Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?

Chữa đau dạ dày bằng gừng với 3 cách thực hiện hiệu quả

Ăn gạo lứt chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

3 Cách chữa đau dạ dày khi đang cho con bú an toàn cho bé

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Top 10 thuốc dạ dày của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Cách làm tỏi đen ngâm mật ong chữa đau dạ dày đúng nhất

Đau dạ dày đi ngoài ra máu: Nguy hiểm cần đi khám ngay

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có sao không?

Bị đau thượng vị khi đói: Dạ dày đang bị bệnh gì?

Bị đau thượng vị khi đói là triệu chứng phổ biến, tình trạng này khởi phát có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về dạ dày. Trong một số trường hợp đau thượng vị thường xuyên lặp lại nếu không được thăm khám và điều trị kịp phù hợp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Đau thượng vị khi đói dạ dày đang bị gì?

Đau thượng vị đói là cơn đau khởi phát ở vùng bụng trên rốn và ngay dưới xương ức khi bụng đói. Theo các chuyên gia đầu ngành, khi bụng trong tình trạng đói, lúc này dạ dày hoàn toàn rỗng, nhưng dịch vị dạ dày vẫn được điều tiết.

Đau thượng vị khi đói dạ dày đang bị gì?
Theo các chuyên gia đầu ngành, khi bụng trong tình trạng đói, lúc này dạ dày hoàn toàn rỗng, nhưng dịch vị dạ dày vẫn được điều tiết

Lúc này axit dạ dày không có tác dụng tiêu hóa thức ăn mà thay vào đó sẽ tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc dày gây bào mòn và khởi phát cơn đau thượng vị.

Đa số các trường trường hợp bị đau thượng vị khi đói sẽ có xu hướng thuyên giảm và được khắc phục sau khi ăn no. Ngoài triệu chứng đau thượng vị, người bệnh còn có thể gặp phải một số biểu hiện như ợ hơi, ợ nóng, nóng rát thượng vị,…

Đau thượng vị khi đói thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tái phát nhiều lần và có xu hướng nặng nề hơn, lúc này chứng đau thượng vị khi đói có thể là dấu hiệu dạ dày đang gặp phải các vấn đề như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm hang vị dạ dày
  • Đau dạ dày
  • Xuất huyết dạ dày
  • Rối loạn túi mật
  • Viêm thực quản
  • Thoát vị gián đoạn
  • Viêm loét dạ dày tá tràng

Ngoài ra, triệu chứng đau thượng vị khi đói cũng khởi phát phổ biến ở phụ nữ mang thai. Lúc này nội tiết tố nội sinh có thể thay đổi và sự phát triển của bào thai gây áp lực lên các cơ quan trong ổ bụng, bao gồm vùng thượng vị dẫn đến đau tức, khó chịu.

Các biện pháp kiểm soát đau thượng vị khi đói

Tình trạng đau vùng thượng vị khi đói thường có xu hướng thuyên giảm nếu chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đau thượng vị khi đói dẫn đến khởi phát các bệnh lý dạ dày – thực quản. Bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị hợp lý.

Sử dụng thuốc Tây kiểm soát

Để khắc phục cơn đau thượng vị khi đói kèm theo chứng nóng rát, ợ hơi khó chịu, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán để kiểm tra mức độ của triệu chứng. Từ đó, chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng trong chữa đau thượng vị khi đói:

Sử dụng thuốc Tây kiểm soát
Để khắc phục cơn đau thượng vị khi đói kèm theo chứng nóng rát, ợ hơi khó chịu, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán để kiểm tra mức độ của triệu chứng

Nhóm thuốc kháng axit: Thuốc có tác dụng trung hòa lượng dịch vị trong dạ dày, từ đó kiểm soát quá trình sản xuất axit, kiểm soát cơn đau thượng vị nhanh chóng.

Thuốc ức chế thụ thể H2: Các loại thuốc này có tác dụng ngăn ngừa hoạt động tiết dịch vị dạ dày quá mức. Ngoài ra, các hoạt chất trong thuốc còn có khả năng hỗ trợ làm lành các ổ viêm, loét trong niêm mạc dạ dày. Do đó, các loại thuốc ức chế thụ thể H2 thường được chỉ định trong điều trị và ngăn ngừa triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng. Thuốc chẹn H2 ranitidin thường được sử dụng phổ biến hiện nay.

Thuốc ức chế bơm proton: Các loại thuốc Pantoprazol, Omeprazol, Lansoprazol là các loại thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton có khả năng ức chế bài tiết axit dạ dày.

Thuốc chống viêm không steroid và thuốc giảm đau: Nhóm thuốc này thường được chỉ định giúp cải thiện nhanh triệu chứng đau thượng vị và góp phần ngăn ngừa tình trạng viêm phát triển.

Áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà

Bên cạnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bị đau thượng vị khi đói có thể thực hiện các mẹo chữa tại nhà để cải thiện cơn đau và các biểu hiện đi kèm như sau:

Nước ép bắp cải

Trong nước ép bắp cải chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa, chất xơ, khoáng chất và vitamin mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh đó, loại nước ép này còn có khả năng làm mát dạ dày, thanh nhiệt.

Với hàm lượng vitamin U trong bắp cải còn giúp làm dịu, hỗ trợ chữa lành các ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày, giảm đau thượng vị hiệu quả. Sử dụng nước ép bắp cải thường xuyên sẽ cải thiện chứng đau thượng vị khi đói trong thời gian ngắn.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 150gr bắp cải, 1 trái táo đỏ mang đi rửa sạch và ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút giúp loại bỏ các tạp chất.
  • Vớt nguyên liệu ra rửa lại lần nữa với nước sạch rồi để ráo
  • Cho tất cả nguyên liệu vào máy ép và ép lấy nước
  • Mỗi ngày uống 1 ly nước ép bắp cải đến khi triệu chứng đau thượng vị khi đói dần thuyên giảm hẳn. Để mẹo chữa phát huy tác dụng tốt nhất, bạn nên uống nước ép sau bữa ăn ít nhất 30 phút.

Trà bạc hà

Các thành phần có trong lá bạc hà mang lại nhiều lợi ích dạ dày với công dụng chống viêm loét, giảm viêm, chống oxy hóa và giảm đau nên người bị đau thượng vị khi đói có thể sử dụng dược liệu để cải thiện.

Trà bạc hà
Các thành phần có trong lá bạc hà mang lại nhiều lợi ích dạ dày với công dụng chống viêm loét, giảm viêm, chống oxy hóa và giảm đau nên người bị đau thượng vị khi đói có thể sử dụng dược liệu để cải thiện

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ các tạp chất
  • Rửa lại lần nữa với nước sạch và để ráo
  • Kế đến cho lá bạc hà vào bình thủy tinh và cho nước sôi vào hãm trong 15 phút
  • Lọc lấy nước trà, có thể cho thêm một ít mật ong nguyên chất hoặc đường phèn vào khuấy đều và thưởng thức lúc còn ấm

Trà bạc hà tuy có tác dụng cải thiện triệu chứng đau thượng vị khi đói, nhưng không được khuyên dùng cho các trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản. Vì một số hoạt chất trong dược liệu này có thể làm tăng hoạt động tiết dịch vị gây kích thích niêm mạc dạ dày.

Trà hoa cúc cải thiện chứng đau thượng vị khi đói

Trà hoa cúc khi chỉ có công dụng giúp thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, áp lực và còn có khả năng làm dịu vùng thượng vị do bệnh đau dạ dày gây ra.

Chuẩn bị

  • Hoa cúc khô: 10gr hoặc bạn có thể mua trà hoa cúc dạng túi lọc, mỗi ly dùng 1 túi lọc
  • Mật ong: 30ml

Hướng dẫn thực hiện:

  • Hoa cúc khô mang đi rửa sạch và để ráo nước
  • Cho hoa cúc vào bình thủy tinh đổ nước sôi và hãm khoảng 15 phút
  • Lọc lấy nước trà và thêm mật ong nguyên chất vào, thưởng thức lúc trà con ấm
  • Trà hoa cúc có tác dụng giảm đau vùng thượng vị nhanh chóng, thông thường cơn đau sẽ giảm sau 15 phút dùng trà.

Nước ép nha đam

Sử dụng nước ép nha đảm là một trong những mẹo chữa đau thượng vị khi đói được áp dụng phổ biến. Các thành phần có trong dược liệu này có công dụng kháng khuẩn,chống viêm, hỗ trợ làm lành các ổ viêm ở niêm mạc dạ dày, đồng thời có khả năng trung hòa acid dạ dày.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nhánh nha đam gọt sạch vỏ, bỏ phần gốc màu vàng
  • Cắt thành từng khúc nhỏ và rửa thật sạch qua nhiều nước
  • Ngâm nha đam với nước muối để loại bỏ các chất nhầy và đắng bên ngoài
  • Sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo
  • Cho nha đam vào máy và xay nhuyễn
  • Bạn có thể thêm một ít mật ong nguyên chất và thưởng thức

Để tăng hiệu quả chữa đau thượng vị kèm theo các triệu chứng chướng bụng, ợ hơi, ợ rát, người bệnh nên để nước ép nha đam nguyên chất, tránh pha loãng với nước. Bạn cũng nên lưu ý vì dược liệu này có khả năng nhuận tràng do đó không áp dụng cho người đang bị tiêu chảy hoặc mắc hội chứng ruột kích thích.

Nước ép nha đam
Sử dụng nước ép nha đảm là một trong những mẹo chữa đau thượng vị khi đói được áp dụng phổ biến

Kết hợp liên kiều và phục linh chữa đau thượng vị khi đói

Phụ linh và liên kiều là những vị thuốc có tác dụng giảm đau, cải thiện chứng chướng bụng, đầy bụng, ợ nóng, đau vùng thượng vị. Do đó, bạn có thể kết hợp 2 thảo dược này nhằm kiểm soát triệu chứng và giảm cảm giác khó chịu khi đói.

Chuẩn bị

Phục linh 18gr, Liên kiều 8gr, Bán hạ và Sơn trà mỗi loại 16gr, Thần khúc và Mạch nha 20gr, Lá bạc tử 10gr

Hướng dẫn thực hiện:

  • Các thảo dược mang đi rửa sạch rồi cho vào ấm và thêm 3 chén nước lọc vào sắc
  • Sắc đến khi còn ½ chén nước thì tắt bếp
  • Uống thuốc khi còn ấm giúp phát huy công dụng tốt nhất

Phòng ngừa đau thượng vị khi đói hiệu quả

Nguyên nhân chính khởi phát chứng đau thượng khi đói là do bụng trong tình trạng rỗng. Do đó, để phòng ngừa triệu chứng này, bạn cần thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý. Cụ thể như:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Việc ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, nhất là vùng thượng vị. Do đó, để khắc phục triệu chứng này, bạn cần tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm giàu chất xơ, chất khoáng, vitamin,…

Đồng thời tránh dung nạp các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn chế biến sẵn hoặc sử dụng các chất kích thích. Ngoài ra, nên tập thói quen ăn đúng bữa, tránh để bụng trong tình trạng đói, nên ăn chậm nhai kỹ và không nên ăn quá no.

Thiết lập và duy trì chế độ sinh hoạt khoa học: Để ngăn ngừa chứng đau thượng vị khi đói tái lại, bạn nên tăng cường luyện tập thể dục, thể thao ở cường độ vừa phải. Tránh thức khuya, ngủ đủ giấc và hạn chế ngồi một chỗ quá lâu. Người bị đau thượng vị khi đói cần cần bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để kiểm soát triệu chứng tốt nhất.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Trường hợp bị đau thượng vị khi đói cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị khi nhận thấy các biểu hiện sau:

  • Đau thượng vị kèm theo biểu hiện nôn ra dịch màu cà phê hoặc máu. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng xuất huyết dạ dày hoặc ung thư dạ dày nên cần được khám và điều trị kịp thời.
  • Đau thượng vị lan ra sau lưng và có thể gây đau ở cánh tay, khó thở
  • Cơn đau thượng vị xuất hiện cùng với biểu hiện buồn nôn, ợ nóng và cơn đau xuất hiện nhiều hơn 2 lần một tuần

Đau thượng vị khi đói thường khởi phát do chế độ ăn uống không điều độ, cơn đau có thể thuyên giảm sau khi ăn no. Tuy nhiên, tình trạng đau thượng vị lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến phát sinh các bệnh lý về dạ dày thực quản. Do đó, khi nhận thấy triệu chứng đau thượng vị, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Tránh tự ý sử dụng thuốc chữa trị vì có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Cùng chuyên mục

Đau thượng vị nên ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện bệnh

Đau thượng vị nên ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện bệnh

Thiết lập một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các...

Thuốc xổ giun Fugacar: Giá bán, cách sử dụng và lưu ý

Thuốc xổ giun Fugacar được nhiều người sử dụng phổ biến để khắc phục các vấn đề về đường ruột. Cụ thể, thuốc có tác dụng ức chế và ngăn...

Thông tin về thuốc dạ dày Bình Vị Nam (Viện 354)

Thuốc dạ dày Bình Vị Nam (Viện 354): Thông tin cần biết

Thuốc dạ dày Bình Vị Nam (Viện 354) được nghiên cứu và sản xuất bởi Bệnh viện Quân y 354. Với thành phần chính là các thảo dược tự nhiên,...

Đau dạ dày có uống bia được không? Nhận định từ chuyên gia

Đau dạ dày có uống bia được không? là câu hỏi hầu hết ai cũng đã biết được đáp án. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về tác...

Đau dạ dày có nên ăn bánh mỳ không?

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Ăn vào lợi hay hại?

“Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Tuy là loại thực phẩm quen thuộc, chứa hàm lượng dinh dưỡng...

Đau thượng vị kèm tiêu chảy là bị gì? Có nguy hiểm?

Đau thượng vị kèm tiêu chảy là bị gì? Có nguy hiểm?

Tình trạng đau thượng vị kèm tiêu chảy thường là dấu hiệu của các vấn đề về đường tiêu hóa. Triệu chứng đặc trưng bởi các cơn đau khởi phát...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn