Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?

Chữa đau dạ dày bằng gừng với 3 cách thực hiện hiệu quả

Ăn gạo lứt chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

3 Cách chữa đau dạ dày khi đang cho con bú an toàn cho bé

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Top 10 thuốc dạ dày của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Cách làm tỏi đen ngâm mật ong chữa đau dạ dày đúng nhất

Đau dạ dày đi ngoài ra máu: Nguy hiểm cần đi khám ngay

Đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có sao không?

Đau vùng thượng vị dạ dày: Nguyên nhân và cách chữa trị

Đau vùng thượng vị dạ dày là một bệnh lý về tiêu hóa tương đối phổ biến, có thể khởi phát ở mọi đối tượng nếu gặp điều kiện thuận lợi. Khi mắc phải, người bệnh có thể áp dụng nhiều cách chữa trị khác nhau như dùng thuốc Nam, thuốc Tây, thuốc Đông y,… để cải thiện các triệu chứng đau vùng thượng vị dạ dày và phục hồi lại sức khỏe.

Đau vùng thượng vị dạ dày là gì? Có nguy hiểm không?

Đau vùng thượng vị dạ dày là tình trạng cơ thể xuất hiện những cơn đau nhức ở vùng dưới xương ức và phía bên trên rốn. Khi mắc phải, người bệnh sẽ có các triệu chứng như: Đau vùng thượng vị một cách âm ỉ hoặc từng cơn, ăn không ngon và hay bị buồn nôn, trào ngược dạ dày, đầy bụng, khó tiêu,…

Đau vùng thượng vị dạ dày
Đau vùng thượng vị dạ dày là tình trạng cơ thể xuất hiện những cơn đau nhức ở vùng dưới xương ức và phía bên trên rốn

Thông thường, đau vùng thượng vị dạ dày có thể khởi phát ngay trong lúc ăn hoặc sau khi ăn khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi. Nếu để bệnh kéo dài quá lâu và không có biện pháp chữa trị hợp lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan tiêu hóa khác. Trong một số trường hợp, đau vùng thượng vị dạ dày còn gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như:  Ung thư dạ dày, hẹp môn vị, thủng dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa,…

Vì vậy, khi phát hiện bị đau vùng thượng vị dạ dày, người bệnh nên nhờ người thân đưa đến bệnh viện hoặc trạm y tế càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không nên chủ quan để bệnh trở nên trầm trọng mới chữa trị. Điều trị sớm giúp tăng cơ hội trị dứt điểm đau vùng thượng vị dạ dày, để càng lâu bệnh càng nặng và càng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây đau vùng thượng vị dạ dày

Hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu hoặc tài liệu nào chỉ ra chính xác nguyên nhân gây đau vùng thượng vị dạ dày. Nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa thì tình trạng này có thể bắt nguồn từ một số yếu tố sau đây:

Mắc các bệnh lý về gan, mật và tim

Người mắc các bệnh lý về gan, mật và tim như: viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật, tắc đường ống mật, suy tim, nhồi máu cơ tim,… thường có biểu hiện điển hình là đau vùng thượng vị dạ dày. Một số trường hợp sẽ có các triệu chứng đi kèm khác như: vàng da, ăn không ngon, buồn nôn, đầy hơi, ói mửa, chướng bụng, sốt cao.

Đau vùng thượng vị dạ dày
Người mắc các bệnh lý về tim thường có biểu hiện điển hình là đau vùng thượng vị dạ dày

Gặp các vấn đề liên quan đến dạ dày

Tình trạng đau vùng thượng vị dạ dày rất hay xảy ra khi người bệnh gặp các vấn đề liên quan đến dạ dày như: đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng,… Tùy vào tình trạng và mức độ mắc phải mà cơ thể bệnh nhân sẽ có những biểu hiện nặng nhẹ khác nhau.

Bị nhiễm giun

Một trong những những thủ phạm khiến mọi người hay bị đau vùng thượng vị dạ dày là nhiễm giun. Khi giun ở trong ổ bụng quá nhiều sẽ khiến khu vực xung quanh rốn và vùng thượng vị dạ dày bị đau đớn. Một số trường hợp giun chui vào được ống mật khiến bộ phận này bị tắc nghẽn cũng sẽ gây đau vùng thượng vị.

Dung nạp một lượng quá lớn thức ăn chua, cay và nhiều dầu mỡ

Dung nạp một lượng quá lớn thức ăn chua, cay và nhiều dầu mỡ khiến cho hệ tiêu hóa làm việc khó khăn. Dạ dày lúc này phải tiết nhiều dịch vị để hỗ trợ quá trình tiêu thụ thực phẩm nhưng lại vô tình gây ra áp lực cho các cơ quan quanh dạ dày. Từ đó dẫn đến hiện tượng đau vùng thượng vị, khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng, ợ chua,…

Thường xuyên sử dụng chất kích thích

Thường xuyên sử dụng chất kích thích là một trong những nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng đau vùng thượng vị dạ dày. Những thành phần có hại trong rượu bia, cà phê, thuốc lá,… tích tụ lâu dần trong cơ thể sẽ làm giảm sức đề kháng và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào trong gây bệnh.

Đau vùng thượng vị dạ dày
Thường xuyên sử dụng chất kích thích là một trong những nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng đau vùng thượng vị dạ dày

Gặp áp lực trong công việc và cuộc sống

Theo thống kê, người gặp nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống sẽ dễ bị đau rát vùng thượng vị dạ dày hơn người bình thường. Điều này là do khi cơ thể mệt mỏi và căng thẳng sẽ khiến cho bao tử phải làm việc quá sức, gây nhiều tổn thương nên sinh ra hiện tượng này.

Nguyên nhân khác

Ngoài những yếu tố trên thì người bị đau vùng thượng vị dạ dày còn có thể do cơ thể không nạp lacrose, ngộ độc thực phẩm, tác dụng phụ của một số loại thuốc,… Để biết chính xác nguyên nhân, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để làm kiểm tra lâm sàn và tiến hành các xét nghiệm cần thiết.

Dấu hiệu đau vùng thượng vị dạ dày và các biểu hiện kèm theo

Dấu hiệu đau vùng thượng vị dạ dày và các biểu hiện kèm theo sẽ xuất hiện tùy theo tình trạng và mức độ mắc bệnh của mỗi người. Cụ thể là:

  • Đau vùng thượng vị một cách âm ỉ: Đây là một dấu hiệu phổ biến và thường gặp nhất ở người bị đau vùng thượng vị dạ dày. Các cơn đau lâm râm, âm ỉ xuất hiện liên tục khiến người bệnh gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống cũng như ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc.
  • Đau vùng thượng vị theo từng cơn: Tình trạng này thường chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn và không kéo dài quá lâu. Nhưng đau vùng thượng vị theo từng cơn có thể xuất hiện nhiều lần trong ngày, lặp đi lặp lại với tần suất thường xuyên khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu và đau đớn.
Đau vùng thượng vị dạ dày
Đau vùng thượng vị một cách âm ỉ hoặc từng cơn là dấu hiệu điển hình của bệnh đau vùng thượng vị dạ dày
  • Ăn không ngon và thường xuyên có cảm giác buồn nôn: Người bị đau vùng thượng vị dạ dày thường gặp phải tình trạng ăn không ngon và thường xuyên có cảm giác buồn nôn. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ khiến bệnh nhân bị sụt cân, người xanh xao và ốm yếu.
  • Hay bị trào ngược dạ dày: Đây là một biểu hiện kèm theo rất thường gặp khi bị đau vùng thượng vị dạ dày. Trào ngược dạ dày xảy ra khi van thực quản yếu và lượng dịch tích tụ trong bao tử quá nhiều.
  • Dấu hiệu khác: Đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, sốt cao,… là những triệu chứng mà người bệnh có thể gặp khi bị đau thượng vị dạ dày. Tuy nhiên, chúng không xuất hiện phổ biến và dễ nhầm với các bệnh lý khác nên cần thận trọng để xác định chính xác loại bệnh đang mắc phải.

Cách chữa trị hiệu quả khi bị đau vùng thượng vị dạ dày

Dùng thuốc Tây, thuốc Nam, thuốc Đông y là những cách chữa trị hiệu quả khi bị đau vùng thượng vị dạ dày. Tùy theo thể trạng, sức khỏe và mức độ bệnh mà các bác sĩ/thầy thuốc/lương y sẽ chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc khác nhau.

1. Dùng thuốc Tây

Chữa đau vùng thượng vị dạ dày bằng thuốc Tây luôn là sự ưu tiên hàng đầu của người bệnh. Đây là phương pháp chữa trị có độ an toàn cao, cho hiệu quả tức thì và có thể cắt nhanh các triệu chứng bệnh.

Đau vùng thượng vị dạ dày
Chữa đau vùng thượng vị dạ dày bằng thuốc Tây là phương pháp chữa trị có độ an toàn cao, cho hiệu quả tức thì và có thể cắt nhanh các triệu chứng bệnh.

Một số loại thuốc Tây thường được bác sĩ kê đơn là:

  • Thuốc kháng sinh đặc trị vi khuẩn Hp

Đối tượng sử dụng: Người bệnh bị đau vùng thượng vị dạ dày có nguyên nhân xuất phát từ bệnh viêm loét dạ dày do nhiễm phải vi khuẩn Hp.

Các loại thuốc thường được dùng là: Clarithmycin, Imidazole, Amoxicilline,…

  • Thuốc tạo màn bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Công dụng: Hình thành màn bọc bao xung quanh ổ loét cũng như là toàn bộ phần niêm mạc dạ dày. Từ đó, hạn chế được sự tiếp xúc của các dịch vị và axit đến các vết loét, vết viêm. Tạo điều kiện thuận lợi để tổn thương nhanh chóng lành lại.

Các loại thuốc tạo màn bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày tiêu biểu: Silicate Mg (gastropulgite), Bismuth: Subcitrate Bismuth (Trymo),Silicate Al (Kaolin, smecta),…

  • Thuốc làm giảm sự bài tiết axit dịch vị

Đối tượng sử dụng: Người bị đau vùng thượng vị dạ dày có kèm theo các triệu chứng như: ợ nóng, ợ chưa, buồn nôn và nôn,…

Các loại thuốc thường được kê đơn là: Thuốc ức chế bơm Proton (omeprazol, esomeprazol,…) và thuốc kháng thụ thể H2 (ranitidine, cimetidine,…).

  • Thuốc kháng axit

Công dụng: Trung hòa axit trong dịch vị dạ dày, tăng độ PH của dạ dày lên xấp xỉ thang 4, giảm hoạt tính của enzym pepsin để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái tạo lại niêm mạc dạ dày.

Các loại thuốc kháng axit thường được chỉ định dùng là: Sucralfat, Mylanta, Mucosta, Rebamipid,…

Lưu ý: Người bệnh khi sử dụng thuốc tây để điều trị đau vùng thượng vị dạ dày phải tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn về liều lượng và cách dùng của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng chúng vì sẽ gây ra các dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, xốp xương.

2. Dùng thuốc Nam

Khác với thuốc Tây, thuốc Nam chỉ áp dụng được cho các trường hợp bệnh mới xuất hiện và các biểu hiện còn nhẹ. Hiệu quả điều trị của thuốc Nam cũng sẽ tùy thuộc nhiều vào cơ địa. Nếu sau 2 – 4 ngày áp dụng mà bệnh không cải thiện hoặc có bất kì kích ứng nào thì cần ngưng ngay và đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Đau vùng thượng vị dạ dày
Thuốc Nam chỉ áp dụng được cho các trường hợp bệnh mới xuất hiện và các biểu hiện còn nhẹ
  • Bài thuốc từ quả chuối hột

Nguyên liệu: 10 quả chuối hột, 10 gram lá sen, 20 gram gạo lứt, 20 gram rau má, 15 gram rau diếp cá và đu đủ chín.

Cách thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu đi rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng 10 – 15 phút trước khi sử dụng. Sau đó cho chuối hột, lá sen, gạo lút, rau má, rau diếp cá và đu đủ chín vào sắc cùng 1 lít nước lọc. Đợi đến khi hoạt chất ra hết và nước thuốc cô đọng lại thì tắt bếp rồi lọc lấy nước cốt uống hằng ngày.

  • Bài thuốc từ tinh bột nghệ

Nguyên liệu: 2 muỗng tinh bộ nghệ, 1 ly nước ấm và một chút mật ong.

Cách thực hiện: Cho tinh bột nghệ và mật ong vào ly nước ấm. Dùng muỗng khuấy đều đến khi các thành phần hòa tan với nhau hết thì uống trước bữa ăn từ 15 – 20 phút. Áp dụng đều đặn mỗi ngày đến khi đau vùng thượng vị dạ dày khỏi hẳn thì ngưng.

  • Bài thuốc từ cây bồ hoàng

Nguyên liệu: 50 gram cây bồ hoàng, 20 gram chi tử và 20 gram trạch hả.

Cách thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu đi phơi khô. Sau đó tán bồ hoàng thành bột mịn, còn chi tử và trạch hả thì xay nhỏ rồi cho vào nấu cùng với một lượng nước vừa phải. Đun sôi hỗn hợp nước thuốc đến khi sắc lại thì tắt bếp và chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày.

  • Bài thuốc từ gừng tươi

Nguyên liệu: Một củ gừng nhỏ, 1/2 muỗng cà phê mật ong và một ly nước sôi.

Cách thực hiện: Gừng tươi đem đi cạo bỏ vỏ, rửa sạch và dùng dao thái thành nhiều lát mỏng. Tiếp đến, cho gừng và mật ong vào ly nước sôi đã chuẩn bị. Khuấy đều hỗn hợp lên rồi thưởng thức. Nên dùng ngay khi đau thượng vị hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút.

Dùng thuốc Đông y

Người bị đau vùng thượng vị dạ dày có thể dùng thuốc Đông y chữa trị tại nhà để cải thiện các triệu chứng: đau tức vùng thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, chán ăn,… Chỉ cần thực hiện đúng dặn dò của lương y thì bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt, thậm chí là dứt điểm căn nguyên và khó tái phát lại.

Đau vùng thượng vị dạ dày
Người bị đau vùng thượng vị dạ dày có thể dùng thuốc Đông y chữa trị tại nhà để cải thiện các triệu chứng: đau tức vùng thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, chán ăn,…
  • Bài thuốc số 1: Chữa đau vùng thượng vị dạ dày xuất phát từ việc căng thẳng

Nguyên liệu: 20 gram hương phụ, 20 gram ô dược, 12 gram trần bì, 12 gram cam thảo và 12 gram diên hồ sách.

Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu để loại bỏ đi hết bụi bẩn. Sau đó cho hương phụ, ô dược, trần bì, cam thảo và diên hồ sách vào nồi sắc lấy nước uống. Dùng đều đặn mỗi ngày và nên dùng khi còn nóng để đạt được kết quả chữa bệnh tốt nhất.

  • Bài thuốc số 2: Chữa đau vùng thượng vị dạ dày xuất phát từ chế độ ăn uống

Nguyên liệu: 20 gram mạch nha, 20 gram thần khúc, 18 gram phục linh, 16 gram sơn tra, 16 gram bán hạ, 10 gram lá bạc tử và 8 gram liêu kiều.

Cách thực hiện: Các vị thuốc sau khi đã rửa sạch thì cho vào nồi nấu cùng một lượng nước vừa đủ. Đun sôi hỗn hợp đến khi các nguyên liệu ra hết hoạt chất và nước sắc lại thì tắt bếp. Lọc lấy nước cốt uống khi còn nóng để đạt hiệu quả chữa trị như mong muốn.

Đau vùng thượng vị dạ dày: Làm sao để phòng ngừa?

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị chứng đau vùng thượng vị dạ dày thì người bệnh cũng cần đặc biệt quan tâm đến thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hằng ngày để phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.

Một số gợi ý để người bệnh có thể phòng ngừa đau vùng thượng vị dạ dày tại nhà là:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung vào thực đơn những món ăn dễ tiêu và thanh mát cơ thể như soup (nấu từ cá, thịt, rau củ), canh, cháo, bắp cải, bí đao, rau má, nước ép trái cây, khoai tây,… Hạn chế và tốt nhất là không nên dùng những món ăn khó tiêu hoặc khiến dạ dày tiết nhiều axit như cam, xoài, chanh, me, lạp xưởng, khô mực, dăm bông,…
Đau vùng thượng vị dạ dày
Người đau vùng thượng vị dạ dày nên bổ sung vào thực đơn những món ăn dễ tiêu và thanh mát cơ thể như soup (nấu từ cá, thịt, rau củ), canh, cháo, bắp cải, bí đao, rau má, nước ép trái cây, khoai tây,…
  • Tập luyện thói quen ăn uống lành mạnh: Ăn đúng giờ, không bỏ bữa (nhất là bữa sáng), không nhịn đói quá lâu, hạn chế ăn khuya, vận động nhẹ nhàng sau bữa ăn,… là những thói quen lành mạnh mà người bị đau vùng thượng vị dạ dày nên tập luyện để nâng cao sức khỏe và hạn chế bệnh tái phát trở lại.
  • Có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý: Người bị đau vùng thượng vị dạ dày nên có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện tốt tình trạng bệnh cũng như hạn chế chúng khởi phát trở lại. Đó có thể là dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc với áp lực và cường độ cao,… Đồng thời rèn luyện thêm thói quen thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh tật hiệu quả hơn.

Đau vùng thượng vị dạ dày không gây nguy hiểm cho người mắc phải nếu được phát hiện kịp thời có biện pháp chữa trị thích hợp. Sau khi điều trị dứt điểm, người bệnh chỉ cần kết hợp thêm chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý thì sẽ duy trì được sức khỏe bền lâu và hiếm khi bị mắc bệnh trở lại.

Cùng chuyên mục

Đau dạ dày khi mang thai và cách chữa an toàn cho mẹ bầu

Đau dạ dày khi mang thai và cách chữa an toàn cho mẹ bầu

Đau dạ dày khi mang thai là bệnh lý phổ biến ở phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ. Các triệu chứng của bệnh thường là hệ quả do rối...

Gastropulgite là thuốc gì? Tác dụng, Cách dùng, Chống chỉ định

Gastropulgite là thuốc điều trị đau và cải thiện một số triệu chứng do rối loạn thực quản - dạ dày - tá tràng. Ngoài ra, loại thuốc này còn...

Lá đu đủ chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

Cách dùng lá đu đủ chữa đau dạ dày đơn giản công hiệu

Lá đu đủ có tác dụng kháng viêm, nhuận tràng, chống loét nên được nhiều người tận dụng trong chữa đau dạ dày, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Tuy...

Bụng đầy hơi đau âm ỉ là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Bụng đầy hơi đau âm ỉ có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như viêm ruột thừa, giun chui ống mật, rối loạn tiêu hóa, ung thư...

Đau dạ dày là bên nào? Vị trí đau giúp xác định đúng bệnh

Đau dạ dày là bên nào? Vị trí đau giúp xác định đúng bệnh

Đau dạ dày là một trong những bệnh lý thường gặp, các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên,...

Nghệ đen chữa đau dạ dày có tốt không?

Nghệ đen chữa đau dạ dày có tốt không? Cách áp dụng đúng

Sử dụng nghệ đen chữa đau dạ dày giúp cải thiện các chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa và các cơn đau hiệu quả. Đồng thời, vị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn