Mòn sụn khớp gối: Cách phòng ngừa và điều trị phục hồi

Hẹp khe khớp gối là gì? Nguy hiểm không? Cách nhận biết

Thoái hóa khớp thái dương hàm là gì? Cách nhận biết

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp giúp phòng bệnh hiệu quả

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không? Bác sĩ giải đáp

Rách sụn chêm khớp gối: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang và cách khắc phục

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Khô khớp gối ở người trẻ: Cách điều trị, ăn uống giúp hồi phục

Bệnh khô khớp gối nên ăn gì để tăng dịch nhờn cho khớp

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang và cách khắc phục

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang là tình trạng khá phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi. Tình trạng này thường xảy ra do chấn thương, vận động khớp quá mức hoặc cũng có thể là biểu hiện của các bệnh xương khớp như khô khớp gối, thoái hóa khớp gối, bệnh gout, viêm khớp vảy nến,…

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang
Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang – Nguyên nhân và cách khắc phục đúng cách

Nguyên nhân gây đau khớp gối khi lên xuống cầu thang

Khớp gối là khớp lớn nhất cơ thể, được cấu tạo từ 4 thành phần chính là gân, sụn, dây chằng và xương. Đây cũng là vị trí khớp phải chịu áp lực lớn từ cân nặng của cơ thể và các hoạt động thể chất. Chính vì vậy, khớp gối có nguy cơ đau nhức và tổn thương cao hơn so với các khớp còn lại.

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang là tình trạng khá phổ biến, gặp nhiều ở người trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay, một số người trẻ cũng có thể gặp phải tình trạng này. Leo cầu thang tác động trực tiếp đến phần cơ và xương ở chi dưới – đặc biệt là khớp gối. Vì vậy trong trường hợp ổ khớp bị tổn thương, cơn đau có thể bùng phát khi thực hiện hoạt động này.

Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, đau khớp gối khi lên xuống cầu thang có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

1. Do vận động khớp quá mức

Vận động quá mức là một trong những nguyên nhân gây đau nhức khớp gối khi leo cầu thang. Các hoạt động như đi lại, đứng quá nhiều, co duỗi chân liên tục, mang vác nặng, lao động chân tay,… có thể làm tăng áp lực lên ổ khớp và gây tổn thương dây chằng, sụn chêm và các mô mềm bao xung quanh.

Tình trạng vận động khớp quá mức thường không gây đau khi đi lại nhẹ nhàng mà chỉ khởi phát cơn đau khi thực hiện các hoạt động làm tăng áp lực lên khớp gối như nâng chân, co duỗi khớp, leo cầu thang,… Thông thường, tình trạng này có thể tự thuyên giảm sau khoảng vài ngày nghỉ ngơi. Tuy nhiên nếu thường xuyên vận động khớp quá mức, ổ khớp có thể bị tổn thương, giảm chức năng vận động và tăng tốc độ thoái hóa.

2. Chấn thương khớp

Như đã đề cập, khớp gối là một trong những vị trí khớp dễ bị chấn thương nhất. Các loại chấn thương khớp gối thường gặp bao gồm giãn dây chằng, rách sụn chêm, viêm màng bao hoạt dịch,… Đối với những chấn thương nặng, bạn có thể phát hiện sớm vì khớp sưng đau nhiều, phù nề và bầm tím.

đau khớp gối khi đi lên cầu thang
Chấn thương khớp gối có thể khiến ổ khớp bị đau nhức khi đi lên, xuống cầu thang

Tuy nhiên với những chấn thương nhẹ, khớp có thể không phát sinh bất cứ triệu chứng nào. Trong trường hợp này, cơn đau chỉ bùng phát khi thực hiện một số hoạt động làm tăng áp lực lên khớp gối như chạy bộ, đạp xe, leo cầu thang và mang vác nặng.

Các chấn thương thường gặp ở khớp gối có thể thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu không tiến hành khắc phục, tổn thương ở ổ khớp có thể phát triển dần theo thời gian và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối.

3. Do cấu trúc khớp gối bất thường

Trong một số trường hợp, đau khớp gối khi lên xuống cầu thang có thể do cấu trúc ổ khớp bất thường. Một số dạng dị tật bẩm sinh khớp gối thường gặp:

  • Trật bánh chè bẩm sinh: Trật bánh chè có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như chấn thương, thói quen sinh hoạt,… Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra do bẩm sinh. Khi bánh chè trật ra khỏi vị trí ban đầu, mô sụn có thể bị bào mòn, dẫn đến tê bì và đau nhức. Mức độ tổn thương do trật bánh chè còn phụ thuộc vào cấu trúc khớp của từng người. Một số người có thể bị đau nhức nặng và buộc phải can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, một số trường hợp chỉ bị đau nhức nhẹ khi mang vác nặng hoặc leo cầu thang.
  • Sụn chêm hình đĩa: Sụn chêm là cơ quan nằm trong cấu trúc khớp gối có chức năng phân phối lực và giảm xóc khi đi lại, di chuyển. Thông thường, sụn chêm có hình chữ C. Tuy nhiên ở một số người, cơ quan này có dạng hình đĩa (được gọi là sụn chêm hình đĩa). Chính vì cấu tạo bất thường nên người có sụn chêm hình đĩa dễ bị đau nhức khớp gối, đặc biệt là khi leo cầu thang, chơi thể thao và mang vác nặng.

Đa phần các trường hợp bị dị tật cấu trúc khớp gối đều chỉ phải điều trị khi khớp bị tổn thương nặng, gây đau nhức nhiều và ảnh hưởng đến chức năng vận động. Nếu không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, bác sĩ thường không yêu cầu can thiệp các biện pháp y tế.

4. Leo cầu thang quá nhanh

Leo cầu thang là hoạt động thể chất gây áp lực lớn đối với khớp gối. Vì vậy, nếu leo cầu thang quá nhanh, leo 1 lần 2 – 3 bậc, ổ khớp có thể bị tổn thương và đau nhức. Trong trường hợp không kịp thời khắc phục, áp lực từ hoạt động này có thể làm tăng ma sát giữa các sụn khớp, đẩy nhanh quá trình thoái hóa mô sụn và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp mãn tính.

5. Biểu hiện của các bệnh xương khớp

Khớp gối là vị trí khớp dễ bị tổn thương và thoái hóa. Tuy nhiên đa phần các bệnh xương khớp mãn tính đều có tiến triển chậm và chỉ khởi phát các triệu chứng mơ hồ ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy trong một số ít trường hợp, đau khớp gối khi lên xuống cầu thang có thể là biểu hiện của một số bệnh lý sau:

đau khớp gối khi đi lên cầu thang
Đau khớp gối khi đi lên cầu thang có thể là biểu hiện của chứng khô khớp, thoái hóa khớp, tràn dịch khớp,…
  • Thoái hóa khớp gối: Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, xơ hóa và nứt rách do quá trình tổng hợp mô sụn diễn ra chậm hơn tốc độ tiêu hủy. Bệnh lý này thường gặp ở người từ 60 tuổi do cơ chế liên quan mật thiết đến quá trình lão hóa. Tuy nhiên trong những năm gần đây, đối tượng mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau như thừa cân – béo phì, lối sống, chế độ ăn uống,… Thoái hóa khớp gối đặc trưng bởi tình trạng khớp đau nhức, phát ra âm thanh khi vận động và khớp tê cứng vào sáng sớm sau khi thức dậy.
  • Tràn dịch khớp gối: Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch ổ khớp tăng sản sinh lượng dịch nhờn. Tình trạng này thường xảy ra sau khi chấn thương hoặc do ảnh hưởng của các bệnh về xương khớp. Tràn dịch khớp ở giai đoạn đầu chỉ gây đau khi lên xuống cầu thang, mang vác vật nặng, chạy bộ, đạp xe,… Tuy nhiên nếu không khắc phục sớm, khớp gối có thể bị phù nề, sưng đỏ và đau nhức dữ dội.
  • Khô khớp gối: Ngược lại với tình trạng tràn dịch khớp gối là hiện tượng khô khớp gối. Khô khớp xảy ra khi màng bao hoạt dịch không sản xuất đủ lượng dịch nhờn để bôi trơn các đầu sụn, dẫn đến tăng ma sát khi đi lại và vận động. Chính vì vậy, tình trạng đau khớp gối khi lên xuống cầu thang có thể là biểu hiện của chứng bệnh này.
  • Một số bệnh xương khớp khác: Tình trạng đau khớp gối khi lên xuống cầu thang còn có thể do một số bệnh xương khớp khác như bệnh gout, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến,…

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang do các bệnh xương khớp mãn tính thường có tính chất mãn tính và dễ tái phát. Vì vậy nếu nhận thấy cơn đau dai dẳng và có xu hướng nặng dần theo thời gian, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khắc phục đau đầu gối khi lên xuống cầu thang

Đau đầu gối khi lên xuống cầu thang là dấu hiệu cho thấy ổ khớp đang bị tổn thương. Nếu không khắc phục, tình trạng có thể chuyển biến xấu dần theo thời gian và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp mãn tính. Với những trường hợp đau khớp gối do nguyên nhân bệnh lý, cần tiến hành điều trị y tế để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nặng nề.

Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng đau khớp gối khi lên xuống cầu thang:

1. Nghỉ ngơi

Thống kê cho thấy, đa phần những trường hợp bị đau khớp gối khi lên xuống cầu thang là do vận động khớp quá mức và chấn thương nhẹ. Nếu do những nguyên nhân này, cơn đau ở khớp gối có thể thuyên giảm nhanh sau một vài ngày. Vì vậy, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và hạn chế tối đa các hoạt động làm tăng áp lực lên khớp gối để khớp hồi phục, giảm sưng đỏ và đau nhức.

Nếu cơn đau nghiêm trọng dần theo thời gian và đi kèm với các triệu chứng nặng nề như khớp phù nề, bầm tím, ổ khớp nóng, tê cứng,… cần đến ngay bệnh viện để được chụp X-Quang và can thiệp xử lý kịp thời. Thực tế, đã có không ít trường hợp bị thoái hóa khớp do không điều trị chấn thương dứt điểm.

2. Điều chỉnh tư thế leo cầu thang

Leo cầu thang là tư thế làm tăng áp lực lên khớp gối và một số vị trí khớp khác như khớp háng, khớp cổ chân,… Thói quen leo cầu thang không đúng cách có thể khiến ổ khớp phải chịu áp lực lớn và dễ phát sinh cơn đau. Do đó để khắc phục tình trạng đau khớp gối, bạn cần phải điều chỉnh tư thế.

đau khớp gối khi đi lên cầu thang
Leo cầu thang đúng cách giúp giảm áp lực lên khớp gối và cải thiện cơn đau đáng kể

Theo các chuyên gia khi leo cầu thang, cần thực hiện với cường độ vừa phải, bước từng bậc, không nên bước 1 lúc 2 – 3 bậc (đặc biệt là người trung niên và người cao tuổi). Hơn nữa, thiếu cẩn thận khi leo cầu thang còn làm tăng nguy cơ té ngã, chấn thương.

Hiện nay, nhiều người trẻ có xu hướng leo cầu thang để giảm cân, đốt cháy mỡ và làm săn chắc đùi. Tuy nhiên, tình trạng này gây hại đến ổ khớp và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa mô sụn. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích nên xây dựng chế độ tập luyện khoa học thay vì leo cầu thang để cải thiện vóc dáng.

3. Áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà

Nếu khớp gối đau nhiều và gây ra cảm giác khó chịu, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà như:

đau khớp gối khi đi lên cầu thang
Chườm lạnh lên khớp gối từ 10 – 15 phút giúp giảm đau nhức, nóng đỏ và phù nề rõ rệt
  • Sử dụng băng nẹp cố định: Trong trường hợp đau khớp gối khi lên xuống cầu thang do chấn thương, bạn nên sử dụng băng nẹp cố định để giảm áp lực lên ổ khớp và ổn định cấu trúc khớp gối. Trong quá trình băng nẹp nên nghỉ ngơi để khớp phục hồi và giảm đau nhức.
  • Chườm lạnh, chườm ấm: Chườm lạnh, chườm ấm là biện pháp giảm đau nhức khớp gối an toàn. Chườm lạnh được thực hiện khi khớp gối đau nhức kèm theo tình trạng sưng đau, phù nề và đỏ nóng. Ngược lại, chườm ấm thích hợp với trường hợp khớp đau nhức đơn thuần, không đi kèm với phản ứng viêm.
  • Xoa bóp: Xoa bóp là một trong những cách giảm đau nhức khớp gối tại nhà đơn giản, dễ thực hiện. Khi xoa bóp đầu gối, bạn có thể kết hợp với một số loại dầu nóng có khả năng giảm đau như dầu khuynh diệp, dầu gừng,… để tăng hiệu quả giảm đau nhức, tê cứng. Tuy nhiên, cần tránh thực hiện biện pháp này khi khớp bị bầm tím và phù nề nặng.
  • Sử dụng thuốc không kê toa: Nếu tình trạng đau khớp gối không cải thiện khi áp dụng các biện pháp trên, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc không kê toa như Paracetamol, NSAID (thuốc chống viêm không steroid), miếng dán Salonpas, thuốc xịt, thoa giảm đau tại chỗ,… Tuy nhiên, chỉ sử dụng thuốc tối đa trong 3 – 5 ngày và cần chủ động tìm gặp bác sĩ nếu triệu chứng không thuyên giảm.

4. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên có thể giảm tình trạng đau khớp gối khi lên xuống cầu thang do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hoạt động thể chất kích thích mô sụn tái tạo, phục hồi, đồng thời hỗ trợ điều hòa hoạt động sản xuất dịch nhờn và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang
Tập thể dục giúp cải thiện và phòng ngừa tình trạng đau khớp gối khi lên xuống cầu thang tái phát

Ngoài ra, tập thể dục đúng cách còn giúp tăng sức mạnh cơ bắp, cải thiện độ dẻo dai và biên độ vận động của khớp. Người có thói quen tập thể dục thường xuyên ít khi bị đau nhức và chấn thương trong quá trình sinh hoạt, lao động. Ngược lại, người lười vận động thường có ổ khớp thiếu linh hoạt, khớp dễ tê cứng và đau nhức khi lên xuống cầu thang.

Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, người có khớp gối bị tổn thương nên đi bộ, đạp xe, bơi lội và tập yoga thường xuyên để cải thiện chức năng vận động, giảm mức độ cơn đau và ngăn ngừa tình trạng đau nhức bùng phát. Tuy nhiên, cần tránh tập thể dục khi khớp đang bị viêm đỏ và đau nhức nhiều. Ngoài ra, nên hạn chế luyện tập với cường độ nặng vì tình trạng này có thể khiến tổn thương ở khớp gối chuyển biến xấu hơn theo thời gian.

5. Thăm khám và điều trị y tế

Mặc dù không phổ biến nhưng đau khớp gối khi lên xuống cầu thang có thể là biểu hiện của các bệnh xương khớp mãn tính. Vì vậy nếu cơn đau dai dẳng và có dấu hiệu nghiêm trọng dần, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp.

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang
Trong trường hợp cần thiết, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị y tế kịp thời

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm các bệnh xương khớp mãn tính. Hầu hết các phương pháp được áp dụng chỉ có thể giảm cơn đau, cải thiện chức năng vận động và làm chậm tiến triển của bệnh. Vì vậy nếu không can thiệp sớm, khớp gối có thể bị tổn thương nặng, dẫn đến biến dạng và tàn phế. Mặc dù chưa thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu tích cực điều trị, bạn có thể kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nặng nề.

Bài viết đã tổng hợp một số nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đau nhức khớp gối khi lên xuống cầu thang. Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ đề cập đến các trường hợp thường gặp nhất. Vì vậy, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp

Cùng chuyên mục

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng góp phần quan...

Bệnh khô khớp gối nên ăn gì để tăng dịch nhờn cho khớp

Bệnh khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng khoa học có thể tăng lượng dịch...

Trẻ 4 tuổi bị đau khớp gối là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Trẻ 4 tuổi bị đau khớp gối là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Trẻ 4 tuổi bị đau khớp gối có thể xảy ra do bị chấn thương, hoạt động khớp quá mức hoặc tình trạng này có thể liên quan đến một...

Chế độ ăn cho người thoái hoá khớp

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp giúp phòng bệnh hiệu quả

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện và phòng tránh bệnh tái phát sau điều trị. Kết hợp...

thoái hóa khớp thái dương hàm

Thoái hóa khớp thái dương hàm là gì? Cách nhận biết

Thoái hóa khớp thái dương hàm được đặc trưng bởi các triệu chứng như đau nhức ở thái dương hàm, khi há hay ngậm miệng đều nghe thấy lục.. Bệnh...

Hẹp khe khớp gối là gì? Nguy hiểm không? Cách nhận biết

Hẹp khe khớp gối là một dạng tổn thương thực thể của bệnh thoái hóa khớp gối, đặc trưng bởi sự thu hẹp của khoảng cách giữa 2 đầu xương....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn