối loạn da và bệnh ghẻ. Tuy nhiên, thuốc chỉ được dùng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa da liễu. Việc tự ý sử dụng thuốc điều trị có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn và kích ứng da khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Các loại kem bôi ngoài da: Một số loại kem bôi ngoài da như crotamiton 10% thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh ghẻ chàm hóa có mức độ nghiêm trọng. Thời gian sử dụng thuốc từ 1 – 2 ngày, vì nếu lạm dụng thuốc có thể gây ra các rủi ro.

Các loại thuốc điều trị bệnh ghẻ chàm hóa chỉ sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Do đó, người bệnh không nên tự ý mua thuốc ngoài điều trị vì có thể gây ra các dụng phụ, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Các biện pháp kiểm soát bệnh ghẻ hóa chàm

Trong thời gian điều trị bệnh ghẻ hóa chàm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc da và chế độ sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng bệnh lý tốt hơn, đồng thời ngăn ngừa tình trạng bệnh lây lan cho những người xung quanh.

Một số biện pháp kiểm soát các triệu chứng bệnh ghẻ chàm hóa được áp dụng phổ biến như:

  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc rõ ràng, được chiết xuất từ tự nhiên, dịu nhẹ, không chất tạo màu, tạo mùi để hạn chế tình trạng kích ứng. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để lựa chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng da.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin, các chất chống oxy hóa trong các loại rau củ, trái cây. Giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm lành các vùng da bị tổn thương do ghẻ chàm hóa gây ra.
Các biện pháp kiểm soát bệnh ghẻ hóa chàm
Thường xuyên vệ sinh không gian sống, chăn, màn, gối, quần áo,…
  • Người bệnh ghẻ chàm hóa nên lựa chọn các trang phục thoáng mát, rộng rãi, thấm hút tốt có chất liệu từ sợi tự nhiên hoặc cotton. Tránh những bộ quần áo có chất liệu dày, cứng như len, gây bí da, đổ nhiều mồ hôi,…Khi các trang phục này cọ xát vào da sẽ kích thích các phản ứng khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên dữ dội hơn.
  • Khi các cơn ngứa ngáy khởi phát, bạn tránh chà xát hay cào gãi lên vùng da bị tổn thương. Hành động này chỉ có thể làm dịu cơn ngứa tạm thời nhưng sẽ gây trầy xước da, có nguy cơ dẫn đến bội nhiễm. Để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để được chỉ định các loại thuốc chống ngứa phù hợp.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm hoặc tiếp xúc vào vùng da bị tổn thương của người bệnh. Vì bệnh lý có khả năng lây lan nên sẽ khiến các triệu chứng bùng phát sau khi bạn tiếp xúc với chúng.
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống, chăn, màn, gối, quần áo,…Sau khi giặt xong bạn nên ngâm tiếp tục với nước nóng và phơi ở những nơi có ánh nắng mặt trời để tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.
  • Che chắn kỹ khi đến những nơi ô nhiễm, khói bụi, hạn chế đến những nơi ẩm thấp vì sẽ có nguy cơ bị ký sinh trùng Sarcoptes scabiei xâm nhập và gây bệnh ghẻ và ghẻ hóa chàm.
  • Tích cực điều trị bệnh ghẻ theo chỉ định của bác sĩ điều trị và kết hợp các biện pháp chăm sóc để tránh bệnh tiến triển thành ghẻ hóa chàm .

Các triệu chứng bệnh ghẻ hóa chàm không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, bệnh gây ra các tổn thương da, khiến da bong tróc, ngứa ngáy làm ảnh hưởng đến công việc, học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh lý, bạn nên nhanh chóng đến bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Chàm thể tạng là gì? Có nguy hiểm không?

Chàm thể tạng (Atopic eczema) là một dạng viêm da mãn tính có thể gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người trưởng thành. Bệnh chỉ gây thương tổn...

Bệnh chàm vi khuẩn là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh chàm vi khuẩn là gì? Có nguy hiểm không?

Chàm vi khuẩn là một trường hợp đặc biệt của bệnh chàm, các triệu chứng của bệnh khởi phát do các độc tố từ tụ cầu, liên cầu khuẩn hoặc...

Kem trị chàm sữa Dexeryl và những thông tin cần biết

Kem trị chàm sữa Dexeryl và những thông tin cần biết

Kem Dexeryl ngoài công dụng hỗ trợ điều trị chàm sữa thì còn có tác dụng dưỡng da và cải thiện triệu chứng một số bệnh ngoài da thường gặp....

Bệnh chàm khô đầu ngón tay

Bệnh chàm khô đầu ngón tay và các biện pháp điều trị

Bệnh chàm khô đầu ngón tay khiến da bị bong tróc nứt nẻ và vô cùng đau nhức ngứa ngáy nhất là khi tiếp xúc trực tiếp với các hóa...

Bệnh chàm môi

Bệnh chàm môi: Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Bệnh chàm môi là một bệnh da liễu xuất hiện trên khu vực môi miệng phổ biến ở nhiều người. Dù bệnh không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng...

Top 10 cách chữa bệnh chàm theo dân gian mang lại hiệu quả

Top 10 cách chữa bệnh chàm theo dân gian mang lại hiệu quả

10 cách chữa bệnh chàm theo dân gian bằng muối trắng, nghệ vàng, trà xanh, trầu không, lá khế, lá ổi, dưa leo, dầu dừa... tiết kiệm và đơn giản...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn