Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi là do đâu? Làm sao khắc phục?

Đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi là một trong những vấn đề thường gặp, tuy nhiên việc gội đầu chưa chắc đã có thể giải quyết các triệu chứng này. Mùi hôi trên đầu trẻ thường là do sự tiết mồ hôi quá mức và không thoát ra được nên đọng lại trên da đầu lâu gây ra mùi hôi chua khá khó chịu. Điều trị tình trạng này như thế nào, tất sẽ có trong bài viết dưới đây.

Đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi là gì?

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm, vì thế với bất cứ triệu chứng bất thường nào về tiếng khóc, màu da, mùi hương .. phụ huynh cũng không nên chủ quan. Trong đó hiện tượng đầu trẻ sơ sinh có mùi cũng là một vấn đề xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng nên điều trị sớm để không gây khó chịu cho bé.

Đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi
Trẻ tiết mồ hôi quá mức làm sản sinh ra các vi khuẩn phá vỡ kết cấu protein chính là nguyên nhân gây ra mùi hôi trên đầu trẻ sơ sinh

Phần lớn tình trạng đầu bé có mùi đều liên quan đến vấn đề bài tiết mồ hôi. Trẻ sơ sinh có thể đổ mồ hôi rất nhiều do sự trao đổi chất trong giai đoạn này còn mạnh hơn cả người lớn nhằm hỗ trợ sự phát triển hoàn thiện về thể chất. Vì vậy nếu tuyến mồ hôi hoạt động quá mạnh mà không bài tiết hết được có thể đọng lại trên tóc, da đầu. Tình trạng này có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn như staphylococcus hominis sinh sôi phát triển làm phá vỡ các protein và gây ra các mùi khó chịu.

Tình trạng này nếu không được xử lý đúng cách thì mùi hôi có thể kéo dài dù cho tắm rửa cũng không bớt. Tuy nhiên nếu tình trạng mùi hôi trên đầu trẻ lâu ngày không dứt, bé vẫn thường đổ mồ hôi làm bốc mùi hôi chua thì phụ huynh cần cẩn thận vì có thể liên quan đến một số vấn đề bệnh lý nguy hiểm khác.

Các nguyên nhân chính gây nên tình trạng đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi bao gồm

Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã hay còn gọi là cứt trâu là nguyên nhân hàng đầu gây nên mùi hôi trên đầu ở trẻ sơ sinh. Đây là tình trạng trên đầu bé có những mảng bám khô, cứng, có màu bạc hoặc xám, xuất hiện thành từng mảng hoặc trên toàn da đầu. Đặc biệt nếu trẻ có “cứt trâu” trên đầu thì có thể chảy mủ và có mùi hôi tanh khá khó chịu.

Đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi
Viêm da tiết bã nhờn là nguyên nhân chính gây ra các mùi hôi khó chịu trên đầu trẻ sơ sinh

Thường trẻ trong giai đoạn 1- 3 tháng tuổi rất dễ bị viêm da tiết bã và kéo dài đến hết 1 tuổi nếu không được xử lý đúng cách. Tình trạng này không quá nguy hiểm đến sức khỏe của bé nhưng lại gây mất thẩm mỹ, bé ngứa ngáy và có mùi khá khó chịu trên đầu, vì thế cần loại bỏ càng sớm càng tốt.

Thực tế vẫn chưa có thể khẳng định chính xác nguyên nhân làm xuất hiện “cứt trâu” trên đầu trẻ sơ sinh là gì, tuy nhiên có thể tạm thời xác định có liên quan đến các vấn đề sau

  • Ảnh hưởng của Hormone từ mẹ còn sót lại từ khi bé còn trong bụng mẹ
  • Hệ tiêu hóa còn non yếu nên chưa hấp thụ đủ vitamin E và Biotin cần thiết cho cơ thể
  • Bã nhờn trong nang lông hoạt động mạnh quá mức
  • Do suy giảm hệ miễn dịch ( kèm theo nhiều triệu chứng khác)

Cứt trâu có thể xuất hiện trên toàn bộ da đầu thậm chí có thể lan xuống cả mắt, tai, lông mày, nách .. Một số trường hợp da đầu bị đỏ rát không mọc tóc, tuy nhiên chỉ cần điều trị hết tình trạng cứt trâu thì tóc có thể mọc lại bình thường mà không cần quá lo lắng.

Cần lưu ý thêm là tình trạng viêm da tiết bã này không hề liên quan đến việc mẹ vệ sinh cho bé kém sạch sẽ mà nó liên quan đến các vấn đề nội tiết tố bên trong nhiều hơn. Những nếu mẹ chủ quan sau đó không vệ sinh sạch da đầu cho con thì sẽ là yếu tố tác động làm tình trạng cứt trâu thêm trầm trọng và nguy hiểm. Vì thế cần sớm điều trị các triệu chứng này.

Do vị trí của tuyến mồ hôi

Tuyến mồ hôi ở trẻ sơ sinh thường có vị trí ở gần đầu trẻ. Mặt khác trẻ sơ sinh chưa thể vận động nhiều nên chỉ nằm một hướng khi ngủ. Mồ hôi tiết ra không bài tiết được đã tích tụ quanh đầu trẻ khiến mẹ ngủ dậy đầu ướt nhẹp và có mùi hôi chua khó chịu.

Do cơ thể bị nóng

Ở trong phòng quá nóng, mẹ mặc quá nhiều đồ, đặc biệt là đội mũ cho trẻ khi ngủ đều là những nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi nhưng không bài tiết được sinh là mùi hôi chua trên đầu trẻ.

Hầu hết phụ huynh luôn sợ con lạnh vì thế thường cuốn con khá kỹ khi ngủ, tỏng phòng cũng không dùng điều hòa hay quạt mát vì sợ làm bé bị cảm cúm, tuy nhiên chính những điều này làm da bé không thở được và bài tiết qua tuyến mồ hôi nằm trên đầu. Lúc này trẻ không chỉ bị đổ mồ hôi trên đầu mà toàn cơ thể cũng bị ướt nhẹp bởi mồ hôi.

Một số bệnh lý khác

Nếu mẹ đã áp dụng một số biện pháp điều trị mà tình trạng đổ mồ hôi đầu kèm mùi hôi chua vẫn xuất hiện thì phụ huynh cần hết sức cẩn trọng vì đây có thể dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm mà phụ huynh cần sớm đưa bé đi điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi
Trẻ bị tim bẩm sinh khiến tim và phổi hoạt động quá mức cũng là nguyên nhân tiết mồ hôi nhiều trên da đầu gây mùi hôi chua

Một số bệnh lý có liên quan đến việc tiết mồ hôi đầu quá mức gây mùi như

  • Bệnh tim bẩm sinh: Hầu hết dấu hiệu của trẻ bị tim bẩm sinh là tình trạng bé có thể bị đổ mồ hôi bất cứ lúc nào, đặc biệt ở đầu do tuyến mồ hôi tập trung tại đây. Nguyên nhân là do tim và phổi phải hoạt động quá sức để đưa máu đến các cơ quan khác trong cơ thể nên cơ thể bị mất nhiều năng lượng và giải phóng mồ hôi nhiều hơn cho dù trẻ không vận động nhiều. Khi bú mẹ trẻ tiết mồ hôi ra nhiều hơn.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Là tình trạng trẻ có thể bị ngưng thở trong khoảng 20s trong lúc ngủ. Hội chứng này tuy không có nguy cơ tử vong cao nhưng phụ huynh vẫn cần hết sức chú ý và đưa con đi điều trị sớm.
  • Các bệnh nhiễm trùng: Cảm cúm, sốt có thể khiến trẻ bỗng nhiên đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Phụ huynh cần đưa bé đến trung tâm y tế để đề phòng trẻ sốt cao, co giật hay gặp các biến chứng nguy hiểm khác.

Như vậy có thể thấy việc đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi là do rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường nhất là do viêm da tiết bã. Bệnh tuy không có yếu tố lây nhiễm nhưng phụ huynh vẫn cần điều trị sớm cho con để con không bị ngứa ngáy khó chịu, đồng thời xinh đẹp hơn trong mắt những người xung quanh.

Điều trị tình trạng đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi

Nếu nguyên nhân gây mùi hôi trên đầu trẻ sơ sinh là do viêm tiết bã nhờn hay đổ mồ hôi quá mức phụ huynh có thể tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp đơn giản. Tuy nhiên với một số nguyên nhân bệnh lý thì phụ huynh nên đưa bé đến các bệnh viện uy tín để điều trị dứt điểm bệnh, từ đó tình trạng tiết mồ hôi quá mức cũng sẽ tự động biến mất.

Các phương pháp điều trị mà phụ huynh có thể tự áp dụng tại nhà như

Gội đầu sạch sẽ

Mẹ cần giữ da đầu bé sạch sẽ để loại bỏ dầu thừa trên da đầu, hạn chế dầu thừa động lại làm trẻ bị nấm đầu gây ngứa ngáy nhiều hơn. Tuy nhiên lưu ý la không phải loại dầu gội nào cũng nên dùng, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ một số loại dầu an toàn cho làn da nhạy cảm của bé.

Đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi
Gội đầu sạch sẽ giúp làm giảm mùi hôi và cơn ngứa ngáy khó chịu trên da đầu cho bé

Lưu ý là sau khi gội đầu không có bé nằm ngay mà cần hong khô tóc và da đầu bằng khăn mềm rồi mới đặt bé nằm. Việc nằm ngay khi tóc còn ướt ( dù trẻ sơ sinh tóc còn kha sướt) cũng có thể dẫn tới nấm đầu gây ngứa ngáy và có mùi. Mẹ cũng không nên vì lo lắng mà gội đầu quá nhiều vì sẽ làm khô da đầu của trẻ.

Mẹ có thể dùng một tấm vài mùng hay khăn sữa, nhúng nước ấm rồi kỳ da đầu cho con cũng giúp loại bỏ “cứt trâu” và mùi hôi khó chịu một cách an toàn và hiệu quả.

Chải tóc cho bé

Với tình trạng đầu trẻ bị “cứt trâu”, phụ huynh nên kết hợp việc chải tóc nhẹ nhàng cho con để loại bỏ bớt các mảng bám trên da đầu. Mẹ có thể tìm mua những loại lược chuyên dụng để chải cứt trâu, có thể chải khi đầu còn ướt sẽ giúp các mảng bám dễ bong tróc da hơn.

Cách chải là chỉ chải theo một hướng xuôi xuống, chải nhẹ nhàng vì da đầu trẻ còn rất yếu và mỏng manh. Có thể chải khi tóc khô nhưng sẽ không hiệu quả bằng tóc ướt. Tốt nhất chỉ nên chải một ngày một lần. Vì thế phụ huynh nên kết hợp chải ngay khi bé vừa tắm gội để làm sạch da đầu hiệu quả hơn.

Dùng Chanh

Trong chanh tươi có chứa hàm lượng acid citric khá cao, đây là chất có khả năng sát khuẩn và khử mùi cực kỳ tốt và an toàn trên da, kể cả làm da nhạy cảm của trẻ. Đồng thời vitamin C chiến thành phần cao trong chanh còn đem đến khả năng  làm se khít lỗ chân lông và làm giảm lượng mồ hôi tiết ra trên đầu đáng kể.

Đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi
Dùng chanh để gội đầu cho trẻ vừa có thể làm giảm mùi hôi vừa có thể làm thu nhỏ lỗ chân lông, giảm tiết mồ hôi hiệu quả

Cách đơn giản nhất là lọc lấy nước cốt chanh pha cùng dầu gội để gội đầu bé bé. Lưu ý là cố gắng chỉ lấy nước cốt, bỏ tép chanh vì có thể làm vướng vào tóc của trẻ. Dùng nước cốt chanh pha loãng với một ít nước ấm, dùng khăn sữa thấm vào dung dịch rồi đắp lên đầu cũng mang đến hiệu quả rất tốt trong việc loại trừ mùi hôi, hạn chế tiết mồ hôi và điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh.

Bôi một số loại dầu tự nhiên

Phụ huynh cũng có thể thử bôi một số tinh dầu lên da để tăng khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm rộng hơn đồng thời làm dịu các cơn ngứa trên da đầu do cứt trâu, nấm, mồ hôi tiết ra quá nhiều. Mẹ nên dùng các loại dầu chiết xuất từ nhiên nhiên như dầu ô liu, dầu dừa hay dầu hạnh nhân để đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của em bé hơn.

Cách thực hiện như sau

  • Bôi một lớp dầu mỏng lên da đầu, kết hợp với việc massage nhẹ nhàng
  • Để dầu ngấm vào da trong khoảng 10- 15 phút
  • Gội đầu lại bằng nước sạch hoặc dầu gội em bé để đảm bảo đầu bé được làm sạch nhất có thể.

Các phương pháp trên đây chỉ mang tính hỗ trợ điều trị trong một số trường hợp đầu trẻ bị hôi không phải do bệnh lý. Nếu tình trạng này vẫn còn tiếp tục kéo dài kèm theo một số triệu chứng bất thường khác, phụ huynh cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Phòng tránh tình trạng đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi

Tình trạng đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi liên quan đến cả các vấn đề về hormone hoặc chế độ chăm sóc hằng ngày ở trẻ nhỏ, vì thế việc phòng tránh chỉ mang tác dụng một phần nào đó chứ không thể nào ngăn chặn hoàn toàn bệnh được. Tuy nhiên nếu có biến pháp từ sớm phụ huynh sẽ giúp tình trạng này xảy ra ở mức độ nhẹ và có thể hết sớm hơn, không gây quá nhiều khó chịu cho con.

Các biện pháp mà phụ huynh cần chú ý như

  • Bảo đảm cơ thể của trẻ luôn mát mẻ, thân nhiệt phù hợp. Không cuốn bé quá nhiều lớp khi đi ngủ. Ưu tiên ở các căn phòng rộng rãi thoáng mát và sạch sẽ.
  • Vệ sinh cơ thể hằng ngày, đặc biệt là vùng da đầu bài tiết nhiều mồ hôi.
  • Nếu trẻ thường đổ mồ hôi ở vùng đầu và lưng thì mẹ có thể dùng khăn mềm để lau mồ hôi, tránh tắm quá nhiều vừa khiến trẻ bị khô da vừa làm tăng nguy cơ cảm lạnh hay ốm sốt.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất cho trẻ, đặc biệt là vitamin D3 thông qua việc tắm nắng mỗi ngày sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể phát triển hoàn thiện và nhanh chóng hơn. Thời gian tắm nắng tốt nhất cho trẻ là trước 8 giờ sáng vào mùa hè và  9 đến 10 giờ sáng vào mùa đông
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ sơ sinh đã bắt đầu ăn dặm với các loại rau củ, trái cây. Nếu trẻ vẫn còn bú mẹ thì mẹ cũng cần ăn các thực phẩm này để đưa dưỡng chất tới con.

Đưa trẻ đi khám ngay khi có các biểu hiện bất thường như

  • Trẻ sốt cao trong 2 ngày liên tiếp, nhiệt độ có thể lên tới 38, 39 độ
  • Trẻ thở hổn hển hoặc thở thở khò khè khi ngủ
  • Ngủ ngáy
  • Tăng cân chậm so với tiêu chuẩn thông thường
  • Đầu có mùi hôi kèm theo một số vấn đề khác như bỏ bú, nôn ói, tiêu chảy
  • Da đầu đỏ, ngứa rát và có dấu hiệu lan sang các khu vực khác.

Tình trạng đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi tuy khá phổ biến những phụ huynh không nên vì vậy mà quá chủ quan. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ chính là phương pháp giúp phòng và kiểm soát bệnh tốt nhất có thể. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã đem đến nhiều thông tin hữu ích cho phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ.

Cùng chuyên mục

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì?

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị dứt điểm an toàn

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là tình trạng da đầu trẻ xuất hiện nhiều mảng sần sùi. Chúng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng gây bết dính,...

Các biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh mẹ cần phát hiện sớm

Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có đến hơn 1 triệu trẻ sơ sinh tử vong vì viêm phổi. Điều này có thể cho thấy đây là một...

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh thường do virus gây ra nên rất dễ lây nhiễm, có thể kèm theo các triệu chứng như co giật và sốt cao...

Phản xạ Moro và sự vặn mình của trẻ sơ sinh – Mẹo cần biết

Trẻ sơ sinh hay gặp phải các vấn đề về sức khỏe khiến mẹ lo lắng, nhất là khi trẻ xuất hiện phản xạ Moro và sự vặn mình. Đây...

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng an toàn, nhanh chóng

Sốt là triệu chứng thường gặp cho trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng an toàn và hiệu quả nhất...

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày: Hệ tiêu hóa gặp vấn đề?

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến phụ huynh lo lắng rằng đây có phải một triệu chứng bất thường và liệu hệ tiêu hóa của con...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn