Ho khan là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị hiệu quả

Thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em và những lưu ý cần biết

Cách dùng dầu tràm trị ho cho trẻ sơ sinh, người lớn đúng cách

Cách chưng lê trị ho cho bé đúng cách hiệu quả tại nhà

9 loại siro trị ho cho bé hiệu quả và an toàn đã được kiểm chứng

Ho khạc ra đờm có máu vào buổi sáng: Cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Ho có đờm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa dứt điểm

8 cách trị ho cho bà bầu an toàn hiệu quả nhanh tại nhà

5 Cách trị ho có đờm kéo dài ở người lớn dứt điểm nhanh chóng

6 Cách trị ho bằng rau tần dày lá cực hiệu quả lại an toàn

Cách dùng dầu tràm trị ho cho trẻ sơ sinh, người lớn đúng cách

Dùng dầu tràm trị ho là phương pháp được rất nhiều người lựa chọn sử dụng vì vừa có độ an toàn cao, không gây biến chứng, nguyên liệu dễ tìm lại có thể áp dụng cho mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh đến người lớn. Với những triệu chứng ho mới khởi phát, người bệnh có thể tham khảo cách dùng dầu tràm trị ho này thay vì dùng thuốc để hạn chế tối đa các tác dụng phụ nguy hiểm.

Dùng dầu tràm trị ho có thực sự hiệu quả?

Tinh dầu tràm là sản phẩm được tinh chế từ các bộ phận của cây tràm, bao gồm thân, lá và cành. Đây là tinh dầu cực kỳ phổ biến được dùng trong rất nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh ở hệ hô hấp hay có liên quan đến  tình trạng nhiễm khuẩn như ho. Hai thành phần chính có trong tinh dầu này là α-Terpineol (chiếm 5-12 %) và 1.8- Cineol (chiếm 42-60%) đều là các hoạt chất có tính kháng khuẩn chống viêm mạnh.

Dùng dầu tràm trị ho
Dùng dầu tràm trị ho là phương pháp được dân gian dùng từ rất lâu đời

Hiện tại trên thị trường có hai loại tinh dầu tràm là

  • Tinh dầu tràm gió: được dùng chủ yếu ở Việt Nam với thành phần Cineol (Eucalyptol) vượt trội và thường được dùng nhiều trong chăm sóc sức khỏe như giữ ấm, trị ho, trị cảm lạnh.
  • Tinh dầu tràm trà: với hàm lượng Gamma-terpinene và Terpinen-4-ol cao hơn, có tác dụng oxy hóa cao đồng thời khả năng chống viêm cũng khá mạnh nên đường dùng nhiều hơn trong chăm sóc sắc đẹp. Thường dầu tràm trà cũng đắt hơn tràm gió.

Như vậy với hai loại này bạn nên ưu tiên sử dụng tinh dầu tràm gió trong điều trị ho ở cả người lớn và trẻ em. Bạn vẫn có thể dùng tràm trà nhưng có thể cho hiệu quả chậm hơn hoặc không đạt kết quả như mong muốn nên cần hết sức chú ý.

Những tác dụng mà tin dầu tràm đem lại cho sức khỏe như

  • Hoạt chất Eucalytol giúp sát khuẩn nhẹ, giảm ho, tiêu đờm, hỗ trợ trong điều trị và phòng bệnh cảm lạnh vô cùng hiệu quả. Eucalyptol khi thẩm thấu vào da sẽ nhanh chóng làm nóng cơ thể, giúp máu huyết tuần hoàn, nhờ đó các triệu chứng ho, ngứa rát cổ và mệt mỏi cũng được thuyên giảm đáng kể
  • Chất Terpinen-4-ol có thể ức chế được rất nhiều vi khuẩn, virus, đặc biệt là các virus cúm từ đó giúp cải thiện tình trạng ho có liên quan đến nguyên nhân này hiệu quả
  • Cineol dùng để nhỏ mũi giúp kích thích các tế bào tại cơ quan này và hỗ trợ loại bỏ các bụi bẩn, dị nguyên ở bên ngoài để làm thông thoáng đường thở
  • Giữ ấm cơ thể giúp tránh gió, phòng cảm lạnh

Hiệu quả của tinh dầu tràm trong điều trị ho và các bệnh hô hấp đã được dân gian sử dụng từ rất lâu đời nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Hầu hết việc dùng tinh dầu tràm chỉ dùng ngoài da nên khá an toàn, ít gây ra kích ứng nên có thể dùng cho những đối tượng như trẻ nhỏ hay người lớn tuổi.

Những cách dùng dầu tràm trị ho hiệu quả nhất

Có rất nhiều cách để dùng dầu tràm trị ho đơn giản nhưng mang đến những hiệu quả bất ngờ. Kiên trì sử dụng đúng cách mỗi ngày không chỉ giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng mà còn hỗ trợ phòng tránh nguy cơ bệnh tái phát trở lại. Cụ thể bạn có tham khảo ngay những cách dùng dầu tràm trị ho được tổng hợp dưới đây

Xoa dầu tràm xuống gan bàn chân

Theo Đông y, lòng bàn chân là khu vực tập trung rất nhiều huyệt đạo quan trọng, vì thế giữ ấm và bảo vệ lòng bàn chân là biện pháp quan trọng để hạn chế được rất nhiều bệnh lý, nhất là các bệnh lý về hô hấp. Đặc biệt tác động lên huyệt dũng tuyền nằm ở khu vực gan bàn chân là cách đơn giản để giảm nhanh chóng tình trạng ho, viêm họng, viêm phế quản hay thậm chí là ho ra máu.

Dùng dầu tràm trị ho
Thoa tinh dầu tràm vào lòng bàn chân và massage giúp giảm ho hiệu quả

Nếu chưa biết huyệt dũng tuyền nằm ở đâu thì bạn có thể hình dung nó là khu vực lõm giữa gan bàn chân, các ngón chân trỏ 2/5 tính từ ngón chân xuống tới gót chân. Thường nếu hiểu rõ về huyệt đạo bạn có thể bấm huyết tại đây để giảm ho. Tuy nhiên nếu không có đầy đủ kiến thức về lĩnh vực này bạn chỉ cần thoa một ít dầu tràm tại khu vực này và massage nhẹ nhàng cũng thấy các triệu chứng thuyên giảm rất nhiều.

Chú ý nếu thực hiện trên trẻ so sinh, mẹ nên đổ dầu ra tay trước, sau đó mới nhẹ nhàng thoa lên lòng bàn chân cho con. Kèm theo đó mẹ cũng nên thoa từ gáy xuống tới mông cùng trước ngực một chút, dùng tay thoa theo chiều kim đồng hồ để các tinh chất thẩm thấu tốt hơn. Nếu thoa vào buổi tối mẹ có thấy tình trạng ho của bé tối đấy giảm hẳn, hôm sau bé cũng linh hoạt và vui vẻ hơn rất nhiều.

Với người lớn nên chú trọng việc thoa trước ngực, cổ, lưng để làm ấm cơ thể, thông đờm giải phế, từ đó cơ thể cũng khỏe lên đáng kể.

Dùng tinh dầu tràm thay cho sữa tắm

Với biện pháp này chủ yếu thường áp dụng cho trẻ em để giữ ấm cho bé khi tắm đồng thời cũng tăng tính kháng khuẩn, chống viêm và bảo vệ làn da non nớt của trẻ. Khi vị ho kéo dài, cơ thể bé khá yếu nên phụ huynh hay băn khoăn có nên tắm không vì sợ bé bị nhiễm lạnh và ốm nặng hơn. Vì vậy sử dụng tinh dầu tràm sẽ làm giảm nguy cơ này.

Với đặc tính ấm nóng, tinh dầu tràm sẽ làm ấm cơ thể để giúp bé tránh gió, tránh nhiễm lạnh. Mẹ chỉ cần cho vài giọt tinh dầu vào nước tắm và tắm như bình thường, không cần dùng sữa tắm vì khả năng kháng khuẩn của dầu tràm đã rất mạnh. Tuy nhiên không nên vì vậy mà chủ quan bởi vẫn cần cho bé tắm nơi kín gió, tắm trong thời gian ngắn và mau chóng lau khô người, ủ ấm cho bé.

Sau khi tắm, mẹ cũng nên thoa thêm một ít tinh dầu tại các vị trí như ngực, tay, cổ và lòng bàn chân để giữ ấm cho bé hiệu quả hơn.

Sử dụng tinh dầu tràm trong máy phun sương, máy khuếch tán tinh dầu

Không khí ô nhiễm nhiều bụi bẩn cũng là tác nhân hàng đầu gây ho ở rất nhiều người do các dị nguyên theo không khí tấn công vào niêm mạc họng. Lúc này cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách ho. Ngoài ra vào những thời điểm trời hạnh hay trong phòng dùng điều hòa có thể làm không khí bị hanh khô nên kích thích các phản ứn ho nhiều hơn.

Dùng dầu tràm trị ho
Thêm vài giọt tinh dầu vào máu khuếch tán vừa làm sạch không khí vừa cải thiện ho hiệu quả

Nếu liên quan đến các tác nhân này bạn có thể chi vài giọt tinh dầu vào máy phun sương hay những loại máy khuếch tán tinh dầu để lọc không khó trong phòng và tạo độ ẩm cần thiết. Khi không còn các tác nhân gây bệnh thì tình trạng ho cũng giảm sút.

Mùi hương từ tinh dầu tràm trà còn đem đến tác dụng ổn định tinh thần và giúp dễ ngủ hơn. Vì thế bạn không chỉ nên dùng cách này trong cả đời sống hằng ngày để bảo vệ sức khỏe cho bản thân tốt hơn.

Dùng dầu tràm trị ho kèm sổ mũi

Nếu tình trạng ho có kèm theo sổ mũi bạn có thể tham khảo việc xông hơi với tinh dầu này. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần chi vài giọt dầu vào một bát nước sôi, sau đó trùm một chiếc khăn dày lên đầu, đặt mặt cách khoảng 15cm rồi xông hơi trong 15 phút. Hơi nước từ nồi xông sẽ giúp cuốn trôi các bụi bẩn dị nguyên ra ngoài để làm thông đường thở, dịch mũi không còn chảy xuống họng từ đó cũng giúp giảm tình trạng ho đáng kể.

Riêng với trẻ sơ sinh, sử dụng cách này có thể không an toàn do bé còn khá nhỏ và nếu không chú ý có thể làm bỏng bé. Vì vậy mẹ chỉ cần để lọ nhỏ tinh dầu tràm dưới mũi để bé hít vài lần, sau đó xì mũi ra cũng giúp làm thông thoáng đường thở hơn.

Một số cách dùng dầu tràm trị ho và phòng bệnh tái phát

Bên cạnh các biện pháp trên, mẹ cũng nên chú ý một số cách dùng dầu tràm trị ho đồng thời phòng tránh nguy cơ bện tái phát trở lại sau điều trị.

  • Bôi dầu tràm lên một số vị trí như cổ, ngực, hai dái tai hay lòng bàn tay bàn chân trước khi ra ngoài sẽ phòng tránh nguy cơ nhiễm lạnh hay gió độc, nhất là vào các thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường. Với trẻ nhỏ mẹ không nên bôi trực tiếp vào da mà có thể bôi trên khăn quàng cổ, lòng bàn tay bàn chân đồng thời chú ý đi tất đầy đủ
  • Có thể dùng tinh dầu tràm để vệ sinh mũi và loại bỏ các dị nguyên bên trong khi bé mới đi từ ngoài về. Tuy nhiên cách này nên ưu tiên với những bé lớn, với trẻ sơ sinh mẹ thấm tinh dầu vào một chiếc khăn sạch và để gần mũi cho bé hít.
  • Bên cạnh đó trào ngược dạ dày thực quản cũng là nguyên nhân gây ho ở một số người. Nếu liên quan đến tình trạng này người bệnh có thể kèm theo những cơn đau thượng vị khó chịu. Lúc này bạn có thể dùng một vài giọt tinh dầu tràm thoa lên bụng rồi massage nhẹ nhàng theo đường kim đồng hồ cũng giúp thuyên giảm các triệu chứng nhanh chóng.

Cách phân biệt tinh dầu tràm nguyên chất và tinh dầu giả

Với những tác dụng tuyệt vời trong chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp nên nhu cầu sử dụng tinh dầu tràm ngày càng cao. Do đó không ít người lợi dụng điều này để trục lợi cá nhân, sản xuất các sản phẩm tinh dầu giả, kém chất lượng hay có pha với nhiều chất nguy hiểm có thể làm tổn hại đến sức khỏe nhiều hơn. Do đó bạn cần cực kỳ chú ý khi sử dụng các sản phẩm này.

Dùng dầu tràm trị ho
Người dùng cần thông thái hơn khi mua hàng để tránh hàng giả hàng nhái

Bạn có thể tham khảo cách cách phân biệt tinh dầu tràm nguyên chất ( TDNC) và tinh dầu giả (TDG) qua một số đặc điểm nổi bật sau

  • TDNC thường có màu vàng nhạt ngả xanh trong; TDG thường có màu vàng đậm hoặc vàng nhạt như nước
  • Mùi tràm trong các loại TDNC thường rất đặc trưng, với các sản phẩm TGG thường có mùi rất nhẹ, hắc hoặc không có mùi
  • TDNC  thường không tan trong nước, vì vậy nếu bạn thử 1 giọt mà thấy có váng dầu màu vàng nổi lên thì đó có thể là hàng thật
  • Khi lắc chai TDNC bạn có thể thấy nổi lên một lớp bọt, tuy nhiên không quá nhiều và tan cũng rất nhanh. Trong khi đó TDG thường có rất nhiều bọt nên tan cũng lâu hơn
  • TDNC có khả năng thẩm thấu nhanh vào da và không gây ra cảm giác bóng dầu hay bết rít, TDG thì ngược lại
  • Khả năng lưu giữ mùi hương của TDNC có thể kéo dài từ 4- 5 tiếng, sau đó vẫn có thể cảm thấy hương phảng phất. Với TDG khả năng giữ mùi thường chỉ được 1- 2 tiếng hoặc ít hơn vì nó được pha nên bay mùi rất nhanh.

Tốt nhất bạn nên nghiên cứu tìm hiểu và lựa chọn các thương hiệu sản xuất tinh dầu tràm uy tín để sử dụng. Tránh vì ham rẻ mà dùng các sản phẩm hàng giả hàng nhái, không những không làm cải thiện bệnh mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng khác trầm trọng hơn.

Một số lưu ý trong cách dùng dầu tràm trị ho

Dùng dầu tràm trị ho là biện pháp được dân gian ứng dụng từ rất lâu đời vì thực sự mang đến những kết quả bất ngờ, tuy nhiên nó chỉ phù hợp với những tình trạng ho nhẹ, ho mới khởi phát. Nếu tình trạng ho có liên quan đến một số bệnh lý nào đó thì việc dùng tinh dầu tràm chỉ giúp cải thiện các triệu chứng, không thể giúp loại bỏ bệnh hoàn toàn.

Dùng dầu tràm trị ho
Dùng dầu tràm trị ho chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh mới khởi phát, không giúp loại bỏ bệnh hoàn toàn

Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn và hiệu quả tuyệt đối, bạn cũng cần lưu ý các vấn đề sau

  • Sử dụng các sản phẩm tinh dầu tràm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn tuyệt đối
  • Không dùng tinh dầu tràm gió trên những vùng da nhạy cảm như mặt, mắt, vùng kín.. Với tinh dầu tràm trà có thể dùng nhưng chỉ mới một lớp mỏng và cần hạn chế để tránh kích ứng, đặc biệt trên trẻ em
  • Nên thử trước với một lượng nhỏ trên da để xem thử các phản ứng dị ứng
  • Với trẻ sơ sinh, mẹ cần tránh bôi tinh dầu tràm trực tiếp bởi làn da của con còn vô cùng mỏng manh. Thay vào đó mẹ nên rửa tay thật sạch, cho tinh dầu ra tay mình sau đó mới từ từ đưa lên massage cho bé
  • Không lạm dụng quá mức tinh dầu tràm đặc biệt với những sản phẩm 100% nguyên chất
  • Không dùng tinh dầu tràm để uống vì có thể gây ngộ độc
  • Kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học để nhanh chóng cải thiện tình trạng ho.

Dùng dầu tràm trị ho đúng cách sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị và phòng tránh một số bệnh lý về hô hấp. Tuy nhiên nếu sau một thời gian sử dụng người bệnh không thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp hơn.

Cùng chuyên mục

Cách chưng lê trị ho

Cách chưng lê trị ho cho bé đúng cách hiệu quả tại nhà

Dùng lê chưng trị ho là bài thuốc dân gian được rất nhiều người sử dụng vì vừa có hương vị thơm ngon, dễ ăn lại bồi bổ sức khỏe...

9 loại siro trị ho cho bé hiệu quả và an toàn đã được kiểm chứng

9 loại siro trị ho cho bé hiệu quả và an toàn đã được kiểm chứng

Sử dụng siro trị ho cho bé là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị được nhiều phụ huynh tin tưởng và lựa chọn. Bởi công dụng giảm...

Ho khạc ra đờm có máu vào buổi sáng: Cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Ho khạc ra đờm có máu vào buổi sáng khiến bất cứ ai cũng vô cùng hoang mang lo lắng không biết mắc bệnh gì. Đây có thể là các...

Thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em

Thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em và những lưu ý cần biết

Hầu hết khi trẻ có dấu hiệu bị ho, ốm, sử dụng kháng sinh là biện pháp đầu tiện mà phụ huynh nghĩ tới. Tuy nhiên việc dùng thuốc kháng...

Ho khan là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị hiệu quả

Ho khan là tình trạng cơn ho kéo dài dai dẳng mãi không dứt kèo theo cổ họng ngứa rát khó chịu làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn