Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Triệu chứng mang thai giả: Cách phân biệt và nhận biết chính xác

Phù chân khi mang thai: Nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

Bị cảm khi mang thai: 8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?

Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi và cách xử lý an toàn

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm: Cách chăm sóc, điều trị

Nhận biết sớm dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu chủ động được trong cách chăm sóc và điều trị. Trường hợp phát hiện muộn có thể khiến vòi trứng bị vỡ gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Thai ngoài tử cung là gì? Có nguy hiểm không?

Thai ngoài tử cung là tình trạng trứng sau khi thụ tinh không phát triển trong tử cung mà lại ở một vị khác. Đó có thể là buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, nhưng nhiều nhất vẫn là vòi trứng. Trường hợp này xảy ra không nhiều, chỉ chiếm 0,5 – 1% các ca mang thai.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là tình trạng trứng sau khi thụ tinh không phát triển trong tử cung mà lại ở một vị khác

Đây là một hiện tượng nguy hiểm vì vòi trứng có thể vỡ bất cứ khi nào, gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến tính mạng và có thể gây tử vong nếu không được can thiệp y tế kịp thời. Điều này được lí giải là do các môi trường khác ngoài tử cung không có đủ không gian để thai nhi phát triển, nên khi phôi thai lớn lên sẽ chèn ép và phá vỡ các mạch máu ở ổ bụng gây xuất huyết.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai ngoài tử cung còn có thể gặp một số biến chứng sau đây:

  • Nguy cơ bỏ thai cao: Theo các chuyên gia phụ sản, tử cung là nơi có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để thai nhi phát triển bình thường. Rời xa môi trường này, phôi thai sẽ không được cung cấp đủ máu và các chất dinh dưỡng để sống xót đến khi chào đời, dẫn đến nguy cơ bỏ thai cao.
  • Có khả năng bị vô sinh: Khi rơi vào trường hợp vỡ thai, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật và có thể cắt bỏ vòi trứng để đảm bảo không nguy hiểm đến tính mạng. Điều này đồng nghĩa với phụ nữ sẽ bị vô sinh, không còn khả năng sinh con nữa.

Theo thống kê, nữ giới ở bất kì độ tuổi nào đều có thể mang thai ngoài tử cung, trong đó phụ nữ từ 21 – 29 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất. Khi phát hiện bất cứ dấu hiệu chửa ngoài dạ con, bạn  nên đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám có có biện pháp hỗ trợ kịp thời, tránh xảy ra các hậu quả đáng tiếc.

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào xác định chính xác nguyên nhân mang thai ngoài tử cung. Nhưng theo các chuyên gia thì nó có thể đến từ một số yếu tố dưới đây:

  • Viêm nhiễm vòi trứng: Thường xảy ra do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: chlamydia, lậu,… gây viêm nhiễm, tắc hoặc hẹp vòi trứng dẫn đến chửa ngoài tử cung.
  • Mắc các bệnh phụ khoa: Khối u phần phụ, dị dạng vòi trứng bẩm sinh, lạc nội mạc tử cung,… là những bệnh phụ khoa mà khi phụ nữ mắc phải có thể làm tăng nguy cơ chửa ngoài dạ con.
  • Thường xuyên hút thuốc lá: Đây là một trong những yếu tố có khiến phụ nữ mang thai ngoài tử cung. Theo các nghiên cứu, chất độc nicotin có thể phá hủy các dung mao trên thành ống dẫn trứng, làm cử động của vòi trứng bị giảm đi, khiến quá trình di chuyển của hợp tử về tử cung trở nên khó khăn.
  • Ngoài ra, nguyên nhân mang thai ngoài tử cung còn có thể do nạo phá thai, viêm vùng chậu, nội tiết tố hoặc di truyền không bình thường,…
nguyên nhân gây chửa ngoài tử cung
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân có thể khiến phụ nữ bị thai ngoài tử cung

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm

Thời gian sớm nhất để có thể phát hiện các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là từ tuần thứ 5 đến thứ 10 của thai kỳ, rơi vào khoảng ngày 15 của chu kỳ kinh nguyệt với các biểu hiện sau:

  • Chảy máu âm đạo: Hiện tượng này xảy ra bất thường với hình dạng là những đốm máu ở âm đạo, biểu hiện cho việc tinh trùng đã gặp trứng và thụ thai thành công. Đây có thể là máu báo thai nhưng cũng có thể là dấu hiệu chửa ngoài dạ con, để biết chính xác mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ.
  • Chuột rút: Chuột rút là dấu hiệu bình thường khi mang thai nhưng nếu nó xảy ra với mức độ nghiêm trọng và có đi kèm các dấu hiệu như: chảy máu âm đạo, đau bụng,… thì khả năng cao bạn đã chửa ngoài tử cung.
  • Đau bụng hoặc đau vùng xương chậu: Là biểu hiện chửa ngoài tử cung sớm. Đau bụng hoặc đau vùng xương chậu thường xảy ra một cách dồn dập và phát triển đột ngột. Lúc đầu cơn đau có thể âm ỉ nhưng càng về sau càng dữ dội, khiến mẹ bầu cảm thấy mệt lả người, mặt xanh xao như thiếu máu. Trường hợp bị vỡ vòi trứng có thể bị hôn mê, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời.
  • Lượng hCG trong máu bị giảm: Đối với những trường hợp mang thai bình thường, nồng độ hCG trong máu sản phụ sẽ tăng dần theo tuổi thai. Nhưng nếu chửa ngoài dạ con, lượng hCG này có thể sẽ tăng rất chậm, không tăng hoặc có dấu hiệu giảm. Lúc này, bạn có thể nhờ bác sĩ làm thêm các xét nghiệm để chuẩn đoán chính xác, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Đau lưng: So với các sản phụ khác, phụ nữ chửa ngoài tử cung rất thường xảy ra các cơn đau mạnh và kéo dài dai dẳng ở phần lưng, dẫn đến cơ thể mẹ bầu luôn trong tình trạng mệt mỏi và khó chịu.
biểu hiện chửa ngoài tử cung
Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm có thể là chuột rút, đau bụng, chảy máu âm đạo,…
  • Đau vai gáy: Là một dấu hiệu báo hiệu thai ngoài tử cung bắt đầu bị vỡ. Các cơn đau sẽ xuất hiện bất thường và nghiêm trọng, kéo dài từ vai đến cánh tay và có thể kèm theo các triệu chứng đau bụng, chảy máu âm đạo.
  • Hoa mắt chóng mặt: Là một trong những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm nhưng cũng có thể là do mất ngủ, thiếu máu, ăn uống không đủ chất hoặc do ốm nghén. Đối với các trường hợp thông thường, hiện tượng hoa mắt chóng mặt chỉ diễn ra một lúc là hết. Còn với người chửa ngoài dạ con, tình trạng này sẽ kèm theo các cơn đau buốt ở bụng, ớn lạnh, tuột huyết áp,… khi ống dẫn trứng bị vỡ.
  • Buồn nôn: Buồn nôn là một biểu hiện chửa ngoài tử cung sớm. Nhưng vì tình trạng khá giống với ốm nghén khi mang thai nên sẽ rất khó để phân biệt, mẹ bầu cần phải chú ý quan sát và đến ngay bác sĩ khi thấy các dấu hiệu bất thường.
  • Khó chịu khi đi vệ sinh: Người chửa ngoài dạ con thường gặp khó khăn và cảm thấy khó chịu khi tiểu hoặc đại tiện, thậm chí là bị tiêu chảy thường xuyên khi đi vệ sinh.
  • Huyết áp thấp:  Xảy ra khi sản phụ bị rò rỉ máu ở âm đạo. Lúc này, mẹ bầu ngoài việc huyết áp bị hạ xuống thấp còn cảm thấy mệt mỏi, khó thở.

Phát hiện sớm những dấu hiệu chửa ngoài tử cung là một trong những cách giúp thai phụ chủ động được trong việc điều trị và giảm thiểu tối đa những nguy hại về sức khỏe.

Cách điều trị thai ngoài tử cung

Sử dụng thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật là những cách điều trị an toàn và hiệu quả khi mang thai ngoài tử cung mà mẹ bầu nên tham khảo!

Điều trị thai ngoài tử cung bằng cách dùng thuốc

Cách này được áp dụng khi bào thai chửa ngoài dạ con còn nhỏ, tim thai chưa hoạt động và vòi trứng chưa bị vỡ. Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc chuyên điều trị thai ngoài tử cung Methotrexate để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào, làm kết thúc thai kỳ an toàn mà không ảnh hưởng đến ống dẫn trứng.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
Các bác sĩ thường điều trị thai ngoài tử cung bằng cách dùng thuốc tiêm

Tùy theo từng tình trạng và cơ địa mẹ bầu mà thuốc Methotrexate sẽ được tiêm một lần hoặc nhiều lần vào trực tiếp khối thai hoặc bắp tay. Sau đó, sản phụ sẽ được bác sĩ theo dõi trong 3-4 tuần để đảm bảo bào thai được loại bỏ hoàn toàn. Trường hợp vẫn còn thì thai phụ sẽ phải làm phẫu thuật để lấy thai ra.

Thông thường, khi đã điều trị thai ngoài tử cung thành công thì cơ thể sản phụ sẽ xuất hiện các dấu hiệu sảy thai như: xuất huyết, chuột rút,… nên các mẹ không cần quá lo lắng.

Điều trị thai ngoài tử cung bằng cách phẫu thuật

Điều trị thai ngoài tử cung bằng cách phẫu thuật sẽ được áp dụng khi thai bị vỡ hoặc trong trường hợp đã dùng thuốc điều trị nhưng không có hiệu quả.

điều trị mang thai ngoài tử cung
Điều trị thai ngoài tử cung bằng cách phẫu thuật sẽ được áp dụng khi thai bị vỡ hoặc trong trường hợp đã dùng thuốc điều trị nhưng không có hiệu quả.

Các biện pháp phẫu thuật thường được bác sĩ dùng khi thai bị vỡ là:

  • Phẫu thuật nội soi: Được áp dụng trong trường hợp thai bị vỡ với kích thước huyết tụ thành nang nhỏ hơn 8cm. Đây là phương pháp phẫu thuật có nhiều ưu điểm như thời gian điều trị ngắn, không dây dính bụng nhiều và hạn chế để lại sẹo.
  • Phẫu thuật mở bụng hở: Được áp dụng khi thai bị vỡ với kích thước huyết tụ thành nang lớn hơn 8cm và máu của khối thai đã tràn vào ổ bụng. Thời gian điều trị bằng phẫu thuật mở bụng hở sẽ lâu hơn nội soi và cần có sự theo dõi liên tục của bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm.

Cần làm gì để phòng tránh mang thai ngoài tử cung?

Để tránh tình trạng mang thai ngoài tử cung, các mẹ cần thực hiện những điều sau đây:

  • Luôn vệ sinh sạch sẽ âm đạo, đặc biệt là trong chu kì kinh nguyệt và sau khi sinh để tránh viêm nhiễm cơ quan sinh dục hoặc mắc các bệnh phụ khoa.
  • Tuyệt đối không được nạo phá thai nhiều lần vì đây là một trong nhưng nguyên nhân chính có thể khiến phụ nữ bị mang thai ngoài tử cung.
  • Nên khám phụ khoa định kì để phát hiện sớm các bệnh viêm nhiễm vòi trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu,.. từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, tránh bị mang thai ngoài tử cung.
  • Hạn chế hoặc không sử dụng thuốc lá là một trong những cách phòng tránh hiệu quả tình trạng chửa ngoài dạ con.
  • Người có tiền sử mang thai ngoài tử cung chỉ nên mang thai lại từ sau 1 năm kể từ lần loại bỏ thai trước. Và trước khi mang thai lại phải đến gặp bác sĩ để làm các kiểm tra đảm bảo chức năng sinh sản đã hồi phục hoàn toàn.

Trên đây là tất cả những thông tin về dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, cũng như là cách điều trị và chăm sóc. Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để hạn chế các nguy cơ cho chính mình và thai nhi.

Cùng chuyên mục

Bà bầu bị đau bụng bên phải ngang rốn có phải dấu hiệu động thai?

Đau bụng luôn là một trong những triệu chứng khiến các bà bầu lo lắng trong quá trình thai kỳ. Tình trạng này có thể là cảnh báo bởi một...

Bà bầu bị buồn nôn về đêm do đâu? Cách khắc phục

Buồn nôn trong thời gian thai kỳ là vấn đề mà bất cứ bà bầu nào cũng từng gặp phải. Tuy nhiên, một số bà bầu có triệu chứng này...

Cách hạ sốt cho bà bầu tại nhà an toàn và hiệu quả

Cách hạ sốt cho bà bầu tại nhà an toàn và hiệu quả là vấn đề mà ai cũng quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe...

12 nguyên nhân khiến mẹ bầu ra dịch nâu khi mang thai

Ra dịch màu nâu khi mang thai do đâu? Nguy hiểm không?

Ra dịch màu nâu khi mang thai liệu có nguy hiểm không? Đây là một trong những thắc mắc phổ biến nhất của các chị em trong suốt thai kỳ. ...

Mang thai bao lâu thì bị nghén? Ốm nghén từ tuần thứ mấy?

Mang thai bao lâu thì bị nghén là hiện tượng phổ biến được nhiều chị em quan tâm trong giai đoạn thai kì. Triệu chứng ốm nghén thường mang lại...

Đi tiểu nhiều lần có phải mang thai? [GIẢI ĐÁP]

Đi tiểu nhiều lần có phải mang thai? cũng là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ khi gặp tình trạng đi tiểu quá nhiều lần trong ngày....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn