11+ cách chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả theo dân gian

Đau mỏi vai gáy: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Chữa đau vai gáy bằng thuốc Nam với 9 thảo dược dễ tìm

Đau vai gáy tê tay là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đau nửa đầu vai gáy: Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà đơn giản

Top 10 bài tập yoga cho người đau vai gáy đơn giản hiệu quả

Đau dây thần kinh vai gáy và hướng điều trị

Đau nửa đầu vai gáy: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nửa đầu vai gáy là hiện tượng tương đối phổ biến ở mọi đối tượng, thuộc những lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Thông thường, tình trạng này chỉ xuất hiện và phát triển ở phần đầu bên trái hoặc bên phải với các cơn đau buốt nghiêm trọng. Để kiểm soát triệu chứng hiệu quả và đẩy nhanh quá trình điều trị, độc giả cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra vấn đề sức khỏe phiền toái này.

Chứng đau nửa đầu vai gáy là gì?

Theo các chuyên gia, đây là một dạng biến thể của bệnh đau đầu migraine. Hệ thống mạch máu gặp trục trặc hoặc quá trình sản xuất sinh hoạt chất serotonin trong máu bị rối loạn (khiến mạch máu giãn nở) chính là nguyên nhân thường gặp nhất của hiện tượng này. Vì vậy, người bệnh thường cảm thấy khó chịu đau nhức tại khu vực nửa đầu vai gáy.

Chứng đau nửa đầu vai gáy là gì?
Đau nửa đầu vai gáy là tình trạng đau nhức một phần phía sau đầu, bao gồm vùng cổ – vai – gáy.

Đau nửa đầu vai gáy là tình trạng đau nhức một phần phía sau đầu, bao gồm vùng cổ – vai – gáy. Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột với các cơn đau mỏi xung quanh cổ, gáy rồi lan nhanh lên phía trên đầu (vùng chẩm, đỉnh đầu), sau đó tỏa xuống hai bên thái dương.

Những cơn đau này có thể dữ dội, nặng nề từng đợt hay âm ỉ kéo dài thầm lặng trong nhiều ngày liên tục. Nhìn chung, tùy vào nguyên nhân gây bệnh, tính chất và mức độ nặng – nhẹ của các cơn đau phân hóa rất khác nhau. Đau nửa đầu vai gáy có thể hình thành những cơn đau trầm trọng như điện giật, làm toàn bộ vùng cơ cổ – vai – gáy cơ thắt bất ngờ, gây ra rối loạn cảm giác da đầu (cảm giác tê rần như có kiến bò hoặc nóng lạnh bất thường), hạn chế cử động cơ cổ, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ…

Bệnh nhân thường mắc triệu chứng sợ âm thanh, ánh sáng (vì đây là hai tác nhân khiến cơn đau đầu thêm dữ dội và trầm trọng hơn). Bên cạnh đó, nhiều người cảm thấy cơn đau đầu của bản thân dễ bùng phát hơn ở các địa điểm ồn ào.

Đau nửa đầu vai gáy diễn biến dai dẳng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất – tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống của mỗi bệnh nhân. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên, theo thống kê, 5 nhóm đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu vai gáy cao nhất:

  • Người cao tuổi
  • Người lao động nặng nhọc
  • Nhân viên văn phòng
  • Người bị dị tật bẩm sinh vùng cổ
  • Người thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng

Các chuyên gia phân loại tình trạng này thành 2 loại là đau nửa đầu vai gáy bên trái và đau nửa đầu vai gáy bên phải.

Đau nửa đầu vai gáy bên trái

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nửa đầu vai gáy bên trái, bao gồm: lao động nặng nhọc, ngủ tựa đầu lên ghế, kê gối quá cao, nằm xem tivi quá nhiều, ngồi sai tư thế. Ngoài ra, thói quen ngồi trước quạt máy/máy điều hòa quá lâu, dầm mưa, tắm/gội đầu ban đêm… cũng là một số tác nhân gây suy giảm lượng oxy dồi dào cho mọi tế bào bên trong cơ thể. Cụ thể:

  • Làm việc liên tục ở một tư thế hoặc làm việc sai tư thế trong một thời gian dài: Những người ít vận động, làm việc liên tục ở một tư thế hoặc làm việc sai tư thế trong một khoảng thời gian dài (ví dụ nhân viên văn phòng ngồi quá nhiều, thường xuyên vắt chéo chân, tay gõ phím quá lâu…) có tỷ lệ mắc chứng đau nửa đầu vai gáy bên trái cao hơn hẳn.
  • Ngồi trước quạt máy hoặc máy điều hòa quá nhiều: Các cơn đau mỏi nửa đầu vai gáy và hiện tượng co cứng khớp sẽ xuất hiện khi luồng gió mạnh từ quạt máy hay máy điều hòa phả thẳng vào phía sau vùng gáy.
  • Nằm ngủ không đúng tư thế: Thói quen nằm ngủ nghiêng hẳn về một bên suốt đêm hay kê đầu quá cao, dùng gối quá cứng có thể dẫn đến những cơn đau nhức đầu khó chịu vào mỗi buổi sáng, sau khi bệnh nhân thức dậy. Thông thường, triệu chứng này đi kèm với tình trạng cứng cổ và đau mỏi vùng vai – gáy.
  • Thời tiết diễn biến thất thường: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết từ nóng sang lạnh hoặc mùa đông kéo dài có thể dẫn đến cảm giác đau đớn khó chịu, nhất là vào thời điểm nửa đêm gần sáng.

Theo các chuyên gia, đau nửa đầu vai gáy bên trái có thể là dấu hiệu nhận biết của các vấn đề sau:

  • Chứng đau đầu migraine: Khi mắc phải chứng bệnh này, người bệnh thường bị đau nửa đầu vai gáy bên trái hoặc bên phải. Bệnh lý này khiến bệnh nhân dễ mờ mắt cũng như sợ tiếng động và âm thanh. Đôi khi, hiện tượng đau mỏi vai gáy cũng xuất hiện trong giai đoạn hành kinh của phụ nữ, khi độc giả căng thẳng, lo âu, mất ngủ, ăn uống kém khoa học hoặc thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Đây là hai bệnh lý xương khớp phổ biến có thể gây ra hiện tượng đau nhức toàn bộ hoặc một phần vùng đầu – vai – gáy. Nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, quá trình vận chuyển máu lên não bộ sẽ bị cản trở đáng kể, từ đó gây ra triệu chứng đau mỏi vai gáy, đau cứng cổ và tê bì tay chân.

Đau nửa đầu vai gáy bên phải

Đau nửa đầu vai gáy bên phải có thể chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, đồng thời liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tình trạng này thường bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

  • Áp lực liên tục: Sự căng thẳng kéo dài là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm thích nghi và phòng thủ trước những yếu tố kích thích tâm – sinh lý. Vì vậy, các cơn đau hình thành. Theo các chuyên gia, những cơn đau do tâm lý bất ổn sẽ thuyên giảm dần dần và nhanh chóng biến mất khi chúng ta giải tỏa mọi gánh nặng lo âu, lúc tinh thần đã được thư giãn, thoải mái.
  • Thiếu máu não: Tình trạng đau nửa đầu vai gáy bên trái hoặc bên phải đều có thể là phản ứng của bộ não trước tác động tiêu cực của hiện tượng não thiếu oxy. Thông thường, các cơn đau do thiếu máu não không quá nặng nề, dữ dội. Tuy nhiên, chúng thường đi kèm triệu chứng ù tai, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, tê bì đầu ngón tay, đau mỏi vai gáy và dễ mất thăng bằng.
  • Sốt cao, cảm cúm, cơ thể suy nhược, thời tiết thay đổi: Đây là những nguyên nhân phổ biến của tình trạng đau nửa đầu vai gáy bên phải. Đối với các trường hợp này, cơn đau có thể diễn ra âm ỉ, nhẹ nhàng hoặc đột ngột nhức nhối khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.

Đau nửa đầu vai gáy bên phải có thể liên quan đến các bệnh lý như:

  • Chứng đau nửa đầu migraine: Tình trạng đau nửa đầu vai gáy bên phải cũng thường xuất hiện khi bạn mắc chứng đau nửa đầu migraine. Là một bệnh lý thần kinh tương đối phổ biến, chứng đau nửa đầu migraine thường đi kèm một số biểu hiện nghiêm trọng như: buồn nôn, chóng mặt, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, co giật đau nhói từng cơn, đau nửa đầu vai gáy kéo dài 4 – 72 tiếng.
  • Bệnh đau dây thần kinh chẩm: Bệnh đau dây thần kinh chẩm xuất hiện khi dây thần kinh chẩm bị viêm nhiễm và tổn thương. Lúc này, vùng nửa đầu bên phải sẽ cảm thấy đau mỏi, bỏng rát liên tục. Các cơn đau thường bắt đầu từ phần nền của hộp sọ, sau đó lan rộng dọc theo vùng đầu bên phải. Hơn nữa, khi dây thần kinh chẩm trở nên bất ổn, da đầu bệnh nhân sẽ rất nhạy cảm. Bạn thường cảm thấy khó chịu đau nhói mỗi khi chải tóc.
  • Bệnh u não: Triệu chứng đau nửa đầu vai gáy bên phải còn có thể là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh u não. Sự phát triển của một hay nhiều khối u bên trong vỏ não sẽ hình thành áp lực lớn lên các dây thần kinh tồn tại bên trong bộ não, sau đó gây ra tình trạng đau nhức đầu, cổ, vai, gáy… Theo thời gian, cơ thể dễ bị suy nhược cũng như gặp phải một số biến chứng nặng nề khác.
  • Bệnh đột quỵ: Đột quỵ là tình trạng chu trình cung cấp nguồn máu giàu khí oxy và dưỡng chất thiết yếu cho bộ não bị ngưng trệ đột ngột. Điều này khiến các tế bào não không được nuôi dưỡng đầy đủ, bắt đầu yếu đi và chết dần. Vì vậy, người bệnh dễ rơi vào tình trạng đau nửa đầu vai gáy, tê cứng khó chịu, nói líu lưỡi, thậm chí đột tử.

Chứng đau nửa đầu vai gáy có nguy hiểm không?

Các chuyên gia nhận định, thông thường, các cơn đau nửa đầu vai gáy không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng bệnh nhân. Độc giả có thể dễ dàng kiểm soát cơn đau đầu bằng các biện pháp tự chăm sóc đơn giản tại nhà như: ngủ đủ giấc, thư giãn, massage, sử dụng thuốc Tây, tập thể dục…

Chứng đau nửa đầu vai gáy có nguy hiểm không?
Các chuyên gia nhận định, thông thường, các cơn đau nửa đầu vai gáy không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng bệnh nhân.

Đối với các trường hợp đau nửa đầu vai gáy do sinh hoạt – làm việc sai tư thế trong một khoảng thời gian dài, thời tiết thay đổi đột ngột, tinh thần căng thẳng, áp lực hoặc một số nguyên nhân cơ học khác, người bệnh có thể cải thiện triệu chứng hiệu quả bằng cách từ bỏ thói quen xấu, điều chỉnh lối sống, kết hợp duy trì chế độ ăn uống đa dạng dưỡng chất với biện pháp chườm nóng – chườm lạnh.

Thế nhưng, đối với những trường hợp bắt nguồn từ các vấn đề bệnh lý, bệnh nhân cần đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng hướng. Bởi nếu không xử lý kịp thời, bạn buộc phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp chẩn đoán đau nửa đầu vai gáy

Để xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh và mức độ nguy hiểm của tình trạng này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành quan sát cũng như kiểm tra triệu chứng lâm sàng. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác, đồng thời loại trừ các nguyên nhân liên quan đến bệnh lý, bác sĩ thường yêu cầu bạn tham gia một số xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm: chụp CT, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRT) và xét nghiệm máu.

Biện pháp điều trị chứng đau nửa đầu vai gáy

Biện pháp điều trị chứng đau nửa đầu vai gáy phụ thuộc vào vị trí đau nhức (bên trái hay bên phải), nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Hiện nay, y học hiện đại đã tìm ra nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhau. Những người bị đau nhức thể nhẹ hoàn toàn có thể đẩy lùi triệu chứng bằng cách tự chăm sóc tại nhà. Đối với các trường hợp tương đối nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc cắt giảm cơn đau.

Dùng thuốc Tây

Để kiểm soát tần suất xuất hiện cũng như mức độ nghiêm trọng của các cơn đau nửa đầu vai gáy, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn kết hợp sử dụng thuốc giảm đau với một số loại thuốc điều trị đặc hiệu khác. Những loại thuốc Tây phổ biến trong quá trình điều trị chứng bệnh này bao gồm:

Nhóm thuốc điều trị ngắt cơn

Nhóm thuốc điều trị ngắt cơn được sử dụng để khắc phục chứng đau nửa đầu vai gáy gồm thuốc giảm đau không chứa steroid (aspirin, diclofenac, indomethacin…) cùng một số loại thuốc khác. Các bệnh nhân đang bị hoặc có tiền sử mắc các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa như: đau dạ dày, viêm loét dạ dày… có thể được hướng dẫn sử dụng paracetamol thay cho các loại thuốc giảm đau không chứa steroid.

Những loại thuốc giảm đau thông thường không chứa steroid có công dụng cải thiện tình trạng đau nửa đầu vai gáy vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ phù hợp với các trường hợp đau mỏi từ nhẹ đến trung bình với các cơn đau không thường xuyên và nguyên nhân gây bệnh không quá phức tạp. Trong khi đó, đối với những trường hợp nặng, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét chỉ định người bệnh sử dụng một trong các loại thuốc điều trị ngắt cơn sau:

  • Ergotamin

Thuốc Ergotamin có khả năng làm co mạch, đồng thời ngăn ngừa sự mất trương lực động mạch. Do đó, loại thuốc này giúp người bệnh đẩy lùi hiện tượng đau nửa đầu và đau vai gáy. Tuy nhiên, vì có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn nên Ergotamin thường chỉ được cân nhắc sử dụng khi cơn đau nhức không thể được kiểm soát bởi những loại thuốc giảm đau thông thường. Nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, bệnh nhân cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng, cách dùng trong suốt quá trình điều trị. Đặc biệt, bạn không nên sử dụng thuốc Ergotamin quá 7 ngày liên tục.

Nếu người bệnh không thể dùng loại thuốc này thông qua đường uống, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn dung nạp thuốc dưới dạng viên đạn đặt trực tràng. Thêm vào đó, thuốc Ergotamin không phù hợp với các bệnh nhân xơ vữa động mạch, suy tuần hoàn ngoại vi, suy gan nặng, phụ nữ mang thai, người đang mắc bệnh tim mạch.

  • Naproxen

Là một trong những loại thuốc chống viêm không chứa steroid, naproxen có tác dụng cản trở quá trình tổng hợp prostaglandin, từ đó khắc phục tình trạng đau mỏi đầu, vai, gáy. Tuy nhiên, loại thuốc này không được chỉ định cho trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người đang mắc hoặc có tiền sử bị viêm loét dạ dày – tá tràng cũng như bệnh nhân hen suyễn.

  • Ibuprofen

Tương tự naproxen, ibuprofen là một trong những loại thuốc kháng viêm không chứa steroid giúp ức chế quá trình hoạt động của prostaglandin cùng nhiều hợp chất trung gian kích hoạt phản ứng viêm. Điều này góp phần cản trở khả năng cảm thụ của hệ thống dây thần kinh với một hay nhiều chất gây viêm (serotonin, bradykinin).

Vì vậy, các cơn đau mỏi bắt đầu giảm đi nhanh chóng. Ibuprofen không được khuyến cáo cho những bệnh nhân suy giảm chức năng gan – thận, phụ nữ mang thai và đang cho con bú hay người bệnh xuất huyết dạ dày.

Nhóm thuốc điều trị dự phòng

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định nhóm thuốc điều trị dự phòng trong các trường hợp đau nửa đầu vai gáy nặng nề nhằm phòng ngừa cơn đau bất ngờ tái phát. Một số loại thuốc thuộc nhóm điều trị dự phòng trong quá trình chữa bệnh đau nửa đầu vai gáy là:

  • Flunarizin

Flunarizin có thể ngăn cản quá trình hình thành – tích tụ ion bên trong tế bào thần kinh cũng như phòng ngừa chứng đau đầu vai gáy tái phát. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn hỗ trợ cải thiện triệu chứng chóng mặt bắt nguồn từ các vấn đề thần kinh trung ương.

  • Pizotifen

Pizotifen có khả năng chống lại sự tăng cường sản xuất serotonin, bradykinin cùng một số hoạt chất hóa học trung gian khác bên trong cơ thể. Nhờ đó, loại thuốc này giúp kiểm soát tốt tình trạng đau nhức nửa đầu vai gáy.

Thế nhưng, vì có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nên Pizotifen không được khuyến cáo sử dụng cho những người bị tăng nhãn áp, nam giới phì đại tuyến tiền liệt và phụ nữ mang thai. Hơn nữa, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe và kết quả chữa bệnh.

  • Dihydroergotamin

Là một trong những loại thuốc điều trị dự phòng phổ biến, dihydroergotamin có khả năng ức chế hoạt động của hoạt chất trung gian serotonin. Những người bị suy giảm chức năng thận nặng, phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng dihydroergotamin.

Bên cạnh hai nhóm thuốc trên, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn kết hợp dùng thêm thuốc chống trầm cảm 3 vòng (amitriptylin). Đây là loại thuốc an thần nhẹ có thể đẩy lùi những cơn đau nửa đầu vai gáy dai dẳng đang gây suy giảm chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Trong các trường hợp đau nửa đầu vai gáy đi kèm hiện tượng cứng cơ, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh dùng thuốc giãn cơ nhằm cải thiện triệu chứng.

Chữa đau nửa đầu vai gáy bằng Đông y

Đông y chữa bệnh đau nửa đầu vai gáy theo cơ chế tập trung loại trừ tận gốc bệnh lý, tăng cường chức năng ngũ tạng, đồng thời nâng cao sức đề kháng. Vì vậy, phương pháp này có thể chữa trị chứng đau nửa đầu vai gáy hiệu quả, toàn diện và lâu dài.

Chữa đau nửa đầu vai gáy bằng Đông y
Đông y chữa bệnh đau nửa đầu vai gáy theo cơ chế tập trung loại trừ tận gốc bệnh lý, tăng cường chức năng ngũ tạng, đồng thời nâng cao sức đề kháng.

Với thành phần thảo dược tự nhiên cùng hàm lượng kháng sinh phong phú, dồi dào, các bài thuốc Đông y có thể dễ dàng được gia giảm sao cho phù hợp với cơ địa và mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau nửa đầu vai gáy. Do đó, thuốc Đông y rất an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng và hiếm khi gây ra tác dụng phụ.

Đông y là một trong những biện pháp điều trị đau nửa đầu vai gáy phổ biến và tối ưu nhất hiện nay. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình điều trị thành công, bạn cần trực tiếp thăm khám và trao đổi cặn kẽ với thầy thuốc để được hướng dẫn chính xác, tận tình.

Sử dụng thuốc Nam

Dược tính của một số loài thảo dược đã được khoa học chứng minh có tác dụng điều trị chứng đau nửa đầu vai gáy. Thế nhưng, trước khi áp dụng 2 mẹo dân gian dưới đây, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định cụ thể và chính xác nhất.

Bài thuốc từ ngải cứu

Hỗn hợp ngải cứu và muối hạt trong bài thuốc này có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạn chế sưng tấy, cải thiện triệu chứng co cứng khớp và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương.

  • Chuẩn bị 1 bó ngải cứu tươi và một chút muối hạt
  • Loại bỏ phần lá già héo, hư úng của ngải cứu, sau đó rửa sạch bằng nước muối pha loãng
  • Sao vàng ngải cứu cùng một ít muối hạt
  • Bọc hỗn hợp trong một túi vải sạch
  • Chườm túi vải trực tiếp lên vùng đầu – vai – gáy đau nhức
  • Áp dụng 2 – 3 lần/ngày

Bài thuốc từ rượu hạt gấc

Rượu hạt gấc giúp giảm đau, kháng viêm, kích hoạt cơ chế chữa lành, ức chế tình trạng sưng viêm và cơ cứng khớp, đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp.

  • Chuẩn bị 1 trái gấc chín, rượu trắng 45 độ và bình thủy tinh sạch (có nắp)
  • Chẻ đôi trái gấc, tách lấy phần hạt
  • Loại bỏ lớp màng bao quanh hạt gấc, sau đó đem đi phơi khô
  • Nhẹ nhàng tách đôi hạt gấc bằng dao nhọn
  • Cho toàn bộ hạt gấc vào bình thủy tinh rồi rót rượu ngập mặt hạt
  • Ngâm ủ 7 – 10 ngày
  • Khi sử dụng, lấy một lượng rượu hạt gấc vừa đủ xoa đều lên vùng đầu và vai gáy đau mỏi khó chịu
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ngày trong vòng 3 – 5 ngày
  • Lưu ý: Hạt gấc có độc. Do đó, bạn chỉ được sử dụng rượu hạt gấc để xoa bóp ngoài da, tuyệt đối không uống hỗn hợp này.

Chườm nóng

Chườm nóng là một trong những cách xử lý tình trạng đau nửa đầu vai gáy tại nhà đơn giản, tiết kiệm và dễ dàng thực hiện. Thông qua sự tác động vừa phải từ nguồn nhiệt độ thích hợp, biện pháp này thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, xoa dịu cơn đau và làm tan máu bầm. Không chỉ cải thiện hiệu quả chứng đau nửa đầu vai gáy, mẹo chườm nóng còn giúp đẩy lùi tình trạng co cứng khớp, đồng thời kích thích quá trình chữa lành tự nhiên chỉ trong 48 giờ.

  • Chuẩn bị 1 chiếc khăn bông mềm hoặc 1 chai thủy tinh
  • Nấu sôi 500ml nước sạch
  • Để nước nguội bớt, còn khoảng 75 độ C
  • Ngâm khăn trong nước ấm rồi vắt khô
  • Chườm khăn bông trực tiếp lên vùng da đang bị đau mỏi
  • Bạn cũng có thể đổ nước ấm vào chai thủy tinh đã chuẩn bị từ trước
  • Đậy kín nắp, sau đó nhẹ nhàng lăn chai lên vùng nửa đầu và vai gáy đau nhức
  • Áp dụng 2 – 3 lần/ngày

Chườm lạnh

Người bệnh có thể chườm lạnh hàng ngày nhằm giảm đau và đẩy lùi tình trạng sưng viêm, đau rát. Nhiệt độ thấp từ nước đá có thể gây tê tại chỗ và xoa dịu cơn đau, đồng thời điều trị cũng như ngăn ngừa tình trạng sưng viêm. Tuy nhiên, biện pháp chườm lạnh không thích hợp với các bệnh nhân đau nửa đầu vai gáy đi kèm triệu chứng co cứng khớp.

  • Chuẩn bị vài viên nước đá và 1 túi vải sạch
  • Bọc nước đá trong túi vải
  • Lăn túi đá lên vùng nửa đầu và vai gáy đau nhức khó chịu
  • Lặp lại 2 – 3 lần/ngày

Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung đầy đủ magie và vitamin B2 có khả năng hạn chế các cơn đau nửa đầu một cách đáng kể. Thêm vào đó, hợp chất coenzym Q10 cũng giúp kiểm soát triệu chứng này ở người lớn và trẻ em vô cùng hữu hiệu. Lưu ý, hãy đảm bảo tham vấn ý kiến chuyên gia trước khi quyết định bổ sung vitamin tổng hợp và các loại thực phẩm chức năng trên.

Điều chỉnh giấc ngủ

Theo thống kê, hiện tượng thiếu ngủ, mất ngủ thường xuất hiện cùng những cơn đau nửa đầu vai gáy. Do đó, bệnh nhân cần điều chỉnh thói quen ngủ thật khoa học và điều độ: ngủ đủ giấc (8 tiếng/ngày), đúng giờ (trước 11 giờ tối), không sử dụng điện thoại, laptop, máy tính bảng, không xem tivi, không đọc sách báo trước khi đi ngủ, không ăn quá no trước khi nghỉ ngơi, nếu thường xuyên mất ngủ, bạn không nên ngủ trưa.

Điều chỉnh giấc ngủ
Điều chỉnh giấc ngủ là biện pháp điều trị chứng đau nửa đầu vai gáy vô cùng hiệu quả.

Thư giãn tinh thần

Như phần trên bài viết đã đề cập, trạng thái căng thẳng, áp lực chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đau nửa đầu vai gáy. Vì vậy, thư giãn tinh thần là biện pháp điều trị đơn giản, thiết thực và vô cùng hiệu quả. Thoải mái ngâm mình trong bồn nước ấm, thường xuyên hít thở sâu, thiền định, tập yoga, lắng nghe vài bài nhạc không lời êm dịu hay đi bộ giữa thiên nhiên… là các hoạt động lành mạnh có thể giúp bạn đánh bay những cơn đau đầu phiền toái.

Châm cứu

Khi tác động vào một số huyệt vị trên đầu, chứng đau nửa đầu vai gáy sẽ giảm đi nhanh chóng. Liệu pháp châm cứu có khả năng giảm thiểu tần suất và mức độ cơn đau, đồng thời kích thích quá trình tuần hoàn máu não. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn chữa bệnh tại các phòng khám hoặc trung tâm y học cổ truyền uy tín, đáng tin cậy.

Massage

Theo các chuyên gia, thủ thuật massage đầu có công dụng hạn chế mức độ đau nhức vai gáy, xóa tan căng thẳng, mệt mỏi, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu cũng như hỗ trợ điều trị chứng đau nửa đầu vai gáy.

Trò chuyện, tư vấn

Là một trong những liệu pháp thay đổi nhận thức – hành vi của con người, trò chuyện, tư vấn tập trung đào sâu tìm hiểu những vấn đề tâm lý phức tạp sâu thẳm bên trong mỗi người, từ đó tiến hành gợi mở phù hợp nhằm điều chỉnh suy nghĩ – hành động của bệnh nhân. Hướng tiếp cận mới mẻ này giúp người bệnh tháo gỡ các khúc mắc trong tâm lý và nhận thức, trút bỏ ưu phiền, áp lực cũng như suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn. Đây chính là nguyên tắc chữa lành chứng đau nửa đầu vai gáy của phương pháp này.

Cách phòng ngừa chứng đau nửa đầu vai gáy

Duy trì lối sống khoa học, lành mạnh kết hợp với chế ăn uống điều độ, hợp lý là biện pháp phòng ngừa chứng đau nửa đầu vai gáy dễ dàng và hiệu quả nhất. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị bạn cần:

  • Ngủ đủ giấc (7 – 8 tiếng/ngày), đúng giờ (trước 11 giờ đêm), sử dụng gối ngủ mềm mại với độ cao vừa phải.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế khi ngủ sao cho cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái nhất.
  • Hạn chế dùng cà phê, socola, thực phẩm chứa nitrat, bột ngọt, màu thực phẩm hay sản phẩm từ đậu nành.
  • Cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết, đảm bảo thực đơn ăn uống đa dạng dưỡng chất với các nhóm thực phẩm như: rau củ, trái cây, thịt cá, ngũ cốc, các loại hạt…
  • Tránh xa những mùi hương nồng mạnh từ các loại mỹ phẩm, vật liệu và hóa chất tẩy rửa.
  • Thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng, áp lực, phiền muộn.
  • Điều chỉnh độ sáng của ánh đèn hoặc đeo kính râm khi ánh sáng xung quanh quá gay gắt, khiến bạn chói mắt khó chịu.
  • Tạo nên môi trường trầm lặng, yên tĩnh, tránh tiếng động ồn ào chói tai, không sử dụng tai nghe điện thoại liên tục nhiều giờ.
  • Không ngồi trước quạt máy hoặc máy điều hòa quá lâu.
  • Thường xuyên vận động, đi lại nhẹ nhàng sau mỗi 2 tiếng đồng hồ ngồi yên làm việc.
  • Tăng cường luyện tập thể dục – thể thao nhằm rèn luyện cơ thể và nâng cao sức đề kháng.
  • Giữ ấm vùng đầu – vai – gáy khi thời tiết chuyển biến đột ngột.
  • Sinh hoạt – làm việc điều độ, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không làm việc quá sức.
  • Suy nghĩ tích cực, lạc quan và sống chan hòa, vui vẻ.

Đau nửa đầu vai gáy có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh lý. Ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị dứt điểm, kịp thời.

Cùng chuyên mục

Top 10 bài tập yoga cho người đau vai gáy đơn giản hiệu quả

Top 10 bài tập yoga cho người đau vai gáy đơn giản hiệu quả

Các bài tập yoga cho người đau vai gáy được xem là một trong những biện pháp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau mỏi vai gáy, tê bì...

Đau dây thần kinh vai gáy

Đau dây thần kinh vai gáy và hướng điều trị

Đau dây thần kinh vai gáy là một bệnh thường gặp ở rất nhiều đối tượng gây ra các triệu chứng đau mỏi, tê buốt vai khiến người bệnh gặp...

Cách chữa đau vai gáy

11+ cách chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả theo dân gian

Cách chữa đau vai gáy tại nhà thường được khuyến khích sử dụng trong những giai đoạn bệnh cấp tính để có thể cải thiện bệnh nhanh chóng hơn mà...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn