Đau thần kinh tọa khi mang thai và những điều cần biết

Top 5 Bài tập chữa đau thần kinh tọa hiệu quả chỉ 10 phút mỗi ngày

Đau thần kinh tọa châm cứu có khỏi không?

Đau thần kinh tọa có nên đi bộ? Lợi hay hại?

Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Đau dây thần kinh tọa ở chân: Nguyên nhân và hướng điều trị

Đau thần kinh tọa có quan hệ được không? Bác sĩ nói gì?

Sữa tỏi chữa đau thần kinh tọa tốt không? Cách thực hiện

Đau thần kinh tọa có nên tập thể dục không? Giải đáp

7 bài thuốc nam chữa đau thần kinh tọa từ các cây thuốc dễ tìm

Đau thần kinh tọa có nên đi bộ? Lợi hay hại?

Đau dây thần kinh tọa gây ra cơn đau ở thắt lưng chạy dọc xuống vùng hông, đùi và bắp chân. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân thắc mắc Bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không? Nếu đang băn khoăn về vấn đề này, bệnh nhân có thể tham khảo các thông tin hữu ích được tổng hợp trong bài viết sau.

Đau thần kinh tọa có nên đi bộ
Đau thần kinh tọa có nên đi bộ?

Đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không? Lợi ích mang lại?

Đau dây thần kinh tọa (đau dây thần kinh hông to) là tình trạng rễ thần kinh ở thắt lưng bị chèn ép dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì, dị cảm và giảm khả năng vận động. Theo thời gian, cơn đau có xu hướng chạy dọc từ thắt lưng xuống phần hông và bắp chân, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Các cơn đau do bệnh lý này gây ra có tính chất cơ học. Tức là cơn đau thuyên giảm khi nghỉ ngơi và nặng hơn khi xoay người, cúi gập người và đi lại. Do đó khá nhiều bệnh nhân băn khoăn “Bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?”. Bởi hoạt động này tác động trực tiếp đến thắt lưng, chi dưới và có thể làm bùng phát các triệu chứng của bệnh.

Trái với suy nghĩ của nhiều bệnh nhân, các chuyên gia Cơ xương khớp cho biết người bị đau thần kinh tọa hoàn toàn có thể đi bộ và thực hiện một số bộ môn thể thao khác. Đi bộ giúp cải thiện khả năng vận động, giảm chèn ép lên dây thần kinh và góp phần không nhỏ vào quá trình điều trị.

Hơn nữa, đi bộ là bộ môn tương đối nhẹ nhàng và bệnh nhân có thể chủ động điều chỉnh cường độ tùy theo tình trạng sức khỏe. Vì vậy trong thời gian điều trị đau dây thần kinh tọa, bệnh nhân nên đi bộ thường xuyên để cải thiện chức năng vận động, đi lại và giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép.

đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không
Người bị đau thần kinh tọa hoàn toàn có thể đi bộ để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị

Nếu đi bộ đúng cách và thường xuyên, bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa có thể nhận được những lợi ích sau:

  • Giải phóng dây thần kinh bị chèn ép: Dây thần kinh tọa bắt nguồn từ thắt lưng, chạy dọc xuống hai chân cho đến bàn chân. Tuy nhiên do tư thế sai lệch hoặc bất thường ở cột sống, dây thần kinh có thể bị chèn ép và đè nén. Đi bộ thường xuyên giúp ổn định lại cột sống thắt lưng và giải phóng chèn ép lên dây thần kinh tọa, từ đó hỗ trợ làm giảm cơn đau và một số triệu chứng đi kèm.
  • Tăng cường chức năng vận động: Đau thần kinh tọa có thể gây đau nhức chi dưới và làm giảm khả năng vận động. Tình trạng này khiến cho bệnh nhân có xu hướng ít đi lại, tập thể dục và dẫn đến chứng teo cơ. Tuy nhiên nếu đi bộ thường xuyên, bệnh nhân có thể phục hồi chức năng vận động của chi dưới và hạn chế biến chứng teo cơ, liệt chi,…
  • Kiểm soát cân nặng: Thống kê cho thấy, thừa cân – béo phì làm tăng nguy cơ đau dây thần kinh tọa. Việc đi bộ thường xuyên có thể giúp bệnh nhân đốt cháy mô mỡ dư thừa, tăng sức mạnh của các khối cơ và hạn chế tình trạng tăng cân đột ngột. Kiểm soát cân nặng là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị đau thần kinh tọa và các bệnh lý xương khớp khác.
  • Chống thoái hóa thần kinh: Dây thần kinh bị chèn ép một thời gian dài có thể bị thoái hóa do không có đủ dinh dưỡng để tái tạo và hồi phục. Tuy nhiên nếu thường xuyên đi bộ và tập thể dục, quá trình tuần hoàn máu ở thắt lưng sẽ được cải thiện. Từ đó giúp tăng chuyển hóa dinh dưỡng và phòng ngừa tình trạng tổn thương, thoái hóa tế bào thần kinh.
  • Một số lợi ích khác: Ngoài ra, đi bộ thường xuyên còn mang lại nhiều lợi ích như duy trì sức khỏe tim mạch, giảm căng thẳng, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, giảm nguy cơ giãn tĩnh mạch chân,…

Có thể thấy, đi bộ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nói chung và hệ thống xương khớp nói riêng. Do đó bên cạnh các phương pháp điều trị, bệnh nhân bị đau thần kinh tọa nên kết hợp đi bộ thường xuyên để hỗ trợ giảm đau nhức và giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép.

Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người đau thần kinh tọa

Bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa rất dễ bị bùng phát cơn đau nếu đi bộ không đúng cách. Hơn nữa khi đi bộ, cần chú ý một số vấn đề về cường độ, kỹ thuật,… để tránh kích thích lên rễ thần kinh bị tổn thương và chèn ép.

1. Giai đoạn chuẩn bị

Đi bộ là bộ môn thể thao khá đơn giản, không cần phải chuẩn bị dụng cụ hay các thiết bị. Tuy nhiên để quá trình đi bộ diễn ra thuận lợi, bệnh nhân nên chuẩn bị một số thứ sau đây:

đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không
Cần mang giày thể thao chuyên dụng để giảm áp lực lên các khớp xương trong quá trình đi bộ
  • Lựa chọn trang phục thể thao có chất liệu co giãn, rộng rãi và thông thoáng. Không mặc các trang phục có chất liệu dày cứng, bó sát gây khó khăn trong quá trình tập luyện.
  • Đi bộ tác động trực tiếp lên bàn chân, khớp cổ chân và khớp gối. Vì vậy, bệnh nhân không nên di dép hoặc giày đế thường. Thay vào đó, nên sử dụng giày thể thao chuyên dụng để giảm áp lực lên các khớp xương và hạn chế tình trạng cơn đau bùng phát trong quá trình tập luyện.
  • Nên chuẩn bị 1 bình nước nhỏ để bù nước trong quá trình luyện tập.
  • Lựa chọn đường đi bộ bằng phẳng và rộng rãi để tránh tình trạng đuối sức. Bên cạnh đó, nên hạn chế đi bộ tại các đoạn đường gập ghềnh, dốc,… vì có thể kích thích cơn đau bùng phát.
  • Nếu có tuổi tác cao và sức khỏe yếu, bệnh nhân nên đi bộ cùng với người thân hoặc bạn bè để có thể xử lý kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.

2. Khởi động trước khi đi bộ

Đi bộ là bộ môn có cường độ nhẹ nhàng nên hiếm khi phải khởi động. Tuy nhiên với người bị đau thần kinh tọa, nên khởi động trước khi đi bộ để làm nóng khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng và cột sống thắt lưng.

Khởi động kỹ giúp giảm thiểu tình trạng cơn đau bùng phát khi đang luyện tập. Đồng thời hạn chế tối đa các chấn thương và rủi ro phát sinh trong quá trình đi bộ. Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị đau thần kinh tọa nên chú ý động tác xoay cổ chân, xoay đầu gối và cúi gập thắt lưng để đảm quá trình đi bộ diễn ra thuận lợi.

Trong trường hợp bị đau dây thần kinh tọa có mức độ nặng, bệnh nhân nên tìm gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể các động tác làm nóng cơ thể. Thực hiện các động tác như bình thường có thể gây đau nhức và làm gián đoạn quá trình tập luyện.

3. Hướng dẫn tư thế và cường độ đi bộ

Sau khi làm nóng cơ thể, bệnh nhân có thể đi bộ để cải thiện sức khỏe và hệ thống xương khớp. Tuy nhiên để đảm bảo lợi ích của bộ môn này mang lại, nên đi bộ đúng tư thế, kỹ thuật và điều chỉnh cường độ phù hợp với tình trạng sức khỏe.

đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không
Bệnh nhân bị đau thần kinh tọa nên đi bộ với cường độ nhẹ nhàng và cần đi bộ đúng tư thế
  • Tư thế đi bộ: Khi đi bộ, cần giữ lưng và cổ thẳng, mắt hướng về phía trước và vai thả lỏng. Tuyệt đối không chúi người về phía trước hay đứng cong vẹo. Tư thế xấu có thể khiến thắt lưng và chi dưới phát sinh cơn đau khi đi bộ.
  • Kỹ thuật đi bộ: Cần chú ý đi bộ nhịp nhàng, mỗi bước dài khoảng 25 – 40cm tùy theo chiều cao. Khi đi bộ, không nên đánh tay hay lắc vai mà cần cố định phần trên của cơ thể.
  • Cường độ đi bộ: Khi mới bắt đầu tập luyện, bệnh nhân nên đi bộ với bước nhỏ và cường độ chậm để làm nóng các khớp xương. Sau khoảng 5 – 10 phút, có thể tăng cường độ đi bộ để tác động sâu hơn đến dây thần kinh, cơ bắp và xương khớp. Tuy nhiên, nên tránh đi bộ quá nhanh vì tình trạng này có thể kích thích cơn đau ở thắt lưng và khớp gối bùng phát.

Trên thực tế, cường độ đi bộ còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Bệnh nhân có sức khỏe tốt và chỉ mới khởi phát đau thần kinh tọa có thể đi bộ với cường độ nhanh để tác động sâu đến cột sống, khớp háng và khớp gối. Tuy nhiên với những bệnh nhân bị chèn ép rễ thần kinh nặng, chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng. Đi bộ nhanh có thể khiến cơn đau phát sinh và làm gián đoạn quá trình tập luyện.

4. Chú ý thời gian đi bộ

Thông thường, người khỏe mạnh được khuyến khích nên đi bộ từ 30 – 60 phút/ ngày hoặc hơn. Tuy nhiên với bệnh nhân bị đau thần kinh tọa, nên giới hạn thời gian tập luyện để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

  • Khi mới bắt đầu tập luyện, bệnh nhân nên đi bộ với cường độ nhẹ đến vừa phải và chỉ nên tập luyện từ 15 – 20 phút. Nên duy trì thời gian tập luyện này trong 1 – 2 tuần để cơ thể quen với cường độ vận động.
  • Sau đó, có thể tăng lên từ 20 – 40 phút tùy theo tình trạng sức khỏe. Bệnh nhân cũng nên cân nhắc về tình trạng sức khỏe để điều chỉnh cường độ luyện tập sao cho phù hợp nhất.
  • Trong 1 – 2 tuần đầu, nên đi bộ từ 3 – 4 lần/ tuần. Sau đó có thể tăng lên 4 – 5 buổi. Tuy nhiên, cần tránh đi bộ hằng ngày trừ trường hợp đã tham khảo ý kiến bác sĩ.

5. Một số lưu ý khác

Ngoài ra khi đi bộ, bệnh nhân đau thần kinh tọa nên chú ý một số vấn đề khác như:

đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không
Nếu đau dây thần kinh tọa có mức độ nặng, bệnh nhân nên thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Nên đi bộ vào sáng sớm hoặc buổi chiều tối. Đây những thời điểm không khí mát mẻ, ít gây mệt mỏi và khó chịu trong quá trình tập luyện.
  • Nếu cơn đau bùng phát khi đi bộ, bạn nên nghỉ ngơi và chỉ quay trở lại tập khi cơn đau đã thuyên giảm.
  • Sau khi đi bộ, nên nghỉ ngơi để cơ thể điều hòa thân nhiệt trước khi tắm. Tắm ngay sau tập thể thao có thể gây hạ thân nhiệt đột ngột và gây ra nhiều tình huống rủi ro.
  • Bên cạnh đi bộ, bệnh nhân cũng có thể tập yoga và bơi lội để cải thiện độ dẻo dai của cột sống. Đối với những trường hợp bệnh nặng, nên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bài viết đã tổng hợp các thông tin giải đáp “Đau thần kinh có nên đi bộ không?” và đề cập đến một số vấn đề có liên quan. Tuy nhiên trước khi thực hiện, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được cho lời khuyên hữu ích. Bên cạnh đó, cần kết hợp chế độ tập luyện với lối sống khoa học và tuân thủ các phương pháp được chỉ định để điều trị bệnh dứt điểm.

Cùng chuyên mục

Đau dây thần kinh tọa ở chân

Đau dây thần kinh tọa ở chân: Nguyên nhân và hướng điều trị

Đau dây thần kinh tọa ở chân được đặc trưng bởi các triệu chứng đau nhức chân thậm chí có thể dẫn tới tê liệt chân không thể vận động...

Đau thần kinh tọa có quan hệ được không? Bác sĩ nói gì?

Đau thần kinh tọa có quan hệ được không? Bác sĩ nói gì?

"Đau thần kinh tọa có quan hệ được không?" là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi tình dục là nhu cầu thiết yếu đối với mỗi...

Sữa tỏi chữa đau thần kinh tọa tốt không? Cách thực hiện

Sữa tỏi chữa đau thần kinh tọa tốt không? Cách thực hiện

Sữa tỏi chữa đau thần kinh tọa là một trong những mẹo chữa dân gian được nhiều người bệnh áp dụng nhằm hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh...

Liệu pháp châm cứu chữa đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa châm cứu có khỏi không?

Đau thần kinh tọa là chứng bệnh thần kinh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi 30 - 60. Hội chứng này khởi phát với những cơn đau từ...

Top 5 Bài tập chữa đau thần kinh tọa hiệu quả chỉ 10 phút mỗi ngày

Top 5 Bài tập chữa đau thần kinh tọa hiệu quả chỉ 10 phút mỗi ngày

Các bài tập chữa đau thần kinh tọa có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức khó chịu, đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng vận động và...

Đau thần kinh tọa khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau thần kinh tọa khi mang thai và những điều cần biết

Chứng đau thần kinh tọa khi mang thai gây chèn ép các rễ dây thần kinh. Điều này dẫn đến những cơn đau nhức, tê bì, ngứa ran tại vùng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn