“Trầm cảm” – Cơn ác mộng tuổi 17 và phương pháp trị dứt điểm không dùng thuốc

Áp lực mùa thi và con đường dẫn đến trầm cảm của các sĩ tử

[Hỏi – đáp] Có nên điều trị trầm cảm ở Trung tâm Tâm lý NHC không?

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Cách điều trị và phòng ngừa

Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y – Giải pháp hiệu quả, ít tác dụng phụ

Bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu và hướng điều trị hiệu quả

9 phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc chống trầm cảm và những lưu ý khi sử dụng

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh, phụ huynh cần lưu ý

Trầm cảm học đường đang là bệnh lý có nguy cơ ngày càng tăng do những áp lực học tập, bạo lực học đường, thiếu sự quan tâm của cha mẹ.. Phụ huynh và gia đình cần hiểu rõ và nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh để nhanh chóng có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh phụ huynh cần biết

Bất cứ ai cũng có thể là đối tượng của bệnh trầm cảm. Trong đó lứa tuổi học sinh hiện nay cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rất cao do quá trình thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì, thiếu sự quan tâm của cha mẹ hoặc bị áp lực lớn về học tập hay điểm số. Trầm cảm trong độ tuổi này khiến con có những nhận thức sau lệch và làm ảnh hưởng đến cả sức khỏe, tinh thần nên cần phải can thiệp sớm.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh
Bệnh trầm cảm ở học sinh đang có tỷ lệ số người mắc bệnh ngày càng cao

Tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng đủ tinh tế để nhận ra những vấn đề bất thường của con. không ít rằng biểu hiện chống đối của trẻ là do con giao du với bạn bè xấu, do tư tưởng ngỗ nghịch mà không biết rằng đó là dấu hiệu của trầm cảm. Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh sẽ giúp phụ huynh kịp thời ngăn chặn những biến chứng xấu khác xuất hiện.

Ít giao tiếp, nói chuyện, tự cô lập bản thân

Thông thường trẻ trong độ tuổi dậy thì thường hay có một khoảng thời gian ngại ngùng, ít nói chuyện tâm sự với cha mẹ. Tuy nhiên với trẻ bị trầm cảm, bé hoàn toàn không muốn giao tiếp với bất cứ ai, kể cả cha mẹ. Dù cha mẹ có cố bắt chuyện nhưng thái độ của bé vô cùng thờ ơ lãnh cảm, trả lời qua loa. Bé thường có xu hướng đóng cửa nhốt mình trong phòng, không ăn uống gì để hạn chế tiếp xúc với mọi người trong gia đình.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh
Trẻ thường có xu hướng tách biệt, không muốn nói chuyện cùng bạn bè, cha mẹ, thấy cô

Đồng thời do ít giao tiếp với cha mẹ nên sẽ gây ra hiểu lầm giữa cả hai. Bố mẹ càng cố bắt chuyện, khơi gợi chuyện với bé nhưng không được đáp trả nên dễ cáu gắt. Bé lúc này cũng cảm thấy tức giận, cãi lại và thậm chí có những suy nghĩ thù địch. Mối quan hệ của bé với gia đình vì vậy cũng ngày càng xa cách.

Ở trường lớp bé cũng có xu hướng tự cô lập bản thân, không muốn trò chuyện vui chơi với bạn bè, thường tự tách biệt ngồi riêng một chỗ. Con sẽ tránh đến những nơi đông người hoặc ngồi đờ đẫn hàng giờ đồng hồ. Nếu được bạn bè đến bắt chuyện đôi khi bé cũng cáu gắt tức giận khiến các mối quan hệ bạn bè xung quanh cũng ngày càng rạn nứt.

Chán nản, buồn rầu, dễ cáu gắt, dễ kích động

Người bị trầm cảm thường cảm thấy u uất, mệt mỏi, xung quanh không tìm được niềm vui, vì vậy mà rất dễ cáu gắt. Bé luôn mang một trạng thái ủ rũ không có một chút năng lượng. Không có bất cứ một hoạt động nào có thể thu hút hứng thú của con, kể cả các hoạt động ưa thích của con trước đó.

Khi nhận được sự hỏi han quan tâm của người khác bé lại cáu gắt, phản ứng mạnh khiến người khác cùng giật mình. Đôi khi những cơn giận giữ cũng xuất hiện bất chợt dù không có bất cứ lý do nào. Trong những cơn tức giận, bé cũng có xu hướng la hét, đập phá đồ đạc để thể hiện sự giận dữ của mình. Đây cũng là một trong những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh rất rõ ràng mà phụ huynh cần quan tâm.

Mất ngủ kéo dài

Mất ngủ cũng là một trong những triệu chứng đặc trưng ở những người mắc chứng trầm cảm, bao gồm cả học sinh sinh viên. Nguyên nhân là do những suy nghĩ tồi tệ cứ diễn ra trong trong thời gian dài liên tục khiến tâm lý của con trì trệ, không thể ngủ được. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu khiến sức khỏe của con ngày càng xuống dốc, tâm lý này càng căng thẳng.

Khả năng học tập và tập trung kém

Tâm trạng buồn rầu u uất cứ bủa vây lấy tâm trí trẻ khiến con không còn muốn học hành hay cố gắng học hành nhưng không vào. Tuy nhiên ở những trẻ bị trầm cảm do áp lực học hành, bé thường cố gắng học tốt hơn nhưng lại không đạt được số điểm như mong muốn của phụ huynh. Điều này càng làm tăng thêm những cảm xúc ấm ức khó chịu, uất ức trong lòng con.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh
Khả năng học hành sa sút, thường xuyên trong trại thái buồn ngủ, mệt mỏi

Tình trạng mất ngủ kéo dài khiến não bộ hoạt động chạp chạp và làm khả năng tiếp nhận kiến thức hay tập trung là việc gì đó cũng giảm sút trầm trọng. Chẳng hạn bé thường lơ đễnh trước những lời căn dặn của cô, lời nhắc nhở của cha mẹ, đôi khi còn tỏ ra các biểu hiện chống đối, không muốn làm theo.

Có suy nghĩ tiêu cực về bản thân, tự làm đau chính mình

Một dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh điển hình khác chính là trẻ thường rất hay tự ti, có những suy nghĩ xấu cho bản thân và tự đổ lỗi cho chính mình. Chẳng hạn nghĩ mình vô tích sự, vô dụng, kém cỏi, không đạt được nguyện vọng của cha mẹ.

Đặc biệt những lời trách cứ nặng lời của cha mẹ càng làm con suy nghĩ nhiều hơn, liên tục đổ lỗi cho bản thân thậm chí tự dày vò bản thân để trừng phạt. Bởi thế mà có rất nhiều học sinh tự khiển trách bản thân bằng các đập đầu vào tường, rạch tay, bứt tóc, cào rách da..

Có những rối loạn sức khỏe bất thường

Tình trạng thức khuya, chán ăn bỏ bữa khiến sức khỏe bé ngày có nhiều triệu chứng bất thường, chẳng hạn cảm thấy thường xuyên đau đầu, đau nhức cơ thể, buồn nôn, khó chịu… Tuy nhiên phụ huynh thường bỏ qua các triệu chứng này vì cho rằng chỉ là ốm vặt, không có gì quá nguy hiểm.

Tìm đến các chất kích thích sớm

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại như ngày nay, trẻ được tiếp xúc với các thiết bị điện tử truyền thông rất sớm. Do đó khi cảm thấy buồn bã chán nản không được giải tỏa, cảm thấy không thể trò chuyện cùng ai bé thường có xu hướng tìm đến các trang mạng xã hội để bầu bạn.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh
Học sinh thường có xu hướng tìm đến các chất kích thích sớm

Từ đây nếu phụ huynh không có hướng kiểm soát các thông tin mà bé tiếp xúc có thể dẫn đến bé tìm đến các chất kích thích, bia rượu sớm hơn so với độ tuổi. Thậm chí có những trẻ còn sử dụng ma túy hay thậm chí là tình dục để giải tỏa những cảm xúc.

Có xu hướng bất cần

Trẻ trong giai đoạn vị thành niên vốn đã có những suy nghĩ nổi loạn, ở những trẻ bị trầm cảm trong giai đoạn này này bộc lộ rõ sự chống đối với cha mẹ, thầy cô hay cả với bạn bè. Bé có thể cãi lại cha mẹ, làm ngược những điều thầy cô chỉ bảo, đánh nhau với bạn bè.. Nói chung trong mắt những người xung quanh, trẻ bị trầm cảm lại có thể là những đứa trẻ hư, không đáng  chơi.

Có những suy nghĩ tự tử

Ở lứa tuổi học sinh, trẻ còn rất nông nổi, suy nghĩ đơn giản cộng với sự tác động xấu từ những trang thông tin thiếu lành mạnh khiến một số bé thường có suy nghĩ tự tự, tự làm hại bản thân. Đôi khi việc tự tử ở đây không hẳn do bé quá áp lực mà là do con chưa thực sự hiểu được sự sống, hiểu được ý nghĩa của cái chế mà chỉ nghĩ đơn là chết là được giải thoát.

Nếu thấy bé có các hành động bất thường so với hằng ngày, chẳng hạn như dọn dẹp nhà cửa, ngoan ngoãn hỏi thăm cha mẹ, sắp xếp sách vở rất có thẻ không phải trẻ đã thấy ổn hơn mà đang có suy nghĩ tự tử. Vì vậy khi thấy con có những biểu hiện bất thường như trên, phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan mà cần dành thời gian hỏi han chăm sóc con nhiều hơn.

Cách phòng tránh trầm cảm ở học sinh

Ai cũng có thể là nạn nhân của trầm cảm, không kể tính cách, công việc, ngoại hình. Nhiều người thường cho rằng trẻ em, học sinh chỉ việc ăn và học, có gì áp lực mà trầm cảm. Tuy nhiên quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Học sinh cũng có rất nhiều áp lực, chẳng hạn như cha mẹ đặt kỳ vọng quá lớn, bạn bè xung quanh ai cũng học giỏi mà bé không theo kịp hay các vấn đề về ngoại hình, gia cảnh..

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh
Nhà trường cần theo dõi và mở các lớp chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

Không phải bất cứ vấn đề nào trẻ em cũng có thể biết cách giải quyết như người lớn nên thường có xu hướng né tránh, im lặng, xa lánh xung quanh. Đâu cũng có thể là cách để bé tự bảo vệ bản thân mình. Việc phòng tránh những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh không chỉ là nhiệm vụ của cha mẹ mà còn là việc mỗi nhà trường cần phải chú trọng nhiều hơn.

Cụ thể, để hạn chế nguy cơ này cần chú ý những điều sau

  • Phụ huynh cần dành thời gian quan tâm, chia sẻ với con mỗi ngày. Dù bận rộn thế nào nhưng cũng nên dành ít nhất 30p- 1 tiếng để nói chuyện cùng con, hỏi con ngày hôm nay có việc gì, tâm trạng thế nào
  • Nhanh chóng phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường của con để kịp thời xử lý
  • Cùng con tham gia các hoạt động ngoại khoá để tăng tính kết nối tình thân trong gia đình
  • Cần biết và kiểm soát được những gì bé tìm hiểu, đặc biệt là trẻ do do tính tò mò nên bé có thể xem những chương trình thiếu lành mạnh, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con
  • Tôn trọng sở thích của con, không kiểm soát con quá chặt hay bắt buộc bé phải làm một điều gì
  • Không đặt nặng áp lực học tập
  • Nhà trường nên mở các lớp học kỹ năng mềm để hướng dẫn học sinh cách bảo vệ bản thân, có kỹ năng tránh xa những tác động ấy và nâng cao tinh thần tích cực lành mạnh
  • Nhà trường cũng cần thường xuyên tổ chức các chương trình giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên để tránh con đi sai lệch hướng do trầm cảm hay do thiếu hiểu biết
  • Hợp tác với các trung tâm tư vấn tâm lý học đường để giúp định hướng học sinh theo hướng đúng đắn, vui vẻ tích cực và lạc quan hơn.

Học sinh là đối tượng dễ dễ có những cảm xúc tiêu cực, dễ bị những ánh hưởng xấu tác động khiến tâm trí bất ổn định. Do đó cần việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho đối tượng này cũng đóng vai trò quan trọng không kém người trưởng thành.

Lời khuyên dành cho phụ huynh

Là bậc cha mẹ, ai cũng mong con cái mình có một cuộc sống tốt đẹp hơn, vì thế không ngừng cố gắng kiếm thật nhiều tiền để đem đến những điều tốt nhất cho con. Đồng thời khi đã đi làm, phụ huynh thường có suy nghĩ phải học giỏi, phải đứng đầu thì mới có tương lai tốt đẹp là luôn muốn con thực hiện điều này, vô hình lại đặt lên con rất nhiều áp lực nặng nề.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh
Gia đình cần dành sự quan tâm và thấu hiểu con nhiều hơn

Tất nhiên điều này không sai nhưng phụ huynh lại quên mất rằng con thực sự muốn điều gì. Con cũng thích có quần áo đẹp nhưng con lại thích được cùng ăn tối với cha mẹ hơn. Con cũng muốn đứng đầu nhưng con lại thích đứng đầu ở môn văn thay vì môn toán như cha mẹ yêu cầu. Sự khác biệt về mong muốn, thế hệ, thời gian khiến các mối quan hệ trong gia đình ngày càng xa cách.

Đặc biệt hầu hết trong thời đại công nghệ hiện đại như ngày nay, việc học sinh sở hữu một thiết bị điện tử để phục vụ cho việc học tập và liên lạc. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách đây lại có thể là nguyên nhân khiến bé có những tư tưởng sai lệch, xa rời với thực tế và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tâm lý hơn.

Nói chung mỗi phụ huynh cần phải học cách làm bạn với con thay vì cố gắng bắt ép con làm theo đúng ý của mình. Hãy dành thời gian nói chuyện cùng con mỗi ngày, lắng nghe sợ thích, ước mơ của con, luôn động viên khích hệ con và phải luôn hướng bé đến những điều vui vẻ tích cực nhất.

Các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh dù được bộc lộ khá rõ ràng nhưng không phải phụ huynh nào cũng tinh tế nhận ra mà chỉ cho rằng con lạ lùng, ngỗ nghịch. Nhà trường và gia đình luôn cần đồng hành trên con đường chuẩn bị những hành trang cần thiết để bé bước vào đời, quan tâm đến cả sức khoẻ tinh thần và hướng bé đến những tương lai tốt đẹp nhất.

Cùng chuyên mục

Bệnh trầm cảm ở trẻ em được xem là chứng rối loạn trầm cảm, chưa hoàn toàn là bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Bệnh trầm cảm ở trẻ em: Dấu hiệu và cách khắc phục

Nhiều người thường cho rằng, trầm cảm là bệnh hầu như chỉ xuất hiện ở người lớn do suy nghĩ, biến cố, áp lực nhiều, thế nhưng trầm cảm là...

Trầm cảm khi mang thai là tình trạng thường gặp, có khoảng 14 - 23% mẹ bầu gặp phải tình trạng này

Trầm cảm khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Trầm cảm khi mang thai là tình trạng thường gặp, theo một số nghiên cứu, khả năng mắc trầm cảm khi mang thai ở phụ nữ hiện nay cao hơn...

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp dễ bị nhầm lẫn với những thay đổi tâm sinh lý thông thường của trẻ khi bước vào tuổi dậy thì

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì và những điều cần biết

Trầm cảm là căn bệnh thường gặp, có chiều hướng gia tăng hiện nay, theo thống kê có khoảng 30% dân số Việt Nam gặp rối loạn tâm thần, trong...

Bệnh trầm cảm có tự khỏi không

Bệnh trầm cảm có tự khỏi không? Chuyên gia giải đáp

Trầm cảm là một "sát thủ" thầm lặng bởi nó có thể làm hại bất cứ ai, khiến họ đau khổ và chết dần chết mòn từ từ. Phát hiện...

Bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu và hướng điều trị hiệu quả

Ước tính, khoảng 3 triệu người Việt đang đối mặt với nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Hiện nay, đây là một trong những vấn đề sức khỏe tinh thần...

trầm cảm ở nam giới

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh trầm cảm có thể ảnh hưởng đến bất cứ đối tượng nào, cả nam và nữ giới ở mọi độ tuổi. Trầm cảm ở nam giới mặc dù không...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn