Các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi cần hết sức lưu ý
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Nâng mũi là phương pháp làm đẹp vô cùng phổ biến hiện nay nhưng cũng đồng thời tồn tại rất nhiều biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Tìm hiểu các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi sẽ giúp bạn có thể xử lý sớm, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.
Các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi cần chú ý
Nhiễm trùng sau nâng mũi là trường hợp rất nhiều người gặp phải khiến mũi có nguy cơ bị dị dạng, lệch sống mũi, biến chứng làm hoại tử mũi vô cùng nguy hiểm. Bạn có thể cần tốn thêm rất nhiều chi phí khác để chỉnh sửa mũi, thậm chí nếu không cải thiện nhanh chóng còn không thể chỉnh sửa lại được.
Cần chú ý rằng nếu các dấu hiệu mũi bị sưng bầm, to hơn bình thường không phải là dấu hiệu mũi bị nhiễm trùng nhưng khá nhiều người bị nhầm lẫn. Do đó cần phải tìm hiểu chính xác các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi để có phương pháp can thiệp xử lý đúng bệnh, đúng thời điểm và đúng cách.
Mũi bị sưng tím, thâm bầm và đau nhức
Mũi sau khi nâng nếu chỉ bị sưng tím bình thường thì không quá nguy hiểm tuy nhiên nếu có kèm theo các cơn đau âm ỉ bên trong thì bạn không nên chủ quan. Bởi đây có thể là một trong những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi đầu tiên, nếu phát hiện sớm thì có thể xử lý nhanh chóng kịp thời.
Thường tình trạng sưng tím đau nhức có dấu hiệu nhiễm trùng nếu tiếp qua ngày thứ 5- 6 mà vẫn chưa hết. Do trong 1-2 ngày đầu, các vết thương còn chưa lành hẳn cùng với việc bác sĩ tiêm thuốc tê, thuốc giảm đau nên vẫn có thể xuất hiện một số tình trạng đau nhức trong vài ngày đầu.
Thường với cơ địa tốt tình trạng sưng bầm có thể biến mất, với những người có cơ địa nặng hơn thì có thể kéo dài đến 5, 6 ngày. Tuy nhiên nếu xuất hiện trong liên tiếp cả tuần kết hợp với tình trạng đau nhức âm ỉ kéo dài không dứt thì bạn nên liên hệ đến ngay cơ sở thẩm mỹ để kịp thời xử lý.
Sốt cao, xuất hiện hạch
Sốt cao cũng là triệu chứng rất đặc trưng của tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật thường gặp ở rất nhiều người. Thường nguyên nhân sốt cao liên quan đến các tình trạng dùng vật liệu kém chất lượng hay việc khử trùng kém chất lượng.
Trong một số trường hợp, tình trạng sốt vẫn có thể xảy ra với những cơ địa độc nhưng nếu cơn sốt liên tiếp kết hợp thêm nổi hạch thì rất có khả năng là dấu hiệu nhiễm trùng sau nâng mũi. Bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để có thể được xử lý kịp thời.
Bạn có thể sốt cao lên tới 39, 40 độ, người mệt mỏi mê man, da tái xanh và cảm thấy như không còn chút sức lực nào.Trong trường hợp không sốt cao nhưng có nổi hạch thì bạn vẫn nên cẩn trọng để tránh các biến chứng nguy hiểm khác.
Mũi chảy máu hoặc dịch, mũi có mùi hôi
Hiện tượng chảy máu hay dịch là hiện tượng sinh lý vô cùng bình thường nếu xuất hiện trong vài ngày đầu sau phẫu thuật. Bởi hầu hết các trường hợp sau khi phẫu thuật mũi mọi người đều được chỉ định quay lại trong 1-2 ngày đều để hút hết các dịch nhầy dư thừa.
Thậm chí trong hai ngày đầu bạn có thể phải thay 30- 50 băng gạc dưới mũi để thấm các dịch nhầy chảy ra. Tuy nhiên nếu bước qua ngày thứ 4 mà tình trạng chảy dịch vẫn tiếp tục, có mủ vàng kèm theo mùi hôi khó chịu có thể cảm nhận rõ thì cần thông báo ngay cho bác sĩ.
Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng mũi nhẹ hoặc có thể do bạn bị viêm xoang chưa điều trị hoàn tất mà vẫn tiếp tục phẫu thuật. Ngoài ra nếu sử dụng các loại sụn quá cứng làm thủng ở vách mũi, ghép sụn ở đầu mũi bị nhiễm trùng gây ra một đường rò nhỏ rò dịch vào lỗ mũi.
Mũi xuất hiện mùi hôi là do các dấu hiệu nhiễm trùng lâu ngày gây ra hoại tử thịt bên trong. Nếu cảm nhận được mùi hôi này bạn cần mau chóng liên hệ đến bác sĩ để có thẻ xử lý nhanh chóng kịp thời nhanh chóng nhất.
Mũi bị biến đen
Sau khi mũi phẫu thuật nếu có dấu hiệu nhiễm trùng sẽ khiến các vi khuẩn xâm nhập vào khoang trống bên trong giữa sụn và biểu mô. Các tế bào bên trong chết dần đi làm mũi bị biến đen nhìn rất dị dạng. Đây là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm chứng tỏ vi khuẩn đã xâm nhập sâu vào bên trong cần phải xử lý càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên bạn cần chú ý rõ biểu hiện của việc mũi bầm đen do máu bầm hay mũi bị đen do hoại tử để có phương pháp xử lý phù hợp
Nếu sau thời gian nâng mũi các triệu chứng trên vẫn đồng loạt xuất hiện bạn nên liên hệ trực tiếp cho các bác sĩ để có thể khám xét chính xác. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay dùng các phương pháp tại nhà vì có thể làm tình trạng nhiễm trùng trầm trọng hơn.
Nguyên nhân làm mũi bị nhiễm trùng
Có rất nhiều nguyên nhân làm mũi bị nhiễm trùng, có thể liên quan đến các yếu tố vệ sinh chăm sóc tại nhà hoặc cũng có thể do cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng. Biết chính xác nguyên nhân cũng giúp bạn có phương pháp xử lý phù hợp.
Nguyên nhân khách quan
Tình trạng nhiễm trùng mũi sau khi nâng có thể liên quan rất nhiều biến quá trình phẫu thuật. Nguyên nhân là do người bệnh chọn những trung tâm thẩm mỹ kém chất lượng khiến quá trình phẫu thuật không được đảm bảo và gây những biến chứng trầm trọng như nhiễm trùng mũi.
Các nguyên nhân khác quan gây ra tình trạng nhiễm trùng mũi chủ yếu bao gồm
- Hệ thống phòng mổ không được vô trùng theo đúng nguyên tắc khiến các vi khuẩn có thể lọt vào theo đường không khí hoặc nhiễm từ những người bệnh trước đó.
- Các thiết bị sử dụng để phẫu thuật dao, kéo hay chỉ khâu không được khử trùng đảm bảo.
- Chất liệu dùng để độn mũi bị nhiễm trùng hay sử dụng các sản phẩm kém chất lượng
- Không xét nghiệm chính xác tính tương thích với các vật liệu độn hay chỉ khâu gây nhiễm trùng
- Người bệnh bị viêm xoang nhưng chưa điều trị khỏi hẳn nhưng vẫn muốn nâng mũi cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng
- Bác sĩ có tay nghề kém không thể xử lý hoàn hảo trong quá trình phẫu thuật và nâng mũi.
- Tong hai ngày đầu việc hút dịch không được hoàn toàn làm dịch tồn đọng lại gây viêm nhiễm.
- Vết khâu mũi không được băng đúng cách
- Sức đề kháng kém, cơ địa độc dôi khi cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng mũi dù các yếu tố phía trên đã được đảm bảo ổn định
Thực tế những tình trạng kể trên không hề hiếm gặp. Rất nhiều người vì ham rẻ mà chọn những trung thẩm mỹ chui kém uy tín, sử dụng các thiết bị thẩm mỹ kém chất lượng hay sử dụng các vật liệu độn không rõ nguồn gốc gây ra tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng.
Có những trường hợp sau khi nhiễm trùng quay lại với trung tâm thẩm mỹ nhưng bị chối bỏ việc điều trị hoặc có điều trị nhưng lại càng làm tình trạng nhiễm trùng nặng nề hơn. Mũi bị nhiễm trùng khiến các vi khuẩn xâm nhập nhanh chóng gây hoại tử mũi thì rất khó để điều trị. Có những người phải mang chiếc mũi dị dạng mãi mãi vì không có đủ chi phí để điều trị.
Do đó bạn cần phải cực kỳ thận trọng trong việc lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ làm đẹp. Tốt nhất nên tìm hiểu thật kỹ các trung tâm thẩm mỹ trước khi lựa chọn bất cứ các địa điểm nào. Hầu hết các trung tâm thẩm mỹ hiện tại đều có các website và hình ảnh chân thật, review của các khách hàng đã sử dụng dịch vụ tại đây. Bạn có thể tham khảo.
Nguyên nhân chủ quan
Một nguyên nhân khác gây nhiễm trùng mũi được bắt nguồn từ chính người nâng mũi. Phẫu thuật nâng mũi dù chỉ là một thủ thuật nhỏ nhưng cũng có can thiệp xâm lấn trên mũi cần hết sức chú ý các yếu tố kiêng khem, chăm sóc tại nhà để phục hồi nhanh nhất. Thực hiện không chính xác các vấn đề gây nhiễm trùng ở rất nhiều người.
Những vấn đề gặp phải làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bao gồm
- Có chế độ dinh dưỡng không phù hợp: thịt bò, rau muống, cá có thể chính là nguyên nhân gây kích ứng các yếu tố nhiễm trùng. Do các thực phẩm này có thể làm mưng mủ, hình thành sẽ hình thành sẹo với đặc trưng bởi các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi xuất hiện đầu tiên. Bên cạnh đó các thực phẩm khác như tôm, cua, hải sản, đồ nếp.. cũng có thể gây ra triệu chứng tương tự nên bạn cần cực kỳ chú ý.
- Có các vi khuẩn xâm nhập: cách chườm đá sau khi nâng mũi thiếu đảm bảo, không che chắn mũi khi ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân chính gây viêm nhiễm mũi khiến nhiều người vất ngờ. Bởi sau phẫu thuật, các vết thương còn chưa lành hẳn nên rất dễ bị các yếu tố ngoài môi trường như vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập làm viêm nhiễm bên trong. Đôi khi việc dùng tay chạm vào mũi quá nhiều cũng là yếu tố dễ gây nhiễm trùng, đặc biệt khi tay chưa được khử trùng sát khuẩn sạch.
- Vệ sinh không sạch sẽ mũi: Dù sau khi phẫu thuật việc chạm vào mũi cần hạn chế những vẫn cần giữ cho mũi và khu vực quanh nó sạch sẽ bằng cách thay băng hằng ngày hoặc sát trùng sạch sẽ.
- Tác động làm di chuyển cấu trúc mũi: trong thời gian đầu mới nâng mũi, kể cả khi các vết thương trên mũi đã lành nhưng cấu trúc vẫn chưa thể nào ổn định. Việc tác động vào mũi dù là nhỏ nhưng đôi khi cũng có thể làm dịch chuyển cấu trúc mũi và gây nhiễm trùng từ bên trong. Một số tác động thường dễ gặp như đeo khẩu trang quá chật, có gọng khẩu trang cứng, ấn vào mũi hay vô tình làm thay đổi cấu trúc mũi khi làm chuyện giường chiếu.
Thực tế với các nguyên nhân này hoàn toàn có thể điều chỉnh để ngăn chặn các nguy cơ này có thể xảy ra. Trừ một số người có cơ địa độc dễ bị dị ứng còn lại hầu hết mỗi người chỉ cần chú ý làm theo các chỉ định từ bác sĩ về cách chăm sóc và dinh dưỡng tại nhà là hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
Việc ăn kiêng tốt nhất nên kéo dài cho tới khi cấu trúc mũi lành hẳn, khoảng từ 10- 15 ngày. Ngoài ra bạn cũng nên ưu tiên uống nhiều nước, ăn các món ăn mềm lỏng, bổ sung nhiều rau xanh và các loại trái cây để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương hơn.
Với việc hoạt động thể thao cũng nên chú ý hạn chế cho tới khi đã tháo băng mũi. Bởi nếu hoạt động quá mạnh khiến mũi hoặc mặt bị ra mồ hôi, chạm vào các miệng vết mổ cũng có thể gây nhiễm trùng nhanh chóng. Tham khảo thật ý kiến của bác sĩ trong thời gian điều trị tại nhà để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Làm gì khi mũi bị nhiễm trùng?
Khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi, bạn nên liên hệ trực tiếp với các cơ sở thẩm mỹ để được xử lý kịp thời. Với các trường hợp nhiễm trùng nhẹ bạn có thể được chỉ định thay băng hoặc dùng một vài nhóm thuốc kháng sinh, giảm đau chống viêm để loại bỏ bớt các vi khuẩn bên trong kết hợp với các phương pháp chăm sóc tại nhà phù hợp sẽ giúp cải thiện nhanh chóng.
Với các dấu hiệu nhiễm trùng nặng có nguy cơ biến chứng người bệnh có thể sẽ được tháo sụn mũi, xử lý các phần thịt bị hoại tử, loại bỏ các ổ viêm nhiễm và lựa chọn lại các phương pháp khác phù hợp hơn. Lưu ý lúc này bạn nên ưu tiên chọn những phương pháp nâng mũi không quá cao như nâng mũi S Line sẽ phù hợp hơn với tình trạng sức khỏe.
Bên cạnh đó, nếu phát hiện các nguyên nhân có liên quan đến trung tâm thẩm mỹ thì bạn nên đến thẳng bệnh viện hay tìm kiếm các trung thẩm mỹ uy tín hơn để xử lý. Tránh việc quay lại cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng cũ có thể làm tình trạng trầm trọng hơn do không thể xử lý tình huống hay không đủ các thiết bị để điều trị.
Bạn không nên vì quá tiếc tiền mà làm tổn hại thêm cho sức khỏe thêm một lần nữa. Điều trị chậm chạp có thể khiến tình hình viêm nhiễm nặng nề hơn gây hoại tử sẽ vô cùng nguy hiểm.
Các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi là nỗi ám ảnh của rất nhiều người sau khi làm đẹp sợ gặp phải. Lựa chọn các trung tâm thẩm mỹ uy tín chất lượng chính là cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ này. Hy vọng bài viết trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để đem lại sắc đẹp hoàn hảo nhất cho bản thân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!