Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y, y học cổ truyền
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y là phương pháp kế thừa tinh hoa y học phương Đông từ ngàn xưa. Trên thực tế, cách chữa bệnh này không chỉ an toàn, lành tính, tiết kiệm, hiệu quả mà còn mang tính khoa học cao.
Bệnh viêm khớp dạng thấp trong quan niệm Đông y
Viêm khớp dạng thấp còn được gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Đây là bệnh lý xương khớp mạn tính tương đối phổ biến. Tình trạng này xuất hiện khi hệ miễn dịch rối loạn nghiêm trọng, tự sản sinh kháng thể để tấn công mô sụn, màng bao hoạt dịch cùng một số cơ quan khác. Căn nguyên hình thành và cơ chế tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp khá khó lường, phức tạp. Vì vậy, quá trình điều trị bệnh lý này thường gặp phải nhiều khó khăn và trở ngại.
Quan niệm Đông y cho rằng, viêm khớp dạng thấp thuộc phạm trù chứng tý, xảy ra khi cơ thể hư suy chính khí, thấp nhiệt xâm nhập, nhiễm phong hàn, khí huyết bất thông, lao động quá độ hay thiên tiên bất túc (di truyền từ cha mẹ). “Tý” trong “chứng tý” đồng âm với “bí” nghĩa là tắc nghẽn, bí bách, khó lưu thông.
Đối với những người bình thường, vì khí huyết, kinh mạch lưu thông thuận lợi nên cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Trong khi đó, khi bị viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân sẽ bị bí tắc kinh mạch, khí huyết bất thông với các dấu hiệu nhận biết là tê buốt, đau nhức và sưng mỏi xương khớp.
Lúc này, hoạt động của hệ thống mạch và gân bên trong cơ thể trở nên đình trệ, quá trình lưu thông khí huyết đến sụn khớp thường xuyên bị cản trở.
Hiện nay, cả Đông y lẫn Tây y đều chưa tìm ra giải pháp chữa bệnh viêm khớp dạng thấp một cách toàn diện, triệt để và dứt điểm. Thế nhưng, khác với Tây y, tùy thuộc vào căn nguyên cụ thể và biểu hiện lâm sàng của từng trường hợp, phương pháp Đông y phân chia bệnh lý thành nhiều dạng thể khác nhau. Mỗi thể bệnh sở hữu tính chất, đặc điểm và hướng luận trị hoàn toàn độc lập, khác biệt.
Nguyên tắc điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y chú trọng xác định và giải quyết tận gốc bệnh lý, đồng thời thúc đẩy cơ thể hồi phục một cách nhanh chóng, hiệu quả. Các chuyên gia y học cổ truyền cho biết, tán hàn, khu phong, trừ thấp, giảm viêm đau khớp, khai thông khí huyết, kinh lạc, bồi bổ chức năng gan – thận và củng cố hệ miễn dịch chính là chìa khóa đẩy lùi chứng bệnh này.
Dựa trên phương châm này, nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm khớp dạng thấp đã được nghiên cứu và gia giảm sao cho phù hợp nhất với cơ địa, thể trạng và mức độ bệnh lý của mỗi bệnh nhân. Không chỉ đẩy lùi triệu chứng và tăng cường sức mạnh nội sinh của cơ thể, phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y còn có thể phòng ngừa tái phát vô cùng hiệu nghiệm.
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp theo Đông y
Theo quan niệm Đông y, hai nguyên nhân chính gây ra chứng tý là nguyên nhân nội thương và nguyên nhân ngoại cảm. Nguyên nhân nội thương bắt nguồn từ thiên tiên bất túc, tức sự di truyền từ cha mẹ. Nguyên nhân ngoại cảm chịu tác động của các yếu tố hàn, phong, thấp xâm nhập lẫn lộn vào cơ thể, sau đó ứ đọng, tắc nghẽn ở hệ thống cơ – xương – khớp.
Dựa trên hai nguyên nhân phổ quát này, các bài thuốc Đông y và kỹ thuật châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt, diện chẩn đều được các lương y phối ngũ nhằm tập trung đẩy lùi triệu chứng đặc trưng của từng nguyên nhân cụ thể:
- Tán hàn, khu phong, trừ thấp và thanh nhiệt giải độc
- Đả thông khí huyết và kinh mạch
- Bồi bổ chức năng gan – thận đồng thời nâng cao sức đề kháng
4 thể viêm khớp dạng thấp điển hình trong Đông y
Tùy thuộc vào các triệu chứng lâm sàng, y học cổ truyền phân chia viêm khớp dạng thấp thành các thể bệnh như sau:
- Thể phong hàn thấp tý
Phong hàn thấp tý là thể bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh, dễ dàng thay đổi theo thời tiết và xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh viêm khớp dạng thấp. Khi các yếu tố phong, hàn, thấp xâm nhập vào ổ khớp, khí huyết khó lưu thông, dẫn đến bế tắc kinh lạc và gây ra tình trạng đau nhức tại khớp. Triệu chứng đặc trưng của thể phong hàn thấp là sưng viêm, đau nhức.
Tình trạng này thường giảm đi nhanh chóng khi được chườm ấm hoặc thời tiết ấm áp hơn. Bên cạnh một số biểu hiện tại chỗ trên, bệnh viêm khớp dạng thấp còn khiến cơ thể sợ lạnh, mệt mỏi, sắc lưỡi tái nhợt, mạch trì khẩn. Với thể bệnh này, Đông y áp dụng phép trị trừ thấp, khu phong và thông lạc.
- Thể phong thấp nhiệt tý
Phong thấp nhiệt tý là một trong những thể bệnh xương khớp phổ biến. Tây y gọi phong thấp nhiệt tý là bệnh thấp tim (một dạng bệnh viêm xương khớp tự miễn xuất hiện ở những người từng bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A gây ra).
Viêm khớp dạng thấp thể phong thấp nhiệt tý có triệu chứng điển hình là nóng – đỏ – sưng – đau khớp với mức độ giảm đi rõ rệt khi được chườm lạnh. Thêm vào đó, khi mắc thể bệnh này, bệnh nhân dễ mệt mỏi, cáu gắt, nóng sốt, sợ gió, tiết nhiều mồ hôi, khát nhưng không muốn uống nước, rêu lưỡi vàng, lưỡi đỏ, nôn mửa, tiểu ít, nước tiểu đỏ và mạch huyền hoạt sác. Trong Đông y, phép trị thể phong thấp nhiệt tý là trừ thấp, khu phòng, thông lạc và thanh nhiệt.
- Thể can thận âm huyết hư
Can thận âm huyết hư xảy ra khi huyết, can và thận bất túc gây mất đi nguồn dưỡng chất nuôi dưỡng gan mật, dẫn đến hiện tượng đau mỏi xương khớp vì gân mạch co rút. Thể bệnh này thường xuất hiện ở người bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày. Các triệu chứng đặc trưng của can thận âm hư là ổ khớp bị tổn thương, tê cứng, biến dạng và vận động khó khăn.
Bên cạnh đó, thể bệnh này còn khiến người bệnh nổi mẩn đỏ, chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, thiếu sức sống, lưỡi nhợt nhạt, đau lưng mỏi gối. Đông y chữa thể can thận âm huyết hư bằng cách tư bổ can thận và ích khí dưỡng huyết.
- Thể thận dương hư suy
Viêm khớp dạng thấp thể thận dương hư suy được đặc trưng bởi triệu chứng khớp sưng to và đau nhiều khi trời lạnh, kèm theo những cơn co cứng, đau mỏi lưng – gối, xanh xao, lạnh tay chân.
Không chỉ dừng lại ở các biểu hiện tại chỗ, thể bệnh này còn hình thành một số triệu chứng toàn thân như: lưỡi nhợt, có rêu trắng, tiểu nhiều, nước tiểu trong, chán ăn, mệt mỏi, ù tai, chóng mặt, đau lưng, mỏi gối… Đông y chữa trị thể thận dương hư suy bằng phép tán hàn, ôn bổ thận dương và thông lạc.
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng bài thuốc Đông y
Như phần trên bài viết đã đề cập, phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y phân chia bệnh lý này thành 4 thể điển hình. Mỗi thể có đặc điểm, tính chất cùng phép trị khác nhau. Do đó, để áp dụng bài thuốc phù hợp, bạn cần xác định chính xác thể bệnh thông qua triệu chứng lâm sàng và căn nguyên gây bệnh.
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y – Thuốc Bắc
Thuốc Bắc (Chinese herbs) là thuật ngữ chỉ nhiều dược liệu chữa bệnh có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thành phần chính của các bài thuốc Bắc là những loại thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính, được sơ chế loại bỏ phần thừa, rửa sạch và phơi khô. Các bài thuốc này thường được ứng dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Trung Hoa, trong đó có Việt Nam.
- Chữa viêm khớp dạng thấp thể phong thấp nhiệt tý
Khi áp dụng hai bài thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp thể phong thấp nhiệt tý dưới đây, độc giả cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức và hạn chế lao động nặng nhọc. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, đồng thời ăn nhiều rau xanh, trái cây để bù đắp năng lượng, giảm thiểu mệt mỏi và tăng cường sức đề kháng.
Bài thuốc số 1: Chuẩn bị 4g cam thảo, 5 – 9g quế chi, 6g ngạnh mễ, 9g tri mẫu và 30g thạch cao. Rửa sạch tất cả nguyên liệu, sau đó sắc uống mỗi ngày, kiên trì dùng thuốc đều đặn cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Bài thuốc số 2: Đây là bài thuốc dành cho các trường hợp đau đỏ, sưng viêm nhiều về đêm. Chuẩn bị 0,6g bột linh dương, 6g quế chi, 9g phòng phong, 10g tri mẫu, 12g hải đồng bì, 15g xích thược, 15g sinh địa, 15g bạch thược và 20g đông đằng. Rửa sạch tất cả nguyên liệu, sau đó sắc uống mỗi ngày, kiên trì dùng thuốc đều đặn cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
- Trị viêm khớp dạng thấp thể phong hàn thấp tý
Muốn nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân nên chú ý giữ ấm cơ thể, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết cũng như chườm ấm đều đặn 2 – 3 lần/ngày. Ngoài mẹo chườm ấm, bạn có thể sao vàng một số loại thảo dược tính ấm như: lá lốt, ngải cứu, trầu không, sau đó chườm đắp lên vị trí sụn khớp đang bị đau mỏi.
Bài thuốc số 1: Chuẩn bị 4 – 8g nhũ hương, 6g cam thảo, 6g mộc hương, 8 – 12g quế chi, 12g độc hoạt, 12g khương hoạt, 12g đương quy, 12g tần giao, 30g tang chi và 30g hải phong đằng. Rửa sạch tất cả nguyên liệu, sau đó sắc kỹ, chia thành 2 phần bằng nhau rồi dùng hết trong ngày, kiên trì dùng thuốc đều đặn cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Bài thuốc số 2: Chuẩn bị 9g khương hoạt, 9g độc hoạt, 9g tần giao, 9g đương quy, 9g quế chi, 9g nhũ hương, 9g xuyên khung, 9g một dược và 15g uy linh tiên. Rửa sạch tất cả nguyên liệu, sau đó sắc uống mỗi ngày, kiên trì dùng thuốc đều đặn cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
- Chữa viêm khớp dạng thấp thể can thận âm huyết hư
Bài thuốc số 1: Chuẩn bị 6g cam thảo, 9g phòng phong, 9g độc hoạt, 10g xuyên khung, 10g đỗ trọng, 12g tần giao, 12g thục địa, 12g bạch thược, 12g đương quy, 12g tang ký sinh, 12g bạch linh, 15g đảng sâm, 30g tế tân và 30g nhục quế (cho sau). Rửa sạch tất cả nguyên liệu, sau đó sắc uống mỗi ngày, kiên trì dùng thuốc đều đặn cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Bài thuốc số 2: Nếu gặp phải triệu chứng khô miệng, táo bón, khát nước thì bệnh nhân có thể chuẩn bị thang thuốc tương tự bài thuốc số 1, sau đó cho thêm nhục quế, tế tân, sinh địa, hà thủ ô và tri mẫu (linh hoạt gia giảm thảo dược tùy theo triệu chứng sau khi đã tham khảo ý kiến thầy thuốc). Nếu tay chân co cứng và vận động khó khăn, bạn có thể bổ sung vào thang thuốc số 1 6g địa long và 6g toàn yết.
- Trị viêm khớp dạng thấp thể thận dương hư suy
Bài thuốc số 1: Chuẩn bị 9g quế chi, 9g sơn thù, 9g phụ tử chế, 12g cẩu tích, 12g ngưu tất, 12g phục linh, 12g ba kích thiên, 15g tiên linh tỳ, 15g bạch truật và 15g uy linh tiên. Rửa sạch tất cả nguyên liệu, sau đó sắc uống mỗi ngày, kiên trì dùng thuốc đều đặn cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Bài thuốc số 2: Nếu bị dị ứng và co cứng khớp, người bệnh có thể bổ sung 6g bạch giới tử, 9g địa long và 9g sơn xuyên giáp vào thang thuốc số 1. Nếu bị đau nhức dữ dội, bạn có thể thêm 5g toàn yết, 5g xuyên ô (đem sắc trước), 9g tô mộc và 9g hồng hoa vào thang thuốc số 1. Rửa sạch tất cả nguyên liệu, sau đó sắc uống mỗi ngày, kiên trì dùng thuốc liên tục cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Một số bài thuốc Đông y điều trị viêm khớp dạng thấp khác
Ngoài 4 thể bệnh phổ biến trên, Đông y còn đào sâu nghiên cứu nhiều bài thuốc Bắc có thể chữa trị những dạng viêm khớp dạng thấp hiếm gặp:
Viêm khớp dạng thấp thể hành tý
Thể hành tý xuất hiện khi các yếu tố hàn, thấp, phong xâm nhập vào cơ thể, khiến khí huyết bất thường, ứ trệ và bí tắc kinh lạc (trong đó, nguyên nhân chính của tình trạng này là phong – gió). Thể hành tý thường tiến triển chậm chạp, dai dẳng với những cơn đau âm ỉ, nhất là khi trời chuyển lạnh.
- Chuẩn bị 4g cam thảo, 3 – 5 lát sinh khương (gừng tươi), 8g quế chi, 10g hạnh nhân, 10g bạch linh, 12g tần giao, 12g phòng phong, 12g khương hoạt và 20g cát căn.
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu, sau đó sắc kỹ, chia thành 2 phần bằng nhau, uống hết trong ngày, cách xa bữa ăn. Kiên trì dùng thuốc liên tục cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Viêm khớp dạng thấp thể hàn tý
Thể hàn tý xảy ra khi các yếu tố phong, thấp và hàn xâm nhập vào cơ thể nhưng hàn khí lại chiếm ưu thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các triệu chứng đau âm ỉ, xanh xao, lạnh thân thể và tay chân. Để giải trừ viêm thấp dạng khớp thể hàn tý, Đông y ứng dụng phép trị ôn trung, tán hàn, giải biểu và tiêu tích.
- Chuẩn bị 4g chính cam thảo, 4g bán hạ chế, 4g ma hoàng, 4g can khương, 8g chỉ xác, 8g quế chi, 8g hậu phác, 10g phục linh, 12g thương truật, 12g cát cánh, 12g xuyên khung, 16 đương quy và 16g xích thược.
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu, sau đó sắc kỹ, chia thành 2 phần bằng nhau, uống hết trong ngày. Kiên trì dùng thuốc đều đặn cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Viêm khớp dạng thấp thể phong hàn thấp tý thêm huyết hư
Sau một khoảng thời gian tiến triển âm thầm và dai dẳng, viêm khớp dạng thấp thể phong hàn thấp tý sẽ chuyển thành viêm khớp dạng thấp thể phong hàn thấp tý thêm huyết hư.
Tình trạng này không chỉ gây sưng nóng, đau nhức và viêm đỏ tại vùng khớp bị tổn thương mà còn sinh ra triệu chứng chóng mặt, chán ăn, sụt cân, gầy yếu, mệt mỏi. Y học cổ truyền chữa trị thể bệnh này bằng phép thông kinh, tán phong, hoạt lạc, trừ thấp và ích can thận.
- Chuẩn bị 4g cam thảo, 8g tế tân, 10g xuyên khung, 10g ngưu tất, 10g phục linh, 12g phòng phong, 12g độc hoạt, 12g đỗ trọng, 12 – 16g tang ký sinh, 16g bạch thược, 16 đảng sâm, 16g đương quy và 16g thục địa.
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu, sau đó sắc kỹ, chia thành 2 phần bằng nhau, uống hết trong ngày. Kiên trì dùng thuốc liên tục cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Căn cứ vào mức độ triệu chứng, biểu hiện lâm sàng và khả năng đáp ứng, người bệnh có thể điều trị viêm khớp dạng thấp theo Đông y bằng những bài thuốc khác sau khi đã tham khảo ý kiến của các lương y uy tín.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng thuốc Đông y với biện pháp châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt và diện chẩn nhằm hạn chế tối đa cảm giác đau nhức, hồi phục tổn thương tại ổ khớp và góp phần rút ngắn quá trình chữa bệnh.
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y – Thuốc Nam
Thuốc Nam là tên gọi chung của các vị thuốc sinh trưởng và phát triển ở nước ta. Đây là những loài cây dân dã, dễ tìm, thường mọc hoang giữa đồng bằng, rừng núi hay được trồng trọt chuyên canh theo quy mô lớn.
Cách gọi này nhằm phân biệt thuốc Nam (thảo dược Việt Nam) với thuốc Bắc (dược liệu Trung Quốc). Thuốc Nam và thuốc Bắc đều là những vị thuốc quý có khả năng chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh lý trong ngành y học phương Đông (Đông y).
Bài thuốc Nam chữa viêm khớp dạng thấp từ cây trinh nữ
Với tính hàn, vị hơi ngọt, cây trinh nữ (xấu hổ) có công dụng chống viêm, an thần, hạ áp, giảm đau, lợi tiểu, tiêu tích, trừ phong thấp, chủ trị mất ngủ, đau lưng, đau mỏi vai gáy…
- Chuẩn bị 120g rễ cây trinh nữ và khoảng 200ml rượu 35 độ
- Rửa sạch rễ trinh nữ, sau đó cắt khúc, phơi khô
- Ngâm toàn bộ rễ cây trong 200ml rượu
- Sao khô dược liệu
- Sắc kỹ với 3 chén nước sạch trên lửa nhỏ cho đến khi thuốc cạn còn 1 chén
- Chia thuốc thành nhiều phần bằng nhau, dùng hết trong ngày
- Áp dụng liên tục 5 ngày
Bài thuốc Nam trị viêm khớp dạng thấp từ cỏ xước
Cỏ xước (ngưu tất nam) là loài cây dại rất phổ biến ở những vùng nông thôn của nước ta. Với tính mát, vị đắng chua, cỏ xước giúp tiêu viêm, lợi tiểu. Sau khi sao vàng, vị thuốc này có thể bổ can thận, mạnh gân xương, chủ trị hàn thấp, đau lưng và đau khớp gối.
- Chuẩn bị 12g ngải cứu, 12g ké đầu ngựa, 20g cỏ mực, 20g (củ) khúc khắc, 30g cỏ xước và 30g hy thiêm
- Rửa sạch tất cả dược liệu
- Sắc kỹ với 2 lít nước sạch trên lửa nhỏ
- Nấu cho đến khi thuốc cạn còn 2 chén
- Chia thành nhiều phần bằng nhau, dùng hết trong ngày, uống khi còn ấm
- Kiên trì thực hiện khoảng 1 tháng
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y – Châm cứu
Châm cứu là phương pháp y học cổ truyền đã được ứng dụng rộng rãi trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp từ bao đời nay. Sự kết hợp giữa các bài thuốc Đông y và liệu pháp chữa bệnh này có thể tăng cường hiệu quả điều trị một cách rõ rệt. Các chuyên gia châm cứu phân loại viêm khớp thành hai giai đoạn tiến triển. Mỗi giai đoạn ứng với cách thức và phác đồ điều trị khác nhau.
Các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thể nhẹ sẽ được chỉ định xung điện kết hợp với điện châm. Sau khi xác định vị trí cụ thể của những huyệt vị liên quan đến khớp viêm, thầy thuốc sẽ tiến hành châm kim và kẹp điện. Chỉ sau 15 – 20 phút điều trị, các cơn đau nhức của bạn sẽ giảm đi đáng kể.
Trong giai đoạn bệnh lý tiến triển mạnh, người bệnh sẽ được điện châm với tần số và cường độ phù hợp. Thời gian trị liệu kéo dài hơn, khoảng 25 – 30 phút. Đối với những ca bệnh nặng, khi kỹ thuật điện châm không mang đến hiệu quả như mong đợi, lương y sẽ thay thế bằng thể châm. Mỗi liệu trình thể châm diễn ra trong vòng 30 phút.
Liệu pháp châm cứu có ưu điểm an toàn, ít gây ra tác dụng phụ, khả năng giảm đau nhanh chóng, phù hợp với mọi thể bệnh, đồng thời cải thiện tốt chứng đầy bụng, khó tiêu, căng thẳng, đau tức ngực, cao huyết áp… Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:
- Không phù hợp với các trường hợp máu không đông, viêm nhiễm ngoài da hoặc vết thương hở.
- Yêu cầu người châm cứu phải vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm bởi nếu không đảm bảo điều kiện này, bệnh nhân dễ “tiền mất tật mang” do bị tác động sai huyệt vị.
- Phải chữa bệnh lâu dài tại các trung tâm y học cổ truyền uy tín, đáng tin cậy.
- Cần kết hợp châm cứu với việc luyện tập vật lý trị liệu và điều chỉnh thói quen sinh hoạt theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y – Xoa bóp, bấm huyệt
Xoa bóp – bấm huyệt là phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp theo Đông y dành cho những người bệnh không thể sử dụng thuốc Tây do mắc phải một số bệnh lý nền liên quan. Liệu trình này có khả năng hạn chế các cơn đau mỏi, thư giãn cơ bắp, giảm thiểu sưng viêm, kích thích quá trình tuần hoàn máu và thúc đẩy sản xuất hormone beta-endorphin.
Xoa bóp – bấm huyệt tận dụng áp lực vật lý từ các ngón tay để tác động vào vị trí khớp viêm. Vì vậy, cách chữa bệnh này không ảnh hưởng tiêu cực đến những cơ quan phủ tạng bên trong cơ thể. Kỹ thuật xoa bóp – bấm huyệt chữa bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm các động tác sau:
- Dát, day, xoa, bóp vị trí khớp viêm
- Ấn trực tiếp vào các huyệt vị (hợp cốc huyệt, bất định huyệt, nội đình huyệt)
Một buổi xoa bóp – bấm huyệt kéo dài khoảng 30 phút. Bệnh nhân cần kiên trì áp dụng trong vòng 15 – 30 ngày. Liệu pháp này không phù hợp với những bệnh nhân loãng xương, những người có vết thương hở ở khớp, đối tượng sốt cao hoặc đang dùng thuốc chống đông máu, rối loạn đông máu…
Trong quá trình chữa bệnh, nếu bị choáng, chóng mặt, nhợt nhạt, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, độc giả cần thông báo ngay với thầy thuốc để tạm ngừng xoa bóp – bấm huyệt. Thông thường, các triệu chứng này chỉ xảy ra ở những người bệnh đang bị suy nhược cơ thể hoặc quá căng thẳng, mệt mỏi.
Để liệu pháp này đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, bạn nên nghỉ ngơi điều độ, chủ động bồi bổ cơ thể và duy trì tinh thần lạc quan, thoải mái. Ngoài ra, xoa bóp – bấm huyệt còn có thể điều trị một số bệnh lý xương khớp khác như: viêm đa khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp…
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y – Diện chẩn
Diện khớp là phương pháp điều trị viêm khớp dạng bằng bằng Đông y mới mẻ, vừa kế thừa tinh hoa y học cổ truyền vừa tiếp thu tiến bộ vượt bậc của nền y học hiện đại.
Diện chẩn có thể đẩy lùi triệu chứng, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, đồng thời tăng cường sức khỏe xương khớp. Kỹ thuật diện chẩn hoạt động dựa trên hai cơ chế điều trị chính:
- Cơ chế tác động: Chẩn đoán bệnh lý dựa trên những biểu hiện của khuôn mặt cũng như các dấu hiệu bên ngoài.
- Cơ chế sử dụng sinh huyệt, đồ hình: Sử dụng các thiết bị chuyên dụng để xác định phần khớp bất thường, sau đó tác động trực tiếp vào vị trí đó bằng kim châm.
Trên thực tế, diện chẩn không chỉ cải thiện hiệu quả tình trạng đau nhức mà còn hỗ trợ giãn cơ và thư giãn đầu óc. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, đơn giản (không cần trực tiếp đến bệnh viện) và chi phí phải chăng. Tuy nhiên, diện chẩn chống chỉ định với những trường hợp sốt cao, loãng xương, dễ chảy máu, viêm nhiễm ngoài da…
Một số lưu ý khi điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y
Chữa bệnh viêm khớp dạng thấp bằng Đông y là phương pháp điều trị an toàn, lành tính, phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân và có thể duy trì hiệu quả lâu dài. Hơn nữa, các bài thuốc cũng như kỹ thuật y học cổ truyền trên không chỉ đẩy lùi triệu chứng mà còn góp phần hạn chế căng thẳng, thư giãn cơ bắp – tinh thần và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Trong quá trình điều trị bệnh lý với phương pháp này, độc giả cần lưu ý:
- Mua thuốc từ các nhà thuốc Đông y danh tiếng với đội ngũ lương y tâm huyết và giàu kinh nghiệm.
- Chỉ điều trị tại trung tâm y học cổ truyền uy tín, đáng tin cậy.
- Dùng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc.
- Các bài thuốc Đông y thường chậm phát huy công dụng. Do đó, nếu tình trạng viêm khớp dạng thấp trở nặng hoặc tiến triển nhanh chóng, bạn cần sử dụng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát triệu chứng toàn diện.
- Nếu muốn phối hợp dùng thuốc Đông y với thuốc Tây y và một số viên uống bổ sung (thực phẩm chức năng), người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ lưỡng về liều lượng, thời gian áp dụng và những rủi ro có thể xảy ra.
- Để rút ngắn thời gian chữa bệnh, bạn có thể kết hợp uống thuốc Đông y với liệu pháp châm cứu, diện chẩn và xoa bóp – bấm huyệt.
- Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể bị tiêu chảy, đau bụng và dị ứng sau khi dùng thuốc Đông y. Khi đó, hãy tạm thời ngưng thuốc, đồng thời đi khám bác sĩ để được xử lý kịp thời.
- Những bệnh nhân thể nặng và đang có nguy cơ biến chứng không nên điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y.
- Bên cạnh các bài thuốc và kỹ thuật điều trị trên, độc giả hãy chủ động xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, duy trì chế độ ăn uống dồi dào dưỡng chất, thường xuyên tập luyện thể dục – thể thao, điều chỉnh tư thế sinh hoạt – làm việc, đồng thời hạn chế lao động nặng nhọc.
- Những người bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch, hen suyễn, nhồi máu cơ tim, suy hô hấp, tinh thần bất ổn và phụ nữ mang thai cần trao đổi cặn kẽ với bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng liệu pháp châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt, diện chẩn.
- Sau khi thực hiện 3 kỹ thuật điều trị trên, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại chỗ tối thiểu 30 phút để được theo dõi cẩn thận. Nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường, bạn cần thông báo ngay với thầy thuốc.
- Mọi cách chữa bệnh viêm khớp dạng thấp cần được tuân thủ đúng quy trình trong nhiều ngày liên tục cho đến khi thu được hiệu quả điều trị như ý.
- Người đọc cần giữ gìn tâm thế thoải mái, tự tin, vui vẻ, yêu đời, tránh áp lực, căng thẳng.
Tuy sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nhưng phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Vì vậy, trước khi quyết định áp dụng, độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng và cân nhắc cẩn thận. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo duy trì lối sống khoa học, lành mạnh cùng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất trong suốt quá trình chữa bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!