Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

“Trầm cảm” – Cơn ác mộng tuổi 17 và phương pháp trị dứt điểm không dùng thuốc

Áp lực mùa thi và con đường dẫn đến trầm cảm của các sĩ tử

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Cách điều trị và phòng ngừa

Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y – Giải pháp hiệu quả, ít tác dụng phụ

Bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu và hướng điều trị hiệu quả

9 phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc chống trầm cảm và những lưu ý khi sử dụng

9 dấu hiệu bệnh trầm cảm ở người lớn thường gặp nhất

Cần nắm rõ các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở người lớn. Bởi đây là yếu tố quan trọng giúp sớm phát hiện bệnh và có hướng khắc phục phù hợp. Từ đó bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe và cuộc sống, tránh xảy ra các hệ lụy nghiêm trọng.

dấu hiệu bệnh trầm cảm ở người lớn
Cần nắm rõ các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở người lớn để chủ động trong việc phát hiện và điều trị

Tìm hiểu 9 dấu hiệu bệnh trầm cảm ở người lớn thường gặp nhất

Trầm cảm là bệnh lý được xếp vào nhóm rối loạn tâm trạng. Nó có thể được mô tả là cảm giác buồn bã, mất mát hay tức giận. Đặc biệt là có thể dẫn tới một loạt các vấn đề về cả cảm xúc lẫn thể chất. Đồng thời có thể làm giảm khả năng hoạt động của bạn ở nơi làm việc hay ở nhà.

Cần nhận ra rằng, đôi khi việc cảm thấy chán nản, mệt mỏi hay căng thẳng là một phần bình thường của cuộc sống. Những sự kiện đáng buồn hay khó chịu có thể xảy ra với mọi người. Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên cảm thấy thất vọng hay tuyệt vọng thì bạn có thể đang đối mặt với chứng trầm cảm.

Trầm cảm được cho là một tình trạng y tế nghiêm trọng không được chủ quan. Bởi tình trạng này có thể tồi tệ hơn rất nhanh nếu không được điều trị thích hợp. Những người tìm cách điều trị thường thấy các triệu chứng có xu hướng cải thiện chỉ trong vài tuần.

Để sớm phát hiện và phân biệt bệnh trầm cảm với tình trạng mệt mỏi, chán nản thông thường cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết. Dưới đây là 9 dấu hiệu bệnh trầm cảm ở người lớn thường gặp nhất:

1. Thất vọng về cuộc sống và bản thân

Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng có ảnh hưởng rất lớn tới cách người bệnh cảm nhận về cuộc sống nói chung và bản thân nói riêng. Đa số những bệnh nhân trầm cảm đều có cái nhìn vô vọng hay bất lực về cuộc sống. Và đây được cho là một trong những triệu chứng phổ biến nhất.

Ngoài ra cảm giác khác có thể là cảm thấy tội lỗi không phù hợp, vô giá trị hay tự ghét bản thân. Người bệnh thường thất vọng về bản thân và nghĩ tất cả tội lỗi trong cuộc sống đều thuộc về mình. Đây là những suy nghĩ phổ biến, lặp đi lặp lại.

2. Mất hứng thú

Trầm cảm có thể làm mất đi niềm vui hay sự thích thú với những điều mà bình thường bạn yêu thích và quan tâm. Mất hứng thú hoặc rút khỏi các hoạt động mà bạn từng mong đợi như chơi thể thao, đi chơi với bạn bè hay các sở thích là một dấu hiệu khác của chứng trầm cảm nặng.

Ngoài ra, trầm cảm còn có thể khiến bạn bị mất hứng thú trong chuyện tình dục. Các triệu chứng chính có thể bao gồm giảm ham muốn tình dục hay thậm chí là lãnh cảm, bất lực. Hứng thú có thể không xuất hiện ngay cả khi có các kích thích tình dục.

dấu hiệu trầm cảm
Trầm cảm có thể khiến cả nam và nữ giới bị mất hứng thú với hoạt động tình dục

3. Tăng mệt mỏi và các vấn đề về giấc ngủ

Một phần lý do khiến cho bạn ngừng làm những việc mình yêu thích là vì luôn cảm thấy rất mệt mỏi. Trầm cảm thường đi kèm với các tình trạng thiếu năng lượng và cảm giác mệt mỏi. Có thể đây là một trong những triệu chứng suy nhược nhất khi bị trầm cảm. Và điều này có thể dẫn tới ngủ quá nhiều.

Bên cạnh đó, trầm cảm cũng có thể liên quan tới chứng mất ngủ. Vì cái này có thể dẫn tới cái kia và ngược lại. Đặc biệt là chúng có thể làm cho nhau trở nên tồi tệ hơn. Giấc ngủ thiếu chất lượng hay không yên giấc cũng có thể dẫn tới lo lắng.

4. Luôn cảm thấy lo lắng

Tình trạng trầm cảm không được chứng minh là nguyên nhân gây ra lo lắng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, hai tình trạng này có xu hướng xảy ra cùng nhau. Các triệu chứng của lo lắng có thể gặp phải bao gồm:

  • Lo lắng, bồn chồn hay cảm thấy căng thẳng
  • Cảm giác nguy hiểm, sợ hãi hoặc hoảng sợ
  • Thở nhanh
  • Nhịp tim nhanh
  • Tăng hay đổ nhiều mồ hôi
  • Run rẩy hoặc co giật cơ
  • Khó tập trung về các vấn đề ngoài điều mà bạn đang lo lắng

5. Tính cáu gắt ở nam giới

Trầm cảm có thể ảnh hưởng tới mọi đối tượng, độ tuổi và giới tính. Nghiên cứu chỉ ra rằng, những nam giới bị trầm cảm có thể gặp phải các triệu chứng như trốn tránh, cáu kỉnh. Thậm chí là có hành vi nguy cơ, lạm dụng các chất kích thích hay tức giận không đúng chỗ.

Tuy nhiên, so với nữ giới thì nam giới ít có khả năng nhận ra bệnh trầm cảm. Hơn nữa họ còn né tránh việc đề cập đến các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở nam giới. Đồng thời ngại thăm khám bác sĩ và điều trị bệnh.

triệu chứng trầm cảm
Trầm cảm có thể khiến nam giới cáu gắt và nóng nảy hơn rất nhiều so với bình thường

6. Không kiểm soát được cảm xúc

Một trong những triệu chứng cũng rất phổ biến ở những người bị trầm cảm là không kiểm soát được cảm xúc. Cơn tức giận của bạn có thể bộc phát chỉ trong tích tắc. Tiếp theo, bạn có thể khóc không thể kiểm soát được.

Mặc dù không có các yếu tố bên ngoài thúc đẩy sự thay đổi nhưng cảm xúc của bạn lên xuống bất chợt. Trầm cảm có thể khiến cho tâm trạng của bạn trở nên thất thường.

7. Thay đổi về sự thèm ăn và cân nặng

Cân nặng và sự thèm ăn có thể sẽ thay đổi đối với những người bị trầm cảm. Trải nghiệm này có thể khác nhau ở từng người. Một số người sẽ có xu hướng thèm ăn và tăng cân. Trong khi đó, nhiều người khác lại không đói, chán ăn và sẽ bị giảm cân.

Thay đổi về sự thèm ăn và cân nặng chính là một trong những dấu hiệu nhận biết trầm cảm. Ngược lại, chế độ ăn uống cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

8. Xu hướng thu mình

Như đã đề cập, người bị trầm cảm thường dễ bị thất vọng và tự ti về bản thân. Chính điều này khiến cho họ có xu hướng thu mình lại, luôn cảm thấy đơn độc và không có ai ở bên. Họ từ từ tách mình ra khỏi những người xung quanh. Ngay cả khi được quan tâm hay được hỏi đến họ cũng không thể chia sẻ vấn đề mình đang gặp phải.

9. Hay nghĩ về cái chết

Trầm cảm có thể liên quan tới tự tử. Số liệu thống kê từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh cho thấy, trong năm 2013, có hơn 42.000 người Hoa Kỳ chết vì tự tử.

Những người chết do tự tử thường trước đó sẽ xuất hiện các triệu chứng trầm cảm đầu tiên. Đa phần họ sẽ nói về tự tử hoặc thực hiện một vài nỗ lực đầu tiên trước khi thành công với việc kết thúc cuộc đời của họ.

dấu hiệu trầm cảm ở người lớn
Người bị trầm cảm nặng thường có xu hướng thu mình và hay nghĩ về cái chết

Trường hợp bạn nhận thấy rằng ai đó có nguy cơ tự làm hại bản thân hay làm tổn thương người khác, hãy thực hiện các khuyến cáo sau:

  • Ở bên người đó cho tới khi có sự trợ giúp
  • Gọi 911 hay số điện thoại khẩn cấp tại địa phương của bạn
  • Loại bỏ dao, thuốc hay những thứ khác có thể gây hại
  • Hãy lắng nghe, đừng tranh cãi, phán xét, la hét hay đe dọa

Cần làm gì khi gặp phải các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở người lớn

Đôi khi, cảm giác mệt mỏi, chán nản và lo lắng là một phần của cuộc sống. Chúng có thể được cân bằng trở lại nếu bạn sớm can thiệp. Tuy nhiên trường hợp tình trạng tiêu cực về cảm xúc kéo dài dai dẳng thì nguy cơ cao bạn đang mắc bệnh trầm cảm.

Không nên quá lo lắng, bởi trầm cảm là bệnh lý hoàn toàn có thể chữa được. Trường hợp bệnh nhẹ, chỉ cần điều chỉnh lại lối sống và suy nghĩ tích cực thì sẽ cải thiện được triệu chứng. Tuy nhiên nếu bị trầm cảm nặng thì việc tìm gặp và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ là rất cần thiết.

1. Cố gắng mở lòng và chia sẻ

Thật khó để một người trầm cảm mở lòng, chia sẻ những vấn đề đang gặp phải cho người khác. Bởi chính bản thân họ luôn có xu hướng thu mình và tách biệt ra khỏi người thân, bạn bè và những người xung quanh.

Tuy nhiên trên thực tế, việc cố gắng mở lòng và chia sẻ sẽ giúp cho cảm giác căng thẳng, mệt mỏi được giải tỏa. Sự chia sẻ này đặc biệt quan trọng khi các dấu hiệu trầm cảm mới bước đầu chớm nở.

Ngoài việc cố gắng chia sẻ và mở lòng với người thân, bạn cũng cần điều chỉnh tâm lý và cảm xúc của chính mình. Hãy duy trì các suy nghĩ tích cực, loại bỏ các gánh nặng, stress, căng thẳng và mệt mỏi.

2. Thiết lập lại trật tự cuộc sống

Một số thói quen xấu trong chính cuộc sống của bạn có thể là nguyên nhân gây ra trầm cảm. Hơn nữa còn khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng thêm nếu các thói quen xấu này không được thiết lập lại.

cách xử lý khi bị trầm cảm
Người bị trầm cảm cần thiết lập lại lối sống lành mạnh và thăm khám bác sĩ khi cần thiết

Cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Hoạt động thể chất có thể mang lại hiệu quả như thuốc chống trầm cảm trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh trầm cảm. Bạn có thể đi bộ một quãng ngắn hay bật nhạc và nhảy tự do. Nên bắt đầu với các hoạt động nhỏ và phát triển từ đó.
  • Thiết lập và duy trì một chế độ ăn uống thức đẩy tâm trạng. Cần giảm lượng đồ ăn thức uống có thể gây ảnh hưởng xấu tới tâm trạng. Ví dụ như rượu, caffeine, đường, carbs tinh chế và chất béo chuyển hóa.
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc. Cố gắng đi ngủ trước 23 giờ và kéo dài giấc ngủ đêm ít nhất 7 – 8 tiếng. Tuy nhiên vào ban ngày tuyệt đối không được ngủ quá nhiều.

3. Thăm khám bác sĩ khi cần thiết

Trường hợp sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, người thân cùng những thay đổi lối sống tích cực là không đủ thì bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần. Bác sĩ có thể chỉ định nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh trầm cảm. Bao gồm:

  • Tâm lý trị liệu: Cần tham khảo ý kiến của một chuyên gia trị liệu có thể cung cấp cho bạn các công cụ cần thiết để điều trị trầm cảm từ nhiều góc độ khác nhau. Đồng thời chuyên gia cũng sẽ thúc đẩy bạn thực hiện các hành động cần thiết. Liệu pháp này cũng sẽ giúp bạn có được kỹ năng để ngăn chặn các vấn đề quay trở lại.
  • Thuốc: Có thể là bắt buộc trong trường hợp bạn đang muốn bạo lực hay tự tử. Mặc dù thuốc có thể làm giảm triệu chứng trầm cảm ở một số người nhưng đây không phải là cách chữa trị. Hơn nữa không phải là giải pháp điều trị lâu dài. Dùng thuốc còn đi kèm với các tác dụng phụ cùng nhược điểm khác. Do đó, bất cứ loại thuốc điều trị trầm cảm nào cũng cần sự chỉ định của bác sĩ.

Bài viết đã tổng hợp 9 dấu hiệu bệnh trầm cảm thường gặp nhất ở người lớn. Đồng thời chia sẻ cách xử lý khi gặp phải các triệu chứng này. Việc thăm khám bác sĩ khi cần thiết là rất quan trọng để ngăn ngừa các vấn đề nguy hiểm xảy ra.

Cùng chuyên mục

trầm cảm cười là gì

Trầm cảm cười là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị

Hội chứng trầm cảm cười - rối loạn cảm xúc bên trong, nụ cười vui vẻ bên ngoài. Sau tất cả, đây lại là một trạng thái cảm xúc xuất...

yêu người bị trầm cảm

Thách thức khi yêu người bị trầm cảm và lời khuyên cho bạn

Yêu một người bị trầm cảm chính là thách thức rất lớn với bất cứ ai. Ngoài sự yêu thương, đồng cảm và thấu hiểu thì bạn cần trở thành...

trầm cảm nặng

11 Dấu Hiệu Trầm Cảm Nặng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bệnh trầm cảm không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể tiến triển sang giai đoạn trầm cảm nặng. Lúc này người bệnh phải đối mặt với...

trầm cảm hậu covid

Trầm cảm hậu Covid là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Trầm cảm hậu Covid là một trong những biến chứng thường gặp ở khoảng 63% người sau khi khỏi bệnh Covid. Nó khiến cho người bệnh luôn rơi vào trạng...

chữa trầm cảm bằng thuốc nam

Chữa bệnh trầm cảm bằng thuốc nam với 7 mẹo hay nhất

Chữa trầm cảm bằng thuốc nam là giải pháp an toàn, lành tính và rất dễ áp dụng. Trên thực tế, một số loại cây thuốc nam đã được chứng...

Bố Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Có Dấu Hiệu Bị Trầm Cảm?

Rất nhiều bố mẹ lúng túng và băn khoăn không biết phải làm gì khi trẻ bị trầm cảm. Trước cú sốc này, gia đình khó có thể giữ bình...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn