Đang đau dạ dày nên ăn gì? Kiêng gì để giảm đau và cải thiện
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Trên thực tế đây là bệnh lý rất phổ biến và bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, các triệu chứng của bệnh gây ra các bất tiện trong ăn uống và sinh hoạt. Việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý không chỉ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả hơn, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.
Chế độ ăn uống cho người đau dạ dày
Chế độ dinh dưỡng của mỗi người sẽ khác nhau, do đó bạn nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn về chế độ ăn uống của mình. Giúp bạn đưa ra thực đơn phù hợp với tình trạng bệnh, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, đau rát dạ dày,…
Bên cạnh đó, chuyên gia cũng sẽ giúp bạn loại bỏ những thực phẩm bất lợi, không phù hợp trong quá trình điều trị, đồng thời bổ sung các thực phẩm tăng khả năng chữa lành dạ dày, hạn chế bệnh tái đi tái lại nhiều lần.
Người bệnh có thể sẽ nhận được lời khuyên như chia nhỏ bữa ăn, ăn uống đúng giờ và thường xuyên thay đổi các nhóm thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Giúp ngăn ngừa sự phát triển của H.pylori (nguyên nhân gây ra viêm dạ dày cấp), tăng cường hệ miễn dịch, đường ruột cũng sẽ hấp thu tốt hơn, hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh từ bên trong.
Đang đau dạ dày nên ăn gì?
Trường hợp bệnh đau dạ dày ở giai đoạn đầu, các triệu chứng ở mức độ nhẹ, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Nhất là nên sử dụng các thực phẩm có tác dụng hỗ trợ bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày để hạn chế các tổn thương.
Dưới đây là một số thực phẩm giúp cải thiện cơn đau dạ dày hiệu quả:
1. Chuối
Chuối là một trong những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nói chung và người bị đau dạ dày nói riêng. Các dưỡng chất và thành phần có trong chuối giúp trung hòa nồng độ acid vượt ngưỡng trong dạ dày.
Bên cạnh đó, trong chuối còn chứa kali giúp cân bằng huyết áp, điều chỉnh lượng natri để hạn chế tăng huyết áp cũng như tổn hại đến mạch máu. Ngoài ra, cùng với chất xơ hòa tan pectin rất tốt cho dạ dày, hạn chế được tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy ở người bệnh.
2. Thực phẩm thô
Việc dùng các thực phẩm thô thay cho những thực phẩm đã được qua tinh lọc sẽ là một giải pháp hiệu quả cho những người đang bị đau dạ dày. Bởi trong nhóm thực phẩm này có chứa các dưỡng chất nhóm B, có tác dụng hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn.
Các loại thực phẩm thô bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày như: Hạt điều, đậu, hạt mè, bắp (ngô), gạo lứt, hạt bí chưa tách vỏ kĩ,…Ngoài ra, nhóm thực phẩm thô còn chứa các hoạt chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ lớp nhầy ở dạ dày được tốt nhất.
3. Táo
Táo là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng, thực phẩm này có tác dụng hỗ trợ làm dịu cơn đau dạ dày, bôi trơn hệ tiêu hóa, ức chế các nhân gây đau dạ dày. Lớp ngoài vỏ táo chứa chất pectin có tác dụng thúc đẩy đẩy dạ dày và đường ruột được hoạt động tốt hơn.
Từ đó, giúp quá trình bài tiết dễ dàng và thuận lợi hơn. Người bị đau dạ dày nên thường xuyên dùng nước ép táo hoặc sinh tố táo,…để làm giảm cơn đau dạ dày cũng như tình trạng táo bón tốt hơn.
4. Các món canh
Các món canh là thực đơn cần thiết trong khẩu phần ăn của người bị đau dạ dày. Thực phẩm được chế biến dưới dạng canh sẽ có độ chín nhừ, không làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời có tác dụng hỗ trợ làm giảm các chất béo hấp thụ vào cơ thể.
Người bệnh có thể sử dụng một số món canh hoặc súp như súp gà bí đỏ, súp ngô,…
5. Bánh mì nướng
Bánh mì và bánh mì nướng có tác dụng rất tốt trong quá trình bài tiết các chất axit trong dạ dày. Việc tạo dựng này sẽ giúp bao tử dễ chịu, dịu cơn đau tốt hơn. Tuy nhiên, đối với các trường hợp bị đau dạ dày khi chưa khỏi bệnh, bạn không nên ăn bánh mì nướng với các chất béo như phô mát, bơ, mứt,…
6. Nước dừa
Đối với các trường hợp đau dạ dày, nước dừa được các bác sĩ khuyên dùng sau nước lọc. Trong nước dừa có chứa các chất Ka, Mg, Ca,…cùng với các chất khoáng rất tốt cho cơ thể. Thường xuyên uống nước dừa sẽ hạn chế các bệnh về đường tiết niệu, đồng thời hỗ trợ tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho đường ruột một cách hiệu quả.
7. Gừng
Gừng cũng là một trong các thực phẩm rất tốt cho người đang bị đau dạ dày. Theo Đông Y, gừng có tình ấm, vị cay, tác dụng chữa các chứng đầy hơi, chướng bụng, tăng bài tiết, kích thích hệ tiêu hóa. Người bệnh có thể dùng vài lát gừng trong chế biến thức ăn hoặc uống trà gừng để giúp cải thiện các triệu chứng bệnh đau dạ dày, ợ hơi, khó tiêu tốt hơn.
8. Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm lên men tự nhiên, trong đó có chứa nhiều probiotic dưỡng chất rất tốt cho hoạt động của đường ruột, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ tiêu diệt các hại khuẩn giúp cân bằng hệ tiêu hóa.
Do đó, đây là thực phẩm rất tốt cho người bị đau dạ dày, mỗi ngày ăn từ 1 – 2 hũ sữa chua để cải thiện hệ tiêu hóa.
9. Đậu bắp
Đậu bắp được xem là nhân sâm xanh có tác dụng hỗ trợ và chăm sóc dạ dày. Do đó, đây là thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng trong thực đơn của người bị đau bao tử. Trong đậu bắp có chứa các vitamin E, C, B, carotene,…cùng với một số dưỡng chất khác để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là dạ dày.
Bên trong đậu bắp có chứa chất nhầy, đây là protein kết dính kết hợp với một số hoạt chất chất khác như polysaccharides, pectin có tác dụng làm lành vết thương ở dạ dày hiệu quả. Ngoài ra, chất nhầy này còn giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn thương cho dạ dày.
10. Gia cầm, cá và trứng
Các thực phẩm giàu protein an toàn và ít lipid luôn được khuyến khích trong khẩu phần ăn hàng ngày của người bị bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến người bệnh tránh cho thêm quá nhiều gia vị và sử dụng dầu mỡ vì sẽ không có lợi cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
Một số thực phẩm giàu protein an toàn cho người đau dạ dày như: Thịt nạc, trứng, đậu phụ, cá, gà không da,…
Đang đau dạ dày nên kiêng gì?
Bên cạnh các thực phẩm có lợi cho người đang bị đau dạ dày, bạn cũng nên chú ý các nhóm thực phẩm cần tránh để hạn chế tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, và phòng ngừa bệnh tái phát:
1. Đồ ăn cay nóng
Người đang đau dạ dày tránh ăn các đồ ăn có chứa gia vị cay nóng như ớt, tiêu vì sẽ làm tăng axit trong dạ dày, dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, việc dung nạp đồ ăn cay nóng sẽ làm kích thích lớp niêm mạc dạ dày, từ đó khiến dạ dày trở nên nóng rát, khó chịu hơn.
2. Thực phẩm nhiều chất béo
Nhóm thực phẩm giàu chất béo sẽ làm kích thích đường ruột làm chậm quá trình di chuyển thức ăn trong dạ và và quá trình tiêu hóa và dẫn đến tình trạng táo bón.
Bên cạnh đó, việc dung nạp quá nhiều thức ăn giàu chất béo sẽ khiến hệ tiêu hóa vận động nhiều hơn, lâu hơn và tăng nguy cơ bị tiêu chảy. Do đó, khi bị đau bao tử bạn tránh ăn các thức ăn chứa hàm lượng chất béo cao như phô mai, bơ, thịt,…
3. Các loại đậu
Hầu hết các loại đậu đều có chứa FODMAPs, đây là một loại đường không gây bất kỳ ảnh hưởng nào cho người có thể trạng khỏe mạnh. Nhưng đối với các trường hợp bị đau dạ dày, FODMAPs lại gây ra hiện tượng ợ chua, đầy hơi, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy.
Ngoài ra, một số loại như đậu tương, đậu Hà Lan…có chứa chất carbohydrate phức hợp làm lượng axits trong dạ dày dư thừa, gây ra chứng đầy hơi khó chịu. Do đó, người bị đau dạ dày nên hạn chế ăn các loại đậu cùng một lúc, chỉ nên ăn một lượng ít để tiêu hóa nhanh chóng và không ảnh hưởng đến dạ dày.
4. Tránh sử dụng các chất kích thích
Rượu, bia, thuốc lá, nước có gas, cà phê,…là những chất kích thích gây bùng phát các triệu chứng bệnh đau dạ dày. Việc sử dụng các chất kích thích sẽ khiến dạ dày tổn thương nghiêm trọng và gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày,…
Nếu muốn dạ dày được khỏe mạnh, bệnh không tái đi tái lại nhiều lần, người bệnh cần loại bỏ những chất kích thích này ra khỏi chế độ ăn uống.
5. Đồ muối chua và thức ăn lên men
Nhóm thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối và các loại trái cây có vị chua như chanh, cam, xoài, quýt,…sẽ chứa nồng độ axit cao, nên khi được dung nạp vào cơ thể người bệnh sẽ gây bùng phát các triệu chứng bệnh đau dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, ợ nóng,…Do đó, người đang bị đau dạ dày tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm này.
Những lưu ý trong ăn uống cho người đang đau dạ dày
Để làm giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng và hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả, người bệnh bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, cũng cần lưu ý một số vấn đề trong việc ăn uống, cụ thể như:
- Ăn chín, uống chín, thái nhỏ đồ ăn trước khi nấu, khi ăn nên nhai kỹ để hạn chế tạo áp lực mạnh lên dạ dày. Người bị đau dạ dày nên ăn các món luộc, hấp, om thay vì các món chiên, xào, nhiều dầu mỡ để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Tránh ăn quá no vì sẽ khiến dạ dày bị phồng lên, axit sẽ tiết ra nhiều làm ảnh hưởng đến vết thương trong dạ dày. Bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn, điều này sẽ giúp lượng axit trong dạ dày được trung hòa tốt hơn.
- Nghiêm túc áp dụng đúng chế độ dinh dưỡng mà bác sĩ chuyên khoa đề ra, bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo các biện pháp trị liệu đau dạ dày thông thường một cách tự nhiên.
- Tránh vận động mạnh, chạy nhảy, làm việc ngay sau khi ăn.
- Hạn chế để cơ thể căng thẳng, áp lực, stress kéo dài vì sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh viêm da dạ dày, nhưng sẽ hỗ trợ làm cải thiện cải thiện các triệu chứng của bệnh lý, thúc đẩy quá trình điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý hơn, phù hợp với tình trạng bệnh lý.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!