Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?

Chữa đau dạ dày bằng gừng với 3 cách thực hiện hiệu quả

Ăn gạo lứt chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

3 Cách chữa đau dạ dày khi đang cho con bú an toàn cho bé

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Cách làm tỏi đen ngâm mật ong chữa đau dạ dày đúng nhất

Đau dạ dày đi ngoài ra máu: Nguy hiểm cần đi khám ngay

Đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Top 10 thuốc dạ dày của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có sao không?

Đau vùng thượng vị từng cơn có nguy hiểm không? Do bệnh gì?

Đau thượng vị từng cơn là tình trạng các cơn đau vùng dưới xương ức và trên rốn quặn đau và có tính chu kỳ khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Đây là dấu hiệu của việc ăn uống thất thường hay stress kéo dài nhưng nó cũng có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh nguy hiểm về hệ tiêu hóa. Người bệnh cần nhanh chóng điều trị bệnh sớm nhất để tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Đau thượng vị từng cơn là gì?

Thượng vị là khu vực trên rốn và dưới vùng xương ức. Đau vùng thượng vị là bệnh khá phổ biến thường gặp ở nhiều người có thể liên quan đến nhiều bệnh lý như tim và gan, bệnh lý về dạ dày, nhiễm giun. Ăn uống thiếu khoa học, áp lực stress kéo dài, sử dụng các chất kích thích cũng là nguyên nhân gây đau vùng thượng vị dạ dày ở rất nhiều người.

Đau thượng vị từng cơn
Đau thượng vị từng cơn là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã mắc một số bệnh lý nguy hiểm

Đau thượng vị từng cơn có thể là một biến chứng của đau vùng thượng vị do bệnh kéo dài lâu nhưng không được điều trị đúng cách hoặc do liên quan đến một số bệnh lý tại các cơ quan lân cận như gan, tụy, ruột vv…Các cơn đau này thường diễn ra theo một chu kỳ nhất định. Những cơn đau ban đầu chỉ âm ỉ, xuất hiện với cường độ nhẹ sau đó dần lan ra và quặn đau khiến người bệnh đau dữ dội, đổ mồ hôi đầm đìa, người mất hết năng lượng không còn sức sống.

Các cơn đau diễn ra liên tục với cường độ ngày càng mạnh hơn không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh đi xuống. Những cơn đau khiến người bệnh mệt mỏi, không thể tập trung làm việc đồng thời không muốn ăn uống khiến cho tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn. Người bệnh cần phải nhanh chóng điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm khác khiến sức khỏe ngày càng xuống dốc hơn.

Đau thượng vị từng cơn có nguy hiểm không?

Đau thượng vị từng cơn là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Các cơn đau thường đi kèm với các chứng ợ chua, ợ nóng, nóng rát họng hay buồn nôn và gây ra rất nhiều bất tiện cho người bệnh. Tùy vào mức độ cơn đau và các triệu chứng đi kèm mà người bệnh có thể mắc các bệnh khác nhau, bao gồm

Các bệnh về dạ dày

Ăn uống kém lành mạnh, thường xuyên bỏ bữa, ăn các đồ ăn cứng, tiêu hóa kém hay sự bất thường của cơ hoành khiến lượng acid dịch vị tiết ra nhiều hơn bình thường chính là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản. Đi kèm với bệnh thường là các triệu chứng ợ chua, nóng rát bụng, buồn nôn. Lượng acid dư thừa quá nhiều sẽ gây viêm loét niêm mạc dạ dày và gây nên các cơn đau thượng vị từng cơn, nhất là khi gập bụng xuống thì các cơn đau càng dữ dội hơn.

Đau thượng vị từng cơn
Lượng acid trong dịch vị tiết ra quá mức làm loét vùng niêm mạc và gây ra các cơn đau vùng thượng vị từng cơn

Trào ngược dạ dày ban đầu chỉ là các triệu chứng cơ bản về bệnh dạ dày mà rất nhiều người gặp phải. Nhưng nếu điều trị không đúng cách nó có thể gây ra các biến chứng khác như loét thực quản, thủng dạ dày vô cùng nguy hiểm.

Xuất huyết dạ dày có thể là một biến chứng do các acid tiết ra quá mức làm chảy máu tròn dạ dày. Các cơn đau thượng vị quặn thắt từng cơn, người bệnh đổ rất nhiều mồ hôi, mặt tái xanh, có thể nôn ra máu bị xuất huyết. Nếu phát hiện dấu hiệu này cần nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời.

Thủng dạ dày cũng có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng đau thượng vị từng cơn. Nhưng cơn đau dữ dội lúc này tựa như đang bị nhưng vật sắc nhọn đâm, người bệnh không còn một chút sức lực và có thể bị hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu. Người bệnh nôn kèm ra máu nhiều do tình trạng xuất huyết trong, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến mất mạng. Vì thế người bệnh cần đặc biệt chú ý khi phát hiện thấy các triệu chứng đau thượng vị từng cơn.

Các bệnh về đường ruột

Những người mắc hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng mãn tính cũng có thể gặp các triệu chứng đau thượng vị từng cơn trong nhiều tháng liên tiếp. Bệnh thường kèm theo các triệu chứng như ợ hơi, đầy hơi khó tiêu, chướng bụng, luôn có cảm giác no dù không ăn gì, nhức đầu, mất ngủ. Các cơn đau bụng tuy không quá dữ dội nhưng thường xuyên lặp lại và kéo dài nên khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng.

Những người bị giun sán ký sinh cũng làm gây tắc nghẽn đường ruột và gây ra các triệu chứng đau thượng vị từng cơn. Các biểu hiện của bệnh có thể kèm theo như rối loạn đại tiện, nổi mề đay, cơ thể sụt cân nhanh chóng nhưng bụng to, da dứa ngáy và đau sau khi ăn. Các cơn đau xuất hiện từ vùng rốn sau đó di chuyển lên lên thượng vị, thường là những cơn đau âm ỉ không bộc lộ quá nhiều.

Các bệnh về tuyến, tụy, mật, gan.

Những người mắc các bệnh về gan như viêm gan, u gan, xơ gan, viêm gan, áp xe gan làm cho gan sưng tấy gây áp lực làm đau vùng thượng vị từng cơn với các triệu chứng kèm theo như vàng da, chán ăn, sút cân. Tắc sỏi mật, áp xe đường dẫn mật, giun sán chui qua ống mật hay polyp túi mật cũng có thể gây ra tình trạng đau vùng thượng vị từng cơn.

Đau thượng vị từng cơn
Tắc sỏi mật cũng gây nên các áp lực cho thương vị và gây ra triệu chứng đau thượng vị từng cơn

Trên đây đều là những căn bệnh nguy hiểm đều có chung biểu hiện là những cơn đau thượng vị từng cơn. Người bện nếu hấy các triệu chứng này cần nhanh chóng đến các bệnh viện uy tín gần nhất để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Cách giảm các cơn đau thượng vị từng cơn

Việc điều trị các cơn đau thượng vị từng cơn trước tiên cần phải định chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì, từ đó mới có thể đưa ra phác đồ điều trị cùng các loại thuốc phù hợp. Người bệnh không được tự chẩn đoán hay mua thuốc tại nhà vì có thể không đúng bệnh dẫn đến việc dùng thuốc không có tác dụng chưa kể có thể dẫn đến dị ứng hay số phản vệ cũng nguy hiểm chẳng kém.

Đau thượng vị từng cơn
Nghỉ ngơi kết hợp với chườm ấm bụng có thể làm dịu các cơn đau thượng vị hiệu quả

Bên cạnh các loại thuốc điều trị được bác sĩ chỉ định, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau tại nhà để kiểm soát những cơn đau đến bất chợt. Người bệnh nên tham khảo và áp dụng các phương pháp sau đây

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Các cơn đau thường đến theo một chu kỳ nhất định, nếu bạn tinh ý sẽ có thể tinh ý và nắm bắt nó. Hãy tránh làm việc vào thời điểm những con đau xảy ra bởi sẽ không đem đến hiệu quả công việc đồng thời càng vận động sẽ càng khiến cơn đau thêm dữ dội. Thay vào đo người bệnh hãy đi nằm nghỉ một chút sẽ thấy cơn đau dịu hơn.
  • Chườm ấm: Cho một ít nước ấm vào túi chườm và đặt trên bụng, kết hợp với massage nhẹ cũng có thể làm giảm cơn đau nhanh. Nếu không có túi chườm có thể dùng khăn mềm được nhúng trong nước nóng, vắt hơi ráo rồi đặt lên trên bụng.
  • Uống trà gừng: Trà gừng giúp làm ấm bụng nên giúp các cơn đau được dịu lại. Cách này có tác dụng rất tốt với các bệnh nhân mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày vì các hoạt chất trong gừng có thể kiểm soát và điều trị các bệnh này rất tốt.
  • Sử dụng trà hoa cúc, bạc hà: Các loại trà thảo mộc có tác dụng giãn cơ trơn ở dạ dày, nhờ đó sẽ đẩy lùi những cơn đau quặn thắt ở thượng vị hiệu quả.
  • Nước mật ong: Với những người bị đau thượng vị từng cơn do viêm loét dạ dạy hay thủng dạ dày, dùng mật ong có thể làm dịu các vết loét nên cũng giảm dần các cơn đau hiệu quả.
  • Không nên ăn uống khi đau: Nếu cơn đau đến ngay lúc bạn đói thì cũng không nên ăn bất cứ thứ gì vì sẽ làm kích thích khiến các cơn đau thêm trầm trọng. Thay vào đó hãy uống một tách trà hoa cúc có pha thêm một chút để vừa làm dịu dạ dày vừa tạo cảm giác no bụng.

Người bệnh cũng cần chú ý thay đổi lối sống khoa học hơn, phòng tránh các tác nhân gây bệnh khiến bệnh trầm trọng hơn như

  • Tránh xa các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu bia, thuốc lá
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, giữ tinh thần vui vẻ ổn định, hạn chế stress, thức khuya.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể kết hợp với nước mía hay nước ép, sinh tố trái cây
  • Bổ sung các thực phẩm cần thiết tốt cho dạ dày như bắp cải, khoai tây, bí đao, hay mộc nhĩ đều là các thực phẩm rất tốt cho dạ dày, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng thượng vị từng cơn.
  • Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để hạn chế làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa và cũng không ăn quá bữa.

Các triệu chứng đau thượng vị từng cơn sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu áp dụng các phương pháp trên đây. Tuy nhiên người bệnh phải điều trị bệnh nền đã gây ra triệu chứng này thì mới có thể hoàn toàn dứt điểm các cơn đau quặn khó chịu. Hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng hiệu quả nhất.

Cùng chuyên mục

Thuốc xổ giun Fugacar: Giá bán, cách sử dụng và lưu ý

Thuốc xổ giun Fugacar được nhiều người sử dụng phổ biến để khắc phục các vấn đề về đường ruột. Cụ thể, thuốc có tác dụng ức chế và ngăn...

Thông tin về thuốc dạ dày Bình Vị Nam (Viện 354)

Thuốc dạ dày Bình Vị Nam (Viện 354): Thông tin cần biết

Thuốc dạ dày Bình Vị Nam (Viện 354) được nghiên cứu và sản xuất bởi Bệnh viện Quân y 354. Với thành phần chính là các thảo dược tự nhiên,...

Cách dùng lá bàng chữa bệnh dạ dày hiệu quả ngay tại nhà

Lá bàng chữa bệnh dạ dày là một trong nhưng phương pháp dân gian được mọi người truyền tai nhau với công dụng vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, cách...

Đau thượng vị khi đói dạ dày đang bị gì?

Bị đau thượng vị khi đói: Dạ dày đang bị bệnh gì?

Bị đau thượng vị khi đói là triệu chứng phổ biến, tình trạng này khởi phát có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về dạ dày. Trong...

Đau dạ dày có uống bia được không? Nhận định từ chuyên gia

Đau dạ dày có uống bia được không? là câu hỏi hầu hết ai cũng đã biết được đáp án. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về tác...

Đau dạ dày có nên ăn bánh mỳ không?

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Ăn vào lợi hay hại?

“Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Tuy là loại thực phẩm quen thuộc, chứa hàm lượng dinh dưỡng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn