Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng thời tiết ở trẻ em: Biểu hiện, hướng điều trị và lưu ý

Dị ứng thời tiết ở trẻ em là tình trạng phổ biến, bệnh có thể gây ra hiện tượng nổi mề đay và một số biểu hiện như sốt, đau họng, ho, nghẹt mũi,…Vậy dị ứng thời tiết ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không và các biện pháp phòng ngừa bệnh lý hiệu quả. Hãy cùng tham khảo thông tin bài viết dưới đây.

Dị ứng thời tiết ở trẻ em: Biểu hiện, hướng điều trị và lưu ý
Dị ứng thời tiết ở trẻ em: Biểu hiện, hướng điều trị và lưu ý

Vì sao trẻ em hay bị dị ứng thời tiết?

Dị ứng thời tiết là hiện tượng thường gặp, các triệu chứng của bệnh khởi phát khi cơ thể phản ứng quá mức khi thời tiết thay đổi đột ngột về ánh sáng, độ ẩm, không khí. Thông thường bệnh sẽ xuất hiện ở những người có thể trạng yếu, có cơ địa nhạy cảm và dễ bị dị ứng.

Theo thống kê, trường hợp dị ứng thời tiết ở trẻ em thường chiếm tỷ lệ cao, vì trẻ em thường có cơ địa nhạy cảm và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện như người lớn để có thể chống lại các tác nhân gây bệnh, nhất là các bệnh ngoài da.  Vì vậy, nên khi bị dị ứng thời tiết thì mức độ tổn thương làn da ở trẻ em sẽ nặng hơn, cũng như phạm vi ảnh hưởng cũng sẽ rộng hơn nhóm đối tượng khác.

Các biểu hiện của dị ứng thời tiết thường khởi phát khi thời tiết trở nên lạnh, khô hanh, đặc biệt là giai đoạn chuyển mùa (lúc này độ ẩm và nhiệt độ của thời tiết sẽ thay đổi đột ngột).

Các biểu hiện của dị ứng thời tiết ở trẻ em

Dị ứng thời tiết ở trẻ em thông thường sẽ tác động làm tổn thương đến làn da và đi kèm với một số triệu chứng toàn thân. Các triệu chứng của bệnh có thể bùng phát đột ngột và lan rộng nhanh chóng.

Dưới đây là một số triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ em:

  • Da hơi đỏ, có hiện tượng châm chích, sau đó dần xuất hiện các mẩn ngứa nhỏ, mọc tập trung hoặc lan rộng.
  • Tổn thương da có thể gây nóng rát, đỏ ở khu vực da xung quanh và viêm nhẹ.
Các biểu hiện của dị ứng thời tiết ở trẻ em
Các triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ em có thể bùng phát đột ngột và lan rộng nhanh chóng
  • Các mẩn đỏ thường gây ngứa ngáy khó chịu, mức độ ngứa có thể tăng khi cào gãi mạnh hay chà xát.
  • Tổn thương da thường tập trung ở các khu vực da như ngực, tay, chân, mặt, hoặc cũng có thể lan rộng toàn thân.
  • Một số trường hợp trẻ bị sốt nhẹ do phản ứng quá phát của các mao mạch dưới da.
  • Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp một số triệu chứng như: Đau họng, ho, nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi,…
  • Một số trẻ sẽ biếng ăn, quấy khóc, tiêu chảy, suy nhược cơ thể,…
  • Trường hợp trẻ mắc phải các bệnh lý liên quan đến cơ địa, các triệu chứng của dị ứng thời tiết có thể làm bùng phát các bệnh như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng.

Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trẻ em

Thể trạng yếu và hệ miễn dịch kém là nguyên nhân chính dẫn đến bùng phát các triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ em. Do đó, trẻ đặc biệt nhạy cảm trước sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, độ ẩm, không khí,…

Khi cơ thể của trẻ không thể thích nghi kịp trước sự thay đổi này sẽ dẫn đến hiện tượng hệ miễn dịch sản sinh kháng nguyên IgE chống lại các dị nguyên. Tuy nhiên, do nồng độ IgE trong huyết thanh tăng cao, lúc này sẽ thúc đẩy các tế bào mast giải phóng Histamin dưới da, gây bùng phát các triệu chứng lâm sàng.

Ngoài ra, tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ em còn có thể xuất hiện do một số yếu tố sau:

  • Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột
  • Độ ẩm xuống thấp gây ra hiện tượng da bị khô ráp, bong tróc và trở nên nhạy cảm hơn
  • Phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn trong không khí
  • Nhiệt độ và độ ẩm tăng cao khiến da tiết nhiều mồ hôi, đổ nhiều dầu, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển.

Trẻ bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết là bệnh lý thường gặp, có thể khởi phát ở cả trẻ em và người trưởng thành. Bệnh gây ra các tổn thương da và đi kèm theo một số biểu hiện toàn thân nhẹ, không tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Trẻ bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Dị ứng thời tiết ở trẻ em không tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh

Tuy nhiên, một số trẻ mắc các bệnh lý cơ địa, bệnh dị ứng thời tiết có thể làm bùng phát các bệnh lý như hen suyễn, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng. Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh còn khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy dữ dội, quấy khóc, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Những trường hợp trẻ bị dị ứng thời tiết thường biếng ăn, chậm tăng cân, nếu tình trạng bệnh lý lặp lại thường xuyên sẽ làm tăng mức độ nhạy cảm ở hệ miễn dịch, từ đó tạo điều kiện cho các bệnh lý liên quan đến cơ địa phát triển.

Các triệu chứng của dị ứng thời tiết sẽ được kiểm soát hiệu quả và hạn chế bệnh bùng phát nếu như thực hiện điều trị đúng cách và chăm sóc da trẻ hợp lý. Hầu hết các trường hợp trẻ bị dị ứng thời tiết sẽ có xu hướng thuyên giảm đến giai đoạn dậy thì và trưởng thành.

Các phương pháp điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ em

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương do dị ứng thời tiết gây ra mà có các biện pháp điều trị phù hợp. Đối với trường hợp có các triệu chứng ở mức độ nhẹ, ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện.

Còn đối với các trường hợp bệnh có mức độ tổn thương nghiêm trọng, có dấu hiệu bùng phát cơn hen, lúc này bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị hợp lý.

Sử dụng thuốc Tây cải thiện triệu chứng

Trẻ em thường có cơ địa nhạy cảm và khá mẫn cảm với các loại thuốc điều trị. Do đó, bạn không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Khi trẻ có các dấu hiệu của dị ứng thời tiết, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định thuốc phù hợp với tình trạng và độ tuổi.

Dưới đây là một số loại thuốc được bác sĩ áp dụng trong điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ em:

Kem dưỡng ẩm: Để làm giảm tình trạng ngứa ngáy, viêm da, bác sĩ có thể chỉ định một số loại kem dưỡng ẩm như Vaseline, Aderma, Eucerin, Cerave, Cetaphil.

Các loại thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin thế hệ I thường được bác sĩ sử dụng để cải thiện các triệu chứng toàn thân và tổn thương da gây ra do dị ứng thời tiết.

Các phương pháp điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ em
Ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định thuốc phù hợp với tình trạng và độ tuổi

Thuốc Epinephrine: Thuốc được sản xuất dưới dạng hít hoặc tiêm giúp cải thiện cơn hen cấp ở trẻ khi bị dị ứng thời tiết. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp tình trạng dị ứng nghiêm trọng, có nguy cơ gây sốc phản vệ.

Các loại thuốc điều trị trên đây được đánh giá an toàn đối với trẻ em trong điều trị dị ứng thời tiết. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên tuân thủ liều lượng thời gian dùng thuốc để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Đối với những trẻ bị dị ứng thời tiết ở mức độ nhẹ, các tổn thương da tập trung khu trú, đi kèm với một số triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho,…Bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng dị ứng ở trẻ.

  • Tắm nước mát cho trẻ, thường xuyên mũi, miệng để loại bỏ các dị nguyên, làm dịu lớp niêm mạc hô hấp và dịu da.
  • Ở những trẻ bị ứng thời tiết do lạnh, bạn nên giữ ấm, tránh để trẻ vui chơi ngoài trời.
  • Đối với trẻ bị dị ứng thời tiết do thời tiết nóng, mẹ nên tắm nước mát cho bé mỗi ngày 2 lần để làm sạch các tuyến mồ hôi trên da, giảm thân nhiệt. Bên cạnh đó, nên chọn mặc cho trẻ quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút tốt có chất liệu từ cotton hoặc sợi tự nhiên để tránh gây kích ứng da.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý cho trẻ, giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao thể trạng ở trẻ.
  • Tùy vào mức độ bệnh và các triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ mà ba mẹ có thể cho trẻ uống trà gừng, trà mật ong, ngâm bột yến mạch, tắm lá khế, lá bạc hà,…Để cải thiện tình trạng tổn thương da và giảm ho, đau họng.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết ở trẻ em

Song song với các phương pháp điều trị, kiểm soát các triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ em. Bạn có kết hợp với các biện pháp dưới đây để phòng ngừa bệnh tái phát ở trẻ tốt hơn:

Biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết ở trẻ em
Tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây kích ứng
  • Bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin C, probiotic, tinh bột,…Để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Khi thời tiết thay đổi đột ngột, bạn nên giữ ấm, giữ thoáng cho trẻ, hạn chế để trẻ di chuyển, vui chơi ngoài trời. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể kết hợp cho trẻ uống trà gừng, mật ong để phòng ngừa các triệu chứng dị ứng thời tiết bùng phát, cũng như các bệnh đường hô hấp.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây kích ứng như phấn hoa, hóa chất, côn trùng có nọc độc, lông động vật, mủ nhựa thực vật,….
  • Khuyến khích trẻ vận động, chơi thể thao để nâng cao thể trạng, cải thiện mức độ nhạy cảm của cơ địa.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da cho bé, tránh tình trạng kích ứng và gây bùng phát các triệu chứng dị ứng.
  • Tránh để trẻ cào gãi hay chà xát lên vùng da bị dị ứng vì có thể gây trầy xước, dẫn đến nhiễm trùng da, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em sẽ cải thiện hiệu quả nếu bạn áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời kết hợp với các biện pháp chăm sóc da đúng cách. Tuy nhiên, nếu bạn chủ quan không chủ động đưa bé đến bệnh viện thăm khám có thể dẫn đến phát sinh các bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm. Vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu bất thường ở trẻ, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Dị ứng bao cao su bao lâu khỏi? Cách xử lý hiệu quả

Dị ứng bao cao su bao lâu thì khỏi là câu hỏi chung của rất nhiều người. Bởi khi khởi phát nó gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, phát...

Dị ứng thời tiết nên ăn và không nên ăn gì?

Dị ứng thời tiết nên ăn và không nên ăn gì?

Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống không thể điều trị dứt điểm các triệu chứng dị ứng thời tiết. Tuy nhiên, việc xây dựng chế độ ăn uống...

Dị ứng da mặt: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Dị ứng da mặt là bệnh lý phổ biến, xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng nhiều nhất vẫn là nữ giới. Bệnh bắt nguồn từ nhiều nguyên...

Người bị dị ứng thời tiết nên kiêng những gì?

Người bị dị ứng thời tiết nên kiêng những gì để phòng bệnh?

Bên cạnh điều trị các triệu chứng của dị ứng thời tiết thì việc kiêng cữ để bệnh không trở nên nghiêm trọng là rất cần thiết. Vậy người bị...

Dị ứng da: Nguyên nhân và cách điều trị

Dị ứng da: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách chữa nhanh khỏi

Dị ứng da là triệu chứng da liễu phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Trung bình có đến 70% người Việt Nam có cơ địa...

Dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị cần biết

Dị ứng thuốc kháng sinh là một phản ứng gây hại cho cơ thể, thường xảy ra trong quá trình điều trị bệnh. Những biểu hiện của dị ứng có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn