Gai đôi cột sống bẩm sinh: Cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa

Chữa gai cột sống bằng ngải cứu đúng cách giúp bệnh cải thiện

Gai đôi cột sống s1: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Mổ gai cột sống: Có nên không? Những điều cần biết

10 bài tập Yoga cho người bị gai cột sống giúp cải thiện bệnh

Gai cột sống L4 L5 và những thông tin cần biết

Chữa gai cột sống bằng lá lốt và cách thực hiện đúng tại nhà

Trị gai cột sống bằng xương rồng có hiệu quả không?

Bị gai cột sống nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Người bị gai cột sống uống sữa gì? Có nên uống sữa

Gai đôi cột sống bẩm sinh: Cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa

Gai đôi cột sống là một bệnh lý mang tính bẩm sinh rất nguy hiểm. Tuy hiếm gặp và chưa xác định rõ được nguyên nhân hình thành bệnh nhưng nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng lâu dài.

Gai đôi cột sống bẩm sinh là gì?

Gai đôi cột sống bẩm sinh là hiện tượng xương sống phát triển không bình thường từ khi thai nhi còn trong bụng mẹ.  Xung quanh cột sống hình thành các gai xương gây nên những tác động xấu đến các dây chằng xung quanh vị trí bị gai đôi và đĩa sụn của trẻ. Gai đôi đa số xuất hiện ở vùng thắt lưng.

bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh
Gai đôi cột sống bẩm sinh là bệnh hiếm gặp nhưng nguy hiểm

Với tỷ lệ 1/1000 trẻ em sinh ra mắc bệnh gai đôi cột sống, không khó để thấy trên thế giới vẫn còn nhiều ca trường hợp mắc căn bệnh nguy hiểm này. Hiện nay, căn bệnh này được chia ra làm ba loại phổ biến, đó là: Gai đôi cột sống ẩn, thoát vị màng não và gai đôi có nang.

Chẩn đoán và nhận biết gai đôi cột sống bẩm sinh

Để chẩn đoán và nhận biết một đứa trẻ có bị gai đôi cột sống bẩm sinh hay không? Chúng ta dựa vào kết quả siêu âm trong quá trình người mẹ mang thai hoặc khi đứa trẻ đã được sinh ra đời.

  • Thông qua quá trình siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện ra gai đôi cột sống hoặc các dị tật mà đứa trẻ mắc phải.
  • Phương pháp xét nghiệm thông qua phần nước ối giúp xác định lượng AFP của thai nhi. Trong trường hợp hàm lượng AFP cao vượt mức tiêu chuẩn thì khả năng cao đứa trẻ đã bị mắc bệnh.
gai đôi cột sống
Sử dụng phương pháp chụp X-quang để chẩn đoán bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh

Đây là một loại bệnh lý khó phát hiện, vì trong thời gian đầu sẽ không có biểu hiện bệnh rõ rệt. Cho đến khi trưởng thành thì các gai xương mới bắt đầu lộ ra nhiều hơn, chèn ép các dây thần kinh gây nên những cơn đau tùy theo từng mức độ. Khi đó, người bệnh mới phát hiện ra bệnh của mình với các biểu hiện thường thấy như:

  • Đau nhức vùng cột sống: Chưa có các minh chứng để kết luận mối liên hệ giữa đau nhức xương khớp và gai đôi cột sống. Tuy nhiên, người bị gai đôi lại có nhiều triệu chứng đau lưng. Người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau tại những vùng bị gai ở cột sống như cổ và lưng. Cơn đau sẽ kéo dài và mức độ nặng hơn khi thực hiện các vận động như đi lại, xoay cổ, gập lưng,…
  • Khó khăn trong sinh hoạt, vui chơi, vận động mạnh.
  • Dễ bị co cứng các cơ: Khi bị gai đôi cột sống, vùng thắt lưng sẽ bị đau nhức và co cứng cơ ở vùng hông.
  • Mất cảm giác: Các trường hợp nặng đôi khi sẽ khiến người người bệnh đi đứng khó khăn, không vững, tê bì chân tay, cầm nắm đồ vật không chắc.
  • Trường hợp gai xương mọc nhiều chèn ép các dây thần kinh, dẫn đến các bệnh nguy hiểm như bại liệt, rối loạn các chức năng đặc biệt là hệ bài tiết, nguy hiểm hơn là mất khả năng lao động.
  • Để nhận biết gai đôi, chúng ta có thể sử dụng phương pháp chụp X-quang để thấy những dị tật ở xương cột sống.

Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, do đó cần sớm phát hiện ra các triệu chứng dù là nhỏ nhất để có các phác đồ điều trị phù hợp, ngăn chặn các biến dễ gặp phải.

Các biến chứng của gai đôi cột sống bẩm sinh.

Bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như:

gai cột sống bẩm sinh
Gai đôi cột sống, đau nhức và các biến chứng nguy hiểm
  • Teo cơ: Tình trạng đau nhức kéo dài cũng như gai xương đốt sống chèn ép các dây thần kinh vận động, dẫn đến đi lại khó khăn. Việc không vận động thường xuyên, ngại vận động tiềm ẩn nguy cơ teo cơ chân tay rất cao.
  • Rối loạn tiểu tiện: Tiểu tiện không tự chủ, tiểu mất kiểm soát là hệ quả của việc không điều trị bệnh kịp thời. Các gai xương đè nén lên gây thần kinh tọa khiến người bệnh không thể kiểm soạt việc vệ sinh. Trong trường hợp đại tiện không tự chủ thì bệnh đã ở mức độ nguy cấp, rất nguy hiểm đến tính mạng.
  • Mất khả năng vận động: Trước khi rơi vào tình trạng mất khả năng vận động, người bệnh sẽ gặp hiện tượng suy giảm khả năng kiểm soát các cơ. Các dây thần kinh bị chèn ép làm máu không lưu thông, để lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng liệt các chi hay nặng hơn là liệt toàn thân vĩnh viễn.
  • Rối loạn thần kinh: Sự mất cân bằng của hệ thống thần kinh trong cơ thể. Gai đôi cột sống còn dẫn đến tình trạng đau nửa đầu, mất ngủ kéo dài, giảm trí nhớ.
  • Thoát vị đĩa đệm: Dị tật bẩm sinh ở xương sống làm đĩa đệm không ở vị trí bình thường, dẫn đến chèn ép lên ống tủy và rễ của các dây thần kinh khiến bệnh nhân đau nhức mỗi khi vận động.
  • Thoát vị màng tủy: Gây ra nhiều triệu chứng bệnh nghiêm trọng. Đây là hiên tượng cung sau của cột sống bị tổn thương dạng hở. Các dịch bên trong tủy sống, não tủy, màng cứng,…bị lồi ra và tạo thành một khối ở vị trí lưng. Biến chứng kéo theo đó là liệt chi, rối loạn đại – tiểu tiện, động kinh,…
  • Ngoài ra, bệnh gai đôi cột sống còn dẫn đến các biến chứng như gù, vẹo cột sống,…

Phương pháp điều trị bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh?

Gai đôi cột sống bẩm sinh là căn bệnh không phải là không chữa được nếu bạn đủ kiên trì. Nhiều người nghĩ rằng uống thuốc sẽ loại bỏ hoàn toàn được căn bệnh này, tuy nhiên nó chỉ có tác dụng tạm thời chứ không hoàn toàn điều trị dứt điểm được bệnh. Bạn đừng quá lo lắng, ngày nay có nhều phác đồ điều trị kết hợp đông y và tây y có tác dụng tích cực trong điều trị gai đôi đốt sống.

gai đôi cột sống bẩm sinh
Sử dụng các phương pháp trị bệnh theo phác đồ điều trị củ bác sĩ
  • Sử dụng thuốc tây: Đây là phương pháp được nhiều gia đình lựa chọn để điều trị gai đốt sống. Các loại thuốc thường được sử dụng như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ,… Tuy nhiên, người dùng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh trường hợp tùy ý sử dụng sẽ dẫn đến các hậu quả khó lường.
  • Kết hợp thuốc nam: Các vị thuốc đông y có thể kết hợp với tây y như lá lốt, cỏ xước, thạch cao, cát cánh,… Đây là những thảo dược vừa an toàn lại hiệu quả, giúp giảm triệu chứng bệnh đáng kể.
  • Phẫu thuật: Là liệu pháp điều trị bệnh trong trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc không còn hiệu quả. Phương pháp này tồn tại nhiều rủi ro nên người bệnh cần nhân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định phẫu thuật cũng như phải được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Trị liệu bằng đông y: Đây là phương pháp khá tiết kiệm mà lại vô cùng hiệu quả. Châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp,…là những liệu pháp được nhiều người mắc bệnh gai đôi cột sống sử dụng. Trị liệu bằng đông ý giúp người bệnh lưu thông khí huyết, thư giãn và an tâm, không xuất hiện các tác dụng phụ như dùng thuốc tây và có tác dụng giảm đau vô cùng tốt.
  • Thuốc bôi ngoài da: Trên thị trường có bán các loại thuốc bôi ngoài da có chứa thành phần aspirin giúp giảm đau, kết hợp với liệu pháp xoa bóp mang lại hiệu quả tối ưu.

Các phương pháp điều trị gai đôi cột sống bẩm sinh đề cập ở trên chỉ mang tính tham khảo. Để hiểu rõ tình trạng bệnh, bệnh nhân cần đến bệnh viện chuyên khoa để khám và được bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Không nên tự ý áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà để tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Các biện pháp phòng ngừa

Là một bệnh lý khó chữa, thời gian chữa trị dai dẳng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tinh thần của người bị bệnh. Do đó, “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” chúng ta nên có các cách phòng ngừa ngay từ hôm nay cho con em của mình:

  • Để phòng tránh các dị tật cũng như gai đôi cột sống bẩm sinh, người mẹ nên sử dụng các sản phẩm có chứa acid folic một cách đều đặn từ trước khi thụ thai đến đầu thai kỳ 3 tháng. Điều này giúp trẻ giảm phần trăm khả năng mắc bệnh cũng như khuyết tật.
  • Khi sử dụng bất kỳ các loại thuốc hay các sản phẩm chức năng nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thường xuyên khám thai định kỳ để biết thêm những kiến thức và thông tin cần thiết giúp ích cho sức khỏe. Việc khám thai còn giúp nhận ra các yếu tố nguy hại đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Ngoài ra, người mẹ cần có chế ăn uống phù hợp, cung cấp các dinh dưỡng cần thiết như Vitamin D, sắt, acid folic,…kết hợp với chế độ sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, tránh vận động mạnh để bảo vệ thai nhi.
gai-doi-cot-song
Các biện pháp phòng ngừa

Gai đôi cột sống bẩm sinh là bệnh lý nguy hiểm, không thể chủ quan. Người mẹ cần cần trang bị những kiến thức cần thiết để phòng tránh cho con các dị tật bẩm sinh. Bên cạnh đó, nếu phát hiện hiện trẻ bị gai đốt sống cần có những biện pháp chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng xấu sau này.

Cùng chuyên mục

gai đôi cột sống s1

Gai đôi cột sống s1: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Gai đôi cột sống S1 là một dạng khuyết tật bẩm sinh xuất hiện ngay từ giai đoạn sơ sinh có thể kéo dài đến khi trưởng thành gây ra...

10 bài tập Yoga cho người bị gai cột sống giúp cải thiện bệnh

10 bài tập Yoga cho người bị gai cột sống giúp cải thiện bệnh

Việc áp dụng các bài tập yoga cho người bị gai cột sống là một trong những biện pháp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt được hiệu quả...

chữa gai cột sống bằng lá lốt

Chữa gai cột sống bằng lá lốt và cách thực hiện đúng tại nhà

Chữa gai cột sống bằng lá lốt là bài thuốc tuy đơn giản nhưng thực sự đem lại nhiều tác dụng cải thiện bệnh tốt. Tuy nhiên không phải ai...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn