Mụn trứng cá: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

5 lý do bạn nên chọn điêu khắc chân mày tại Seoul Center

Mua que thử rụng trứng ở đâu uy tín?

Điểm danh 6 thói quen có hại đến quá trình điều trị vết thương

Thoái hóa cột sống nên ăn gì để phòng ngừa và cải thiện bệnh

Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Đau thần kinh tọa khi mang thai và những điều cần biết

9+ bài thuốc trị thoái hóa cột sống bằng thảo dược dân gian

Trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam với các cây thuốc quen thuộc

Răng thưa có nên niềng hay không? Vì sao?

Cây lược vàng: Tác dụng chữa bệnh và bài thuốc hay lưu truyền

Cây lược vàng (Callisia fragrans) còn được gọi là lan rũ, lan vòi hay cây bạch tuộc. Nhờ chứa các thành phần có dược tính cao mà bên cạnh công dụng làm cảnh, loại cây này còn được sử dụng để làm thuốc. Dùng đúng cách có thể chữa các bệnh về da liễu, viêm loét dạ dày, hỗ trợ phòng chống ung thư…

cây lược vàng
Cây lược vàng không chỉ được trồng làm cảnh mà còn có tác dụng chữa bệnh

  • Tên gọi khác: Cây bạch tuộc, lan vòi, lan rũ, địa lan vòi, giả khóm…
  • Tên khoa học: Callisia fragrans
  • Họ khoa học: Thài lài (Commelinaceae)

Một số đặc điểm của Cây lược vàng

1. Đặc điểm sinh thái

Lược vàng là cây thuốc quen thuộc, thân thảo, sống lâu năm. Phần thân cây thẳng đứng, có thể cao khoảng 15 – 40cm, có một số thân còn bò ngang trên mặt đất, có chia đốt và phân nhánh. Đốt ở nhánh có thể dài đến 10cm nhưng ở phía thân chỉ dài từ 1 – 2cm.

Lá của cây lược vàng là dạng lá đơn, mọc so le với nhau, phiến lá thuôn dài hình ngọn giáo với chiều dài khoảng 15 – 20cm còn chiều rộng khoảng 4 – 5cm. Lá nhẵn và mọng nước, mặt trên có màu xanh đậm hơn so với mặt dưới. Mép lá nguyên và thường ngả vàng khi lá già, gân lá chạy song song. Nếu mọc ở khu vực có nhiều ánh sáng thì lá lược vàng có thể có màu tím nhạt.

Hoa lược vàng mọc thành cụm, cụm hoa không có cuống và thường gồm khoảng 6 – 12 bông. Hoa có màu trắng, phần cuống chỉ dài khoảng 1mm. Phần lá bắc của cụm hoa có màu vàng và hình vỏ trấu. Còn lá bắc của hoa thì có phần dưới trắng, phần trên xanh, hình lòng thuyền và có lông mịn.

Tràng hoa có hình trứng, màu trắng, chia làm 3 thùy với phần mép nguyên. Gồm 6 nhị, chỉ nhị dài khoảng 1,5mm, phần ở dưới dính với cánh hoa. Bao phấn có hình hạt đậu và được đính vào 2 bên trung đới.

2. Nơi phân bố

Cây lược vàng có nguồn gốc xuất xứ từ Mexico, sau đó di thực sang Nga rồi mới về tới Việt Nam vào khoảng những năm 90 của thế kỷ trước. Xuất hiện đầu tiên tại Thanh Hóa rồi lan rộng ra hầu khắp các tỉnh thành trên toàn quốc.

Ban đầu cây được trồng nhiều ở những vùng có khí hậu nhiệt đới để phục vụ cho mục đích chính là làm cảnh. Sau đó được sử dụng làm thuốc, có thể hỗ trợ khắc phục nhiều bệnh lý.

3. Bộ phận sử dụng

Toàn cây lược vàng, bao gồm cả rễ, thân và lá đều được sử dụng để làm vị thuốc chữa bệnh.

4. Thu hái và sơ chế cây lược vàng

Đối với thảo dược này có thể thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, để giữ được dược tính tốt của cây thì nên thu hái vào buổi sáng sớm khi mà mặt trời chưa mọc.

Cả rễ, thân và lá lược vàng sau khi thu về thì đem đi rửa sạch, cắt thành từng khúc. Sau đó đem phơi dưới nắng nhẹ hoặc trong bóng râm cho khô và bảo quản dùng dần. Ngoài ra, có thể dùng dược liệu ở dạng tươi chưa qua sơ chế.

vị thuốc cây lược vàng
Dù dùng ở dạng tươi hay phơi khô thì cây lược vàng vẫn phát huy dược tính tốt

5. Các thành phần hóa học

Theo phân tích từ các nhà nghiên cứu, trong cây lược vàng có chứa một số thành phần như sau:

  • Triacyglyceride
  • Sulfolipid
  • Digalactosyglycerides
  • Kaempferol
  • Quercetin
  • Paraffinic
  • Olefinic
  • Caroten
  • Chlorophyl
  • Phytosterol
  • Các Flavonoid
  • Các vitamin và nguyên tố vi lượng

Vị thuốc Cây lược vàng

1. Tính vị và quy kinh

Vị thuốc lược vàng có vị nhạt, hơi chua nhẹ, tính mát, ít độc và được quy vào kinh Phế.

2. Các tác dụng chính của cây lược vàng

– Theo y học cổ truyền:

  • Giải độc
  • Tiêu viêm
  • Lợi thủy
  • Thanh nhiệt
  • Hóa đàm
  • Nhuận phế

– Theo dược lý hiện đại:

  • Chống oxy hóa
  • Tăng sức bền của mạch máu
  • Chống ung thư
  • Củng cố mao nâng đỡ thể tạng
  • Tác dụng kháng viêm
  • Tăng đào thải nước tiểu

3. Cách dùng và liều dùng

Có thể sử dụng vị thuốc cây lược vàng theo nhiều cách khác nhau. Nếu dùng ngoài thì thường ngâm rượu để xoa bóp. Còn dùng trong thì có thể dùng tươi, sắc nước uống, nhai sống hay ngâm rượu.

Liều dùng thông thường: 3 – 9 lá tươi hay 40 – 60ml rượu ngâm từ lược vàng.

Cây lược vàng và 10 bài thuốc hay lưu truyền

Nhờ chứa nhiều thành phần hoạt chất đa dạng mà cây lược vàng được sử dụng để hỗ trợ nhiều bệnh lý. Thực tế cho thấy, dùng vị thuốc này đúng cách có thể hỗ trợ điều trị bệnh gan, tiểu đường, chữa viêm họng, viêm loét dạ dày…

Dưới đây là 10 bài thuốc từ cây lược vàng được ứng dụng rộng rãi:

1. Bài thuốc điều trị bệnh gan từ cây lược vàng

Tùy vào từng trường hợp mà sẽ có cách sử dụng thảo dược khác nhau để đem lại hiệu quả tốt nhất.

– Trường hợp nóng gan hay bị viêm gan B, C:

  • Chuẩn bị 2 lá lược vàng cùng với 2 lá mồng tơi
  • Đem rửa sạch 2 nguyên liệu rồi cho vào cối giã nát và vắt lấy nước
  • Dùng uống 1 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ

– Trường hợp bị xơ gan, ung thư gan:

  • Chuẩn bị 2 – 3 lá lược vàng cùng với 2 lá màng màng
  • Đem thảo dược đi rửa sạch, giã nát và ngâm với rượu trắng ít nhất 30 ngày
  • Mỗi lần dùng 20ml, tần suất 1 lần/ngày

2. Dùng cây lược vàng chữa bệnh viêm họng

Thực tế ghi nhận rằng, cây lược vàng đem lại nhiều hiệu quả khả quan trong khắc phục các triệu chứng viêm họng. Có thể cải thiện tình trạng ho khan hay ho có đờm kéo dài.

Riêng với trường hợp viêm họng hạt, có thể dùng theo 3 cách sau:

– Cách thứ nhất:

  • Chuẩn bị 50 lá lược vàng bánh tẻ đem rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt
  • Thêm vào 2 – 3 giọt giấm chuối, khuấy đều rồi uống
  • Dùng 1 lần/ngày trong liên tục 5 ngày

– Cách thứ 2:

  • Dùng 3 – 4 lá lược vàng đem rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ
  • Sau đó cuộn lại với muối và nhai trực tiếp trong khoảng 10 phút thì nhả bã và nuốt nước từ từ
  • Có thể duy trì với tần suất 3 lần/ngày

– Cách thứ 3:

  • Dùng 1 đoạn thân cây lược vàng đem rửa sạch, thái mỏng rồi ngâm cùng rượu trắng khoảng 10 ngày
  • Mỗi lần uống khoảng 25 giọt, tần suất 1 lần/ngày trong liên tục 10 ngày.
tác dụng của cây lược vàng
Dược liệu cây lược vàng được ứng dụng vào rất nhiều bài thuốc chữa bệnh

3. Bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường

Lá lược vàng được ghi nhận là có thể hỗ trợ kiểm soát một số triệu chứng tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Có thể dùng theo cách sau:

  • Dùng lá lược vàng rửa sạch rồi ép lấy nước uống hay nhai trực tiếp
  • Nên kiên trì áp dụng mỗi ngày để thấy được kết quả tốt

4. Dùng cây lược vàng chữa viêm da cơ địa

Chữa bệnh viêm da cơ địa bằng lược vàng là giải pháp đơn giản, rất dễ thực hiện và không tốn kém chi phí. Có thể áp dụng theo hướng dẫn sau:

  • Cần chuẩn bị khoảng 10 lá lược vàng
  • Đem thảo dược đi rửa cho sạch với nước muối loãng, rồi để ráo
  • Cho vào cối giã nát và vắt lấy nước cốt
  • Có thể chia đều làm 3 lần uống trong ngày để nhận được kết quả tốt nhất

5. Bài thuốc trị viêm loét dạ dày từ cây lược vàng

Dùng lược vàng chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cũng là bài thuốc dân gian được ứng dụng rất phổ biến. Bạn có thể thực hiện theo cách sau:

  • Dùng lá lược vàng đem rửa sạch rồi ép lấy nước
  • Thêm vào 1 chút mật gấu rồi khuấy đều lên
  • Dùng hỗn hợp này để uống vào thời điểm sau bữa ăn

6. Dùng cây lược vàng khắc phục chứng đau lưng

Nếu bị đau lưng do vận động nhiều, sai tư thế hay do thời tiết thay đổi đột ngột, thậm chí là do các bệnh ký về cột sống thì bạn vẫn có thể dùng lược vàng để khắc phục. Dưới đây là 2 cách đơn giản được áp dụng nhiều:

– Cách thứ nhất:

  • Cần chuẩn bị 200g lá và thân lược vàng, đem rửa sạch, thái nhỏ
  • Cho vào bình thủy tinh ngâm cùng 1 lít rượu trắng trong 60 ngày
  • Mỗi ngày uống khoảng 40 – 50ml, chia đều làm 3 lần
  • Nên kết hợp dùng rượu lược vàng để xoa bóp vùng lưng bị đau

– Cách thứ 2:

  • Hái 2 – 3 lá lược vàng đem rửa sạch rồi hơ qua lửa cho nóng và mềm ra
  • Sau đó đắp trực tiếp lên vùng lưng bị đau
  • Khi nguội có thể hơ lại và đắp thêm 2 – 3 lần nữa
  • Mỗi lần đắp khoảng 10 – 15 phút sẽ thấy cơn đau được cải thiện đáng kể

7. Bài thuốc chữa trĩ từ cây lược vàng

Cây lược vàng cũng được ghi nhận là có công dụng tuyệt vời trong hỗ trợ kiểm soát bệnh trĩ. Tất cả là nhờ vào thành phần Kaempferol và Quercetin dồi dào. Có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm bền thành tĩnh mạch và giảm sưng đau, chống oxy hóa mạnh.

Sau đây là 3 cách dùng cơ bản:

– Cách thứ nhất:

  • Dùng 3 lá lược vàng tươi đem đi ngâm rửa thật sạch với nước muối loãng
  • Cắt nhỏ, cho vào cối giã nát với vài hạt muối ăn
  • Rửa sạch hậu môn, lau khô rồi đắp hỗn hợp này lên
  • Giữ cố định trong vòng nửa tiếng hoặc có thể đắp qua đêm

– Cách thứ 2:

  • Dùng 2 lá lược vàng đem rửa sạch, để ráo
  • Cho vào máy xay nhuyễn cùng 150ml nước sôi ấm và 1/5 thìa muối ăn
  • Chắt lấy nước uống 1 lần/ngày, còn phần bã tận dụng để đắp hậu môn

– Cách thứ 3:

  • Chuẩn bị 4 lá lược vàng đem rửa sạch
  • Nhai trực tiếp với vài hạt muối vào trước bữa ăn chính khoảng nửa tiếng
  • Chỉ nuốt từ từ phần nước, nhả bã
công dụng của cây lược vàng
Có thể dùng cây lược vàng để khắc phục các triệu chứng bệnh trĩ

8. Dùng lược vàng chữa mụn nhọt

Có thể áp dụng bài thuốc theo 2 cách sau đây:

– Cách thứ nhất:

  • Dùng 1 – 2 lá lược vàng đem rửa sạch với nước muối loãng
  • Cho vào cối giã nát rồi đắp trực tiếp lên vị trí bị mụn nhọt
  • Dùng gạc y tế cố định khoảng 20 – 30 phút thì gỡ ra và dùng nước sạch rửa lại

– Cách thứ 2:

  • Chuẩn bị 500g lá và thân lược vàng đem rửa sạch, để ráo rồi cắt khúc
  • Cho vào bình thủy tinh và ngâm chung với 1 lít rượu trong khoảng 60 ngày
  • Mỗi lần uống 20ml, tần suất 2 lần/ngày. Có thể pha loãng nếu thấy quá khó uống

9. Bài thuốc chữa viêm lợi, đau nhức chân răng

Lược vàng còn được dùng phổ biến trong hỗ trợ khắc phục các tình trạng nha chu thường gặp như đau nhức chân răng hay viêm lợi. Có thể áp dụng với cách đơn giản như sau:

  • Rửa sạch vài lá lược vàng cùng với nước muối pha loãng
  • Nhai trực tiếp hoặc giã lấy nước để uống
  • Trước khi nuốt nên ngậm nước ép từ lá lược vàng trong miệng khoảng vài ba phút

10. Dùng lược vàng trị ho khan kéo dài

Đây cũng là một trong những bài thuốc từ cây lược vàng đến nay vẫn còn được sử dụng rất phổ biến. Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch vài lá lược vàng rồi cho vào miệng nhai kỹ. Có thể nuốt cả phần nước lẫn phần bã để nhận được kết quả tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng Cây lược vàng để chữa bệnh

Cây lược vàng mặc dù là thảo dược lành tính, ít gây tác dụng phụ nhưng khi dùng vẫn cần chú ý đến các vấn đề sau để tránh gặp rủi ro ngoại ý:

  • Các bài thuốc từ cây lược vàng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Tuyệt đối không lạm dụng hay dùng thay thế phác đồ điều trị y tế.
  • Không tự ý kết hợp lược vàng với các loại thảo dược khác để chữa bệnh khi chưa tham khảo ý kiến thầy thuốc.
  • Cần sử dụng lược vàng với liều lượng phù hợp, nếu dùng quá liều có thể gây ra tình trạng tụt huyết áp
  • Trước khi dùng, cần rửa sạch dược liệu với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và vi khuẩn…
  • Hiệu quả mà các bài thuốc mang lại còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa, tốt nhất người bệnh không nên kỳ vọng quá nhiều.
  • Hết sức thận trọng khi dùng cho các đối tượng phụ nữ mang thai hay đang cho con bú hoặc trẻ nhỏ.

Thông tin về thảo dược cây lược vàng mà bài viết vừa cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Để sử dụng dược liệu an toàn, bạn nên hỏi kỹ ý kiến của thầy thuốc để nhận được giải đáp chi tiết.

Dược liệu khác

4 chế phẩm

Hồng sâm: Tác dụng và cách dùng bồi bổ sức khỏe

Hồng sâm là “thần dược” có nguồn gốc từ của những củ nhân sâm 6 tuổi giàu giá trị dinh dưỡng. Với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, hiện...

Huyền sâm: Tác dụng của vị thuốc và cách dùng chữa bệnh

Huyền sâm (hắc sâm) là vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Khoa học cũng đã nghiên cứu và công nhận dược liệu này có...

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi là một loại dược liệu quý có tính hàn, vị hơi đắng. Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, vị thuốc có công dụng dưỡng tâm,...

Hoàng liên chân gà: Dược liệu quý với nhiều tác dụng trị bệnh

Hoàng liên chân gà là cây thuốc quý, phát triển chủ yếu ở những vùng núi cao từ 1500 - 2500m. Dược liệu có vị rất đắng, không mùi, tính...

Nhục thung dung: Vị thuốc vàng cho sức khỏe nam giới

Từ lâu, nhục thung dung đã được sử dụng để cải thiện sức khỏe và chức năng sinh lý của phái mạnh. Các bài thuốc uống, rượu ngâm và món...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn