Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y có hiệu quả không?

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi: Cách chẩn đoán và điều trị

Rối loạn lo âu lan toả là gì? Cách nhận biết và điều trị

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi?

Có nên dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu?

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Nhận định từ chuyên gia

Cách phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm qua các dấu hiệu

Rối loạn lo âu ở trẻ em: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Bệnh rối loạn lo âu có chữa được không? Phương pháp nào hiệu quả

Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y có hiệu quả không?

Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y là phương pháp sử dụng thuốc thảo dược hay các liệu pháp tự nhiên như châm cứu, massage bấm huyệt để cải thiện triệu chứng bệnh. Nhờ có tính an toàn cao, cách chữa bệnh này đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn.

Vậy Đông y chữa rối loạn lo âu có hiệu quả không? Những ai có thể áp dụng phương pháp này? Những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bệnh rối loạn lo âu trong Đông y

Rối loạn lo âu là một dạng rối loạn tâm lý ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau. Nguyên nhân gây bệnh hiện nay vẫn chưa được xác định một cách cụ thể. Nhiều giả thiết được các chuyên gia tâm lý đưa ra cho thấy sự khởi phát của căn bệnh này có liên quan đến trạng thái mất cân bằng của các chất dẫn dẫn truyền thần kinh trong máu. Bên cạnh đó, một số yếu tố như giáo dục, di truyền, môi trường, lối sống… cũng đóng góp một phần nhất định đến sự phát triển của bệnh.

Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y
Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y là phương pháp chữa bệnh có tính an toàn cao nên được nhiều người lựa chọn

Chứng rối loạn lo âu có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu bất thường về mặt cảm xúc, hành vi cá nhân, tư duy hay các biểu hiện trên cơ thể. Hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy bản thân hay lo lắng, căng thẳng hoặc có những nỗi sợ hãi mơ hồ mà không rõ lý do, trong khi đó bản thân họ thì không thể tự kiểm soát các cảm xúc này. Về mặt tư duy, bệnh nhân bị rối loạn lo âu thường hướng suy nghĩ tập trung đến các vấn đề tiêu cực, chẳng hạn như các mối nguy hiểm đang cận kề quanh bản thân, kí ức buồn hay những triệu chứng khó chịu liên quan đến bệnh tật đang mắc phải.

Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân bị rối loạn lo âu còn luôn có cảm giác bồn chồn, đứng ngồi không yên, không thể tập trung làm việc. Trước tình trạng này, thay vì đối mặt để giải quyết vấn đề thì người bệnh luôn tìm cách né tránh những trải nghiệm từng khiến họ sợ hãi trong quá khứ. Thậm chí có nhiều trường hợp sử dụng bia rượu hay ma túy để giảm bớt đi cảm giác lo âu trong lòng.

Bệnh rối loạn lo âu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người bệnh. Căn bệnh này có ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể, bao gồm hệ hô hấp ( khó thở, hơi thở gấp gáp như bị thiếu oxy,…), tim mạch ( hồi hộp, đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp,…) hay hệ tiêu hóa ( khô miệng, buồn nôn, chán ăn, khó chịu trong bụng,…). Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp các rối loạn khác trên cơ thể như đau đầu, đổ nhiều mồ hôi hay giãn đồng tử…

Để điều trị rối loạn lo âu, nhiều phương pháp được đưa ra như liệu pháp tâm lý, thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, dùng thuốc Tây y hay thuốc Đông y. Trong đó, cách điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y đang được nhiều bệnh nhân áp dụng để đẩy lùi bệnh một cách an toàn.

Trong Đông y, bệnh rối loạn lo âu được xếp vào phạm trù chứng uất. Mục tiêu của các phương pháp điều trị bệnh trong y học cổ truyền là khơi thông nguồn năng lượng tự nhiên trong cơ thể, cân bằng tâm lý, giúp bệnh nhân giải tỏa căng thẳng, lo âu và có suy nghĩ tích cực hơn.

Cách điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y

Có hai phương pháp chính đang được Đông y áp dụng để điều trị rối loạn lo âu đó là dùng thuốc và không dùng thuốc. Trong đó:

  • Liệu pháp không dùng thuốc: Massage, bấm huyệt, châm cứu…
  • Phương pháp dùng thuốc: Bệnh nhân được chỉ định các bài thuốc Đông y chữa rối loạn lo âu được bào chế từ thảo dược tự nhiên. Có nhiều hình thức sử dụng thuốc như sắc , tán bột, viên hoàn hay cao lỏng. Tùy theo thể trạng, triệu chứng, các vấn đề tâm lý và sức khỏe đang gặp phải mà người bệnh sẽ được kê đơn thuốc phù hợp.

1. Cách chữa rối loạn lo âu bằng Đông y với phương pháp không dùng thuốc

Các phương pháp trị rối loạn lo âu tự nhiên đang được Đông y áp dụng bao gồm:

Massage:

Massage là thực hiện những thao tác xoa bóp đơn giản bằng tay tác động lên một số vị trí nhất định trên cơ thể nhằm giúp thần kinh được thư giãn, giải tỏa trạng thái lo âu, căng thẳng cho người bệnh. Phương pháp này được tiến hành như sau:

  • Massage đầu ngón tay: Khu vực đầu ngón tay là nơi tập trung của rất nhiều dây thần kinh chi phối hoạt động ở tim mạch. Trước tiên, người bệnh được thoa một ít tinh dầu lên các đầu ngón tay. Tiến hành xoa bóp nhẹ hàng dọc theo các ngón tay nhằm làm dịu và thư giãn các dây thần kinh.
  • Massage đầu: Dùng 10 đầu ngón tay phân bố đều ở nhiều vị trí khác nhau trên đầu. Sau đó tiến hành thao tác xoa bóp, ấn và gãi nhẹ vào da đầu giúp khu vực này được làm nóng và tăng cường tuần hoàn máu lên não. Việc massage đầu sẽ giúp tinh thần bệnh nhân được nhẹ nhõm, phấn chấn hơn.
cách chữa rối loạn lo âu bằng đông y
Massage đầu có tác dụng thư giãn thần kinh, xoa dịu cơn đau, giảm căng thẳng, lo âu
  • Massage chân: Lòng bàn chân cũng là khu vực chứa nhiều huyệt đạo quan trọng với cơ thể. Người bệnh được yêu cầu cố gắng giữ ấm bàn chân mọi lúc kết hợp thường xuyên massage, day ấn lòng bàn chân để làm nóng các huyệt đạo, kích thích lưu thông máu, cải thiện sinh lực, tinh thần và mang đến cho bệnh nhân giấc ngủ ngon hơn.

Bấm huyệt:

Đây cũng là một cách điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y đang được áp dụng rộng rãi. Bệnh nhân sẽ được các thầy thuốc có kinh nghiệm trực tiếp đảm nhận công tác bấm huyệt nhằm mục đích phục hồi nguồn năng lượng trong cơ thể, cân bằng âm dương, tăng cường sinh lực và cải thiện tâm lý.

Các vị trí huyệt đạo được tác động để chữa rối loạn lo âu bao gồm huyệt Bách hội kết hợp với một số huyệt đạo khác nằm rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Việc bấm huyệt không đúng cách có thể gây phản tác dụng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, nếu có ý định chữa rối loạn lo âu bằng phương pháp này, bệnh nhân nên nhờ đến sự giúp đỡ của các thầy thuốc có kinh nghiệm.

Châm cứu:

Với các trường hợp bị rối loạn lo âu ở mức độ nhẹ đến trung bình, châm cứu có thể mang lại hiệu quả tích cực. Khi châm cứu, các thầy thuốc sẽ tiến hành dùng các cây kim nhỏ, nhọn châm vào nhiều điểm khác nhau trên bề mặt da. Bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau đớn hay bất cứ khó chịu nào trong suốt quá trình châm kim và lưu lại kim trên người.

Việc châm cứu đúng cách có thể kích thích não bộ tăng cường sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng giảm đau và cải thiện các triệu chứng của rối loạn lo âu. Ngoài ra, liệu pháp điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y này còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh như: Tăng khả năng miễn dịch, an thần, định chí, thúc đẩy tiêu hóa, giúp bệnh nhân ăn ngủ tốt hơn, đồng thời giảm stress, giải tỏa căng thẳng, lo âu cho người bệnh.

2. Thuốc điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y

Bên cạnh các loại thuốc được bào chế sẵn dưới dạng viên hoàn, cao lỏng hay thuốc bột, bệnh nhân có thể dùng các bài thuốc Đông y chữa rối loạn lo âu từ thảo dược dưới đây để đẩy lùi triệu chứng bệnh:

– Bài thuốc từ tiểu hồi hương và các thảo dược khác:

Trường hợp bệnh rối loạn lo âu gây ra các bất thường triệu chứng bất thường ở cơ quan tiêu hóa, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng bài thuốc từ tiểu hồi hương. Thảo dược này có tác dụng tăng cường sản sinh dịch vị dạ dày, đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn, kích thích trung tiện, giảm đầy bụng, đau bụng, ức chế co thắt cơ trơn trong bụng.

Ngoài ra, tiểu hồi hương còn có tác dụng thư giãn thần kinh, giảm cảm giác lo lắng, hồi hộp, căng thẳng cho bệnh nhân.

Thuốc điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y từ tiểu hồi hương
Tiểu hồi hương thường có mặt trong các bài thuốc Đông y chữa rối loạn lo âu

Cách dùng thuốc:

  • Chuẩn bị tiểu hồi hương kết hợp với vỏ quýt, long xỉ, sao tùng thục địa, phụ tử, ngô thù du, táo bì. Liều lượng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Các thành phần trên hợp thành một thang, đem rửa sạch, để ráo nước
  • Sắc lấy nước đặc chia uống 2 hay 3 lần trong ngày cho hết
  • Kiên trì dùng bài thuốc này trong 1 – 2 tháng liên tục để các triệu chứng rối loạn lo âu được cải thiện rõ ràng.

– Bài thuốc Đông y trị rối loạn lo âu từ hợp hoan bì

Hợp hoan bì chính là phần vỏ của cây hợp hoan. Bộ phận này được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc trị rối loạn lo âu với nhiều tên gọi khác nhau như thanh thường bì hay hợp hôn bì,… Sử dụng hợp hoan bì làm thuốc sắc uống hàng ngày có thể giúp cải thiện tình trạng trầm cảm, lo âu, căng thẳng, khó ngủ, mất ngủ do bệnh rối loạn lo âu gây ra.

  • Cách 1: Đem 12 gram hợp hoan bì thái nhỏ, bỏ vào ấm sắc cùng 300ml nước. Nấu sôi, tiếp tục đun thuốc trên lửa nhỏ cho đến khi cô đặc còn 100ml. Gạn thuốc sắc uống hết trong 1 hoặc 2 lần.
  • Cách 2: Lấy 9 gram hợp hoan bì đem sắc chung với 9 gram toan táo nhân (sao vàng) và 9 gram trắc bách diệp. Đun sôi kỹ lấy nước đặc uống mỗi ngày 1 thang.

– Điều trị rối loạn lo âu bằng bài thuốc Đông y từ thục địa

Thục địa là vị thuốc quý được bào chế từ rễ của cây địa hoàng. Thảo dược này được biết đến với tác dụng bổ huyết, tư âm, ích can thận, lợi tủy, ổn định huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp bệnh nhân bớt lo âu và ngủ ngon giấc hơn.

Để điều trị rối loạn lo âu, thục địa thường được kết hợp với nhiều thảo dược khác làm thuốc sắc uống. Cách sử dụng như sau:

  • Chuẩn bị thục địa (12g), quốc lão (4g), hạt sen (16g), táo nhân (12g), bạch truật (16g), hoàng kỳ (12g), quế nhục (4g), đẳng sâm (12g), mạch môn (12g), mộc hương (4g), phục thần (12g), đương quy (12g).
  • Sắc thuốc với 700ml nước trong 30 phút
  • Gạn thuốc sắc chia đều uống vào buổi sáng, trưa, tối.

– Bài thuốc trị rối loạn lo âu từ lá nghệ đắng 

Lá nghệ đắng lá thảo dược có tính hàn, vị đắng, cay nhẹ, giúp hành khí, giải uất. Chủ trị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm, động kinh…

Bài thuốc đông y trị rối loạn lo âu từ lá nghệ đắng
Bài thuốc đông y trị rối loạn lo âu từ lá nghệ đắng giúp cải thiện tình trạng căng thẳng, trầm cảm, kích động cho bệnh nhân

Cách sử dụng:

  • Dùng lá nghệ đắng kết hợp với chu sa và bạch phàn lượng bằng nhau
  • Tất cả phơi khô, tán thành bột mịn cất vào hũ kín dùng dần
  • Để trị rối loạn lo âu, mỗi ngày bệnh nhân lấy 12 – 16g bột thuốc hòa cùng một ít nước ấm uống.

**Lưu ý: Chống chỉ định bài thuốc này cho bà bầu hoặc các đối tượng có thể âm hư do mất máu.

– Điều trị rối loạn lo âu bằng bài thuốc từ táo nhân

Táo nhân hay toan táo hạch, nhị nhân đều là tên gọi thuốc của nhân hạt táo phơi khô. Nhờ có tác dụng an thần, ổn định huyết áp, giảm đau và hỗ trợ giấc ngủ mà táo nhân được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc trị rối loạn lo âu của Đông y.

Cách dùng thuốc:

  • Chuẩn bị táo nhân (18g), phù tiểu mạch (30g), liên tử tâm (6g), sinh long mẫu (18g), thần sa (1,8g), nguyên nhục (9g), bách hợp (45g), thạch xương bồ (9g), chích cam thảo (4,5g), thái tử sâm (9g), trần bì (6g).
  • Sắc kỹ các vị trên lấy nước uống một thang mỗi ngày.

– Chữa rối loạn lo âu bằng bài thuốc từ nấm linh chi

Nấm linh chi chứa nhiều hoạt chất quý có lợi cho sức khỏe. Thảo dược này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm thư giãn thần kinh trung ương, giảm căng thẳng, chống rối loạn lo âu, hỗ trợ điều trị trầm cảm. Sử dụng nấm linh chi đều đặn một thời gian còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện chất lượng giấc ngủ và nâng cao thể trạng cho người bệnh.

Cách sử dụng:

  • Nấm linh chi rửa sạch, thái mỏng, phơi khô
  • Mỗi ngày lấy 50g dược liệu bỏ vào ấm nấu với 1 lít nước, đun sôi khoảng 10 – 15 phút là được
  • Gạn nước sắc chia làm nhiều lần uống trong ngày.

– Bài thuốc từ lá bạc hà

Cách điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y với bài thuốc từ lá bạc hà khá đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, dễ sử dụng nên được nhiều bệnh nhân áp dụng.

Trong y học cổ truyền, lá bạc hà là dược liệu có vị cay, giúp an thần, kháng viêm, giảm đau, giải tỏa căng thẳng, ổn định nhịp tim, cải thiện tình trạng mất ngủ và các triệu chứng khác liên quan đến bệnh rối loạn lo âu.

Bài thuốc đông y trị rối loạn lo âu từ lá bạc hà
Bạc hà được sử dụng theo dạng sắc hoặc hãm trà uống chữa rối loạn lo âu

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 2 – 6g lá bạc hà tươi tùy theo tình trạng bệnh
  • Rửa sạch, ăn sống, ép lấy nước uống hoặc bỏ vào ấm hãm với nước sôi uống thay trà

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng tinh dầu chiết xuất từ lá bạc hà để massage đầu hoặc các vị trí khác trên cơ thể. Phương pháp này giúp làm thư giãn thần kinh, giảm đau đầu, cải thiện tình trạng mất ngủ.

– Bài thuốc Đông y trị rối loạn lo âu từ lá trà xanh

Giàu chất chống oxy hóa cùng nhiều loại axit amin có lợi cho não bộ, trà xanh chính là một vị thuốc tự nhiên hữu ích cho bệnh nhân bị rối loạn lo âu. Thảo dược này giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh ở thần kinh và não bộ, đào thải độc tố, giảm căng thẳng, lo âu và giúp tinh thần của bệnh nhân được phấn chấn hơn.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh đem rửa 2 – 3 lần nước cho sạch
  • Vò nhẹ để lá trà hơi nhàu
  • Đun sôi 500ml nước, bỏ lá trà vào nấu khoảng 5 phút
  • Gạn nước trà uống nhiều lần trong ngày

Bài thuốc Can khí uất trị rối loạn lo âu:

Bài thuốc Can khí uất được bào chế từ nhiều loại thảo dược tự nhiên như gừng, sinh địa, cam thảo… Sự kết hợp này mang đến tác dụng cải thiện tâm trạng, làm thư giãn thần kinh, giảm cảm giác lo lắng, kích động, sợ hãi mơ hồ thường gặp ở bệnh nhân bị rối loạn lo âu.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị một thang thuốc gồm sài hồi (12g), gừng nướng (1g), sinh địa (12g), bạc hà (8g), cam thảo (1g), táo (3 quả). Bên cạnh đó, tùy theo tình trạng bệnh của mỗi cá nhân, thầy thuốc có thể gia thêm các thảo dược khác như bạch truật, vỏ quýt (trần bì), mạch môn hay bán hạ…
  • Dùng các vị thuốc trên theo hình thức sắc uống
  • Cứ mỗi thang thuốc sau khi sắc xong thì gạn bỏ bã, chia nước làm 3 lần uống.

– Chữa rối loạn lo âu bằng bài thuốc Đông y từ viễn chí

Viễn chí trong y học cổ truyền là được dùng làm dược liệu chữa rối loạn lo âu nhờ có tác dụng an thần, lợi trí, giúp giảm hồi hộp, căng thẳng và làm tinh thần tỉnh táo hơn. Có hai cách sử dụng thảo dược này chữa rối loạn lo âu như sau:

Bài thuốc đông y trị rối loạn lo âu từ viễn chí
Viễn chí là vị thuốc Đông y chữa rối loạn lo âu đang được sử dụng phổ biến
  • Cách 1: Viễn chí phơi khô, tán thành bột mịn. Ngày dùng 8 gram bột pha với nước cơm chia làm 2 lần uống.
  • Cách 2: Kết hợp 10g viễn chí với 3g xương bồ, 10g quy bàn và 10g long cốt. Tất cả bỏ vào ấm sắc chung với nhau lấy nước đặc uống mỗi ngày 1 thang.

Dùng thuốc Đông y chữa rối loạn lo âu có hiệu quả không?

Phương pháp điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y được đánh giá cao về tính an toàn. Với các liệu pháp trị bệnh tự nhiên cùng những bài thuốc được bào chế từ thảo dược, cách chữa rối loạn lo âu bằng Đông y hầu như không gây tác dụng phụ cho bệnh nhân nếu được áp dụng đúng cách.

Không như thuốc Tây, thuốc Đông y không gây tổn thương cho gan, thận hay dạ dày khi sử dụng trong thời gian dài. Mặc dù vậy, do có nguồn gốc từ tự nhiên nên dược tính của các bài thuốc thảo dược khá nhẹ. Thuốc cho hiệu quả từ từ và phụ thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc Đông y chữa rối loạn lo âu khi bị bệnh nhẹ. Tuy nhiên cần có sự đồng ý của thầy thuốc, bác sĩ trước khi tiến hành điều trị.

Khi điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y, người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh Đông y uy tín để được thăm khám, xác định rõ mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Thầy thuốc sẽ căn cứ vào kết quả chẩn đoán để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân.
  • Thuốc Đông y cũng cần phải được sử dụng đúng cách mới mang lại hiệu quả tối ưu. Người bệnh nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc. Kiên trì dùng thuốc đều đặn hàng ngày, đủ liệu trình để bệnh nhanh chóng được cải thiện.
  • Thuốc Đông y có thể tương tác với thuốc Tây hay thực phẩm chức năng. Vì vậy, tránh kết hợp chúng cùng lúc mà chưa thông qua ý kiến bác sĩ.
  • Để đạt được hiệu quả cao, cần kiên trì điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y kết hợp điều chỉnh lối sống, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tránh sử dụng thức uống có tính kích thích hay các chất gây nghiện, ngủ đủ giấc và tham gia các hoạt động thể thao để giảm căng thẳng, nâng cao sức khỏe.
  • Trong quá trình điều trị bệnh, nếu các triệu chứng rối loạn lo âu vẫn tiếp tục tăng nặng, bệnh nhân nên tới bệnh viện khám để được chữa trị bằng y học hiện đại.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Hay bồn chồn lo lắng quá mức, trương lực cơ tăng, mất khả năng thư giãn là những triệu chứng đặc trưng của bệnh

Rối loạn lo âu lan toả là gì? Cách nhận biết và điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh lý tâm thần thường gặp, nếu không sớm được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh có thể chuyển biến thành...

điều trị rối loạn lo âu bao lâu thì khỏi

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi?

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Do đây là chứng rối loạn xảy ra phổ biến...

Có nên dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu?

Dùng thuốc là phương pháp chính trong điều trị rối loạn lo âu bên cạnh trị liệu tâm lý. Mục đích của sử dụng thuốc là cải thiện cảm xúc...

Rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Bạn thường cảm thấy tâm trạng tồi tệ trước các sự việc dù rất nhỏ, hãy nghĩ đến những điều xấu, luôn có cảm giác lo lắng sợ hãi, mất...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn