Dấu hiệu trào ngược dạ dày khi mang thai và cách xử lý
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Các dấu hiệu trào ngược dạ dày khi mang thai thường xuất hiện trong những tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ khiến mẹ bầu vốn đã khó chịu trong người nay càng thêm mệt mỏi. Bà bầu cần thay đổi một số chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng để sớm khắc phục tình trạng này, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và thai nhi.
Dấu hiệu trào ngược dạ dày khi mang thai
Phụ nữ mang thai là đối tượng có sức đề kháng suy yếu do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Đặc biệt tình trạng trào ngược dạ dày thực quản thường rất xảy ra ở bà bầu. Các triệu chứng này có thể là dấu hiệu sớm thông báo việc bạn đã mang thai nhưng cũng có thể xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ gây ra rất nhiều sự khó chịu cho mẹ bầu.
Nhìn chung các dấu hiệu cho thấy bà bầu bị trào ngược dạ dày bao gồm
Ợ nóng, ợ hơi
Đây là tình trạng hầu như bà bầu cũng gặp phải. Thức ăn khi vào đến dạ dày nếu không được tiêu hoá hết sẽ thích tụ lại, lên men, sản xuất ra các acid làm bà bầu cảm thấy nóng rát ở ngực. Hơi acid đưa lên từ dạ dày tới thực quản và thoát ra bằng cách ợ. Ợ nóng khiến miệng có mùi hôi chua, cổ nóng rát, có vị đắng rất khó chịu.
Mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng cả khi đói lẫn khi no, đặc biệt là lúc ăn quá nhiều. Khi nằm hoặc cúi người các triệu chứng này cũng xuất hiện nhiều hơn do dạ dày và thực quản nằm ngang bằng nhau nên hơi dễ trào lên hơn. Các triệu chứng này kéo dài từ bụng, qua đường thực quản lên tới vùng xương ức và cổ họng. Thường các triệu chứng ợ chua và ợ nóng sẽ xuất hiện song song cùng lúc.
Buồn nôn
Bà bầu khi mang thai thường bị buồn nôn. Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị trào ngược dạ dày do lượng Hormone relaxin trong cơ thể tăng cao bất thường gây ra cảm giác buồn nôn.
Bên cạnh đó, sự co thắt hoạt động quá mức của dạ dày cũng làm cho thức ăn và acid trong dạ dày bị đảo lộn dẫn đến tình trạng buồn nôn. Các triệu chứng này có thể xuất hiện sau tình trạng ợ chua hay ợ nóng, nhất là khi bà bầu nằm xuống.
Cảm thấy đắng miệng
Bà bầu bị trào ngược dạ dày thường có cảm giác đắng miệng, ăn uống không ngon, mất vị giác. Đấy là do dịch mật từ dạ dày trào ngược lên thực quản làm đắng miệng. Mẹ ăn gì cũng buồn nôn khó chịu, chán ăn có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất của con, đặc biệt trong 3 tháng đầu.
Đau tức vùng thượng vị và ngực
Trào ngược dạ dày được biểu hiện khá rõ thông qua việc đau tức vùng thượng vị và ngực. Đặc biệt các triệu chứng này ở mẹ bầu thường nặng nề hơn so với người bình thường. Nhất là trong những tháng cuối, nếu mẹ bị trào ngược dạ dày, lúc này tử cung đã phát triển khá to có thể gây chèn ép dạ dày đẩy khí lên nhiều hơn khiến tình trạng đau tức ngực khi ợ hơi hay buồn nôn rõ rệt hơn.
Đồng thời các acid dịch vị khi lên thực quản sẽ kích thích các đầu mút sợi thần kinh tại đây và phản ứng lại bằng các cơn đau ngay vùng thượng vị và ngực. Bà bầu sẽ thường cảm thấy ngực bị đè nén, cơn đau có thể lan ra phía sau vùng lưng vô cùng mệt mỏi.
Ngoài ra, một số dấu hiệu trào ngược dạ dày khi mang thai khác bà bầu cũng có thể gặp phải như đau họng, nuốt khan, khô miệng, khản giọng. Các triệu chứng này nếu xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và tinh thần nên cần sớm điều trị.
Nguyên Nhân gây trào ngược thực quản dạ dày khi mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị trào ngược dạ dày, có thể liên quan đến một số bệnh lý, vấn đề sinh hoạt hoặc do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Mẹ bầu cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có thể có phương hướng điều trị phù hợp và hiệu quả.
Các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở bà bầu bao gồm
Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh
Chế độ ăn uống thiếu khoa học chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu cũng như tất cả mọi người mắc phải tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nhất. Những vấn đề liên quan đến ăn uống làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày như
- Ăn thức ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ
- Bỏ bữa, không ăn đúng giờ
- Ăn các thức ăn cứng khó tiêu hoá.
- Uống bia rượu hay một số chất kích thích khác
- Ăn quá nhiều
- Béo phì
Đặc biệt bà bầu là đối tượng thường ăn khá nhiều, kể cả đêm muộn. Tình trạng này kéo dài khiến dạ dày bị thay đổi giờ giấc hoạt động khác thường, lượng acid tiết ra bị dư thừa không sử dụng.Trong khi đó khi thức ăn đi vào sau đó lại không đủ acid để tiêu hoá. Thức ăn tồn đọng lại lâu ngày dẫn đến tình trào ngược dạ dày.
Ngoài ra, việc bà bầu ăn quá nhiều thức một lúc khiến dạ dạ dày căng tức hay ăn vội vã, hoạt động mạnh sau ăn cũng là nguyên nhân làm dạ dày hoạt động kém hiệu quả, thức ăn không tiêu hoá được khiến chúng trào ngược lên thực quản.
Lạm dụng thuốc tây
Trong quá trình mang thai hoặc trước đó nếu bà bầu thường xuyên sử dụng một số loại thuốc như giảm đau, thuốc kháng sinh hay thuốc chống viêm,…cũng gây các ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Các triệu chứng cơ bản đầu tiên chính là tình trạng trào ngược dạ dày. Nếu vẫn tiếp tục kéo dài lâu ngày có thể gây đau dạ dày hay viêm loét dạ dày rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, việc bà bầu dùng một số loại thuốc trong giai đoạn mang thai cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt cho thai nhi nên cần thật sự chú ý khi sử dụng,
Căng thẳng, stress trong thời gian dài
Các nghiên cứu cho thấy, việc thức khuya, căng thẳng, stress kéo dài có thể dẫn đến các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân là do acid dịch vị trong dạ dày có xu hướng tiết ra nhiều hơn khi sống trong môi trường nhiều áp lực. Kèm theo đó dạ dày sẽ co bóp dữ dội dẫn đến việc acid bị trào ngược lên thực quản mạnh mẽ.
Bà bầu thường có xu hướng lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi, dễ cáu gắt hơn do sự thay đổi hormone của cơ thể. Tình trạng này cũng có thể dẫn tới một số rối loạn ở hệ thống tiêu hoá. Vì vậy bên ngoài tình trạng trào ngược, mẹ bầu còn có thể bị khó tiêu, chướng bụng, khó chịu, đôi khi là tiêu chảy do thức ăn tồn đọng lâu ngày ở dạ dày, sản sinh ra hơi khiến tâm vị mở ra.
Biến chứng của bệnh lý
Mẹ bầu mắc một số bệnh lý liên quan đến dạ dày cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trào ngược dạ dày. Một số bệnh gây ra các triệu chứng này như
Dạ dày bị tổn thương trước đó nên khi gặp sự thay đổi bất thường về hormone và các vấn đề sinh hoạt càng bộc phát trầm trọng hơn với các triệu chứng đặc trưng như ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, khó chịu mệt mỏi khắp người.
Điều trị tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai
Thực tế tình trạng trào ngược dạ dày không quá nguy hiểm. Người bệnh này có thể dùng một số loại thuốc kết hợp với việc thay đổi một lối sống lành mạnh hơn là có thể kiểm soát các triệu chứng này nhanh chóng. Nếu các nguyên nhân do bệnh lý thì chỉ cần điều trị tận gốc các bệnh này thì các tình trạng này cũng sẽ biến mất.
Tuy nhiên khi mang thai việc điều trị thường gặp nhiều khó khăn hơn. Cơ thể bà bầu rất nhạy cảm, việc dùng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vì vậy mà bà bầu thường không được khuyến khích việc điều trị bằng thuốc để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi.
Bà bầu nếu bị trào ngược dạ dày thực quản thường được hướng dẫn thay đổi một lối sống khoa học và thay đổi một chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn. Các phương pháp này có thể tạm thời kiểm soát các triệu chứng ợ hơi, nóng rát thượng vị, lấy lại khẩu vị cho bà bầu. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên kết hợp thêm một số phương pháp điều trị tại nhà từ các loại thảo dược để hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng bệnh tốt hơn.
Các bài thuốc dân gian
Mẹ bầu có thể tham khảo các bài thuốc điều trị tại nhà từ thảo dược sau đây
Tinh bột nghệ + sữa chua
Nghệ là một loại thảo dược tự nhiên cực kỳ tốt trong điều trị các triệu chứng liên quan đến các bệnh dạ dày đồng thời an toàn dành cho cả bà bầu. Hoạt chất curcumin có trong nghệ được biết đến với khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm cực, tăng cường khả năng làm lành các vùng tổn thương tại niêm mạc dạ dày hiệu quả. Khả năng thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày cũng rất tốt.
Trong khi đó, sữa chua là thực phẩm có rất nhiều men tiêu hoá tốt, nhờ đó hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả, giảm bớt tình trạng ợ nóng, ợ hơi. Trong sữa chua và nghệ cũng có rất nhiều hoạt chất tốt cho sức khoẻ của bà bầu và thai nhi.
Mẹ bầu chỉ cần pha khoảng 1 thìa tinh bột nghệ vào sữa chua ăn mỗi ngày một lần sẽ giúp giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày như ợ hơi ợ nóng, giảm tình trạng chướng bụng hiệu quả. Tuy nhiên nhớ chú ý sử dụng đúng loại tinh bột nghệ nguyên chất để không gây nguy hiểm cho thai nhi. Mẹ bầu nên thử pha tinh nghệ với nước nếu tan hết không để lại cặn là tinh bột nghệ nguyên chất, còn lắng cặn vàng ở đáy ly là bột nghệ.
Gừng
Gừng là một trong những thực phẩm vàng cho bà bầu được khuyên nên dùng hằng ngày. Loại thảo dược này không chỉ giúp làm giảm cảm giác buồn nôn mà còn cải thiện dạ dày hiệu quả, nhờ đó giảm bớt các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản giúp mẹ ăn ngon và nghỉ ngơi nhiều hơn.
Mẹ bầu có thể ngậm một viên kẹo gừng mỗi ngày vào buổi sáng sẽ thấy cơ thể khoẻ khoắn và tràn đầy năng lượng. Các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng cũng được giảm thiểu đáng kể. Một tách trà gừng nóng vào buổi sáng cũng giúp làm dịu bụng, ngăn các cơn đau thượng vị, đồng thời giúp an thần để mẹ ngủ ngon hơn. Ngoài ra bà bầu cũng nên thêm gừng vào trong các món ăn hằng ngày để tốt hơn cho sức khoẻ.
Tuy nhiên chú ý không nên dùng gừng vào buổi tối. Những người có tiền sử bị tiểu đường hay loét dạ dày cũng không nên sử dụng thảo dược này.
Nước dừa
Bà bầu uống nước dừa sẽ giúp cấp nước, tăng nước ối, bổ sung điện giải cùng một số loại vitamin khác rất tốt cho cơ thể. nước dừa cũng được chứng minh có thể cải thiện một số tình trạng ở hệ tiêu hoá cho bà bầu, trong đó có cả trào ngược dạ dày. Nếu cảm thấy bị chướng bụng, khó tiêu, chỉ cần uống một cốc nước dừa thì các triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất.
Tuy nhiên cũng cần chú ý không dùng nước dừa cho bà bầu ở tam cá nguyệt thứ nhất vì có thể gây một số ảnh hưởng tới thai nhi. Bắt đầu sang tháng thứ 4, mẹ bầu nên uống 2-3 ly mỗi tuần sẽ rất tốt cho cơ thể.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc không chỉ giúp an thần mà còn đem đến rất nhiều hiệu quả cho hệ tiêu hoá của phụ nữ mang thai. Uống một ly trà hoa cúc sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, nóng rát ngực và vùng thượng vị. Đặc biệt dùng trà thảo dược này vào buổi tối trước khi đi ngủ còn giúp thư giãn tinh thần, thả lỏng cơ thể, nhờ đó mẹ được ngủ ngon giấc hơn.
Thay đổi chế độ ăn uống
Các bài thuốc dân gian phía trên chỉ có tác dụng hỗ trợ việc kiểm soát các triệu chứng trào ngược dạ dày, không có tác dụng điều trị bệnh hoàn toàn. Trong khi đó, các triệu chứng này lại liên quan rất nhiều đến vấn đề ăn uống. Vì vậy bà bầu cần phải chú ý nhiều hơn đến chế độ sinh dưỡng để giảm nhẹ cũng như ngăn ngừa các triệu chứng này tái phát.
Một số vấn đề mà phụ nữ mang thai cần chú ý trong chế độ dinh dưỡng bao gồm
- Tăng cường bổ sung chất xơ, các vitamin và khoáng chất để hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả.
- Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cứng, đồ ăn nhanh, đồ ăn quá chua, quá béo.
- Hạn chế dùng các chất kích thích.
- Chai nhỏ các bữa ăn hằng ngày trong một khung giờ nhất định sẽ tốt hơn cho tiêu hoá.
- Không bỏ bữa, hạn chế ăn về đêm
- Không ăn quá no cũng không để bụng quá đói.
- Ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn.
- Uống nước trước hoặc sau khi ăn xong, hạn chế việc vừa ăn vừa uống. Nếu cảm thấy khát có thể dùng nước canh.
- Uống một ly sữa sau khi ăn xong có thể làm giảm tình trạng ợ chua, ợ nóng.
- Sau khi ăn xong nên đi dạo nhẹ nhàng, tuyệt đối không nên ngồi hay nằm ngay.
- Cố gắng hạn chế ăn uống trước 3 tiếng khi ngủ để giảm tình trạng ợ hơi, ợ nóng.
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt hằng ngày cũng giúp mẹ bầu có thể giảm được tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả.
- Đi dạo nhẹ nhàng sau khi ăn sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Tránh nằm hay ngồi ngay sau ăn. Ít nhất sau ăn 2 tiếng mới nên nằm.
- Khi ngủ nằm kê gối cao sẽ giúp bà bầu ngủ ngon, giảm tình trạng ợ hơi, ợ nóng. Các tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu khác như nằm kê chân, kê bụng và nghiêng về bên trái cũng rất tốt cho hệ tiêu hoá.
- Kiểm soát tốt cân nặng.
- Có giờ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học.
- Cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, hạn chế bị căng thẳng stress kéo dài.
- Tránh xa các môi trường ô nhiễm, khói thuốc vì có thể làm tình trạng trào ngược thêm trầm trọng đồng thời không tốt cho việc phát triển của thai nhi.
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Tập đứng thẳng vừa làm giảm trào ngược vừa giảm đau lưng.
- Tập các bài thể dục nhẹ nhàng và phù hợp. Tốt nhất bà bầu nên tham gia các lớp học yoga sẽ đem đến rất nhiều tác dụng tăng cường sức khoẻ cho cả mẹ và thai nhi.
Khi phát hiện các dấu hiệu trào ngược dạ dày khi mang thai bạn cần nhanh chóng đi khám để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp hơn và tránh các biến chứng nguy hiểm khác. Đừng quên thường xuyên đi khám bệnh định kỳ thai sản để đảm bảo không có các bệnh tiềm ẩn, hỗ trợ cho sự phát triển triển khoẻ mạnh toàn diện cho thai nhi.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!