Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?

Chữa đau dạ dày bằng gừng với 3 cách thực hiện hiệu quả

Ăn gạo lứt chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

3 Cách chữa đau dạ dày khi đang cho con bú an toàn cho bé

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Top 10 thuốc dạ dày của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Cách làm tỏi đen ngâm mật ong chữa đau dạ dày đúng nhất

Đau dạ dày đi ngoài ra máu: Nguy hiểm cần đi khám ngay

Đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có sao không?

Đau thượng vị ở bà bầu: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Đau thượng vị ở bà bầu là tình trạng thường gặp và đa số các trường hợp này đều không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ bầu đau vùng thượng vị cần được thăm khám và điều trị y tế, nhất là ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Đau thượng vị ở bà bầu: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn
Đau thượng vị ở bà bầu là tình trạng thường gặp và đa số các trường này đều không gây ra các biến chứng nghiêm trọng

Nguyên nhân dẫn đến bà bầu bị đau thượng vị

Đau thượng vị khi mang thai đặc trưng bởi triệu chứng đau ở phía trên rốn và được giới hạn ở xương sườn. Tình trạng này thường phổ biến ở mẹ bầu trong những tháng cuối thai kỳ do tử cung phát triển gây áp lực, căng dây chằng tròn, tác dụng của Progesterone,…

Hoặc chứng đau thượng vị khi mang thai cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý về đường tiêu hóa cần được điều trị kịp thời.

Dưới đây là một số nguyên nhân khởi phát cơn đau thượng vị ở mẹ bầu phổ biến:

1. Tử cung phát triển gây áp lực lên dạ dày

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, triệu chứng đau thượng vị có thể là biểu hiện nhận biết sớm khi mang thai. Tình trạng này không có gì là bất thường vì mẹ bầu đều phải trải qua các cơn đau bụng hoặc co thắt, táo bón, đầy hơi.

Ở 3 tháng giữa thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ, lúc này tử cung có xu hướng phát triển mạnh, tăng kích thước. Lúc này thai nhi sẽ phát triển và tử cung sẽ chiếm nhiều không gian trong ổ bụng. Tình trạng này dẫn có thể gây chèn ép vùng thượng vị và các khu vực xung quanh dẫn đến khó chịu ở bụng và đau thượng vị.

Tử cung phát triển gây áp lực lên dạ dày là tình trạng thường gặp, tuy nhiên mẹ bầu cần chủ động đến bệnh viện để được tiến hành kiểm tra và xử lý nếu cơn đau thượng vị tiến triển nghiêm trọng.

2. Tác dụng Progesterone

Progesterone là một loại hormone phát triển, làm tăng đột biến trong giai đoạn mang thai. Điều này thường cản trở đến chuyển động ruột dẫn đến mẹ bầu bị đau thượng vị.

Trong quá trình mang thai, hormone Progesterone và Estrogen đều tăng đột ngột, hệ quả là nhu động ruột bị thay đổi, làm chậm quá trình di chuyển thức ăn đến dạ dày. Do đó, để lượng thức ăn tiêu hóa được phải mất nhiều thời gian. Tình trạng này có thể gây chèn ép lên tử cung và dẫn đến táo bón.

Ngoài ra, khi Progesterone tăng cao còn có thể gây ra một số biểu hiện khác như đầy hơi, chướng bụng, đau ở ổ bụng hoặc thượng vị. Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ có thể hướng dẫn các biện pháp kiểm soát như bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, cung cấp nhiều nước,…

Trường hợp mẹ bầu bị đau thượng vị tiến triển nghiêm trọng, các biện pháp chăm sóc không mang lại hiệu quả, lúc này bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị hợp lý.

3. Căng dây chằng tròn

Hiện tượng căng dây chằng tròn hỗ trợ tử cung có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau thượng vị ở phụ nữ mang thai. Dây chằng nối dày từ phần đầu của phần trên của tử cung đến xương mu. Với chức năng chính là hỗ trợ tử cung, đồng thời ngăn ngừa những tổn thương liên quan.

Căng dây chằng tròn
Hiện tượng căng dây chằng tròn hỗ trợ tử cung có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau thượng vị ở phụ nữ mang thai

Tuy nhiên trong thời gian mang thai, dây chằng này có xu hướng bị kéo căng khi bào thai phát triển, tăng kích thước. Hiện tượng này khiến mẹ bầu khó chịu, không thoải mái và khởi phát các cơn đau ở bụng, thượng vị, mông và lưng. Cơn đau có thể nghiêm trọng hơn vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.

4. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai là một trong những nguyên dẫn đến đau vùng thượng vị. Theo các thống kê cho thấy có khoảng từ 17 – 45% phụ nữ trong giai đoạn mang thai mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ có khởi cơn đau thượng vị.

Khi tử cung tăng kích thước sẽ tăng áp lực lên thực quản và dạ dày, dẫn đến các triệu chứng trở nên nặng nề hơn. Bên cạnh đó, triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi mẹ bầu nằm.

5. Các vấn đề về gan, mật

Khi các hormone nội sinh thay đổi trong thời kỳ mang thai có thể gây ra hiện tượng ứ mật. Tình trạng này điển hình bởi triệu chứng ngứa ngáy da không nổi mề đay, mẩn ngứa. Trong một số trường hợp, mẹ bầu bị đau vùng thượng vị, vàng mắt hoặc da, buồn nôn và nôn mửa.

Ứ mật trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ mắc các chứng rối loạn gan và phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Để kiểm soát tình trạng này, trong một số trường hợp mẹ bầu được chỉ định sinh sớm hơn lịch trình nhằm ngăn ngừa các biến chứng phát sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.

6. Tiền sản giật

Tiền sản giật là một trong những nguyên nhân thường gặp gây đau vùng thượng vị ở bà bầu, nhất là ở sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Biểu hiện điển hình nhất của tiền sản giật là tình trạng tăng huyết áp.

Đa số các trường hợp mẹ bầu bị tiền sản giật đều không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ thường khuyến khích người bệnh bổ sung nhiều nước, hạn chế dung nạp các thực phẩm chứa nhiều muối, sử dụng các loại thuốc tăng huyết áp an toàn, đồng thời kết hợp nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp có triệu chứng tiền sản giật ở mức độ nghiêm trọng, mẹ bầu có thể đối mặt với các biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt, đau thượng vị hoặc đau ở vùng bụng bên phải, buồn nôn, nôn mửa, hoặc có thể gây co giật. Tiền sản giật nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến phát sinh các biến chứng, tăng nguy cơ tử vong.

Tiền sản giật
Tiền sản giật là một trong những nguyên nhân thường gặp gây đau vùng thượng vị ở bà bầu, nhất là ở sau tuần thứ 20 của thai kỳ

7. Co thắt chuyển dạ

Triệu chứng đau thượng vị trong các tháng cuối của thai kỳ có thể là dấu hiệu của tình trạng co thắt chuyển dạ. Các cơn đau thường khởi phát ở trên tử cung (vùng thượng vị), từ đó gây ra cảm giác thắt chặt, gây đau đớn dữ dội và có xu hướng nghiêm trọng.

Ngoài khởi phát cơn đau ở vùng thượng vị, mẹ bầu bị co thắt chuyển dạ có thể xuất hiện tình trạng vỡ nước ối, chảy máu âm đạo. Lúc này, bà bầu cần nhanh chóng được đưa đến bệnh viện để được tiến hành thăm khám và xử lý kịp thời, tránh các rủi ro không mong muốn.

Đau thượng vị ở bà bầu có nguy hiểm không?

Bị đau thượng vị trong quá trình mang thai là tình trạng khá phổ biến và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mẹ và bé. Tuy nhiên, trường hợp mẹ bầu bị đau thượng vị kéo dài dai dẳng có thể  tác động tiêu cực đến sức khỏe. Cụ thể như:

Thiếu hụt dưỡng chất: Các cơn đau vùng thượng vị tái đi tái lại nhiều lần khiến mẹ bầu chán ăn, ăn kém, hay buồn nôn. Tình trạng này có thể gây thiếu hụt dưỡng chất ở mẹ, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé, từ đó dẫn đến thai nhi bị suy dinh dưỡng khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ra, thiếu hụt dưỡng chất ở mẹ bầu còn tăng nguy sảy thai, sinh non, bé thiếu ký

Thường xuyên mệt mỏi: Bị đau thượng vị khi mang thai có thể khiến mẹ bầu không thoải mái, gây mệt mỏi, dễ cáu gắt. Tình trạng này kéo dài có thể tác động trực tiếp đến tâm lý của mẹ và thai nhi.

Ảnh hưởng đến những cơ quan khác: Triệu chứng đau thượng vị ở phụ nữ mang thai nếu không được khắc phục sớm có thể ảnh hưởng, làm tổn thương đến các cơ quan lân cận như tuyến tụy, tổn thương gan, lá lách, túi mật. Việc chữa trị trong thời kỳ mang thai thường gây khó khăn và hạn chế, dẫn đến tình trạng bệnh lý ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và bé.

Cách xử lý đau thượng vị ở bà bầu an toàn

Đa số các trường hợp bị đau thượng vị khi có thai sẽ ưu tiên áp dụng các biện pháp không sử dụng thuốc, nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Dựa vào nguyên nhân khởi phát và mức độ của triệu chứng mà bác sĩ chuyên khoa có thể hướng dẫn một số cách chữa đau thượng vị tại nhà như:

Tránh dung nạp chất béo không lành mạnh: Các món ăn nhiều dầu mỡ hoặc chất béo chuyển hóa có thể tăng kích thích dạ dày, túi mật, thực quản dẫn đến khởi phát cơn đau vùng thượng vị ở mẹ bầu.

Chia nhỏ các bữa ăn: Mẹ bầu có thể chia nhỏ bữa ăn từ 6 – 8 bữa. Điều này không chỉ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất mà còn giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa. Tránh được chứng chướng bụng, đầy hơi và đau vùng thượng vị.

Cách xử lý đau thượng vị ở bà bầu an toàn
Mẹ bầu có thể chia nhỏ bữa ăn từ 6 – 8 bữa. Điều này không chỉ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất mà còn giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa. Tránh được chứng chướng bụng, đầy hơi và đau vùng thượng vị

Tránh vận động mạnh hoặc nằm sau khi ăn: Thói quen nằm hay vận động mạnh ngay sau khi ăn sẽ tạo áp lực lên dạ dày, thực quản, từ đó làm tăng nguy cơ trào ngược và đau ở vùng thượng vị.

Thường xuyên vận động: Duy trì vận động nhẹ nhàng từ 15 – 30 phút mỗi ngày sẽ có tác dụng làm giãn các cơ, tránh tình trạng chuột rút và cải thiện cơn đau thượng vị trong thời kỳ mang thai. 

Cung cấp đủ nước: Việc bổ sung đủ lượng nước lọc mỗi ngày rất cần thiết cho cơ thể, không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất tốt hơn mà còn phòng ngừa cơn đau thượng bị, chứng chướng bụng, đầy hơi và táo bón.

Tránh táo bón: Thông thường, phụ nữ mang thai thường gặp phải chứng táo bón và dẫn đến đau vùng thượng vị. Để kiểm soát tình trạng này, bác sĩ chuyên khoa thường khuyến cáo phụ nữ mang thai tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước nhằm giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa tốt hơn.

Đi tiểu thường xuyên: Trong thời kỳ mang thai, tử cung sẽ có xu hướng phát triển, chiếm phần lớn không gian trong ổ bụng. Từ đó có thể tạo áp lực lên đường tiết niệu và bàng quan. Việc thường xuyên đi tiểu giúp giải phóng không gian, khoang bụng được làm trống, từ đó ngăn ngừa các cơn đau ở vùng thượng vị.

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi: Mẹ bầu nên cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ giúp tránh tình trạng mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến đau vùng thượng vị.

Khi nào cần gặp bác sĩ điều trị?

Trường hợp mẹ bầu bị đau vùng thượng vị ở mức độ nhẹ và không thường xuyên tái phát thì không cần đến bệnh viện, có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để kiểm soát triệu chứng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cơn đau thượng vị xuất hiện thường xuyên trong quá trình mang thai, mức độ có xu hướng trở nên nặng nề kèm theo các biểu hiện khác. Lúc này mẹ bầu nên nhanh chóng bệnh viện để được thăm khám và điều trị hợp lý.

Ngoài ra, mẹ bầu chủ động đến bệnh viện thăm khám nếu nhận thấy các dấu hiệu sau:

  • Sốt cao
  • Đi đại tiện ra máu tươi
  • Dịch nôn có màu cà phê hoặc máu tươi
  • Tròng mắt hoặc da có màu vàng
  • Đau bụng hoặc sưng bụng dữ dội
  • Cơn đau thượng vị kéo dài hơn 2 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Khó thở
  • Tình trạng táo bón kéo dài
  • Ăn không ngon
  • Cảm giác bị nóng rát khi đi tiểu
  • Sụt cân không kiểm soát

Trong một số trường hợp, triệu chứng đau vùng thượng vị ở bà bầu còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, khi nhận thấy các biểu hiện trên, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị sớm.

Bị đau thượng vị khi mang thai thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể và cũng không thể khắc phục hoàn toàn. Theo các bác sĩ chuyên khoa, chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh kết hợp với luyện tập thường xuyên có tác dụng trong cải thiện các cơn đau thượng vị. Do đó, khi nhận thấy dấu hiệu đau thượng vị, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và hướng dẫn các biện pháp chăm sóc hợp lý.

Cùng chuyên mục

Đang uống thuốc dạ dày có thai được không?

Đang uống thuốc dạ dày có thai được không là băn khoăn của không ít người đang gặp phải tình huống này. Thực tế việc dùng bất cứ loại thuốc...

Dạ dày Mộc Hoa là thuốc hay TPCN? Có tốt không?

Dạ dày Mộc Hoa là sản phẩm có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là một loại thực phẩm chức năng được...

5 Cách chữa đau dạ dày bằng lá tía tô nhiều người áp dụng

Cách chữa đau dạ dày bằng lá tía tô hiện nay đang được nhiều người áp dụng. Phương pháp điều trị bệnh này rất đơn giản và có thể tiến...

Cách dùng lá bàng chữa bệnh dạ dày hiệu quả ngay tại nhà

Lá bàng chữa bệnh dạ dày là một trong nhưng phương pháp dân gian được mọi người truyền tai nhau với công dụng vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, cách...

Thông tin về thuốc dạ dày Bình Vị Nam (Viện 354)

Thuốc dạ dày Bình Vị Nam (Viện 354): Thông tin cần biết

Thuốc dạ dày Bình Vị Nam (Viện 354) được nghiên cứu và sản xuất bởi Bệnh viện Quân y 354. Với thành phần chính là các thảo dược tự nhiên,...

Thuốc xổ giun Fugacar: Giá bán, cách sử dụng và lưu ý

Thuốc xổ giun Fugacar được nhiều người sử dụng phổ biến để khắc phục các vấn đề về đường ruột. Cụ thể, thuốc có tác dụng ức chế và ngăn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn