Khám phá công dụng “vàng” của Selex Protein cho sức khỏe

Bibi Fiber: Phương pháp bổ sung chất xơ cho bé đúng cách

Các sản phẩm waxing và kem dưỡng nổi bật tại Nowax

PQA Nhuận Tràng tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chữa viêm loét dạ dày HP có thực sự hiệu quả? [Review từ chuyên gia và người bệnh]

Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

Phun Môi – Bí Quyết Có Đôi Môi Quyến Rũ Tự Nhiên

Mụn trứng cá: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Mua que thử rụng trứng ở đâu uy tín?

Điểm danh 6 thói quen có hại đến quá trình điều trị vết thương

Hạt sen và 15 tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Hạt sen (liên nhục) vừa là vị thuốc quý trong y học cổ truyền vừa là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Dược liệu này có khả năng giảm chứng mất ngủ, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, tăng cường trí nhớ,… Vì không chứa độc tính nên các món ăn – bài thuốc từ liên nhục có thể dùng cho cả trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.

hạt sen có tác dụng gì
Hạt sen (liên nhục) là vị thuốc quý được dùng trong nhiều bài thuốc và món ăn chữa bệnh

Mô tả dược liệu hạt sen

1. Đặc điểm

Hạt sen (liên nhục) có hình trái xoan được ghép lại từ 2 mảnh, bên trong chứa tim sen (tâm sen). Hạt sen tươi có vỏ màu xanh, bên trong chứa hạt màu trắng ngà. Khi phơi và sấy khô, dược liệu chuyển thành màu trắng vàng và có 1 đầu núm màu nâu.

2. Cách thu hoạch – sơ chế

Chỉ thu hoạch hạt sen khi đài sen đã già. Đem cắt đài sen, bóc tách lấy hạt sen, loại bỏ vỏ bên ngoài và phơi khô để dùng dần. Có 2 cách sơ chế hạt sen là dùng hạt sen sao vàng hoặc ngâm với nước, bóc màng bao phủ rồi hấp cho chín. Tiếp theo, dùng hạt sấy hoặc phơi khô thật khô, sau đó bảo quản trong lọ kín để dùng dần.

hạt sen có tác dụng gì
Thu hoạch hạt sen khi đài sen đã già

3. Thành phần hóa học

Hạt sen chứa thành phần hóa học đa dạng và dồi dào. Trung bình 100g hạt sen chứa:

  • Mangan 0.621mg
  • Phốt pho 168mg
  • Vitamin B1 0.171mg
  • Vitamin B6 0.178mg
  • Carbohydrate 17.28g
  • Tryptophan 0.2g
  • Isoleucine 0.326g
  • Threonine 0.2g
  • Lysine 0.264g
  • Methionine 0.072

4. Bảo quản

Bảo quản hạt sen sấy khô ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.

Tác dụng của hạt sen theo y học cổ truyền

1. Tính vị – Quy kinh

  • Hạt sen có vị ngọt, hơi chát, tính bình.
  • Quy vào kinh Tỳ, Tâm và Thận.

2. Tác dụng dược lý

  • Theo y học cổ truyền, hạt sen có tác dụng an thần, dưỡng tâm, cố tinh, sát trường, bổ tỳ và ích thận.
  • Thảo dược này thường được sử dụng để bồi bổ sức khỏe, chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, di mộng tinh và chứng tâm phiền.

3. Cách dùng – liều lượng

Nhân dân thường sử dụng hạt sen để chế biến các món ăn bồi bổ sức khỏe hoặc dùng ở dạng thuốc sắc, thuốc bột, viên hoàn. Theo kinh nghiệm dân gian, chỉ nên dùng 10 – 30g hạt sen/ ngày.

15 Tác dụng của hạt sen theo y học hiện đại

Hạt sen không chỉ là vị thuốc quý trong y học cổ truyền mà còn là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Theo nghiên cứu từ y học hiện đại, dược liệu này mang đến nhiều tác dụng đối với sức khỏe như:

1. Hạt sen – Thần dược chữa chứng mất ngủ

Từ lâu, hạt sen đã được sử dụng để cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ và ngủ chập chờn. Các món ăn, thức uống từ dược liệu này giúp cơ thể dễ chìm vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Lý do là trong hạt sen có chứa glycozit có khả năng thúc đẩy sản xuất 5-hydroxytryptamine (thành phần có tác dụng làm dịu thần kinh và cải thiện chất lượng giấc ngủ).

hạt sen có tác dụng gì
Hạt sen có tác dụng cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ và ngủ chập chờn

Tuy nhiên, hiệu quả chữa mất ngủ của hạt sen yếu hơn so với tim sen. Do đó nếu bị rối loạn giấc ngủ nặng, bạn có thể kết hợp cả hai dược liệu này để cải thiện.

2. Chống viêm và giảm đau do viêm khớp

Một số nghiên cứu gân đầy cho thấy, các chất chống oxy hóa trong hạt sen – đặc biệt là kaempferol có khả năng chống viêm mạnh. Do đó, sử dụng các bài thuốc và món ăn từ dược liệu này có thể giảm tình trạng sưng đỏ và đau nhức do các bệnh viêm khớp mãn tính gây ra như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,…

Ngoài ra, hạt sen còn chứa vitamin C dồi dào. Loại vitamin này không chỉ tốt cho hệ miễn dịch mà còn có khả năng chống oxy hóa mạnh, kích thích sụn khớp sản sinh collagen giúp duy trì độ dẻo dai và đàn hồi. Đồng thời ức chế các enzyme gây hư hại mô sụn và xương dưới sụn. Vì vậy, bệnh nhân mắc các chứng bệnh xương khớp do thoái hóa có thể bổ sung hạt sen vào chế độ ăn để cải thiện tổn thương mô sụn và giảm đau nhức.

3. Hạt sen có tác dụng chống lão hóa da

Enzyme L-isoaspartyl methyltransferase trong hạt sen có khả năng phục hồi các protein bị hư tổn, ngăn ngừa lão hóa và duy trì làn da khỏe mạnh, đàn hồi. Chính vì vậy hiện nay, một số thương hiệu mỹ phẩm sử dụng chiết xuất từ hạt sen để cải thiện sức khỏe làn da và ngăn ngừa lão hóa.

Bên cạnh đó, các khoáng chất và vitamin trong loại hạt này còn kích thích da tăng sinh collagen và elastin nhằm duy trì độ đàn hồi, cải thiện các nếp nhăn nông và xóa mờ đốm nâu trên bề mặt da.

4. Tác dụng an thai

Hạt sen có tác dụng an thai nên thường được dùng để chế biến các món ăn bồi bổ cho mẹ bầu. Các món ăn từ hạt sen cung cấp cho thai nhi hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, bao gồm canxi, protein, axit folic, pantothenic acid, đồng, sắt, kẽm, photpho,…

Với hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và dồi dào, hạt sen có thể cải thiện sức khỏe của mẹ bầu, thúc đẩy thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não. Ngoài ra, bổ sung các món ăn từ dược liệu trong thời gian thai kỳ còn giúp mẹ bầu giảm tình trạng mất ngủ, mệt mỏi và lo âu quá mức.

5. Cải thiện hoạt động tiêu hóa

Hạt sen chứa hàm lượng chất xơ dồi dào. Do đó, dược liệu này có thể cải thiện hoạt động tiêu hóa, giảm tình trạng tiêu chảy, khó tiêu và ăn không ngon. Cũng chính vì vậy mà y học cổ truyền thường sử dụng liên nhục để cải thiện tình trạng ăn uống kém ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.

6. Giảm căng thẳng thần kinh

Ngoài những lợi ích trên, hạt sen còn giúp giải tỏa căng thẳng thần kinh nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào (quercetin, kaempferol, vitamin C, E,…). Các chất chống oxy hóa này giúp tiêu trừ gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh và cải thiện tâm trạng.

Cũng vì lý do này mà hạt sen thường được dùng để cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ và ngủ chập chờn. Các nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ đáng kể, giảm tình trạng lo âu và căng thẳng ở những người phải làm việc với cường độ cao.

7. Điều hòa lượng đường trong máu

Tất cả các loại thực phẩm giàu chất xơ đều có khả năng điều hòa lượng đường trong máu, bao gồm cả hạt sen. Việc bổ sung chất xơ vào chế độ ăn hằng ngày giúp giảm khả năng hấp thu đường vào máu, từ đó có đủ thời gian để tuyến tụy sản xuất insulin để chuyển hóa đường thành năng lượng.

tác dụng của hạt sen
Điều hòa đường huyết là một trong những tác dụng của hạt sen (liên nhục)

Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong hạt sen còn giúp loại bỏ các tế bào gây viêm và duy trì chức năng của tuyến tụy. Vì vậy, dược liệu này có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.

8. Giảm suy nhược cơ thể

Hạt sen chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, bao gồm protein, khoáng chất, axit amin, vitamin và các chất chống oxy hóa. Thực tế, trung bình 100g hạt sen cung cấp cho cơ thể gần như đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu. Do đó, bổ sung thảo dược này có thể cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị chứng suy nhược cơ thể.

Hạt sen thường được hầm cùng với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt gà, thịt lợn, nội tạng, nấm, rau xanh,… để phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, trẻ em bị còi xương, chậm lớn, người cao tuổi và người mới ốm dậy.

9. Kích thích vị giác

Bên cạnh những lợi ích đối với sức khỏe, hạt sen còn có tác dụng kích thích vị giác, tạo cảm giác thèm ăn và cải thiện tình trạng đắng miệng sau khi ốm dậy. Để tăng vị giác, liên nhục thường được chế biến cùng với một số loại thực phẩm lành mạnh khác như nhãn nhục, đậu xanh, nấm, các loại củ và rau xanh.

10. Cải thiện sức khỏe sinh lý nam

Hạt sen là một trong những loại thực phẩm tốt cho sinh lý nam. Với hàm lượng kẽm dồi dào, các món ăn từ loại thực phẩm này có thể kích thích tinh hoàn sản xuất hormone testosterone, cải thiện số lượng – chất lượng tinh trùng và tăng ham muốn tình dục đáng kể.

Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong liên nhục còn có khả năng tiêu trừ gốc tự do, hạn chế tình trạng viêm ở cơ quan sinh lý và làm chậm quá trình mãn dục nam. Ngoài ra, hạt sen còn giúp kiểm soát các yếu tố tác động xấu đến chức năng sinh lý nam như tâm lý căng thẳng, mất ngủ, suy nhược thần kinh, sức khỏe suy yếu,…

Mặc dù không tác động trực tiếp đến hoạt động của tuyến thượng thận và tinh hoàn như lộc nhung (nhung hươu), dâm dương hoắc, cây bá bệnh,… nhưng hạt sen vẫn có khả năng tăng cường sức khỏe và sinh lý phái mạnh nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng và chất chống oxy hóa dồi dào. Do đó, nam giới từ 30 tuổi trở nên có thể bổ sung hạt sen thường xuyên để duy trì sức khỏe tình dục lâu dài.

11. Hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng sức khỏe khá phổ biến ở nữ giới. Tuy nhiên nếu bổ sung hạt sen vào chế độ ăn, bạn có thể cải thiện sức khỏe và tình trạng thiếu máu rõ rệt.

Hạt sen cung cấp cho cơ thể hàm lượng sắt dồi dào cùng với một số loại khoáng chất khác như magie, kẽm, đồng và vitamin nhóm B. Các thành phần đều tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

12. Hạt sen có tác dụng điều hòa huyết áp

Với hàm lượng chất xơ dồi dào, hạt sen có tác dụng làm sạch mạch máu và hạn chế tích tụ xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, isoquinoline trong dược liệu này còn giúp mở rộng mạch máu và điều hòa nồng độ huyết áp.

tác dụng của hạt sen
Hoạt chất isoquinoline trong hạt sen có tác dụng điều hòa huyết áp và duy trì sức khỏe tim mạch

13. Hỗ trợ phòng ngừa viêm loét dạ dày

Hạt sen có tác dụng kháng viêm mạnh. Do đó, các món ăn từ dược liệu này có thể hỗ trợ phòng ngừa tình trạng viêm loét dạ dày. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất trong liên nhục còn giúp phục hồi niêm mạc tiêu hóa bị hư tổn.

14. Hỗ trợ phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Một số thành phần trong hạt sen có tác dụng tăng đào thải melamine (độc tố có trong các sản phẩm từ sữa kém chất lượng, một số loại chén dĩa,…). Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong dược liệu này còn giúp làm thông đường tiểu và hạn chế tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.

15. Thúc đẩy tốc độ làm lành vết thương

Các chất chống oxy hóa dồi dào trong hạt sen có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Đồng thời thúc đẩy tốc độ phục hồi của các mô da và niêm mạc bị tổn thương, viêm loét. Đây cũng chính là lý do vì sao hạt sen có khả năng làm lành vết thương và phòng ngừa tình trạng viêm loét dạ dày.

Bài thuốc và món ăn từ hạt sen (liên nhục)

tác dụng hạt sen
Hạt sen được sử dụng trong nhiều bài thuốc và món ăn bồi bổ sức khỏe

1.Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng dương khí hậu thiên hư tổn (người mệt mỏi, gầy yếu, xanh xao, tiêu lỏng, ăn uống không ngon)

  • Chuẩn bị: Hạt sen (sao) 6g, phụ tử 2g, hoàng kỳ (tẩm mật sao) 8g, bạch truật (tẩm mật sao) 20g, chích cam thảo, mạch môn và ngũ vị (tẩm mật sao) mỗi thứ 4g, đại táo và gừng tươi (vừa đủ).
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang. Sử dụng đều đặn cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

2.Món gà hầm hạt sen giúp cải thiện giấc ngủ, trí nhớ và an thai

  • Chuẩn bị: Gà ta 1 con, hạt sen 100g và gia vị.
  • Thực hiện: Rửa sạch gà, chặt miếng vừa ăn và xếp vào nồi. Sau đó cho hạt sen đã ngâm nước ấm cho mềm vào, đổ thêm khoảng 300ml nước dừa và 200ml nước lọc hầm cho chín mềm. Khi chín, nêm nếm gia vị vừa ăn và dùng khi nóng. Nên dùng 1 lần/ tuần để cải thiện sức khỏe.

3.Nước sen dừa giúp ngủ ngon, thanh nhiệt và giảm nóng trong người

  • Chuẩn bị: Đường cát 400g, hạt sen và dừa nạo mỗi thứ 100g.
  • Thực hiện: Rửa sạch hạt sen, ngâm mềm với nước ấm. Sau đó cho hạt sen vào nồi nếu chín mềm, thêm dừa nạo và đường vào khuấy đều (nên sử dụng đường phèn). Để nước nguội, cho vào chai và bảo quản trong tủ lạnh cho mát. Mỗi ngày dùng 1 chai nhỏ uống để giải nhiệt, cải thiện sức khỏe và chất lượng giấc ngủ.

4.Bài thuốc chữa chứng mất ngủ, ngủ chập chờn và không ngon giấc

  • Chuẩn bị: Hạt muồng (thảo quyết minh), táo nhân (sao đen) và liên nhục mỗi thứ 40g.
  • Thực hiện: Đem tất cả dược liệu tán thành bột mịn, sau đó luyện với hồ làm thành viên hoàn to bằng hạt ngô đồng. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần sử dụng 20g. Bảo quản hoàn trong lọ kín để dùng dần.

5.Chè long nhãn giúp giải nhiệt, cải thiện sức khỏe và giảm căng thẳng

  • Chuẩn bị: Hạt sen, củ mài, long nhãn và đường cát (có thể dùng đường phèn), gia giảm liều lượng tùy ý
  • Thực hiện: Ngâm hạt sen với nước ấm cho mềm, củ mài rửa sạch, gọt vỏ và cắt miếng vừa ăn. Cho nguyên liệu vào nấu mềm nhừ, sau đó thêm đường vào. Để nguội, múc chè ra chén, thêm đá vào cho mát. Dùng món chè này vào những ngày thời tiết nóng nực giúp thanh nhiệt và giảm mất ngủ, căng thẳng.

6.Bài thuốc điều trị chứng suy nhược thần kinh

  • Chuẩn bị: Liên nhục 16g, sâm bố chính và hoài sơn (củ mài) mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu tán thành bột mịn, sau đó luyện với mật ong làm thành viên. Mỗi ngày dùng từ 20 – 30g, nên dùng đều đặn trong khoảng 10 ngày.

7.Cháo hạt sen thích hợp cho người cao tuổi bị chứng lẫn, trí nhớ suy giảm

  • Chuẩn bị: Liên nhục 20g và gạo tẻ 100g.
  • Thực hiện: Nấu gạo và hạt sen cho mềm, sau đó thêm 1 ít gia vị vào ăn 3 bữa/ ngày.

8.Bài thuốc trị đau đầu

  • Chuẩn bị: Liên nhục 20g, đậu đen (sao chín), thục địa và lá vông non mỗi thứ 40g, vỏ núc nác (sao rượu) 12g, lá dâu non (tang thầm) 20g.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu sao cho chín, sau đó nghiền mịn và thâm ít đường vào làm thành viên hoàn. Cuối cùng đem hoàn sấy cho khô, bảo quản trong lọ kín và dùng dần. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng khoảng 20g.

9.Cháo củ mài, hạt sen trị chứng tiêu chảy đi phân sống

  • Chuẩn bị: Liên nhục 100g, củ mài 50g, hồng xiêm non 15g và đường phèn 20g.
  • Thực hiện: Hồng xiêm đem rửa sạch, giã nhỏ và nấu cùng với 250ml nước, sau đó lấy nước, bỏ bã. Hạt sen và củ mài sấy khô, tán bột rồi cho vào nước hồng xiêm, đun nhỏ thành cháo. Khi chín, nêm thêm đường phèn để tạo vị ngọt. Chia thành 3 lần ăn hết trong ngày, nên dùng khi đói. Ăn liên tục trong vòng 3 ngày để cải thiện hệ tiêu hóa và giảm tình trạng đi phân sống.

10.Cháo cá lóc hạt sen bồi bổ sức khỏe, trị thiếu máu

  • Chuẩn bị: Gạo nếp và hạt sen mỗi thứ 100g, gạo tẻ 100g và cá lóc 1 con khoảng 300g.
  • Thực hiện: Sơ chế cá, sau đó hấp chín và gỡ lấy thịt. Đem thịt cá ướp gia vị và để cho thấm. Trong thời gian đó, đem ngâm hạt sen, gạo nếp và gạo tẻ cho mềm, sau đó xay thành bột. Tận dụng xương cá hầm lấy nước cho ngọt cùng với 300ml nước, sau đó cho bột vào đun nhỏ thành cháo. Khi chín, nêm nếp gia vị, cho cá vào và ăn khi nóng. Dùng món ăn liên tục trong 10 ngày giúp cải thiện chứng thiếu máu hiệu quả.

11.Cháo hạt sen gạo tẻ trị đại tiện lỏng lâu ngày, suy nhược cơ thể

  • Chuẩn bị: Hạt sen 30g và gạo tẻ 100 – 150g
  • Thực hiện: Ngâm rửa hạt sen với nước ấm cho mềm. Sau đó cho hạt sen và gạo vào nấu cho mềm nhừ, khi chín nêm 1 ít muối hoặc đường và ăn khi nóng. Ăn trong khoảng vài ngày cho đến khi tình trạng được cải thiện.

12.Món thịt lợn hầm hạt sen giúp an thai và giảm đau lưng ở thai phụ

  • Chuẩn bị: Hạt sen 30g và thịt lợn 150g.
  • Thực hiện: Rửa sạch thịt lợn, cắt thành miếng vừa ăn và cho vào nồi. Sau đó, thêm hạt sen đã được ngâm mềm vào và đun cho mềm nhừ. Mỗi ngày dùng 1 lần, dùng đều đặn vài ngày để cải thiện sức khỏe.

13.Chè củ sung hạt sen trị kinh nguyệt ra nhiều, đới hạ huyết trắng ở nữ giới và chứng tiểu đêm, xuất tinh sớm ở nam giới

  • Chuẩn bị: Hạt sen và củ súng mỗi thứ 30g.
  • Thực hiện: Sơ chế hạt sen và củ súng, sau đó đem đun nhừ với nước lọc. Khi chín thêm đường vào, ăn đều đặn mỗi sáng.

14.Chè hạt sen trứng gà phục hồi sức khỏe cho người vừa mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh và người cao tuổi

  • Chuẩn bị: Trứng gà 1 quả, hạt sen và đường mỗi thứ 30g, rượu 30ml.
  • Thực hiện: Đem hạt sen rửa sạch, ngâm cho mềm rồi nấu nhừ. Khi chín, thêm ít đường vào khuấy đều. Cho trứng gà và rượu đảo trên cháo đến khi chín thì cho vào chè, khuấy đều và dùng ăn khi nóng. Nên ăn trước khi đi ngủ để cải thiện sức khỏe và chất lượng giấc ngủ.

15.Cháo phục linh, hạt sen và củ mài trị tiêu chảy do tỳ hư

  • Chuẩn bị: Hạt sen (sao), củ mài và gạo tẻ (sao vàng) mỗi thứ 30g, phục linh 15g.
  • Thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu nghiền thành bột mịn, sau đó cho vào nước sôi khuấy đều thành chè. Sau đó thêm đường vào và chia đều thành 2 lần dùng trong ngày (sáng – tối).

16.Bài thuốc trị chứng hư lao khiến đầu váng, hoa mắt, tim đập hồi hộp và tâm phiền không ngủ được

  • Chuẩn bị: Phục thần, viễn chí, hoàng kỳ, toan táo nhân, đảng sâm và liên nhục mỗi thứ 12g, cam thảo 4g, trần bì 6g.
  • Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày dùng 1 thang.

17.Bài thuốc tăng cường sinh lý phái mạnh, hỗ trợ điều trị chứng di hoạt tinh

  • Chuẩn bị: Phúc bồ tử, phụ tử, ba kích, bổ cốt chỉ, long cốt, sơn thù, hạt sen mỗi thứ 20g.
  • Thực hiện: Đem tất cả dược liệu nghiền thành bột mịn và trộn với hồ nếp làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 12g hoàn chiêu với nước muối loãng và uống khi đói.

18.Bài thuốc chữa chứng di tinh ở nam giới (xuất tinh không có khoái cảm)

  • Chuẩn bị: Khiếm thực, kim anh tử, liên tu, long cốt, hạt sen, mẫu lệ và sa tật lê mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào ấm, thêm nước vào sắc kỹ. Mỗi ngày dùng đều đặn 1 thang cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

19.Bài thuốc chữa chứng lỵ mãn tính

  • Bài thuốc 1: Dùng trần bì, sa nhân và cát cánh mỗi thứ 6g, cam thảo 4g, củ mài, bạch linh, đảng sâm, ý dĩ, bạch truật, bạch biển đậu mỗi thứ 10g. Đem tất cả các vị nghiền thành bột và làm thành viên hoàn. Hoặc có thể dùng sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị liên nhục và đẳng sâm mỗi thứ 12g, hoàng liên 5g. Đem dược liệu sắc uống, ngày dùng 1 thang.

20.Trà sen hoa cúc giúp cải thiện giấc ngủ và chức năng tiêu hóa

  • Chuẩn bị: Nhụy sen 400g, hạt sen 300g và cúc hoa 400g.
  • Thực hiện: Nhụy sen đem phơi khô, hạt sen đem sấy khô, sao vàng và hoa cúc đem phơi trong bóng râm đến khi khô hoàn toàn. Sau đó cho tất cả dược liệu vào chảo, sao vàng cho đến khi tỏa mùi thơm, trải ra cho nguội và bảo quản trong bình thủy tinh. Mỗi lần sử dụng 1 ít trà hãm với nước sôi uống trước khi đi ngủ.

21.Bài thuốc trị chứng suy nhược ở người cao tuổi, trẻ em chậm lớn, ăn uống kém

  • Chuẩn bị: Hạt sen 100g, trần bì 12g, đậu ván trắng 10g và mầm lúa 30g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu sao qua cho thơm, sau đó nghiền thành bột mịn. Mỗi lần dùng 100g bột uống cùng với nước cơm. Ngày sử dụng đều đặn 3 lần cho đến khi tình trạng được cải thiện.

22.Bài thuốc trị nhiễm giun kim

  • Chuẩn bị: Hạt bí đỏ và hạt hướng dương đều đã tách vỏ, mỗi thứ 10g, binh lang (hạt cau) 12g, đường phèn 20g và hạt sen 50g.
  • Thực hiện: Để đường riêng, đem tất cả các vị còn lại nghiền thành bột rồi đun chín với 250ml. Sau đó thêm đường vào khuấy đều, chia thành 3 lần ăn và dùng hết trong ngày. Dùng liên tục trong vòng 5 ngày để giun kim tự chui ra đường hậu môn.
  • Lưu ý: Cần vệ sinh hậu môn cho trẻ đúng cách, giặt giũ quần áo, mền gối bằng nước ấm và phơi dưới ánh nắng để ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm

23.Canh tim heo hạt sen chữa chứng hồi hộp, đau tim, mất ngủ

  • Chuẩn bị: Tim heo 1 cái, phòng đẳng sâm 40g và hạt sen 60g.
  • Thực hiện: Rửa sạch, cắt tim heo thành miếng vừa ăn và cho vào nồi. Sau đó, dùng rượu rửa sạch phòng đẳng sâm, cát miếng vừa ăn. Hạt sen đem ngâm với nước ấm cho đến khi mềm. Cho hết nguyên liệu vào nồi hầm với 6 chén nước đến khi sôi, đun thêm 10 phút và hầm với lửa nhỏ trong vòng 2 giờ đồng hồ. Khi canh chín, nêm thêm gia vị và ăn khi nóng.

24.Bao tử heo hầm hạt giúp bồi bổ sức khỏe và chữa chứng suy nhược

  • Chuẩn bị: Hạt sen 100g và bao tử heo 1 cái.
  • Thực hiện: Rửa sạch bao tử heo, cắt miếng nhỏ vừa ăn. Hạt sen đem ngâm với nước sôi cho mềm, sau đó cho tất cả nguyên liệu vào chén và hầm cách thủy cho đến khi chín hoàn toàn. Dùng món ăn ngày khi nóng, ngày dùng 1 lần để cải thiện sức khỏe.

Lưu ý khi dùng các món ăn – bài thuốc từ hạt sen

Hạt sen là vị thuốc quý có tác dụng bồi bổ sức khỏe, cải thiện trí nhớ và tăng chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên trước khi sử dụng dược liệu này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

tác dụng hạt sen
Không dùng liên nhục cho người có thực nhiệt và đại tiện táo
  • Hạt sen không chứa độc và giàu dinh dưỡng nên có thể sử dụng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, người có thực nhiệt và đại tiện táo nên hạn chế dùng các món ăn và bài thuốc từ liên nhục vì có thể gây táo bón, khó tiêu và đầy bụng.
  • Hạt sen chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng dược liệu này với liều lượng vừa phải. Sử dụng quá mức có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa.
  • Ở những người có cơ địa nhạy cảm, hạt sen có thể gây dị ứng. Nên chủ động ngưng sử dụng thảo dược này nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như ngứa cổ họng, phát ban, nổi mề đay, đau bụng,…
  • Bên cạnh việc sử dụng các món ăn – bài thuốc từ dược liệu, bạn cũng có thể chế biến hạt sen thành mứt, bánh hợp khẩu vị với trẻ nhỏ nhằm cải thiện sức khỏe và khắc phục tình trạng trẻ ăn uống kém, chậm lớn, còi xương.
  • Mặc dù hạt sen không có độc nhưng một số thảo dược dùng kèm có khả năng chứa độc tính. Do đó trước khi áp dụng bài thuốc từ thảo dược này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  • Hạt sen mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, các món ăn – bài thuốc từ dược liệu này chỉ có tác dụng hỗ trợ và không thể thay thế cho hiệu quả cho thuốc điều trị. Vì vậy trong trường hợp cần thiết, nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bài thuốc.

Hạt sen (liên nhục) mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trong bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về tác dụng và cách dùng dược liệu này để bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thường gặp.

Dược liệu khác

4 chế phẩm

Hồng sâm: Tác dụng và cách dùng bồi bổ sức khỏe

Hồng sâm là “thần dược” có nguồn gốc từ của những củ nhân sâm 6 tuổi giàu giá trị dinh dưỡng. Với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, hiện...

Huyền sâm: Tác dụng của vị thuốc và cách dùng chữa bệnh

Huyền sâm (hắc sâm) là vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Khoa học cũng đã nghiên cứu và công nhận dược liệu này có...

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi là một loại dược liệu quý có tính hàn, vị hơi đắng. Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, vị thuốc có công dụng dưỡng tâm,...

Hoàng liên chân gà: Dược liệu quý với nhiều tác dụng trị bệnh

Hoàng liên chân gà là cây thuốc quý, phát triển chủ yếu ở những vùng núi cao từ 1500 - 2500m. Dược liệu có vị rất đắng, không mùi, tính...

Nhục thung dung: Vị thuốc vàng cho sức khỏe nam giới

Từ lâu, nhục thung dung đã được sử dụng để cải thiện sức khỏe và chức năng sinh lý của phái mạnh. Các bài thuốc uống, rượu ngâm và món...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn