Các thuốc ngậm đau họng phổ biến có bán tại nhà thuốc

Thuốc điều trị viêm họng hạt và những lưu ý khi sử dụng

Viêm họng hạt có nguy hiểm không? Có gây ung thư không?

Viêm họng hạt nên kiêng gì để điều trị nhanh khỏi?

Cách chữa viêm họng hạt bằng các cây thuốc Nam thông dụng

Viêm họng hạt mãn tính có chữa được không? Giải đáp

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Viêm họng hạt gây hôi miệng và cách xử lý

Viêm họng có hạt trắng là gì? Nguy hiểm không?

10 cách chữa viêm họng hạt tại nhà giúp cải thiện bệnh hiệu quả

Đau họng có đờm và 8+ cách chữa khỏi nhanh ngay tại nhà

Đau họng có đờm là tình trạng khá phổ biến gây ra sự khó chịu và mệt mỏi trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần kết hợp thêm các phương pháp điều trị tại nhà để giảm nhanh triệu chứng, kiểm soát tiến triển của bệnh và rút ngắn thời gian điều trị hiệu quả hơn.

Đau họng có đờm là gì?

Tình trạng người bệnh bị đau họng và luôn có cảm giác ngứa ngáy, bị nghẹn ở cổ họng kèm theo một chất dịch nhầy chính là đau họng có đờm. Đờm là chất tiết của quá trình hô hấp nếu quá trình này có chứa các chất nhầy, bạch cầu mủ, nước… Thực chất khi cơ thể khỏe mạnh cơ thể khỏe mạnh vẫn có tiết ra đờm nhưng với một hàm lượng rất nhỏ không đáng kể, nhưng khi nhưng bị bị đau họng thì lượng đờm sẽ tăng lên nhiều.

đau họng có đờm
Đau họng có đờm gây ra các cục nghẹn ứ ở cổ họng kèm theo ngứa rát rất khó chịu.

Khi người bệnh bị đau họng có thể kích thích phổi tiết ra nhiều chất dịch nhầy hơn bình thường gây ra các cục nghẹn ứ ở cổ họng làm người bệnh khó chịu.  Một lý do khá là do đờm tích tụ ở mũi khi bị hắt hơi, nghẹt mũi sau đó chảy xuống họng rồi ứ đọng tại đây. Bởi thế khi ho, người bệnh thường có xu hướng muốn khạc nhổ để loại bỏ hết đờm ra ngoài.

Dựa vào màu sắc của đờm mà người ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe có đang nguy hiểm hay không. Đờm thường có nhiều màu tùy thuộc vào tình trạng bệnh như màu trắng đục, vàng, xanh, hồng, đỏ, hoặc nâu đen. Nhẹ nhất là dạng đờm màu trắng đục, tăng dần lên theo độ đậm của màu đờm và nặng nhất là đờm màu đỏ hay chính xác hơn là tình trạng ho ra máu.

đau họng có đờm
Tùy vào từng tình trạng bệnh mà màu sắc của đờm khác nhau

Thông thường đau họng có đờm thường xảy ra khi cơ thể bị ốm yếu, cảm cúm, viêm họng và có thể hết sau vài ngày. Tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc một số bệnh như viêm thanh quản, viêm amidan hay ung thư vòm họng vô cùng nguy hiểm.

Đau họng có đờm không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, ngủ không ngon mà thường kèm theo rất nhiều các triệu chứng khó chịu khác như viêm họng nổi hạch ở cổ, khàn tiếng, đau đầu, ù tai, ngạt mũi, sốt, đau rát khu vực cổ họng, sưng họng, hơi thở có mùi làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và tinh thần của mỗi người. Vì vậy bên cạnh các loại thuốc đặc trị người bệnh nên áp dụng thêm một số phương pháp điều trị tại nhà để nhanh hết bệnh hơn.

Các cách chữa đau họng có đờm tại nhà

Với các trường hợp ho có đờm nhẹ, mới khởi phát người bệnh hoàn toàn có thể điều trị tại nhà vừa an toàn lại có hiệu quả rất tốt. Các phương pháp này chủ yếu là tận dụng các loại thảo dược tự nhiên có sẵn xung quanh, phương pháp nào làm cũng rất đơn giản nên được rất nhiều người áp dụng.

đau họng có đờm
Súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ đờm và kháng khuẩn hiệu quả

Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Khi bị viêm họng có đờm, trong cổ họng của người bệnh sẽ chứa rất nhiều các vi khuẩn vi rút có hại và có thể tạo những điều kiện để lây lan sang có cơ quan khác gây bệnh nguy hiểm hơn. Vì vậy người bệnh nên súc miệng mỗi ngày bằng nước muối ấm để tiêu diệt hết các vi rút, loại bỏ dị nguyên có hại cho cổ họng. Ngoài ra, nước muối ấm còn giúp làm loãng đờm, giảm ho và khắc phục tình trạng sưng nóng ở hầu họng.

Tốt nhất người bệnh có thể tự pha nước muối sinh lý ngay tại nhà theo công thức nửa thìa muối hòa tan cùng 300ml nước ấm. Nên súc miệng vào mỗi sáng trước khi ăn cơm và mỗi tối trước khi đi ngủ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Phương pháp này nên áp dụng ngay cả khi cổ họng không bị ho có đờm để bảo vệ cổ họng được hiệu quả hơn. Súc miệng bằng nước muối ấm còn có tác dụng phòng tránh một số bệnh về đường hô hấp như amidan, viêm thanh quản, trào ngược dạ dày…

Mật ong

Mật ong có vị ngọt, không độc, tính bình, giúp nhuận phế, giải độc, điều hòa các dược liệu, có tác dụng chống viêm và ức chế sự sinh sản của các vi khuẩn, vi rút có hại rất hiệu quả. Vì thế dùng mật ong để tiêu đờm trị đau họng vừa an toàn lại nhanh chóng, có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.

Để điều trị viêm họng có đờm bằng mật ong có rất nhiều phương pháp. Người bệnh có thể hòa trực tiếp mật ong với nước ấm mỗi ngày, vừa tốt cho dạ dày lại vừa tiêu đờm, kháng khuẩn rất tốt. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả cho việc loại bỏ đờm, bạn cũng có thể kết hợp với một số loại thảo mộc như sau:

Quất và mật ong

Chuẩn bị quất (tắc) đem rửa sạch và cắt đôi nhớ là để cả vỏ. Xếp quất vào bình chứa, mỗi lớp quất tương ứng với một lần tưới mật ong lên, sao cho mật ong phải ngập mặt quất. Hằng ngày sử dụng nước cốt mật ong và quất để ngậm khoảng 3 lần. Bạn có thể làm sẵn một hũ quất ngâm để tiện cho việc sử dụng mỗi khi ho, sốt.

đau họng có đờm
Mật ong ngâm quất vừa giúp long đờm hiệu quả lại rất dễ uống

Nếu đợi ngâm quất lâu, bạn cũng có thể thử phương pháp quất hấp mật ong cũng rất hiệu quả. Chỉ cần chuẩn bị 2- 3 quả quất, rưới mật ong lên rồi đem hấp cách thủy hoặc cho vào nồi cơm hấp cùng. Ăn liền khi còn nóng, ngày 2-3 lần cũng cho hiệu quả tiêu đờm, giảm đau rát cổ họng rất nhanh chóng.

Tỏi và mật ong

Theo Đông y, tỏi có vị cay, mùi hắc, tính ấm, hơi độc có tác dụng thông khiếu, thông sướng ngũ tạng, tiêu đờm,  sát trùng…nên rất thường được sử dụng cho những người bị ho khan, ho có đờm. Khi hết hợp với mật ong thì các tác dụng này càng được kích thích cho hiệu quả nhanh gấp đôi. Cách làm thuốc trị ho đờm lại rất nhanh chóng và đơn giản nên được nhiều người áp dụng.

Tỏi băm nhuyễn rồi ngâm với mật ong trong 1 tuần là có thể sử dụng được. Mỗi lần dùng 1 muỗng nhỏ, mỗi ngày một lần, kiên trì thực hiện đều đặn để cố hiệu quả tốt nhất. Hoặc để nhanh hơn bạn có thể thái lát mỏng của tỏi để ngâm với mật ong từ 3- 5 phút  rồi cho tỏi cho vào miệng ngậm đến khi không còn cảm nhận được mùi tỏi có thể nhả ra.

Đơn giản hơn bạn có thể ép một vài tép tỏi nhai sống hoặc tăng cường chế biến tỏi chung với các món ăn cũng có tác dụng điều trị và phóng tránh viêm họng hiệu quả. Lưu ý là sau mỗi lần dùng tỏi nên súc miệng lại bằng nước ấm để tránh để lại mùi hôi cho miệng nhé!

Gừng tươi và mật ong:

Gừng có vị cay nhẹ, tính ấm thường dùng trong sát khuẩn, trị viêm, tiêu đờm. Ngoài ra, trong gừng tươi còn chứa hợp chất Gingerol có khả năng chống oxy hóa, kháng virus RSV và chống viêm mạnh nên có thể cải thiện tình trạng viêm ở hầu họng đồng thời ức chế virus gây nhiễm trùng và làm tiêu đờm nhanh chóng.

đau họng có đờm
Gừng mật ong có tác dụng ức chế vi khuẩn, tiêu đờm nhanh chóng

Ép nước cốt gừng rồi trộn với mật ong nguyên chất với tỉ lệ bằng nhau, sau đó ngậm hỗn hợp này trong miệng và nuốt từ từ có tác dụng ức chế vi khuẩn, sát trùng cổ họng nhờ đó nhanh chóng làm tiêu đờm và hết đau họng. Lưu ý không nên sử dụng hỗn hợp gừng mật ong này cho trẻ dưới 13 tuổi.

Người bệnh cũng có thể thái lát gừng tươi rắc một ít muối rồi ngậm một lúc, thực hiện 3-5 lần/ ngày sẽ có tác dụng rất tốt trong việc sát khuẩn, tiêu đờm và làm ấm cổ họng.

Chanh đào và mật ong

Trong vỏ chanh đào có chứa hàm lượng lớn các tinh dầu, phần ruột lại có nhiều các vitamin C, axit citric, đây đều là các chất giảm các triệu chứng cảm cúm, viêm họng, ho có đờm rất hiệu quả.

Các làm vô cùng đơn giản, chỉ cần chuẩn bị nửa ký chanh đào, 0,5l mật ong và 400g đường phèn. Chanh đem thái lát mòng, đường phèn nghiền mỏng rồi xếp vào hũ theo công thức một lớp chanh, một lớp đường phèn. Cuối cùng đổ mật ong ngập mặt chanh rồi ngâm trong 3 tháng là có thể sử dụng. Mỗi lần bị ho, uống 1-2 thìa hỗn hợp này, mỗi ngày sử dụng 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.

Nếu muốn sử dụng nhanh hơn bạn cũng có thể pha trực tiếp chanh cùng mật ong và nước ấm vừa tốt cho cổ họng cũng vừa tốt cho dạ dày.

Lá bạc hà và mật ong

Lá bạc hà có tính sát khuẩn cao có tác dụng  giảm nhẹ các triệu chứng ho có đờm, sốt, hắt hơi, ngạt mũi, cảm cúm…nên thường được ưu tiên trong điều trị bệnh viêm họng có đờm tại nhà. Người bệnh chỉ cần xay nhuyễn lá bạc hà lấy nước cốt, trộn chung với mật ong, đem đi hấp cách thủy rồi dùng 2-3 lần/ ngày thì các triệu chứng đau họng, ngứa ngáy, cảm giác có đờm sẽ nhanh chóng biến mất.

Hoa đủ đủ đực

Hái vài bông hoa đu đủ đực, trộn cùng mật ong rồi đem đi hấp cách thủy trong 10 phút. Ăn cả cái lẫn nước hỗn hợp trên chính là bài thuốc trị viêm họng có đờm an toàn và tuyệt vời.

đau họng có đờm
Hoa đu đủ đực là bài thuốc trị viêm họng có đờm tuyệt vời

Trong hoa đu đủ đực có chứa hàm lượng vitamin A, C, E và những chất chống oxy hóa cao giúp làm nhẹ các cơn đau rát, long đờm ở cổ họng. Khi kết hợp với tính kháng khuẩn ở mật ong sẽ giúp điều trị chứng mệt mỏi, ho ra đờm một cách nhanh chóng và an toàn.

Tinh dầu khuynh diệp

Dầu khuynh diệp là tinh dầu được chiết xuất hoàn toàn từ lá và ngọn cây tươi của cây bạch đàn nên rất an toàn cho da và cơ thể. Loại tinh dầu này thường được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, da liễu và hệ tiêu hóa. Tinh dầu khuynh diệp còn có khả năng hạ nhiệt cơ thể làm, làm dịu cổ họng, giúp long đờm, chống cảm cúm và cảm lạnh rất hiệu quả.

Nếu viêm họng gây nghẹt mũi, ho có đờm người bệnh có thể xông hơi với dầu khuynh diệp để làm thông thoáng đường thở và tiêu chất nhầy ứ trong hốc mũi. Cách thực hiện khá đơn giản:

  • Đun sôi 2 lít nước và cho vào vài giọt tinh dầu khuynh diệp.
  • Trùm kín chăn và xông hơi trong khoảng 15 phút.
  • Sau đó nên thoa dầu khuynh diệp ở cổ để giảm ho và làm ấm phổi.

Với trẻ nhỏ, bạn có thể cho tinh dầu vào nước tắm để giảm ho, đau họng và sổ mũi. Bạn cũng có thể thoa tinh dầu này vào các vị trí như cổ, lòng bàn tay, bàn chân, hai bên thái dương, ngực để giữ ấm cơ thể, phòng tránh và điều trị các triệu chứng đau họng, cảm sốt hiệu quả hơn.

Lá tía tô

Theo Đông Y, trong lá tía tô có vị cay nhẹ, tính ấm có khả năng khử độc kháng viêm rất tốt nên thường được dùng trong điều trị các triệu chứng cảm cúm viêm họng. Trong loại lá này cũng có hàm lượng  protein, khoáng chất, tinh dầu cao giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch hiệu quả.

Với những người bị ho có đờm kèm theo sốt cao, chỉ cần nấu một bát cháo trắng đập thêm trứng và lá tía tô, ăn ngay khi còn nóng sẽ giúp hạ thân nhiệt nhanh chóng. Lá tía tô đem hấp cách thủy cùng đường phèn, hoa khế, hoa đu đủ rồi dùng phần nước cốt cũng là phương pháp trị ho, tiêu đờm nhanh chóng có thể dùng cho các bé từ 3 tuổi trở lên.

Rau diếp cá

Rau diếp cá có vị cay hơi chua, tính mát, nếu tác động đến phế, can cho công dụng rất tốt trong giảm phù thũng, thông tiểu tiện, tiêu đờm, giải độc,…nên thường được dùng trong điều trị các bệnh về đường hô hấp. Các hoạt chất decanoyl acetaldehyd có trong diếp cá là loại chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng ức chế gây hại như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn…

đau họng có đờm
Nước rau diếp cá giúp tiêu đờm, giải độc rất tốt cho cơ thể

Các bài thuốc trị ho có đờm với rau diếp các rất đơn giản. Người bệnh có thể xay trực tiếp lá diếp cá rồi chắt lấy nước uống hằng ngày hoặc thêm mật ong để dễ uống hơn.

Lấy nước cốt diếp cá pha cùng nước vo gạo đã được lọc cặn rồi đun sôi trong khoảng 15 -20 phút sau đó đem ra sử dụng sẽ đem đến tác dụng tiêu đờm, bổ phế cho người bệnh.

Rễ cam thảo

Trong y học cổ truyền có vị ngọt, tính bình và không chứa độc, người ta thường dùng rễ cam thảo để điều trị viêm họng mãn tính rất hiệu quả. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy trong thỏa dược này có một số thành phần hóa học có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm loãng đờm, hỗ trợ điều trị viêm họng an toàn tại nhà.

Các chất trong cam thảo có tác dụng kích thích việc sản sinh dịch tiết hô hấp mới để giảm độ đặc quánh của đờm, nhờ đó dễ dàng loại bỏ đờm ứ ra bên ngoài. Người bệnh có thể sử dụng cam thảo bằng cách sắc thuốc uống, nhai trực tiếp, dùng dưới dạng cao lỏng đều cho hiệu quả trong điều trị viêm họng có đờm.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên áp dụng phương pháp này vì có thể gây ra một số tác dụng phụ có hại cho cả mẹ và bé.

Giấm táo

Các nghiên cứu cho thấy giấm táo như một chất kháng khuẩn tự nhiên và có thể đem lại nhiều lợi ích trong việc chống viêm nhiễm và ức chế sự sản sinh của các vi khuẩn có hại. Nhờ đặc tính axit có trong giấm táo mà nó có thể làm long đờm và ngăn chặn vi khuẩn lây lan rất tốt.

Chỉ cần hòa tan 1 – 2 muỗng giấm táo với nước ấm để dùng súc miệng mỗi ngày sau khi ăn sẽ gíp người bệnh bệnh nhanh chóng tiêu đờm, giảm viêm, không còn các triệu chứng đau rát cổ họng gây mệt mỏi.

Lá húng quế

Bên cạnh là một loại gia vị rau thơm ăn kèm, húng quế còn là vị thuốc có tác dụng chữa trị các bệnh về đường hô hấp rất tốt.  Theo Đông y, húng quế có mùi thơm, tính ấm, có tác dụng sát khuẩn, nấm mốc, sát trùng.. nên có thể dùng trong điều trị viêm họng, đau răng, long đờm, giảm viêm nhanh chóng.

đau họng có đờm
Nhai húng quế có tác dụng giảm đau rát, long đờm, kháng viêm cjo người bệnh

Người bệnh có thể trực tiếp nhai và nuốt húng quế để đẩy lùi các cơn đau rát và dịch đờm trong cổ họng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng lá húng tươi cho vào ấm và sắc cùng nước để thay nước uống dùng hằng ngày cũng cho hiệu quả tốt không kém.

Một số loại thuốc không kê toa

Nếu sau khi áp dụng một số phương pháp trên chưa đem lại hiệu quả tốt bạn có thể kết hợp với một số loại thuốc Tây không kê toa nhưng vẫn khá an toàn cho người dùng như:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt:  Paracetamol là nhóm thuốc giảm đau dạng nhẹ, khán an toàn có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em. Thuốc thường dùng trong việc giảm các triệu chứng đau họng, và sốt cao do viêm họng cấp tính. Tuy nhiên người có vấn đề về gan và tiền sử nghiện rượu nên thoog báo với các dược sĩ để được hiệu chỉnh liều dùng cho phù hợp.
  • Thuốc kháng histamine H1: Nhóm thuốc kháng histamine H1 thường được chỉ định trong trường hợp viêm họng do dị ứng đi kèm với các triệu chứng đau rát họng, hắt hơi, chảy nước mắt, sổ mũi, ho có đờm. Loại thuốc này khá an toàn và có thể tự mua sử dụng ngay khi không có toa từ bác sĩ.
  • Thuốc giảm ho, long đờm: Một số loại thuốc giảm ho, long đờm như Acetylcystein và Dextromethorphan có thể được sử dụng mà không cần kê toa.
  • Viên ngậm thảo dược: Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại viên ngậm thảo dược như Kẹo con tàu, Eugica, thuốc ho Bảo Thanh, Strepsil,… để điều trị viêm họng có đờm tại nhà.

Một số lưu ý khi điều trị ho có đờm tại nhà

Việc điều trị viêm họng có đờm tại nhà chỉ nên sử dụng khi tình trạng bệnh còn nhẹ, đờm có màu vàng hoặc xanh nhạt mà thôi. Đây đều là các bài thuốc dân gian dựa trên những đặc tính của các loại thảo mộc nên có thể chưa phù hợp và cho hiệu quả tốt trên một số cơ địa. Vì vậy nếu thấy có các dấu hiệu dị ứng hay sử dụng lâu ngày không có tiến triển bạn cần đi đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị chính xác hơn.

đau họng có đờm
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập gây đau họng có đờm

Một số vấn đề bạn cần lưu ý khi điều trị ho có đờm tại nhà để có hiệu quả tốt và nhanh chóng như:

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng đúng cách nhằm hạn chế sự phát triển quá mức của virus và vi khuẩn.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, nên ăn các thực phẩm được nấu chín, mềm loãng như bún, cháo súp để dễ ăn hơn. Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, đồ nướng hay các thực phẩm cứng.
  • Nhớ giữ ấm vùng cổ họng khi ra ngoài để tránh vị các vi khuẩn có hại xâm nhập. Nếu thời tiết chuyển lạnh và khô, hay ngồi phòng máy lạnh nhiều nên sử dụng máy tạo độ ẩm để làm dịu niêm mạc mũi và cổ họng.
  • Khi sử dụng các vài thuốc có chứa mật ong, không đựng mật ong trong vật liệu làm bằng kim loại và chỉ nên pha trong nước ấm. Ngoài ra cũng không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc cũng như những người mắc bệnh tiểu đường.
  • Cần tránh la hét quá mức hoặc nói quá nhiều trong thời gian điều trị bệnh.
  • Không sử dụng chung vật dụng sinh hoạt như ly tách, bát đũa hay khẩu trang nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác.
  • Uống nhiều nước, bên cạnh nước lọc thì có thể tăng cường uống các loại nước trái cây để bổ sung vitamin và sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra cũng nên chú ý là nên uống nước ấm, hạn chế dùng nước đá lạnh.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Tránh xa các chất kích thích có thể gây tình trạng viêm họng có đờm nặng hơn như thuốc lá, bia rượu.
  • Tăng cường tập thể dục để nâng cao thể lực và sức đề kháng cho cơ thể một cách tốt nhất.

Tùy từng thể trạng và cách sinh hoạt có khoa học hay không mà thời gian điều trị có thể khác nhau. Tuy nhiên nếu tự điều trị quá lâu mà không có biến chuyển hoặc bệnh hay tái phát nhiều, đờm có màu lạ bạn nên đến ngay các bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị chính xác, tránh các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe.

Với những chia sẻ trên đây hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về cách điều trị đau họng có đờm ngay tại nhà. Chúc các bạn thành công!

Cùng chuyên mục

Sáng ngủ dậy bị đau họng có đờm: Nguyên nhân và cách xử lý

Một số người thường gặp tình trạng sáng ngủ dậy đau họng có đờm. Đây là một triệu chứng cảnh báo bạn đang mắc phải một trong số các bệnh...

Đau họng nên ăn gì? Uống gì để bệnh nhanh khỏi?

Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ, bệnh nhân còn phải chú ý bổ sung về chế độ ăn uống hàng ngày để giúp các triệu chứng đau họng...

Bé ho có đờm lâu ngày không khỏi do đâu? Làm sao khỏi?

Bé ho có đờm lâu ngày không khỏi do đâu? Làm sao khỏi?

Bé ho có đờm lâu ngày không khỏi kèm theo một số biểu hiện đường hô hấp như thở khò khè, sốt hay sổ mũi có thể là dấu hiệu...

Thuốc Alpha Choay chữa viêm họng và những điều cần lưu ý

Thuốc Alpha Choay chữa viêm họng và những điều cần lưu ý

Thuốc Alpha Choay là một trong các loại thuốc kháng viêm dạng men. Thuốc thường được chỉ định trong điều trị chấn thương, bong gân, bỏng da, bầm tím,...đặc biệt...

Bị đau họng sổ mũi do đâu? 6 Mẹo giúp chữa khỏi nhanh chóng

Đau họng sổ mũi là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân như thay đổi thời tiết, do dị ứng hoặc một số bệnh liên...

Bệnh viêm họng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa

Bệnh viêm họng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa

Bệnh viêm họng khởi phát khi niêm mạc họng bị viêm ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Các phương pháp điều trị bệnh lý sẽ phụ thuộc vào quá...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn