Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Triệu chứng mang thai giả: Cách phân biệt và nhận biết chính xác

Phù chân khi mang thai: Nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

Bị cảm khi mang thai: 8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?

Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi và cách xử lý an toàn

Đau lưng khi mới thụ thai là do đâu? Có tự khỏi được không?

Mang thai khiến cơ thể người phụ nữ biến đổi nhiều, đặc biệt đau lưng khi mới thụ thai là một biểu hiện mà các mẹ bầu thường hay gặp phải. Tình trạng này diễn ra tùy mức độ ở mỗi người, tuy nhiên nó vẫn làm ảnh hưởng không ít đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là gì? Có tự khỏi được không? Nếu bạn muốn tìm câu trả lời thì hãy tham khảo ngay bài viết này.

Đau lưng khi mới thụ thai là do đâu?

Mặc dù chưa có nghiên cứu chính thức về tỷ lệ bà bầu mắc phải triệu chứng đau lưng khi mới thụ thai. Tuy nhiên, thực tế có thể cho thấy phần lớn các phụ nữ mang thai trong giai đoạn này đều không thoát khỏi tình trạng đau lưng, nhứt mỏi. Về nguyên nhân gây nên có thể kể đến các thay đổi sau.

Đau lưng khi mới thụ thai là do đâu?
Thực tế có thể cho thấy phần lớn các phụ nữ mang thai trong giai đoạn mới thụ thai đều không thoát khỏi tình trạng đau lưng, nhứt mỏi.

1. Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố của phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất và cân bằng các vấn đề sinh lý của các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, khi mới thụ thai, nội tiết của người mẹ bị thay đổi và không còn ổn định như lúc bình thường. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng ở các mẹ bầu.

Khi mới thụ thai, cơ thể người phụ nữ bắt đầu sản sinh ra một hormone gọi là relaxin. Hormone này kích thích sự giãn nở của các khung chậu để chuẩn bị trước cho quá trình sinh con sau này. Theo đó, các dây chằng ở vùng xương chậu giãn nở ra khiến cho các khớp trở nên lỏng lẽo hơn. Chính việc này dẫn đến triệu chứng đau lưng ở thời gian đầu mang thai và có thể kéo dài trong suốt quá trình.

2. Tinh thần căng thẳng, stress

Không ít bà mẹ khi mang thai lần đầu tiên luôn cảm thấy lo lắng và căng thẳng. Khi cơ thể bắt đầu có những thay đổi quá lớn và việc phải thay đổi chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt khiến bà bầu gặp không ít khó khăn. Theo đó, các bà bầu thường cảm thấy mệt mỏi, áp lực với công việc, đồng thời các hormone cũng thay đổi khiến tâm trạng cũng bị tác động không ít.

Theo các nghiên cứu cho rằng, phụ nữ đang mang thai và sau sinh thường sẽ có nguy cơ stress nhiều hơn so với người bình thường. Tình trạng này kéo dài không chỉ đơn giản là gây đau lưng, mệt mỏi mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Bên cạnh đó, bà bầu stress hoặc lo lắng quá mức có thể làm cho tình trạng đau lưng của càng trở nặng hơn. Lý giải về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, khi bị căng thẳng quá mức các cơ thần kinh tại vùng bụng không có thời gian phục hồi sau quá trình giãn nở vì thế sẽ làm tăng nguy cơ đau lưng ở phụ nữ mới mang thai.

3. Tăng cân

Tăng cân là một trong những dấu hiệu tất yếu trong giai đoạn mang thai. Theo đó, cân nặng của bé khi sinh ra chính là một phần trong số cân bạn tăng lên trong thai kỳ. Thông thường, mẹ bầu có thể tăng lên khoảng 12,5 kg, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào chiều cao và trọng lượng của bạn trước đó. Mặt khác, khi cơ thể thay đổi về cân nặng sẽ làm tăng trọng lực lên cột sống, từ đó dẫn đến tình trạng đau lưng cho các bà bầu khi mới thụ thai.

4. Thay đổi tư thế

Phụ nữ mang thai thường có xu hướng nghiêng người ra phía sau khi thai ngày càng lớn lên. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho cột sống lưng của các mẹ bầu bị tác động mạnh trong quá trình phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai thường có thói quen chống tay ra phía sau, điều này cũng khiến cơ lưng chịu áp lực khá lớn. Trọng tâm của người phụ nữ sẽ dần ngã dần về phía sau, tuy nhiên trong giai đoạn đầu mang thai, có thể tình trạng vẫn chưa ảnh hưởng quá nhiều.

5. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống làm một trong những bệnh lý thường gặp ở các bà bầu. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản của bà bầu, hơn thế nữa, đây là dạng bệnh lý không thể điều trị dứt điểm được. Thực tế, quá trình điều trị triệu chứng này cần rất nhiều thời gian, đặc biệt khi xảy ra với bà bầu nó càng gây khó khăn hơn.

Đau lưng khi mới thụ thai là do đâu?
Thoái hóa cột sống làm một trong những bệnh lý thường gặp ở các bà bầu.

Trong quá trình mang thai, bà bầu thường xuất hiện các cơn đau nhứt do một số thay đổi trong cơ thể. Vì thế, nếu quá trình mang thai diễn ra song song với thoái hóa cột sống sẽ khiến các mẹ bầu khó khăn trong việc đi lại và quá trình điều trị cũng đòi hỏi phải kiên trì hơn bao giờ hết.

Thoái hóa cột sống trong quá trình mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Mà nó còn tác động đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Bởi lẽ, thoái hóa cột sống tác động lớn cho thai phụ mới thụ thai, nó sẽ gây tình trạng đau nhứt, mệt mỏi, khó chịu, điều này có ảnh hưởng không tốt cho sự hình thành trí não ở thai nhi.

6. Động thai

Động thai là tình trạng thường xảy ra với các mẹ bầu trong những tháng đầu. Đây là một dấu hiệu khá nghiêm trọng mà các mẹ bầu cần phải lưu ý để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra. Động thai có thể diễn ra chỉ do một số việc làm bất cẩn trong chế độ ăn uống hoặc quá trình sinh hoạt của thai phụ.

Tình trạng này thường biểu hiện qua triệu chứng đau thắt ở vùng lưng, đau trứng vùng bụng dưới kèm theo đó là xuất huyết âm đạo, máu có thể có màu đỏ hoặc đen và thường bị lẫn với dịch nhầy. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến xảy thai. Vì vậy, bà bầu cần lưu ý về điều này, nếu thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu trên thì nên báo ngay với bác sĩ chuyên khoa.

Đau lưng khi mới thụ thai có tự khỏi được không?

Đau lưng khi mới thụ thai là tình trạng hầu hết mẹ bầu nào cũng gặp phải. Triệu chứng mang lại những cơn đau dai dẳng và thường gây khó chịu rất nhiều cho người mẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau lưng chỉ ở mức bình thường, các cơn đau không quá dữ dội và không kèm theo bất cứ biểu hiện bất thường nào thì chúng có thể tự khỏi trong tháng thứ 3 – 6 hoặc cũng có thể kéo dài đến sau sinh.

Đau lưng khi mới thụ thai có tự khỏi được không?
Nếu đau lưng chỉ ở mức bình thường, các cơn đau không quá dữ dội và không kèm theo bất cứ biểu hiện bất thường nào thì chúng có thể tự khỏi trong tháng thứ 3 – 6 hoặc cũng có thể kéo dài đến sau sinh.

Mặc khác, tình trạng đau lưng có thể diễn biến nặng hơn nếu thai phụ không chú ý kết hợp việc cân bằng giữa chế độ ăn uống và sinh hoạt, làm việc. Không được nghỉ ngơi đúng giờ, làm việc quá sức hoặc dinh dưỡng không đảm bảo, thiếu canxi có thể làm cho tình trạng đau lưng gia tăng rõ rệt. Vì thế, thai phụ nên lưu ý về vận động thường xuyên, vừa phải để có thể làm giảm bớt phần nào các triệu chứng đau lưng.

Thông thường tình trạng đau lưng ở bà bầu không nguy hiểm. Nhưng trong một số trường hợp bà bầu có các triệu chứng đau lưng dữ dội và cường độ cứ tăng dần lên thì cần nên thăm khám bác sĩ ngay. Bởi lẽ, lúc này bà bầu có thể đang có nguy cơ mắc một số chứng bệnh về cột sống trong quá trình mang thai như đau thần khi tọa, thoái hóa cột sống,… Hoặc cũng có thể liên quan đến biểu hiện không tốt về sức khỏe của bào thai bên trong. Chính vì vậy, bà bầu cần thăm khám kịp thời để có phương pháp điều trị hiệu quả.

Khắc phục tình trạng đau lưng khi mới thụ thai ở bà bầu

Có hơn 50% sản phụ gặp phải tình trạng đau lưng khi mang bầu. Triệu chứng này không những xuất hiện ở thời điểm mới thụ thai mà nó có thể kéo dài suốt quá trình. Chính vì vậy, bạn hãy tham khảo một số lưu ý sau đây khi mới mang thai để có thể khắc phục tình trạng này hiệu quả nhất.

Khắc phục tình trạng đau lưng khi mới thụ thai ở bà bầu
Các mẹ bầu mới thụ thai có tình trạng đau lưng thì nên hạn chế việc ngủ nằm ngửa

1. Không đi giày cao gót

Không nên đi giày cao gót vì chúng làm ảnh hưởng rất nhiều đến dáng đi của bạn, khiến cho trọng lượng cơ thể bị dồn vào các ngón chân, từ đó, dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến các dây thần kinh 2 bên hông. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng ở bà bầu. Bạn chỉ nên đi giày có đến bằng và được làm với chất liệu mềm mại là tốt nhất.

2. Chườm nóng và massage

Nếu bạn muốn cải thiện đau lưng thì có thể dùng túi nước nóng chườm lên vùng bị đau. Bên cạnh đó massage lưng cũng là phương pháp này cũng có thể giúp khắc phục đau lưng hiệu quả. Theo đó, dùng một lực tác động vừa đủ (tránh các động tác quá mạnh) lên các vùng cơ lưng đang đau nhứt có thể làm tan biến chúng.

Việc này sẽ kích thích sự lưu thông máu vào các cơ khiến cho chúng có cảm giác thoải mái và được nghỉ ngơi sau quá trình bị giãn nở quá mức. Bạn cũng có thể kết hợp vừa massage vừa chườm nóng hoặc chườm lạnh sẽ làm giảm các triệu chứng đau lưng khi mới thụ thai một cách nhanh chóng.

3. Tư thể ngủ đúng

Các mẹ bầu mới thụ thai có tình trạng đau lưng thì nên hạn chế việc ngủ nằm ngửa, điều này sẽ gây tác động nhiều lên hệ cơ xương ở lưng khiến tình trạng đau lưng xảy ra mạnh mẽ hơn. Cách tốt nhất là mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái, đồng thời, nên đặt một chiếc gối ở giữa 2 đầu gối kết hợp với 1 chiếc gối thấp, mỏng ở phần thắt lưng sẽ ngủ ngon hơn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể sử dụng loại gối ôm chuyên dụng dành cho bà bầu để cải thiện tình trạng đau lưng của mình.

4. Tránh mang vật nặng và tập thể dục thường xuyên

Thai phụ nên hạn chế mang vác các vật quá nặng bởi trong giai đoạn này, dây chằng hoạt động quá mức và bị giãn nở tối đa nên sẽ gây nguy cơ gặp phải tai nạn trong quá trình hoạt động.

Luyện tập thể dục thường xuyên để làm tăng khả năng hoạt động của các cơ bắp và cột sống lưng và giúp quá trình co giãn xảy ra thuận lợi hơn.

5. Chú ý việc đi đứng

Cần lưu ý các động tác khi đi, đứng, ngồi sao cho chúng ít tác động đến vùng cột sống nhất có thể. Hãy luôn đảm bảo cột sống của bạn được nâng đỡ bằng cách đặt một chiếc gối phía sau lưng.

Nếu ngồi quá lâu dẫn đến tình trạng đau thắt lưng, bạn hãy tập động tác nghiêng hông từ 5 – 10 lần. Nên ngồi ở những nơi có ghế mềm và tuyệt đối không nên nằm nệm có độ lõm quá sâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến cột sống và làm cho tình trạng đau lưng nặng nề hơn.

6. Thận trọng trong ăn uống

Việc ăn uống trong quá trình mang thai cần được kiểm soát ở mức hợp lý để tránh tình trạng gây đau lưng. Theo đó, ăn uống quá nhiều sẽ khiến bà bầu tăng cân rất nhanh khi mới thụ thai và khi cân nặng tăng quá nhanh sẽ làm ảnh hưởng đến cột sống rất nhiều.

Khắc phục tình trạng đau lưng khi mới thụ thai ở bà bầu
Việc ăn uống trong quá trình mang thai cần được kiểm soát ở mức hợp lý để tránh tình trạng gây đau lưng.

Thai phụ nên chú ý chia nhỏ bữa ăn để vừa bổ sung đầy đủ được những chất dinh dưỡng cần thiết, vừa kiểm sát được trọng lượng của cơ thể một cách tốt nhất.

7. Cung cấp cho cơ thể canxi và magie

Cả hai loại khoáng chất này đều có vai trò quan trọng trong quá trình cung cấp dinh dưỡng cần thiết và bảo vệ sức khỏe cho xương khớp. Đồng thời, chúng còn giúp cho hệ xương khớp chắc khỏe và có độ đàn hồi tốt hơn, hạn chế thấp nhất nguy cơ gây đau lưng tái đi tái lại ở bà bầu. Canxi và magie có nhiều trong các loại rau xanh, đậu, sữa,… hoặc bạn cũng có thể bổ sung thông qua các thực phẩm chức năng.

8. Thăm khám bác sĩ

Những thai phụ có tình trạng đau lưng diễn biến phức tạp nên đến ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra làm ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe người mẹ. Đồng thời, những mẹ bầu có tiền sử bệnh cột sống, xương chậu, bệnh xương khớp thì nên tuân thủ theo phác đồ điều trị cúa bác sĩ để tránh đau lưng diễn ra trong thời gian đầu mang thai.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về vấn đề đau lưng khi mới thụ thai là do đâu? Có tự khỏi được không? Hi vọng đã cung cấp cho bạn được những thông tin cần thiết. Đau lưng trong giai đoạn mang thai là triệu chứng mà các bà mẹ nên quan tâm theo dõi để hạn chế thấp nhất nguy cơ mắc bệnh cột sống, đồng thời giúp cho việc điều trị nhanh chóng và đạt hiệu quá cao hơn.

Cùng chuyên mục

10 cách giảm đau lưng cho bà bầu đơn giản an toàn tại nhà

Khi mang thai, người phụ nữ thường bị đau lưng kèm theo rất nhiều triệu chứng mệt mỏi do sự thay đổi nội tiết tố. Đặc biệt càng về những...

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là do đâu? Nguy hiểm không?

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi của cơ thể khi tử cung bắt đầu phải chịu áp lực. Tuy nhiên,...

Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối: Thường gặp nhưng chớ chủ quan

Phụ nữ khi mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh do sự thay đổi nội tiết tố khiến sức đề kháng bị yếu kém hơn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn