Gai đôi cột sống bẩm sinh: Cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa

Chữa gai cột sống bằng ngải cứu đúng cách giúp bệnh cải thiện

Gai đôi cột sống s1: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Mổ gai cột sống: Có nên không? Những điều cần biết

10 bài tập Yoga cho người bị gai cột sống giúp cải thiện bệnh

Gai cột sống L4 L5 và những thông tin cần biết

Chữa gai cột sống bằng lá lốt và cách thực hiện đúng tại nhà

Trị gai cột sống bằng xương rồng có hiệu quả không?

Bị gai cột sống nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Người bị gai cột sống uống sữa gì? Có nên uống sữa

Biểu hiện gai cột sống chèn dây thần kinh và cách điều trị

Hiện tượng gai cột sống chèn ép lên dây thần kinh điển hình bởi các triệu chứng đau nhức, tê bì chân tay, cứng khớp và suy giảm chức năng vận động, di chuyển. Tình trạng này thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh và đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị y tế kết hợp chăm sóc tại nhà. 

Biểu hiện gai cột sống chèn dây thần kinh và cách điều trị
Hiện tượng gai cột sống chèn ép lên dây thần kinh điển hình bởi các triệu chứng đau nhức, tê bì chân tay, cứng khớp,…

Biểu hiện nhận biết gai cột sống chèn ép dây thần kinh

Các triệu chứng bệnh gai cột sống có thể làm tăng áp lực tại khớp xương, mô sụn, đĩa đệm, những khu vực xung quanh và các dây thần kinh. Bệnh lý phổ biến ở nhóm đối tượng trung niên, có độ tuổi từ 40 – 50 hoặc có liên quan đến những vấn đề liên quan đến xương khớp như chấn thương, bệnh cột sống, thoái hóa khớp.

Hiện tượng gai cột sống chèn ép dây thần kinh có thể gây ra các triệu chứng nhận biết sau:

  • Đau nhức: Hệ thống dây thần kinh xung quanh cột sống cổ và di chuyển khắp cơ thể với nhiệm vụ xung thần kinh từ cơ thể đến não và ngược lại. Do đó, khi gai cột sống chèn ép lên dây thần kinh có thể gây ra các cơn đau nhức âm ỉ ở cột sống và có xu hướng lan rộng sang các khu vực lân cận.
  • Tê bì hoặc rối loạn cảm giác: Khi các dây thần kinh bị gai cột sống chèn éo có thể gây cản trở xung thần kinh cảm giác truyền đến não bộ. Tình trạng này có thể gây ra cảm giác tê bì hoặc rối loạn cảm giác ở chân tay và những bộ phận khác. Với những trường hợp bị gai cột sống cổ chèn ép dây thần kinh có thể gây đau nhức vùng cổ, cứng cổ, nhất là vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Mất chức năng ở một chân hoặc một tay: Trong một số trường hợp, tình trạng chèn ép dây thần kinh có thể tác động khiến bệnh nhân không thể điều khiển hoạt động ở một chân hoặc tay.
  • Suy nhược cơ bắp: Các triệu chứng bệnh gai cột sống có thể gây tổn thương ống sống, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng hẹp ống sống. Đồng thời làm thu hẹp phạm vi hoạt động của hệ thống dây thần kinh, tủy sống gây khởi phát cơn đau nhức, rối loạn chức năng tủy sống. Từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về cơ bắp như liệt cơ, yếu cơ,… Trường hợp bệnh tiến triển ở mức độ nghiêm trọng có thể gây khó khăn trong việc di chuyển, vận động.

Gai cột sống chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?

Hiện tượng gai cột sống chèn ép dây thần kinh là một trong những biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống ở mức độ nặng. Hệ thần kinh đóng vai trò quan trọng trong điều phối các hoạt động của cơ thể. Khi hệ thống dây thần kinh bị chèn ép sẽ gây ra rối loạn tín hiệu dẫn truyền. Theo các chuyên gia, tình trạng dây thần kinh bị chèn ép bởi gai cột sống thường không đe dọa đến tính mạng nếu được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, với những trường hợp ở mức độ nặng có thể phát sinh các biến chứng phụ thuộc vào vị trí gai cột sống.

Gai cột sống cổ gây chèn ép dây thần kinh

Gáy, cổ, vai là những cơ quan tập trung hệ thống dây thần kinh, mạch máu dẫn truyền tín hiệu đến não bộ. Khi các dây thần kinh bị chèn ép bởi gai cột sống cổ có thể khởi phát các triệu chứng sau:

  • Giảm thính lực và thị lực
  • Rối loạn tuần hoàn não
  • Ù tai
  • Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và nôn mửa
  • Huyết áp không ổn định, ngất
  • Hạn chế cử động cổ, đau mỏi vai gáy
  • Chán ăn, mất ngủ
Gai cột sống chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?
Hiện tượng gai cột sống chèn ép dây thần kinh thường không đe dọa đến tính mạng nếu được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời

Gai cột sống ngực gây chèn ép dây thần kinh

  • Đau tức ngực và xương ức
  • Đau dây thần kinh liên sườn
  • Cơn đau có xu hướng nặng nề hơn khi hắt hơi, ho hoặc thay đổi tư thế đột ngột
  • Những biểu hiện này thường dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý liên quan đến phổi, tim mạch hoặc dạ dày

Gai cột sống lưng gây chèn ép lên dây thần kinh

Tình trạng này thường phổ biến ở những đối tượng ngồi nhiều, thường xuyên làm việc nặng nhọc và ít vận động. Gai cột sống lưng gây chèn ép dây thần kinh điển hình bởi những biểu hiện sau:

  • Những cơn đau âm ỉ, kéo dài và có xu hướng lan rộng từ mông xuống bắp chân
  • Rối loạn chức năng cơ quan sinh dục, đau thắt lưng đi kèm rối loanaj tiết niệu
  • Thoát vị đĩa đệm và gai cột sống có thể gây rối loạn cảm giác ở chân, yếu cơ, tê bì
  • Cơ thể nhạy cảm với thời tiết, mệt mỏi hơn
  • Gặp khó khăn trong di chuyển, vận động

Các biện pháp cải thiện gai cột sống chèn ép dây thần kinh

Những biện pháp cải thiện hiện tượng gai cột sống chèn ép dây thần kinh sẽ phụ thuộc vào mức độ các triệu chứng, vị trí khởi phát. Khi đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn những biện pháp giúp khắc phục triệu chứng hiệu quả.

1. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi

Đa số các trường hợp bị gai cột sống chèn ép lên dây thần được sẽ thuyên giảm khi dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Bởi cơ thể có thể tự phục hồi chức năng khi người bệnh thư giãn và nghỉ ngơi. Do đó, các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến khích người bệnh tập trung nghỉ ngơi trong thời gian điều trị.

Người bệnh có thể dành từ 2 – 3 ngày thư giãn, nghỉ ngơi và tránh thực hiện những hoạt động gây ảnh hưởng, tổn thương đến thần kinh. Những hoạt động cần tránh bao gồm các môn thể thao có cường độ cao (golf, quần vợt hoặc dùng điện thoại di động liên tục).

Tập trung nghỉ ngơi đến khi các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm hẳn trước khi hoạt động lại bình thường. Trường hợp, cơn đau có xu hướng nặng nề người bệnh cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị đúng cách.

2. Điều chỉnh các tư thế đúng

Thói quen thực hiện những tư thế xấu có thể khiến tổn thương ở dây thần kinh do gai cột sống gây ra trở nên nghiêm trọng hơn. Từ đó có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cơ bắp và cấu trúc cột sống.

Điều chỉnh các tư thế đúng
Để cải thiện tình trạng gai cột sống chèn ép dây thần kinh, người bệnh cần thay đổi những tư thế không đúng

Do đó, để cải thiện tình trạng dây thần kinh bị chèn ép bởi gai cột sống cũng như ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến xương khớp phát sinh, người bệnh cần thay đổi những tư thế không đúng. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như đệm, ghế tựa giúp làm giảm áp lực tại cột sống, đồng thời giúp các dây thần kinh tại khu vực này có thời gian phục hồi.

3. Tập luyện yoga đúng cách

Những bài tập yoga nhẹ nhàng sẽ giúp làm giảm căng thẳng, áp lực tại cốt sống. Từ đó, mang lại nhiều lợi ít trong quá trình điều trị bệnh gai cột sống, viêm khớp, thoái hóa cột sống và một số vấn đề liên quan đến xương khớp.

Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả cải thiện tốt nhất, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc huấn luyện viên yoga để được hướng dẫn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe, hạn chế phát sinh rủi ro trong quá trình tập luyện.

Với những trường hợp bị gai cột sống chèn ép dây thần kinh ở mức độ nghiêm trọng, không thể tập luyện thể dục. Lúc này, người bệnh trao đổi với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cụ thể, tránh kích thích khởi phát cơn đau và làm tổn thương dây thần kinh.

4. Chườm nóng

Liệu pháp chườm nóng được áp dụng cho những trường hợp bị chèn ép bởi gai cột sống, giúp tăng hoạt động tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng đau nhức và hỗ trợ thư giãn hiệu quả. Ngoài ra, tác động nhiệt độ ấm tại khu vực cần điều trị sẽ hỗ trợ phục hồi gây thần kinh tự nhiên, hiệu quả.

Người bệnh có thể sử dụng túi chườm ấm, khăn ấm hoặc miếng đệm nhiệt và chườm trực tiếp lên khu vực điều trị khoảng 15 phút để giảm đau. Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả.

5. Chườm lạnh

Ngoài tác dụng giảm đau nhức, biện pháp chườm lạnh còn giúp giảm sưng đỏ, viêm do bệnh gai cột sống gây ra hiệu quả. Người bệnh chỉ cần sử dụng một miếng vải mỏng và quấn quanh túi nước đá rồi chườm trực tiếp lên khu vực cần điều trị. Để yên trong vòng 15 phút, mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần để cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

Chườm lạnh
Ngoài tác dụng giảm đau nhức, biện pháp chườm lạnh còn giúp giảm sưng đỏ, viêm do bệnh gai cột sống gây ra hiệu quả

Trong quá trình thực hiện, người bệnh cần lưu ý tránh dùng đá viên chườm trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng lạnh, đau rát, tổn thương bề mặt da.

6. Nâng cao chân

Với những trường hợp bị gai cột sống chèn ép dây thần kinh, nhất ở ở vùng lưng có thể cải thiện bằng cách nâng cao chân, nhằm làm giảm áp lực ở cột sống, đồng thời cải thiện cơn đau nhức. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thực hiện nâng cao chân, đồng thời uốn cong đầu gối một góc 90 độ giúp làm giảm áp lực chèn ép lên các dây thần kinh.

Bên cạnh đó, người bệnh cũn có thể đặt một chiếc gối phía dưới đầu gối sao cho tạo thành góc 45 độ giữa cơ thể và chân.

7. Vật lý trị liệu và massage

Xoa bóp, massage nhẹ nhàng không chỉ giúp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi mà còn hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức, tê tay chân do gai cột sống chèn ép dây thần kinh gây ra. Dùng lực nhẹ nhàng xung quanh vùng bị ảnh hưởng sẽ cải thiện cơn đau cục bộ hay massage toàn thân giúp thư giãn cơ bắp.

Duy trì vận động nhẹ nhàng, kết hợp với những bài tập bổ trợ, luyện tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa sẽ làm giảm áp lực lên dây thần kinh, từ đó kiểm soát cơn đau hiệu quả. Lưu ý trước khi thực hiện cần tham vấn chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể, tránh phát sinh rủi ro.

8. Sử dụng các loại thuốc giảm đau

Với những trường hợp bị gai cột sống chèn ép dây thần kinh không đáp ứng các biện pháp cải thiện trên. Cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách. Thông thường, để kiểm soát cơn đau nhức, sưng đỏ, tê bì nhanh chóng, bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định các loại thuốc có có dụng chống viêm, giảm đau như Ibuprofen, Aspirin và Naproxen.

Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm đau opioids, giãn cơ hoặc nhóm thuốc chứa corticosteroid đường uống ở những trường hợp nghiêm trọng. Nếu người bệnh không đáp ứng các loại thuốc trên, lúc này bác sĩ có thể chỉ định tiêm corticosteroid để kiểm soát triệu chứng.

Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và tần suất sử dụng tránh phát sinh tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Một số tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc điều trị bệnh lý như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày,…

Sử dụng các loại thuốc giảm đau
Thông thường, để kiểm soát cơn đau nhức, sưng đỏ, tê bì nhanh chóng, bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định các loại thuốc có có dụng chống viêm, giảm đau

9. Phương pháp phẫu thuật

Với những trường hợp không đáp ứng các biện pháp điều trị bảo tồn, lúc này bác sĩ có thể đề nghị áp dụng phương pháp phẫu thuật. Mục đích của việc can thiệp phẫu thuật giúp kiểm soát tình trạng đau nhức, loại bỏ gai cột sống, từ đó tạo ra khoảng không gian trống cho dây thần kinh, giảm chèn ép. Thông thường, các trường hợp tiến hành phẫu thuật sẽ được chỉ định sau 12 tuần điều trị bảo tồn thất bại, các dây thần kinh bị chèn ép bởi mỏm gai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh.

Phương pháp phẫu thuật được tiến hành nhằm loại bỏ những mỏm xương chèn ép lên dây thần kinh gây đau nhức, tê cứng. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ triệu chứng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ loại bỏ một phần hoặc toàn bộ gai xương cột sống. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể hợp nhất phần của cột sống lại với nhau giúp làm tăng tính ổn định, đồng thời ngăn ngừa tái phát.

Cũng giống với những cuộc phẫu thuật khác, phương pháp phẫu thuật kiểm soát bệnh lý có thể tiềm ẩn những rủi ro như xuất huyết, nhiễm trùng và các biến chứng khác. Bên cạnh đó, sau thời gian phục hồi, một số trường hợp có thể bị đau nhức hoặc phát sinh các biến chứng xương khớp khác.

Cách kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý

Gai cột sống xảy ra do tình trạng hao mòn do quá trình lão hóa tự nhiên nên không thể điều trị dứt điểm cũng như ngăn ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh có thể cải thiện tình trạng chèn ép dây thần kinh do bệnh lý gây ra thông qua một số biện pháp sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường bổ sung các vitamin, dưỡng chất, canxi cùng với các khoáng chất cần thiết khác nhằm bảo vệ cột sống và hệ thống xương khớp.
  • Tập đi giày vừa chân hoặc để khoảng rộng giữa các ngón chân, hỗ trợ mu bàn chân. Điều này có thể làm giảm áp lực lên cột sống, đồng thời ngăn ngừa thoái hóa khớp, dây thần kinh bị chèn ép bởi gai cột sống
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao thể trạng, tăng cường độ dẻo dai cho hệ thống xương khớp, đồng thời ngăn ngừa thoái hóa sớm. Bạn có thể tập luyện những bộ môn có cường độ nhẹ nhàng, phù hợp với bệnh lý như leo cầu thang, chạy bộ, đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, yoga,…
  • Thực hành những tư thế đúng khi ngồi hoặc đứng. Với những người làm công việc văn phòng nên đi lại nhẹ nhàng sau 2 giờ làm việc, tránh mang vác nặng,…
  • Khi cần nâng những vật có trọng lượng cao, bạn nên dùng lực từ đầu gối thay cột sống thắt lưng. Đồng thời tránh cúi người đột ngột, thay vào đó hãy uốn cong đầu gối và hạ thấp phần thân trên nhằm làm giảm áp lực lên cột sống.

Biểu hiện gai cột sống chèn ép dây thần kinh có thể kiểm soát hiệu quả tại nhà với những trường hợp ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, những trường hợp không đáp ứng hoặc các triệu chứng bệnh lý diễn tiến nghiêm trọng hơn. Lúc này người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh phát sinh biến chứng.

Cùng chuyên mục

Gai cột sống có nên uống glucosamine không?

Gai cột sống uống Glucosamine có được không?

Gai cột sống có nên uống Glucosamine không là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người. Bởi bản chất của Glucosamine đó là cải thiện những vấn đề xương...

cách giảm đau gai cột sống

10 cách giảm đau do gai cột sống tại nhà đơn giản

Chườm nóng, đắp lá lốt, đắp xương rồng.. đều là những cách giảm đau gai cột sống tại nhà đơn giản nhưng có thể cải thiện các triệu chứng bệnh...

Hạt đười ươi trị gai cột sống hiệu quả không? Cách áp dụng

Sử dụng hạt đười ươi trị gai cột sống là một biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả...

bị gai cột sống có nên uống bổ sung canxi

Người bị gai cột sống có nên uống bổ sung canxi?

Người bị gai cột sống có nên uống canxi bổ sung là băn khoăn của rất nhiều người đang mắc bệnh này. Trên thực tế, nếu người bị gai cột sống...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn