Đau nhức xương khớp nên ăn gì để cải thiện?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
“Đau nhức xương khớp nên ăn gì để cải thiện?” là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi tình trạng đau nhức xương khớp đang trở nên phổ biến không chỉ ở người lớn tuổi mà cả đối tượng trẻ tuổi và trẻ em. Bên cạnh sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng, phòng ngừa các vấn đề liên quan đến xương khớp.
Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với xương khớp
Tình trạng đau nhức xương khớp thường là hệ quả của quá trình vận động với cường độ mạnh trong thời gian dài, bị chấn thương, thói quen sinh hoạt không khoa học ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp hoặc do yếu tố tuổi tác. Ngoài ra, biểu hiện đau nhức xương khớp xuất hiện với tần suất cao có thể là dấu hiệu bệnh viêm khớp, thoái khóa khớp, thoát vị đĩa đệm và một số vấn đề khác liên quan đến xương khớp.
Đau nhức xương khớp điển hình bởi những cơn đau đột ngột, tê bì, sưng đỏ, nhức mỏi tại một hoặc các khớp xương trên cơ thể, đặc biệt là khi di chuyển, vận động mạnh. Triệu chứng này thường khởi phát khi các sụn khớp, khớp sống bị tổn thương. Tình trạng này nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động, yếu tứ chi và làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nặng nề.
Song song với những phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh luôn được khuyết khích xây dựng chế độ dinh dưỡng kết hợp sinh hoạt khoa học nhằm hỗ trợ điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất, đồng thời ngăn ngừa tình trạng thoái hóa diễn ra sớm. Bên cạnh đó, áp dụng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý còn giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng và chống lại các gốc tự do.
Đau nhức xương khớp nên ăn gì để cải thiện?
Trong một số nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm lành mạnh sẽ giúp khắc phục các triệu chứng đau nhức xương khớp hiệu quả. Do đó, người bệnh cần tăng cường bổ sung những thực phẩm chứa hàm lượng khoáng chất, vitamin, canxi hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp, giảm tình trạng viêm nhiễm, thoái hóa. Cụ thể:
1. Nhóm thực phẩm chứa hàm lượng Omega 3 dồi dào
Omega 3 thuộc nhóm axit béo lành mạnh và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Việc bổ sung Omega 3 và chế độ ăn uống thường xuyên sẽ hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm tại các ổ khớp, mạch máu, những mô mềm xung quanh, dây thần kinh. Hơn nữa, loại axit béo này còn có khả năng chống oxy hóa, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa và kiểm soát tình trạng đau nhức hiệu quả.
Ngoài ra, những thực phẩm chứa hàm lượng Omega 3 cao còn giúp tăng kích thích ở các ổ khớp sản sinh chất nhờn, từ đó hạn chế ma sát, giảm đau nhức, khô cứng và tê mỏi ở ổ khớp hiệu quả. Theo các chuyên gia, Omega 3 còn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa những bệnh lý tim mạch, thần kinh và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Người bị đau nhức xương khớp có thể bổ sung những thực phẩm giàu Omega 3 vào chế độ ăn uống hàng ngày như các hồi, cá thu, hạnh nhân, dầu oliu, hạt óc chó, hạt chia,…
2. Đau nhức xương khớp nên ăn gì để cải thiện? Các loại rau xanh
Rau xanh là một trong những nhóm thực phẩm luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyết khích bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Các loại rau xanh không chỉ hỗ trợ hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn, ngăn ngừa chứng táo bón, thúc đẩy hoạt động trao đổi chất mà còn hỗ trợ hệ thống xương khớp hoạt động tốt hơn, cảu thiện tình trạng đau nhức hiệu quả.
Bổ sung các loại rau xanh vào khẩu phần hàng ngày còn giúp cơ thể hạn chế hấp thu chất béo dư thừa, kiểm soát chỉ số cân nặng hiệu quả, tránh tình trạng thừa cân béo phì. Đây là một trong những yếu tố gây ra các vấn đề liên quan đến xương khớp.
Người bệnh có thể bổ sung một số loại rau xanh giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cải thiện đau nhức xương khớp như cải thảo, rau bina, rau xà lách, súp lơ,…
3. Bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng đạm cân đối
Để giúp kiểm soát các triệu chứng đau nhức xương khớp hiệu quả, người bệnh cần bằng bổ sung vừa đủ hàm lượng protein cần thiết trong các bữa ăn hàng ngày. Theo các chuyên gia, hệ thống xương khớp được cấu tạo bởi 50% các khoáng chất và 50% protein.
Bên cạnh đó, trong một số nghiên cứu cũng nhận thấy, những đối tượng dung nạp lượng protein ở mức thấp có thể làm suy giảm khả năng hấp thụ canxi, đồng thời thúc đẩy hoạt động phá hủy các mô sụn, khớp xương nhanh chóng. Vì vậy, người bệnh cần cân chỉnh hàm lượng đạm phù hợp vào chế độ ăn uống hàng ngày thông qua những thực phẩm lành mạnh.
Tuy nhiên, với những trường hợp đau nhức xương khớp và mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp cần chú ý chỉ bổ sung lượng protein theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng. Đồng thời nên hạn chế dung nạp các loại thịt đỏ chứa hàm lượng đạm ở mức cao, thay vào đó hãy bổ sung những nhóm thực phẩm như cá hồi, cá trích, trứng gà, thịt ếch, sữa, phô mai,… Bởi việc dung nạp các thực phẩm giàu protein có thể làm tăng hàm lượng cholesterol và axit uric trong máu.
4. Nhóm thực phẩm giúp sản sinh collagen
Collagen là loại protein đặc biệt có tác dụng liên kết mô tế bào trong cơ thể. Thành phần này có trong những tế bào của cơ thể, bao gồm cả xương và sụn. Theo các nghiên cứu cho thấy, collagen thường được cơ thể tự tổng hợp và bổ sung thông qua chế độ dinh dưỡng. Loại protein này sẽ có xu hướng thoái hóa theo thời gian.
Tình trạng suy giảm Collagen sẽ làm tăng nguy cơ xơ hóa mô xương, xương khớp kém dẻo dai, dễ bị tổn thương, đau nhức khi vận động, di chuyển mạnh. Việc bổ sung Collagen vào chế độ dinh dưỡng sẽ hỗ trợ quá trình tái tạo và làm lành những mô sụn bị tổn thương, tăng cường độ dẻo dai, làm chậm quá trình thoái hóa và kiểm soát tình trạng đau nhức hiệu quả.
Ngũ cốc nguyên hạt, cà chua, rau xanh, tỏi, trứng,… Là những thực phẩm chứa hàm lượng Collagen dồi dào được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho người bị đau nhức xương khớp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung một số thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào giúp kích thích quá trình hợp nguồn Collagen hiệu quả như cam, việt quất, dâu tây, chanh, bưởi,…
5. Nhóm thực phẩm giàu vitamin D và vitamin K
Đau nhức xương khớp nên ăn gì để cải thiện? Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích người bị đau nhức xương khớp tăng cường bổ sung vitamin K và vitamin D. Đây là hai loại vitamin có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng các mô sụn khớp, cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm hiệu quả.
Vitamin D có khả năng tăng khả năng hấp thu canxi tốt nhất, nhờ đó cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, loãng xương. Người bệnh nên bổ sung vitamin D từ các nhóm thực phẩm như cá hồi, phô mai, cá thu hoặc cũng có thể phơi nắng sớm từ 6 – 9 giờ, mỗi lần phơi nắng tầm 5 – 10 phút.
Trong khi đó, vitamin K có tác dụng hỗ trợ hệ thống xương khớp tăng trưởng, đồng thời làm chậm quá trình phá hủy và hỗ trợ tái tạo, làm lành những mô sụn bị tổn thương. Bên cạnh đó, loại vitamin này còn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa một số bệnh lý liên quan đến tim mạch như nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu, đau thắt ngực,… Người bệnh có thể bổ sung một số thực phẩm chứa hàm lượng vitamin K vào chế độ ăn uống hàng ngày như đậu nành, bắp cải, trứng, phô mai,…
6. Các thực phẩm chứa hàm lượng canxi dồi dào
Canxi là thành phần đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống xương khớp nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Do đó, với những trường hợp đau nhức xương khớp cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao vào chế độ ăn uống hàng ngày. Việc bổ sung lượng canxi cần thiết sẽ hỗ trợ quá trình tái tạo và làm lành những mô xương bị tổn thương, từ đó cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả.
Người bệnh nên tăng cường bổ sung một số thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao như tôm, cua, mực, hạt bí ngô, khoai lang, hàu, sò, đậu cô ve, phô mai, quýt, cam,…
Bị đau nhức nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh tăng cường bổ sung một số thực phẩm lành mạnh, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp hiệu quả. Người bệnh nên chú ý tránh xa những thực phẩm, thức uống tác động xấu đến sức khỏe và quá trình điều trị bệnh. Cụ thể:
1. Các món chứa nhiều muối
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thói quen dung nạp những món ăn chứa nhiều muối sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp. Do đó, người bệnh cần loại bỏ thói quen ăn uống này để tránh kích thích cơn đau nhức bùng phát dữ dội. Bên cạnh đó, tiêu thụ lượng muối quá nhiều có thể khiến cơ thể bị mất nước, gây suy nhược và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, sỏi thận.
Theo khuyến cáo, người bệnh đau nhức xương khớp nên ưu tiên những món ăn nhạt, mỗi ngày chỉ tiêu thụ khoảng 2300mg muối. Việc duy trì thói quen ăn nhạt sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe, làm giảm áp lực ở cơ quan bài tiết và tăng cường sức khỏe của hệ thống xương khớp tốt hơn.
2. Các loại thịt đỏ
Như đã đề cập, hàm lượng protein có trong các loại thịt đỏ rất cao. Do đó khi bị đau xương khớp hoặc mắc các bệnh lý mãn tính như huyết áp, tiểu đường. Bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm này.
Thói quen dung nạp quá nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, gây tăng huyết áp, cơ vữa động mạch. Hơn nữa, việc ăn quá nhiều thịt đỏ còn có thể làm tăng nồng axit uric. Lâu dần sẽ gây lắng động lượng muối urat ở khớp xương, gây khởi phát bệnh gout.
3. Các loại đồ uống chứa cồn
Lạm dụng các đồ uống chứa cồn là một trong những tác nhân làm tăng thoái hóa khớp và loãng xương. Bên cạnh đó, những trường hợp nghiện bia rượu có thể dẫn đến tình trạng xương khớp bị nứt gãy, chậm lành sau chấn thương, tai nạn.
Ngoài ra, các thức uống chứa cồn có thể làm giảm hấp thụ các khoáng chất và canxi trong cơ thể. Điều này có thể làm chậm quá trình tái tạo các mô sụn, thay vào đó tăng quá trình thoái hóa, phá hủy hệ thống xương khớp.
4. Cà phê và các loại nước có gas
Các loại nước có gas cà thành phần cafein có trong cà phê có thể làm giảm khả chuyển hóa và hấp thụ canxi trong cơ thể. Do đó, thói quen tiêu thụ các đồ uống này thường xuyên sẽ gây cản trở quá trình sản sinh các mô sụn mới, đồng thời đẩy nhanh tốc độ lão hóa.
Bên cạnh đó, uống nước ngọt thường xuyên còn có thể gây ra tình trạng thừa cân, béo phì, tăng áp lực lên hệ thống thống xương khớp và kích thích cơn đau bùng phát dữ dội, dai dẳng.
5. Các loại thịt gia cầm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại thịt gia cầm, đặc biệt là thịt gà không tốt cho người mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp, trong đó có đau nhức xương khớp. Bởi trong thịt gà chứa hàm lượng kẽm cao, có thể phá vỡ cấu trúc của các ổ khớp. Lúc này, người bệnh sẽ cảm giác đau nhức dữ dội, tăng nguy cơ viêm nhiễm ở ổ khớp.
Ngoài thịt gà, người bị đau nhức xương khớp nên hạn chế dung dụng một số loại thịt gia cầm khác như thịt ngan, thịt vịt,…
Một số lưu ý dành cho người bị đau nhức xương khớp
Để giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa tình trạng đau nhức, sưng viêm tiến triển nặng nề. Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Vận động, di chuyển thường xuyên, tránh nằm một chỗ quá lâu giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa, tổn thương khớp. Tuy nhiên, người bệnh cần chú tránh vận động mạnh, lao động nặng nhọc ảnh hưởng đến bệnh lý.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳng, áp lực gây tổn thương đến xương khớp.
- Với những trường hợp bị thừa cân, béo phì cần tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, đồng thời áp dụng biện pháp giảm cân khoa học. Nhằm hạn chế áp lực lên hệ thống xương khớp gây đau nhức, sưng viêm.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để áp dụng một số bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện khả năng vận động hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể tập luyện một số bộ môn vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga,…
- Đối với những trường hợp mắc các vấn đề liên quan đến xương khớp cần thận trọng trong tham gia giao thông, chơi thể thao, vận động,… Nhằm hạn chế chấn thương.
- Trường hợp bị đau nhức xương khớp là dấu hiệu của các bệnh lý, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ để được tiến hành chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Đau nhức xương khớp nên ăn gì để cải thiện?” cũng như một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh. Chế độ dinh dưỡng tuy không có tác dụng chữa đau nhức xương khớp nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe tổng thể và hỗ trợ cải thiện triệu chứng, đồng thời góp phần bảo tồn xương khớp. Trong trường cần thiết, hãy tham vấn chuyên khoa để được tư vấn xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!