Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng thời tiết tắm lá gì? 9 loại lá lành tính hiệu quả

Dị ứng thời tiết tắm lá gì? là câu hỏi chung của rất nhiều người. Chọn đúng loại lá, làm đúng phương pháp sẽ giúp cải thiện được các triệu chứng, đẩy lùi được bệnh nhanh hơn. Nếu chọn sai, người bệnh sẽ dễ gặp các phản ứng phụ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Dưới đây là 9 loại lá lành tính hiệu quả mà bạn đọc có thể tham khảo!

Dị ứng thời tiết tắm lá gì
Tắm nước lá giúp cải thiện được các triệu chứng của bệnh, đẩy lùi dị ứng thời tiết nhanh hơn

Dị ứng thời tiết tắm lá gì? 9 loại lá lành tính hiệu quả

Chữa dị ứng thời tiết bằng cách tắm lá cây là cách làm an toàn, đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí mà lại mang về hiệu quả điều trị cao. Người bệnh chỉ cần kiên trì thực hiện đúng hướng dẫn, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

1. Lá lốt

Tắm bằng nước lá lốt là một trong những cách chữa dị ứng thời tiết hay nhất mà bạn nên áp dụng tại nhà. Theo các nghiên cứu, lá lốt chứa lượng lớn Piperin và Piperidin – đây là những chất kháng sinh tự nhiên mạnh, có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng dị ứng ở mức độ nhẹ và trung bình.

Dị ứng thời tiết tắm lá gì
Tắm bằng nước lá lốt là một trong những cách chữa dị ứng thời tiết hay nhất mà bạn nên áp dụng tại nhà

Nguyên liệu cần có:

  • 100gr lá lốt tươi
  • 1 lít nước
  • Muối hạt

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Lá lốt sau khi mua về thì bỏ đi phần hư, ngâm trong nước muối 5 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Bước 2: Cho lá lốt, nước và một ít muối hạt vào nồi, nấu sôi trong 20 phút.
  • Bước 3: Đợi nước lá lốt nguội bớt hoặc pha thêm nước lạnh vào để tắm, nhớ điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với cơ thể, tránh quá nóng dễ bị phỏng, quá lạnh sẽ bị cảm.
  • Bước 4: Tắm lại lần nữa bằng nước sạch, lau khô người và chọn quần áo thoải mái để mặc sẽ giúp bệnh cải thiện nhanh hơn.

Khi dùng nước lá lốt tắm để chữa dị ứng thời tiết, người bệnh cần thực hiện đều đặn hàng ngày, không bỏ ngang thì sau 7-14 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.

2. Lá đơn đỏ

Trong Đông y, lá đơn đỏ có tính mát, vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm rất tốt nên thường dùng để chữa các bệnh da liễu, trong đó có dị ứng thời tiết.

Ngoài ra, lá đơn đỏ còn chứa nhiều hoạt chất tanin, saponin, flavonoid,… có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh nên khi dung nạp vào cơ thể sẽ đẩy lùi được cơn ngứa ngáy, khó chịu, giảm tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa, giúp khống chế được bệnh hiệu quả.

Dị ứng thời tiết tắm lá gì
Lá đơn đỏ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm rất tốt nên thường dùng để chữa dị ứng thời tiết

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá đơn đỏ đem đi rửa sạch, chọn lấy lá tươi và không bị sâu.
  • Bước 2: Cho lá vào ngâm với nước muối trong 15 phút để loại đi bụi bẩn, vi khuẩn gây hại còn tồn đọng bên trên.
  • Bước 3: Vớt lá ra và cho vào nồi nấu cùng với 4 lít nước, đun sôi đến khi lá ra hết tinh chất thì tắt bếp.
  • Bước 4: Pha thêm nước lạnh hoặc đợi nước nguội bớt rồi tắm, phần bã có thể chà lên vùng da bị tổn thương để tăng thêm hiệu quả điều trị.
  • Bước 5: Tắm sạch lại với nước để loại đi phần lá còn xót lại trên người. Sau đó, lau người bằng khăn mềm để không bị cảm lạnh và tổn thương đến vùng da dị ứng.

Người bệnh chỉ cần thực hiện đều đặn 2 lần/ngày thì sau 1-2 tuần các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm, nhanh chóng phục hồi lại làn da mịn màng trước đây.

3. Lá chè xanh

Tắm lá chè xanh trong thời gian bị dị ứng thời tiết là cách làm đơn giản, an toàn và giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả. Trong lá chè xanh có nhiều hoạt chất có lợi như: Epicatechin, Epicatechingalat, epigalocatechin-galat,… có tác dụng chống oxy hóa cao, bảo vệ tế bào da khỏi tác hại của các gốc tự do, kiểm soát tốt được bệnh và không cho chúng lan lộng.

Ngoài ra, lá chè xanh còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đẩy lùi các yếu tố gây dị ứng và phục hồi nhanh làn da bị tổn thương. Tắm lá chè xanh 2 lần/ngày là cách hữu hiệu để cải thiện cơn ngứa và tình trạng nổi mẩn đỏ ở người bệnh.

Dị ứng thời tiết tắm lá gì
Tắm lá chè xanh trong thời gian bị dị ứng thời tiết là cách làm đơn giản, an toàn và giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả

Chuẩn bị: 

  • 1 nắm lá chè xanh tươi
  • Nước
  • Muối

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Lá chè xanh rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Cho lá chè xanh, nước và muối vào nồi nấu sôi trong 20 phút đến khi hoạt chất tan ra hết.
  • Bước 3: Tắt bếp, đổ nước ra thau và để nguội. Sau đó đem đi tắm.

4. Lá khế

Trong y học cổ truyền, lá khế có tính lạnh, vị chát, có khả năng tán nhiệt độc, lợi tiểu tiện, chữa được các bệnh về da, đặc biệt là dị ứng thời tiết.

Tắm bằng nước lá khế sẽ giúp cơ thể loại đi những độc tố tích tụ dưới da một cách hiệu quả, làm sạch bề mặt da, ngăn không cho vi khuẩn phát triển. Từ đó, bệnh cải thiện đáng kể, các triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy, khó chịu cũng không còn, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Dị ứng thời tiết tắm lá gì
Tắm nước lá khế giúp cải thiện các triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy, giúp người bệnh thoải mái, dễ chịu hơn

Chuẩn bị:

  • 200gr lá khế tươi
  • 2 lít nước

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá khế rửa sạch, loại đi phần lá hư và sâu, ngâm trong nước muối để làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn, sau đó rửa lại với nước sạch.
  • Bước 2: Cho lá khế vào nồi nấu với 2 lít nước, đun sôi trong 20 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 3: Pha thêm nước lạnh để nhiệt độ vừa đủ ấm với cơ thể thì đem đi tắm.
  • Bước 4: Tắm lại lần nữa bằng nước sạch. Thực hiện đều đặn mỗi ngày đến khi bệnh thuyên giảm.

5. Lá kinh giới

Kinh giới là loại cây phổ biến, phân bố rộng khắp cả nước, ngoài dùng trong bữa ăn, người ta còn tận dụng nó để chữa bệnh dị ứng thời tiết.

Lá kinh giới có tính ôn, vị cay, hơi đắng, có tác dụng diệt khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây kích ứng. Ngoài ra, lá cũng chứa nhiều hoạt chất D-menthol, D-limonene, Menthol racemic,… giúp loại bỏ các triệu chứng của bệnh hiệu quả.

Dị ứng thời tiết tắm lá gì
Người bị ứng thời tiết dùng lá kinh giới nấu nước tắm giúp cải thiện bệnh hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy 1 nắm lá kinh giới tươi rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Dùng tay vò hoặc giã nát lá để lấy nước cốt.
  • Bước 3: Hòa tan phần nước cốt vừa thu được vào thao nước ấm rồi đem đi tắm.
  • Bước 4: Tắm lại lần nữa bằng nước để làm sạch phần lá còn xót lại trên người.

6. Lá trầu không

Nếu người bị dị ứng thời tiết còn đang phân vân không biết tắm lá gì mới tốt thì không nên bỏ qua lá trầu không. Đây là loại lá có khả năng tiêu viêm, sát khuẩn rất cao nên có thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa nhiễm trùng ở vùng da bị tổn thương.

Bên cạnh đó, các chuyên gia còn tìm thấy trong lá trầu không có nhiều tatin, vitamin và chất béo có tác dụng ức chế vi khuẩn, làm lành vết thương do bệnh gây ra một cách nhanh chóng.

Dị ứng thời tiết tắm lá gì
Lá trầu không có khả năng tiêu viêm, sát khuẩn rất cao nên có thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết

Chuẩn bị:

  • 20 lá trầu không
  • 4 lít nước
  • Muối

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Lá trầu không rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng từ 3-5 phút để loại đi hết vi khuẩn.
  • Bước 2: Cho lá trầu không vào nồi nấu cùng 4 lít nước, đun sôi trong 10 phút thì tắt bếp.
  • Bước 3: Đợi nước nguội bớt rồi dùng để tắm, sau đó tắm lại lần nữa với nước sạch và lau khô người.

Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày đến khi bệnh khỏi hẳn thì ngưng.

7. Lá ngải cứu

Tắm lá ngải cứu chữa dị ứng thời tiết được nhiều người áp dụng và mang về hiệu quả khả quan. Lá có tính ấm, vị đắng, cay nhẹ, có tác dụng thải độc, sát khuẩn, giảm sưng viêm, đẩy lùi được các triệu chứng phát ban của bệnh.

Ngoài ra, tắm lá ngải cứu cũng rất tốt cho người bị xương khớp, các bệnh về tai mũi họng, đau bụng kinh,…

Dị ứng thời tiết tắm lá gì
Lá ngải cứu có tính ấm, có tác dụng thải độc, sát khuẩn, giảm sưng viêm, đẩy lùi được các triệu chứng phát ban của bệnh.

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lớn lá ngải cứu
  • 5 lít nước

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước rồi tiến hành thái nhỏ.
  • Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun sôi đến khi nước chuyển sang màu xanh thì tắt bếp.
  • Bước 3: Pha thêm nước để tắm, có thể thêm một chút muối hạt vào để tăng khả năng diệt khuẩn.
  • Bước 4: Tắm lại lần nữa bằng nước sạch.

8. Lá cây cỏ sữa

Đây là loại cây thường mọc hoang ở vùng đất đá, có công dụng chữa bệnh dị ứng thời tiết rất hay. Người bệnh nếu nấu nước cây cỏ sữa để tắm có thể ức chế và ngăn chặn được các vi khuẩn, nấm gây hại trên da, cải thiện được các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nổi mụn nước,…

Dị ứng thời tiết tắm lá gì
Tắm lá cây cỏ sữa chữa dị ứng thời tiết rất hay

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Dùng 1 nắm lá cây cỏ sữa rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Dùng tay vò nát rồi cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước, đun sôi đến khi hoạt chất ra hết thì tắt bếp.
  • Bước 3: Pha thêm nước lạnh để giảm nhiệt độ vừa đủ ấm với cơ thể, đem đi tắm. Duy trì 2 lần/ngày để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

9. Tắm lá ổi

Lá ổi chứa nhiều tinh dầu, tanin, polyphenol,… có tác dụng đẩy lùi các phản ứng viêm và giảm cơn ngứa tức thì. Ngoài ra, trong lá ổi còn có hoạt chất berbagia có khả năng chống oxy hóa, làm lành vết thương, tăng sức đề kháng, bảo vệ da tốt hơn trước các tác dân gây hại.

Dùng lá ổi để tắm là mẹo dân gian chữa dị ứng thời tiết hiệu quả, người bệnh nên áp dụng tại nhà 4 lần/tuần nếu muốn bệnh nhanh khỏi.

Dị ứng thời tiết tắm lá gì
Dùng lá ổi để tắm là mẹo dân gian chữa dị ứng thời tiết hiệu quả, đẩy lùi các phản ứng viêm và giảm cơn ngứa tức thì

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá ổi non
  • 2 lít nước
  • Muối

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Lá ổi non đem đi rửa sạch bụi bẩn, ngâm trong nước muối 10-15 phút rồi rửa sạch lại với nước.
  • Bước 2: Cho lá ổi non vào nấu với 2 lít nước, đun lửa nhỏ trong 10 phút cho hoạt chất trong lá ra hết thì tắt bếp.
  • Bước 3: Đổ nước ra thau đợi nguội bớt rồi tắm, có thể kết hợp chà nhẹ phần lá ổi lên vùng da bị tổn thương để tăng hiệu quả điều trị.

Những lưu ý khi chữa dị ứng thời tiết bằng cách tắm lá

Theo các chuyên gia, tắm nước lá có tác dụng làm giảm các triệu chứng của dị ứng thời tiết. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào cơ địa. Để nâng cao hiệu quả, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Tắm lá chữa dị ứng thời tiết chỉ áp dụng đối với các trường hợp bệnh nhẹ. Khi bệnh chuyển biến nặng, cách này sẽ không còn hiệu quả. Thay vào đó, người bệnh nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám và có phác đồ điều trị thích hợp.
  • Đây là phương pháp chữa bệnh dân gian nên hiệu quả điều trị thường rất chậm, người bệnh cần kiên trì mới đạt được kết quả. Không nên quá nôn nóng mà sử dụng quá liều, dễ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
  • Khi sử dụng lá để tắm phải chọn lá tươi, không bị sâu và có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ trong quá trình chữa bệnh.
  • Người bệnh nên tắm trước bằng nước để làm sạch cơ thể, loại đi bớt bụi bẩn và vi khuẩn còn tồn động trên da, giúp lỗ chân lông thông thoáng, hấp thu dưỡng chất được dễ dàng nên sẽ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
  • Nếu sau vài ngày dùng lá để tắm mà các triệu chứng dị ứng thời tiết không thuyên giảm hoặc cơ thể có dấu hiệu dị ứng nên tạm ngưng điều trị và đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
  • Nên uống nhiều nước để tăng cường quá trình trao đổi chất và duy trì được độ ẩm cho da. Ngoài ra, nó cũng rất có lợi cho quá trình chuyển hóa tế bào da mới, giúp vùng da bị tổn thương hồi phục nhanh hơn.
  • Ngoài tắm lá, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt là nên bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh để cung cấp các khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Tránh ăn hải sản, đồ cay nóng,… nếu không muốn bệnh trầm trọng thêm.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể phòng bệnh được tốt hơn.
  • Thường xuyên theo dõi thời tiết để chủ động trong việc điều hòa thân nhiệt và có cách phòng chống bệnh hiệu quả.
  • Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Tránh căng thẳng, stress có thể khiến bệnh dị ứng thời tiết dễ tái phát.

Dị ứng thời tiết tắm lá gì? đã được giải đáp đầy đủ trong bài viết trên. Hi vọng sẽ cung cấp được những thông tin cần thiết giúp bạn đọc điều trị bệnh hiệu quả.

Cùng chuyên mục

Bị dị ứng thời tiết khi trời lạnh nên nằm lòng những điều sau

Bị dị ứng thời tiết khi trời lạnh nên nằm lòng những điều sau

Dị ứng thời tiết khi trời lạnh là hiện tượng niêm mạc hô hấp và da bị kích thích khi độ ẩm và nhiệt độ giảm mạnh. Tình trạng này...

Dị ứng thịt gà: Biểu hiện và cách xử lý đúng

Dị ứng thịt gà xảy ra không phổ biến, thường gặp nhiều nhất ở những người có cơ địa mẫn cảm. Khi mắc phải, người bệnh sẽ có triệu chứng...

Môi bị sưng 1 cục: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Môi bị sưng 1 cục: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Môi bị sưng 1 cục là bị gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm vì tình trạng thường xuất hiện đột ngột, gây ra nhiều phiền toái...

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh: Nguyên nhân và cách xử lý

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh: Nguyên nhân và cách xử lý

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh là tình trạng phổ biến, thường gặp ở nhiều đối tượng. Hiện tượng này đặc trưng bởi biểu hiện ngứa ngáy ở tay,...

Viêm da do dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra

Bé bị viêm da do dị ứng thời tiết và cách chăm sóc mẹ cần biết

Khi khí hậu chuyển lạnh hoặc nóng, thời tiết giao mùa là thời điểm cơ thể chúng ta dễ mắc bệnh hơn hết nhất là nhóm đối tượng trẻ em....

10 mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu an toàn không dùng thuốc

10 mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu an toàn không dùng thuốc

10 mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu dưới đây tận dụng nguồn thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính. Vì vậy, những cách làm này có thể...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn