Đau nhức xương khớp: Nguyên nhân và cách chữa trị
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Đau nhức xương khớp là triệu chứng phổ biến mà hầu hết ai cũng từng gặp phải, đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên nếu triệu chứng này diễn ra thường xuyên với xu hướng trầm trọng hơn lại có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Cần nhanh chóng phát hiện và có phương hướng điều trị nhanh chóng nhất.
Đau nhức xương khớp là gì?
Đau nhức xương khớp là một triệu chứng phổ biến thường gặp ở rất nhiều người, theo đó người bệnh sẽ luôn cảm thấy xương khớp nhức mỏi, đau đớn khắp người, đặc biệt và các vị trí sụn khớp. Bệnh thường xảy ra chủ yếu ở những người lớn tuổi, nhưng hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa với số lượng người mắc các triệu chứng này ngày càng nhiều.
Bệnh có thể liên quan đến các nguyên nhân như làm việc quá sức, vận động mạnh trong thời gian liên tục, ngồi sai tư thế, do thời tiết trở lạnh… Tuy nhiên nếu các triệu chứng đau nhức kéo dài liên tục, xuất hiện với tần liên tục với cường độ lớn thì lại có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm mà bạn không được chủ quan.
Các triệu chứng chung của tình trạng đau nhức xương khớp bao gồm
- Đau khớp: Do khớp và vị trí nối giữa các đầu xương nên nó vẫn chuyển động rất nhiều, dễ bị tổn thương và hư tổn. Hầu hết nếu không do chấn thương nào khác thì các dấu hiệu đau nhức chủ yếu đều xuất hiện ở vị trí sụn khớp.
- Sưng nóng, đỏ khớp: Bên trong các sụn khớp nếu có tình trạng viêm nhiễm hay tổn thương có thể kích ứng các phản ứng viêm tại đây với dấu hiệu vùng sụn khớp như đầu gối, khớp cổ tay bị sưng đỏ, khi sờ vào có cảm giác nóng
- Tê cứng khớp: Nếu sau một buổi sáng thức dậy bạn cảm thấy khớp bị tê cứng, không cử động được, toàn thân như không còn sức sống thì có thể đây là một trong những dấu hiệu của các bệnh lý xương khớp rõ ràng. Tình trạng tê cứng khớp có thể kéo dài đến 30 phút, thường xuất hiện nhiều khi trời lạnh, buổi đêm hay khi mới ngủ dậy.
- Yếu cơ: người xuất hiện các triệu chứng đau nhức xương khớp thường có xu hướng yếu cơ hơn, việc mang vác, đi lại hay cầm nắm thường bị hạn chế hơn hẳn.
- Rối loạn giấc ngủ: Do những cơn đau nhức có xu hướng xuất hiện nhiều hơn về đêm hơn nên người bệnh có thể khó chịu, không ngủ được, lâu dần sinh ra rối loạn giấc ngủ khiến cơ thể suy nhược nhanh chóng trông thấy.
Tùy vào từng vị trí đau nhức mà các triệu chứng cũng có sự khác biệt, tuy nhiên nhìn chung những người bị đau nhức xương khớp nếu có liên quan đến các bệnh lý đều có những dấu hiệu như trên.
Thực tế nếu tình trạng đau nhức thường xuất hiện rất ít, chỉ sau khi làm việc quá sức mới có triệu chứng này thì không quá nghiêm trọng. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi ăn uống đầy đủ là có thể nhanh chóng cải thiện và phục hồi thể lực. Tuy nhiên nếu nó có liên quan đến cách bệnh lý người bệnh cần nhanh chóng điều trị để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến chức năng vận động.
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức xương khớp, hầu hết đều liên quan đến các vấn đề sinh hoạt hằng ngày mà bất cứ ai cũng từng gặp phải. Tùy từng vị trí đau nhức mà nguyên nhân gây bệnh có thể khác nhau, cần biết chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị phù hợp hơn.
Theo Đông y, nguyên nhân gây đau nhức xương khớp thường do tà khí xâm nhập đến kinh lạc tại các cơ, khớp làm khí huyết bị tắc nghẽn, khó lưu thông gây sưng viêm và đau nhức. Trong khi đó, y học hiện đại đánh giá các nguyên nhân chủ yếu gây đau nhức xương khớp như sau
- Đau do thụ cảm thể: các thụ cảm này thường gặp tại phía dưới xương, khớp, mạch máu và chúng rất nhạy cảm với các chấn thương. Khi có các tổn thương bất người tại đây sẽ kích thích các thụ cảm thể này và truyền đến tín hiệu đến não bộ gây đau nhức
- Do nguyên nhân thần kinh: Do các sụn khớp bị tổn thương làm chèn ép lên các dây thần kinh tại đây và gây ra các triệu chứng đau nhức âm ỉ kéo dài.
- Do môi trường acid ngoại bào: Do xuất hiện các phản ứng tổn thương viêm nhiễm tại đây làm acid hóa môi trường PH tại các vùng sụn khớp gây đau nhức.
Cụ thể hơn, nguyên nhân gây đau nhức xương khớp có thể liên quan đến các yếu tố sau đây
Do tuổi tác
Tuổi càng cao, càng có thêm nhiều yếu tố gây bệnh xuất hiện khiến sức khỏe suy giảm nhanh chóng trong đó xương khớp cũng là một trong những bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất. Theo sự lão hóa của tuổi tác, các cấu trúc xương ngày càng bị ảnh hưởng và gây ra các vấn đề như mật độ xương thưa thớt, các sụn khớp bị bào mòn nhanh chóng…
Đồng thời lúc này khả năng tái tạo tế bào mới bên trong sụn khớp cũng dần mất đi, các dịch nhờn để bôi trơn tại các sụn khớp cũng tiết ra rất hạn chế làm người bệnh không thể hoạt động linh hoạt như bình thường. Sự ma sát tại sụn khớp ngày càng tăng chính là yếu tố gây ra những cơn đau nhức xương khớp.
Do chấn thương
Tai nạn giao thông, tai nạn lao động đều là một trong những nguyên nhân gây ra các tổn thương tại sụn khớp gây ra tình trạng xương bị nứt, gãy, sưng viêm..Việc điều trị các tình trạng này nếu không được điều trị nhanh chóng sẽ gây ra các tổn thương âm ỷ bên trong và dần gây ra tình trạng đau nhức xương khớp.
Đặc biệt với những vận động viên thường xuyên tham gia các môn cần vận động nặng hoặc phải vận động nặng với những bộ môn có tính đối kháng cao như đá bóng hay đấu vật cũng rất dễ gặp các chấn thương tại sụn khớp.
Do các vấn đề trong sinh hoạt
Đi lại, mang vác không đúng cách hay tập luyện thể thao quá mức cũng có thể là một trong số những nguyên nhân là tăng nguy cơ mắc chứng đau nhức xương khớp. Những người phụ nữ do tính chất công việc cần phải đi giày cao gót thường xuyên cũng tăng nguy cơ bị đau nhức tại đầu gối hay cổ chân.
Những người làm các công việc văn phòng thường ngồi lâu tại một vị trí lâu ngày sai tư thế hay phải đứng lâu nếu cảm thấy đau nhức thường xuyên tại lưng cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của các triệu chứng của các bệnh lý về xương khớp.
Thừa cân béo phì
Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây đau nhức xương khớp thường gặp ở rất nhiều người. Nguyên nhân là do khi các sụn khớp như đầu gối, cổ chân, thắt lưng cần phải chịu áp lực rất lớn từ phần trên cơ thể đổ xuống. Do đó nên các tổn thương tại đây diễn ra nhanh chóng hơn, các sụn khớp dễ bị bào mòn và tổn thương hơn.
Đồng thời với những người bị béo phì thường có hàm lượng các cholesterol trong máu xấu cũng có thể gây tổn thương và tàn phá hệ thống xương khớp nghiêm trọng.
Do các bệnh lý các bệnh rối loạn chuyển hóa
Có rất nhiều bệnh lý rối loạn chuyển hóa có liên quan đến tình trạng đau nhức xương khớp như đái tháo đường, thiếu canxi hay bệnh gout.. Trong đó các bệnh tiểu đường thường gây ra các vấn đề ở vai gáy, sưng ống cổ tay cổ chân, hội chứng ngon hay trỏ hay hội chứng bàn chân chim. Ngoài ra, gout cũng là một loại rối loạn chuyển hóa gây dư thừa acid uric trong máu.
Việc điều trị các triệu chứng này thường gặp nhiều khó khăn hơn do cần phải điều trị dứt điểm các bệnh lý này trước mới có thể điều trị dứt điểm bệnh.
Do các bệnh lý về xương khớp
Hầu hết các bệnh lý về xương khớp đều có các triệu chứng chung là đau nhức. Tùy vào từng bệnh lý mà các triệu chứng bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên các bệnh lý chung thường có liên quan đến các triệu chứng đau nhức xương khớp nhất thường bao gồm
- Thoái hóa khớp: Bệnh lý thường liên quan đến các vấn đề lão hóa của tuổi tác khiến các sụn khớp bị xơ hóa, bào mòn, cản trở khả năng vận động gây đau nhức.
- Loãng xương: Bệnh được biểu hiện bởi tình trạng mật độ xương thưa thớt, mục rỗng khiến chất lượng xương ngày càng yếu kém nên dễ dàng bị tổn thương hơn.
- Thoát vị đĩa đệm: Tình trạng này thường xảy ra tại khu vực kéo dài dọc suốt cột sống trong đó các nhầy đĩa đệm bị thoát ra khỏi bao xơ và làm chèn ép lên các dây thần kinh gây đau nhức.
- Viêm khớp dạng thấp: đây là một dạng bệnh tự miễn do sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các sụn khớp gây nên tình trạng sưng viêm và đau nhức trầm trọng tại các sụn khớp bị tổn thương.
- Đau dây thần kinh tọa: Biểu hiện với các cơn đau từ thắt lưng xuống đến chân và bàn chân do các dây thần kinh tại đây bị chèn ép.
Ngoài ra còn rất nhiều bệnh lý khác liên quan trực tiếp đến từng khu vực đau nhức như tàn dịch khớp gối, viêm khớp cổ tay cũng đều gây ra các triệu chứng đau nhức xương khớp nghiêm trọng.
Điều trị đau nhức xương khớp
Để tìm hiểu nguyên nhân gây đau nhức xương khớp người bệnh cần phải tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Người bệnh có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm như chụp X quang, Chụp CT, MRI hay xét nghiệm máu để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có thể đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
Hầu hết việc điều trị các bệnh chung về xương khớp luôn được hướng tới điều trị nội khoa bằng các phương pháp đơn giản như dùng thuốc, vật lý trị liệu hay điều trị tại nhà. Ngoài ra trong trường hợp bệnh quá trầm trọng có nguy cơ biến chứng hay làm mất khả năng vận động thì cần phải tiến hành phẫu thuật để ngăn chặn nguy hiểm.
Điều trị tại nhà
Với các triệu chứng đau nhức xương khớp bình thường không liên quan đến các triệu chứng bệnh lý hoặc mới chỉ ở trong giai đoạn khởi phát đều được tự điều trị tại nhà. Theo đó bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vận động và làm việc quá sức đồng thời thực hiện một số phương pháp đơn giản để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Một số phương pháp giúp người bệnh có thể tự giảm đau, giảm sưng viêm tại nhà mà không cần dùng đến thuốc như sau
- Chườm đá: Với các triệu chứng đau nhức bộc phát đột ngột, bạn có thể chườm đá lên vị trí cơn đau để ức chế giảm đau nhanh chóng nhất. Nguyên nhân là dó đá có thể làm tê liệt thần kinh, co rút mạch máu tạm thời nên cũng có thể làm giảm đau.
- Chườm ấm: Với các triệu chứng sưng viêm tại sụn khớp chườm ấm sẽ là lựa chọn phù hợp hơn do phương pháp này giúp các mạch máu được giãn nở và lưu thông, ngăn chặn tình trạng tích tụ các dịch hay máu tại đây nhờ đó giảm sưng viêm đáng kể. Chườm ấm cũng có thể làm giảm đau giúp xương khớp dễ chịu hơn. Bệnh nhân cũng nên tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ để toàn thân thư giãn giúp giảm các triệu chứng đau nhức tê bì tay chân đáng kể.
- Xoa bóp cơ thể: Người bệnh có thể kết hợp với một số loại rượu thuốc chuyên dùng để xoa bóp cơ thể sẽ giúp mạch máu lưu thông, giảm đau nhức đồng thời tăng cường khả năng phục hồi đáng kể.
- Đắp thuốc nam: Dùng một số thảo dược như lá lốt, ngải cứu sao khô cùng muối rồi chườm lên vị trí khớp bị sưng đau chính là cách để giảm đau nhức nhanh chóng nhất.
- Ngâm chân, tay với thảo dược: Nếu tình trạng đau nhức xương khớp xuất hiện tại các vùng như chân, bàn chân, khuỷu tay, các khớp ngón tay thì việc ngâm chân tay với các loại thảo dược sẽ giảm tình trạng tê cứng đáng kể. Nên nấu nước cùng các thảo dược như gừng, lá lốt, sả, ngải cứu hay hoa cúc đều có thể đem đến tác dụng tuyệt vời này.
Người bệnh cần phải cực kỳ chú ý việc nghỉ ngơi đầy đủ vì đây chính là một trong những yếu tố quan trọng để có thể phục hồi bệnh nhanh chóng nhất.
Điều trị bằng thuốc Tây
Hầu hết việc dùng thuốc Tây sẽ đều được chỉ định nhằm ức chế cơn đau, ngăn chặn tình trạng sưng viêm khiến sụn khớp bị sưng đau. Dù các nguyên nhân bệnh khác nhau nhưng đa phần các loại thuốc giảm đau chống viêm sẽ đều được chỉ định. Tuy nhiên bệnh nhân chú ý thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng và cách uống.
Các loại thuốc phổ biến được dùng chủ yếu trong các chứng đau nhức xương khớp bao gồm
- Thuốc giảm đau: thường chỉ định Acetaminophen, paracetamol, aspirin để ức chế những cơn đau bình thường giúp người bệnh cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn.
- Thuốc chống viêm không steroid: thường dùng các loại thuốc như ibuprofen, naproxen sodium, ketoprofen,…để ngăn chặn tình trạng sưng viêm tại sụn khớp có thể xuất hiện
- Thuốc giãn cơ: giúp xương khớp thoải mái hơn, giảm tình trạng tê cứng khó chịu,
- Thuốc corticosteroid hoặc acid hyaluronic: Dùng để tiêm trực tiếp vào sụn khớp để giảm đau tức thì, có hiệu nghiệm với những cơn đau ở mức độ vô cùng trầm trọng. Chú ý không tự ý dùng tại nhà hay dùng cho các trường hợp đau nhẹ
- Thuốc kháng sinh: Dùng khi bệnh có liên quan đến các vấn đề nhiễm khuẩn hoặc để ngăn chặn tình trạng ấy có thể xảy ra.
Tùy từng trường hợp gây bệnh mà các loại thuốc khác cũng được chỉ định thêm. Ví dụ dùng các loại thuốc giảm acid uric nếu liên quan đến bệnh gout hay huốc phóng xạ Yttrium – 90 (90Y) cho người bệnh viêm màng bao hoạt dịch.
Bệnh nhân chú ý chỉ sử dụng thuốc theo liều lượng được kê đơn từ bác sĩ, không tự ý dùng thêm các loại thuốc khác hay tăng thêm liều. Trong trường hợp người bệnh quá đau nhức muốn tăng liều cần tham khảo thật kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Các bài thuốc Đông y
Dùng thuốc Đông y cũng có thể hiệu quả trong một số trường hợp bệnh nhẹ và hiệu quả thuốc đem đến thường khá lâu so với các loại thuốc tây. Tuy nhiên mặt khác nhóm thuốc này lại có độ an toàn cao, tốt có cơ thể hơn nên cũng được nhiều người ưu tiên sử dụng.
Một số bài thuốc Đông Y thường dùng trong điều trị các chứng đau nhức xương khớp bao gồm
Bài thuốc trị đau nhức khớp gối
- Chuẩn bị rễ xấu hổ, thổ phục linh, kinh giới mỗi vị 20g; thạch xương bồ, chích thảo, đương quy 12g; đậu đen (sao thơm) 24g, hà thủ ô, huyết đằng, tam tục đoạn mỗi loại 16g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g,
- Các nguyên liệu sắc cùng 1 lít nước cho tới khi cạn lại còn 1/3 thì tắt bếp
- Mỗi ngày sắc 1 thang uống hết trong ngày.
Bài thuốc trị đau nhức xương khớp thể hàn tý
- Chuẩn bị ý dĩ 12gt, các nguyên liệu còn lại 8g, bao gồm Quế chi, can khương, phụ tử chế, uy linh tiên, thiên niên kiện, ý dĩ, thương truật, xuyên khung, ngưu tất.
- Các nguyên liệu sắc cùng 1 lít nước cho tới khi cạn lại còn 1/3 thì tắt bếp
- Mỗi ngày sắc 1 thang uống hết trong ngày.
Bài thuốc trị đau nhức vai gáy
- Sử dụng Rễ cúc tần và nam tục đoạn mỗi vị 16g; cẩu tích, kinh giới, đương quy, rễ tất bát, cam thảo mỗi thứ 12g; quế, phòng phong, đỗ trọng, tần giao mỗi vị 10g, sinh khương 3 lát.
- Các nguyên liệu sắc cùng 1 lít nước cho tới khi cạn lại còn 1/3 thì tắt bếp
- Mỗi ngày sắc 1 thang uống hết trong ngày.
Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh trị bệnh cơ xương khớp
- Dùng Độc hoạt, phòng phong, ngưu tất mỗi thứ 8g; đương qui, bạch thược, sinh địa, đỗ trọng, tang ký sinh, tần giao, phục linh mỗi thứ 12g; xuyên khung 6g; nhân sâm, nhục quế, cam thảo, tế tân mỗi vị thuốc 4g.
- Các nguyên liệu sắc cùng 1 lít nước cho tới khi cạn lại còn 1/3 thì tắt bếp
- Mỗi ngày sắc 1 thang uống hết trong ngày.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp được dùng hầu hết trong việc điều trị các chứng bệnh liên quan đến hệ thống xương khớp để đẩy nhanh tốc độ phục hồi và lấy lại chức năng vận động. Tùy từng tình trạng các phương pháp sẽ được chỉ định phù hợp như châm cứu,cấy chỉ, dùng tia hồng ngoại, laser hay liệu pháp suối khoáng.
Ưu điểm của các phương pháp này là có thể giảm đau nhanh chóng, phục hồi tạm thời nhưng không thể đảm bảo duy trì hiệu quả mãi mãi. Thường sau vật lý trị liệu có thể duy trì được kết quả trong khoảng 1-2 năm đầu, những năm sau đó nếu không thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý thì các triệu chứng bệnh sẽ tiếp tục xuất hiện mới mức độ trầm trọng hơn.
Phẫu thuật
Việc phẫu thuật thường không được khuyến khích sử dụng nhiều vì có thể tồn tại rất nhiều biến chứng nguy hiểm, đồng thời cho phí điều trị cũng rất cao và không thể đảm bảo phục hồi khả năng vận động như bình thường 100%. Tuy nhiên nếu bệnh đã quá trầm trọng không thể điều trị bằng các phương pháp khác thì bắt buộc cần phải phẫu thuật.
Tùy vào từng tình trạng và vị trí tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ phần sụn khớp bị hư tổn, phẫu thuật nội soi hoăc thay các vật liệu nhân tạo vào hệ thống sụn khớp trong trường hợp cần thiết.
Hỗ trợ phục hồi sau điều trị
Sau khi kết thúc điều trị, quá trình phục hồi và chăm sóc tại nhà đóng vai trò quan trọng để người bệnh có thể lấy lại chức năng vận động nhanh chóng cũng như ngăn ngừa nguy cơ tái phát tuyệt đối. Theo đó bệnh nhân nên chú ý đến các yếu tố như dinh dưỡng và sinh hoạt để giúp hệ thống xương khớp khỏe mạnh ổn định hơn.
Một số vấn đề mà người bệnh cần lưu ý như sau
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, đặc biệt với những người sau phẫu thuật cần có thời gian nghỉ ngơi phục hồi ít nhất 3 tháng mới có thể quay lại vận động như bình thường.
- Thay đổi các tư thế nằm, ngồi, mang vác đúng cách
- Hạn chế mang vác nặng, chạy nhanh hay tham gia các bộ môn thể thao có tính đối kháng mạnh.
- Ngủ đủ 8 tiếng một ngày để cơ thể cũng như xương khớp được nghỉ ngơi thư giãn
- Bổ sung đầy đủ các canxi, vitamin D, Kali, Magie, Omega 3 cùng các khoáng chất cần thiết cho xương khớp thông qua thực phẩm. Có thể dùng thêm các loại thực phẩm chức năng cho sụn khớp nếu cần thiết.
- Tránh xa những thực phẩm làm phá hủy sụn khớp như nước ngọt có ga, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thuốc lá, nội tạng động vật..
- Uống nhiều nước, bổ sung thêm nước trái cây hay nước ép rau củ
- Tập luyện thể dục thể thao phù hợp cho sức khỏe, đặc biệt ưu tiên các bộ môn như yoga, dưỡng sinh, bơi lội, đạp xe..
- Điều trị triệt để các bệnh lý trước đó gặp phải
- Giảm cân trong trường hợp cần thiết
Đau nhức xương khớp có thể chỉ là các triệu chứng thông thường nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Người bệnh nên đi khám sớm nếu phát hiện các triệu chứng này để có hướng phục hồi và điều trị nhanh chóng nhất, không gây nguy hại cho sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!