Đau họng nên ăn gì? Uống gì để bệnh nhanh khỏi?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ, bệnh nhân còn phải chú ý bổ sung về chế độ ăn uống hàng ngày để giúp các triệu chứng đau họng nhanh khỏi hơn. Vậy, đau họng nên ăn gì, uống gì? giúp người bệnh nhanh khỏi, để tình trạng bệnh không bị nghiêm trọng hơn. Danh sách các thức ăn, đồ uống dưới đây sẽ bổ ích cho bạn.
Ăn uống ảnh hưởng đến viêm họng như thế nào?
Đau họng là một dạng do viêm nhiễm trùng, khiến cổ họng bị đau rát, viêm, sưng. Thực tế, bệnh đau họng sẽ tự khỏi trong khoảng 1 tuần và không gây ảnh hưởng gì nhiều đến cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, nếu trong quá trình đau họng chế độ ăn uống của bạn không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng, không khỏi hẳn.
Vì thế, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe của mỗi người, nhất là những ai đang bị viêm họng càng phải lưu ý đến vấn đề ăn uống. Bởi lẽ nếu quá thoải mái trong vấn đề ăn uống sẽ vô tình làm tổn thương đến vòm họng, khiến tình trạng đau họng càng thêm nghiêm trọng.
Tuy nhiên, chế độ ăn uống của mỗi người là khác nhau, vì vậy bạn cũng nên trao đổi trước với chuyên gia về tình trạng bệnh của mình để được hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp tình trạng đau họng cải thiện nhanh chóng.
Bị viêm họng nên ăn gì uống gì để nhanh khỏi?
Lựa chọn thực phẩm ăn uống đúng cách sẽ giúp bạn kiểm soát tốt nhất về các triệu chứng như đau rát, ho,…của bệnh đau họng. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng giúp đẩy lùi các vi khuẩn có hại cho cơ thể.
Thực phẩm có chứa nhiều Vitamin C:
Song song với việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần bổ sung nhiều vitamin C cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ miễn dịch, làm mát, giảm đau ở cổ họng. Tuy nhiên cơ thể không thể tự sản sinh và tích trữ loại vitamin này, nên chúng ta cần bổ sung từ các thực phẩm như: các loại rau xanh (cải xanh, súp lơ xanh,…), các loại trái cây (cam, ổi, dâu tây, kiwi, cà chua,….),
Thực phẩm giàu kẽm:
Kẽm cũng là một yếu tố giúp tăng sức đề kháng, làm lành vết thương ở vòm họng. Tăng cường kẽm trong các bữa ăn của bạn, nhất là khi đang trong tình trạng đau họng sẽ giúp cải thiện nhanh và ngăn ngừa các bệnh lý khác.
Các thực phẩm giàu kẽm mà người đau họng cần bổ sung như: củ cải trắng, sò, ốc hoặc các loại rau củ như: rau chân vịt, súp lơ xanh, cải xoăn,…..Bên cạnh đó, thực phẩm mà người đau họng không nên bỏ qua đó chính là nước cốt dừa.
Thực phẩm mềm, dễ nuốt:
Do khi đau họng sẽ dễ có cảm giác khó nuốt, cổ họng sưng viêm nên các thực phẩm mềm, dễ nuốt, mát sẽ là lựa chọn tốt nhất. Lúc này bạn nên lựa chọn các món canh, vừa dễ ăn mà vừa thanh mát cho cơ thể, ngoài ra còn hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa.
Một số món nên được lựa chọn như: Canh mồng tơi, canh mướp, canh bí,…hoặc súp, cháo.
Các món luộc:
Thay vì phải chế biến các món cầu kỳ, thì người bệnh có thể ưu tiên những món luộc. Hãy chọn các loại rau củ như cà rốt, rau cải hoặc ngũ cốc pha sữa. Món này giúp cổ họng bạn sẽ dễ chịu khi nuốt, đồng thời bổ sung nhiều dưỡng chất và vitamin giúp cơ thể mau khỏi bệnh.
Ngoài ra, trứng luộc cũng là một lựa chọn tốt cho người đau họng. Trong trứng có chứa nhiêu protein giúp cơ thể nhanh hấp thụ và tiêu hóa tốt hơn. (Lưu ý: không nên ăn trứng chiên có nhiều dầu mỡ).
Các loại trái cây:
- Chuối: với thành phần chứa nhiều vitamin B6-B12, các chất khoáng như kali, natri,…chuối sẽ giúp làm dịu cổ họng, hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn.
- Lê: đây là loại quả rất hay được dùng để chữa viêm họng, đau rát cổ họng, ho có đờm,…vì lê có vị ngọt thanh, tính hàn giúp bổ phế, giảm ho, tiêu đờm. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc cắt nhỏ lê đã gọt vỏ, sau đó đem nấu nhừ thành cao, mỗi ngày dùng để pha với nước sôi để uống cũng là bài thuốc trị đau họng hiệu quả.
- Quả quất: có rất nhiều cách dễ chế biến quất chữa viêm họng. Bạn có thể dùng quất để nấu nước uống thay cho nước lọc hàng ngày, hoặc dùng quất để ướp với muối, chưng với mật ong cũng rất hiệu quả.
Một số loại nước uống:
Nước là thành phần thiết yếu của cơ thể, giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra thông suốt hơn. Ngoài ra, nước còn giúp giải độc, giảm kích ứng cho cổ họng hiệu quả. Ngoài nước lọc, người bệnh cũng nên bổ sung một số loại thức uống như:
- Nước chanh: chứa rất nhiều vitamin C kháng lại bệnh tật và giúp giảm thiểu các triệu chứng đau họng nhanh chóng.
- Mật ong: bạn nên kết hợp mật ong với một số loại như chanh, quất, gừng, táo,…Mỗi ngày chỉ cần dùng từ 1 đến 2 cốc nước mật ong pha sẽ giúp cổ họng dịu nhẹ, tiêu diệt các loại virus gây viêm họng hiệu quả.
- Nước lá bạc hà: trong lá bạc hà có rất nhiều tinh chất thông họng, giảm đau cơ giúp cơn đau họng của bạn được giảm đi đáng kể.
Các loại thức ăn, đồ uống người bệnh viêm họng nên tránh
Ngoài những thực phẩm và nước uống cần bổ sung, người bệnh cũng nên chú ý để hạn chế các thực phẩm không nên dùng trong giai đoạn này.
Đồ uống, thực phẩm lạnh:
Khi bị đau họng, người bệnh tuyệt đối phải tránh xa các loại thức uống, thực phẩm lạnh, có gas, đặc biệt là kem. Thức uống tốt nhất cho bạn lúc này là nước ấm, nước khoáng và các loại nước uống cần bổ sung và không nên ướp lạnh hoặc thêm đá để tránh tình trạng cổ họng bị nghiêm trọng hơn.
Đồ uống có cồn, gas:
Đồ uống có cồn sẽ gây ra cảm giác nóng rát và đau buốt ở cổ họng. Bên cạnh đó, người hay uống rượu bia sẽ dễ ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây khó thở dẫn đến phải thở bằng miệng, vi khuẩn không được lọc sạch dẫn đến viêm họng kéo dài, khó điều trị.
Đồ ăn chiên nướng:
Người bị đau họng nên hạn chế các thực phẩm được chế biến bằng cách chiên hoặc nướng. Vì đa phần các thực phẩm này khá cứng và khó nuốt. Khi nhai hoặc nuốt rất dễ gây tổn thương cho vòm họng, khiến cổ họng bị trầy, xước nghiêm trọng.
Thức ăn cay nóng:
Người viêm họng nhất định phải kiêng cử các món ăn cay nóng nếu không muốn tình trạng bệnh nặng hơn. Đồ cay nóng sẽ làm kích thích niêm mạc họng, khiến tình trạng đau rát cổ họng tăng lên bội phần. Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế ăn các món dầu mỡ hoặc những thức ăn đã chế biến sẵn như gà rán, xúc xích,…
Trên đây là thông tin về các thực phẩm đồ uống mà người đau họng nên và không nên ăn. Nếu tình trạng bệnh kéo dài hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!