Mòn sụn khớp gối: Cách phòng ngừa và điều trị phục hồi

Hẹp khe khớp gối là gì? Nguy hiểm không? Cách nhận biết

Thoái hóa khớp thái dương hàm là gì? Cách nhận biết

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp giúp phòng bệnh hiệu quả

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không? Bác sĩ giải đáp

Rách sụn chêm khớp gối: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang và cách khắc phục

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Khô khớp gối ở người trẻ: Cách điều trị, ăn uống giúp hồi phục

Bệnh khô khớp gối nên ăn gì để tăng dịch nhờn cho khớp

Đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi là do đâu? Làm sao khỏi?

Thống kê cho thấy, tình trạng đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do chấn thương, thói quen lười vận động, tư thế sai lệch, thừa cân – béo phì,… Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, đau khớp gối còn có thể là biểu hiện của các bệnh xương khớp, tiểu đường, lupus ban đỏ và viêm khớp vảy nến. 

mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi
Đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi do đâu?

Nguyên nhân gây đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi

Khớp gối là một trong những vị trí khớp có biên độ và tần suất vận động lớn. Khớp có cấu tạo tương đối phức tạp, bao gồm xương dưới sụn, sụn khớp, dây chằng và gân. Tất cả các bộ phận này tạo thành cấu trúc ổn định, chắc chắn giúp khớp có thể co duỗi và đi lại dễ dàng.

Tuy nhiên khi một trong các cơ quan bị tổn thương, khớp gối có thể bị đau mỏi, sưng đỏ và giảm khả năng vận động. Do phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể và các hoạt động sinh hoạt, lao động nên khớp gối có nguy cơ bị tổn thương cao hơn so với các khớp còn lại.

Người trung niên và người cao tuổi là nhóm đối tượng dễ bị đau mỏi khớp gối do cấu trúc khớp lỏng lẻo và thoái hóa. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng này còn có thể xảy ra ở người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

1. Chấn thương, tai nạn

Chấn thương chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi. Tác động cơ học mạnh có thể khiến khớp bị trật, gãy xương, giãn dây chằng, rách gân hoặc rách sụn chêm. Các chấn thương ở khớp gối khiến khớp sưng đau, nóng đỏ và khó khăn khi vận động.

mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi
Chấn thương là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi

Đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi do chấn thương thường thuyên giảm nhanh sau khi điều trị và hầu như không để lại di chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên ở những trường hợp bị chấn thương nặng, các cơ quan cấu thành khớp gối có thể bị suy yếu dần theo thời gian và làm tăng tốc độ thoái hóa. Đây chính là lý do vì sao thoái hóa khớp thường phát triển sau một thời gian bị chấn thương.

2. Tư thế sai, lười vận động

Như đã đề cập, khớp gối phải chịu toàn bộ áp lực từ trọng lượng của cơ thể cùng với các hoạt động thể chất. Do đó khi duy trì các tư thế sai lệch trong một thời gian dài, sụn khớp có thể bị bào mòn, dẫn đến tình trạng thoái hóa và gây mất cân bằng cấu tạo của ổ khớp. Vì vậy, khớp gối có thể bị tê mỏi, đau nhức nếu bạn thường xuyên đứng hoặc ngồi sai tư thế.

mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi
Tư thế sai và thói quen lười vận động có thể khiến khớp gối bị suy yếu, tê mỏi và đau nhức

Ngoài ra, lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau nhức khớp gối. Thông thường, ổ khớp sẽ sản sinh dịch nhờn để giảm ma sát khi đi lại, vận động. Tuy nhiên, lượng dịch nhờn có thể giảm đi đáng kể nếu khớp không được vận động thường xuyên. Theo thời gian, khớp gối có thể bị khô và dẫn đến hiện tượng đau nhức khi đi lại.

3. Thừa cân – béo phì

Thống kê cho thấy, nguy cơ bị đau mỏi khớp gối cao hơn ở nhóm đối tượng có cân nặng vượt mức. Nguyên nhân là do trọng lượng cơ thể gây chèn ép lên mô sụn và đầu xương khớp gối. Tình trạng này kéo dài khiến mô sụn bị bào mòn, tổn thương và thoái hóa nhanh chóng.

Hơn nữa, đa phần những người bị thừa cân – béo phì thường có thói quen ít vận động. Thói quen này cùng với áp lực từ trọng lượng cơ thể chính là nguyên nhân khiến khớp gối dễ tổn thương và đau nhức.

nhức khớp gối ở người trẻ tuổi
Thừa cân – béo phì làm tăng nguy cơ đau nhức khớp gối ở người trẻ tuổi

Tình trạng đau mỏi khớp gối do thừa cân thường có mức độ nhẹ và không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống. Tuy nhiên nếu không khắc phục, khớp có thể bị tổn thương nặng và làm tăng nguy cơ thoái hóa. Ngoài ra, người bị thừa cân – béo phì còn phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác như đau mỏi vai gáy, đau thắt lưng, đau dây thần kinh tọa,…

4. Biểu hiện của các bệnh xương khớp

Thống kê cho thấy, đối tượng mắc các bệnh xương khớp đang có xu hướng trẻ hóa trong những năm gần đây. Vì vậy ở một số ít trường hợp, đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi còn có thể là biểu hiện của một số bệnh xương khớp như:

nhức khớp gối ở người trẻ tuổi
Nhức khớp gối ở người trẻ tuổi còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý xương khớp
  • Tràn dịch khớp gối
  • Viêm bao hoạt dịch khớp gối
  • Viêm gân
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn
  • Hội chứng đau bánh chè – đùi

Mặc dù không phổ biến nhưng đau mỏi khớp gối ở người trẻ cũng có thể xảy ra do loãng xương (thường gặp ở phụ nữ sau sinh), viêm khớp dạng thấp,… Tuy nhiên, có rất ít người trẻ bị thoái hóa khớp gối. Bệnh lý này thường chỉ phát triển ở người từ 38 tuổi trở lên.

5. Ảnh hưởng của một số bệnh lý khác

Đau mỏi khớp gối không chỉ là biểu hiện của các bệnh lý xương khớp mà còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như:

Mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi
Vảy nến thể viêm khớp có thể gây tổn thương mô sụn và khiến ổ khớp đau nhức, giảm khả năng vận động
  • Tiểu đường
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Viêm khớp vảy nến

Các bệnh lý này có thể gây tổn thương khớp gối dẫn đến tình trạng khớp đau nhức và giảm khả năng vận động. Ngoài biểu hiện ở khớp, những bệnh lý nêu còn có thể gây ra các triệu chứng toàn thân, tổn thương da,…

Bài viết chỉ tổng hợp những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi. Trong một số trường hợp, tình trạng này cũng có thể xảy ra do những nguyên nhân ít gặp hơn. Nếu đau mỏi khớp gối đi kèm với các dấu hiệu bất thường, bạn nên tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời.

Các biện pháp khắc phục đau mỏi khớp gối ở người trẻ

Đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi thường có mức độ nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động. Tình trạng này có thể thuyên giảm sau khi áp dụng một số biện pháp cải thiện sau đây:

1. Dùng thuốc giảm đau

Nếu khớp gối đau nhức và sưng đỏ do chấn thương trong quá trình sinh hoạt, chơi thể thao, bạn có thể dùng một số loại thuốc giảm đau không kê toa để cải thiện. Các loại thuốc này giúp làm giảm cơn đau và hiện tượng viêm đỏ, sưng nóng ở khớp gối.

Mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi
Có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê toa để cải thiện tình trạng nhức mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi

Một số loại thuốc giảm đau được sử dụng để cải thiện đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi:

  • Capsaicin gel: Capsaicin gel là thuốc giảm đau ở dạng bôi ngoài. Loại thuốc này được chiết xuất từ quả ớt có tác dụng gây tê và giảm thụ cảm cơn đau. Thuốc thường được dùng trong trường hợp đau mỏi khớp gối có mức độ nhẹ và vùng da bao xung quanh khớp không có vết thương hở, lở loét hay nhiễm trùng.
  • Voltaren Emugel: Voltaren Emugel là thuốc giảm đau dạng bôi ngoài chứa thành phần chính là Diclofenac (một loại thuốc chống viêm không steroid). Thuốc có khả năng giảm đau và cải thiện tình trạng sưng đỏ ở khớp gối. Tương tự Capsaicin gel, loại thuốc này không được sử dụng khi khớp gối có vết thương hở.
  • Miếng dán Salonpas: Salonpas là thuốc giảm đau ở dạng dán chứa thành phần chính là Menthol 3% và Methyl salicylate 10%. Thuốc có tác dụng làm mát vùng sưng đỏ, giảm viêm, bầm tím và đau nhức. Đây là loại thuốc giảm đau không kê toa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
  • Paracetamol: Paracetamol là thuốc giảm đau dạng uống được sử dụng phổ biến. Trong trường hợp đau mỏi khớp gối do chấn thương, bạn có thể sử dụng loại thuốc này để cải thiện. Thuốc được đánh giá khá an toàn ở liều điều trị và thích hợp với nhiều đối tượng.
  • NSAID: NSAID (thuốc chống viêm không steroid) có tác dụng kháng viêm và giảm đau. Nhóm thuốc này thường được sử dụng khi Paracetamol không mang lại hiệu quả giảm đau như mong đợi. Tuy nhiên, cần tránh dùng NSAID nếu có tiền sử xuất huyết tiêu hóa, đang bị loét dạ dày tiến triển hoặc bị chứng rối loạn đông máu.

Các loại thuốc giảm đau trên có thể sử dụng mà không cần toa của bác sĩ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên dùng thuốc trong 3 – 5 ngày. Nếu cơn đau có mức độ nặng hoặc kéo dài hơn 5 ngày, nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

2. Thay đổi thói quen xấu

Thực tế, hơn 70% người trẻ tuổi bị đau mỏi khớp gối đều xuất phát từ các thói quen xấu. Vì vậy sau khi cơn đau được kiểm soát, bạn nên thay đổi một số thói quen để giảm áp lực lên khớp gối và hạn chế cơn đau bùng phát trong tương lai.

Để kiểm soát tình trạng đau mỏi khớp gối, người trẻ tuổi cần thay đổi các thói quen xấu sau:

  • Điều chỉnh tư thế ngồi, đứng và tư thế nằm ngủ để giảm áp lực lên khớp gối, khớp háng và cột sống. Duy trì các tư thế xấu trong thời gian dài có thể khiến xương khớp đau nhức và dễ thoái hóa.
  • Khi mang vác vật nặng, cần áp dụng tư thế nâng nhấc đúng cách để giảm áp lực lên khớp gối và thắt lưng. Nếu cần thiết, nên sử dụng thiết bị và máy móc hỗ trợ để tránh tình trạng đau nhức khớp gối, khớp vai.
  • Lười vận động là thói quen phổ biến gây đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi. Vì vậy để kiểm soát cơn đau và cải thiện chức năng vận động, nên đi bộ thường xuyên và thực hiện một số bài tập thể dục có cường độ nhẹ nhàng.
  • Ít ai biết rằng, đau mỏi khớp gối còn có thể là hệ quả của thói quen hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia. Cồn, nicotin, asen và các chất kích thích có thể gây hư hại mạch máu, làm cản trở quá trình chuyển hóa dinh dưỡng ở khớp gối và khiến ổ khớp suy yếu, đau nhức.
  • Tình trạng đau mỏi khớp gối còn có thể xảy ra do thói quen đi giày cao gót. Để kiểm soát cơn đau, bạn nên lựa chọn giày có gót cao vừa phải (khoảng 5 – 7cm) để giảm áp lực lên khớp gối. Nếu không thực sự cần thiết, nên đi giày vải và các loại giày đế bệt nhằm giúp khớp gối thả lỏng và giảm đau nhức.
  • Hạn chế các hoạt động làm tăng áp lực lên khớp gối như đi đứng khom lưng, ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, ngồi bó chân,… Các thói quen này đều có thể làm tăng áp lực lên khớp gối và khiến tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tránh lao động quá sức, chỉ nên làm việc từ 7 – 8 giờ đồng hồ/ ngày và nên hạn chế căng thẳng thần kinh. Thực tế, stress không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động não bộ và giấc ngủ mà còn là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Căng thẳng thần kinh làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến các chi. Lâu dầu, khớp gối và bàn chân giảm khả năng chuyển hóa dinh dưỡng dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì và giảm chức năng vận động.

3. Kiểm soát cân nặng

Trong những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ bị thừa cân – béo phì có xu hướng tăng lên đáng kể. Cân nặng vượt mức làm tăng áp lực lên khớp gối khiến sụn khớp bị bào mòn, xơ hóa và đau nhức. Hơn nữa, thừa cân – béo phì còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính như gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, tiểu đường,…

Mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi
Xây dựng chế độ ăn uống – sinh hoạt khoa học để kiểm soát cân nặng và cải thiện tình trạng đau khớp gối

Chính vì vậy, cần chủ động giảm cân nếu đau mỏi khớp gối xảy ra do cơ thể thừa cân – béo phì. Trong trường hợp này, cơn đau chỉ có thể thuyên giảm hoàn toàn khi cân nặng được kiểm soát. Tuy nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cần giảm cân khoa học bằng cách thiết lập chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh.

4. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là biện pháp giúp cải thiện chức năng vận động, tăng độ dẻo dai và chắc khỏe của xương khớp. Sau khi tình trạng đau mỏi khớp gối được cải thiện, bạn nên xây dựng chế độ luyện tập phù hợp với thể trạng để duy trì hệ xương khớp chắc khỏe.

Mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi
Tập thể dục thường xuyên là biện pháp giảm đau nhức khớp gối hiệu quả

Theo các chuyên gia, người trẻ tuổi nên dành 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bộ môn thể thao như bơi lội, đạp xe, đi bộ, yoga, gym,… Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể tập thể dục 3 – 4 buổi/ tuần để cải thiện sức khỏe và hệ thống xương khớp. Ngoài ra, việc tập thể dục thường xuyên còn giúp kiểm soát cân nặng và hạn chế tình trạng thừa cân béo phì – một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi.

5. Điều trị y tế

Trong trường hợp đau mỏi khớp gối xảy ra do chấn thương nặng hoặc do ảnh hưởng của bệnh lý, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh các biện pháp y tế, nên kết hợp với chế độ ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ phục hồi chức năng vận động, cải thiện sức khỏe xương và mô sụn.

Mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi
Trong trường hợp cần thiết, nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị y tế kịp thời

Đau mỏi khớp gối ở trẻ tuổi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hy vọng qua thông tin trong bài viết, bạn đọc có thể xác định được nguyên nhân và can thiệp các biện pháp xử lý kịp thời. Trong trường hợp cơn đau có mức độ nghiêm trọng hoặc có xu hướng kéo dài, nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Cùng chuyên mục

Dấu hiệu giãn dây chằng đầu gối và cách luyện tập phục hồi

Giãn dây chằng đầu gối là hiện tượng dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau bị kéo giãn quá mức. Tình trạng này biểu hiện qua các dấu...

bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối

7 bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối đơn giản nhất

Những người bị thoái hóa khớp gối thường được khuyến khích luyện tập đơn giản tại nhà để giảm đau và cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Mục...

thuốc tăng chất nhờn cho khớp

Top 8 Thuốc Tăng Chất Nhờn Cho Khớp, tái tạo sụn tốt nhất

Thuốc tăng chất nhờn cho khớp sẽ cải thiện tình trạng khớp bị khô quá mức, nhờ đó làm giảm tình trạng ma sát và làm giảm những cơn đau...

Thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi: Bệnh chớ xem thường

Thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi: Bệnh chớ xem thường

Theo các chuyên gia đầu ngành, biểu hiện thoái hóa khớp gối thường xuất hiện ở những đối tượng trên 55 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng này có...

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng góp phần quan...

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang và cách khắc phục

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang là tình trạng khá phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi. Tình trạng này thường xảy ra do chấn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn