Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?

Chữa đau dạ dày bằng gừng với 3 cách thực hiện hiệu quả

Ăn gạo lứt chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

3 Cách chữa đau dạ dày khi đang cho con bú an toàn cho bé

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Cách làm tỏi đen ngâm mật ong chữa đau dạ dày đúng nhất

Đau dạ dày đi ngoài ra máu: Nguy hiểm cần đi khám ngay

Đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Top 10 thuốc dạ dày của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có sao không?

Đau dạ dày khi mang thai và cách chữa an toàn cho mẹ bầu

Đau dạ dày khi mang thai là bệnh lý phổ biến ở phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ. Các triệu chứng của bệnh thường là hệ quả do rối loạn nội tiết tố, tử cung giãn nở gây tăng áp lực ổ bụng, thói quen ăn uống không khoa học và căng thẳng thần kinh. Trong một số trường hợp, tình trạng đau dạ dày còn là dấu hiệu của các bệnh lý như trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày, hội chứng Zollinger – Ellison.

Đau dạ dày khi mang thai và cách chữa an toàn cho mẹ bầu
Đau dạ dày khi mang thai và cách chữa an toàn cho mẹ bầu

Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày hay đau thượng vị sẽ xuất hiện những cơn đau ở vùng bụng phía trên rốn và dưới vùng ức. Cơn đau dạ dày có thể bùng phát khi bụng quá đói hoặc ăn quá no, dung nạp các thực phẩm chứa axit, vận động ngay sau khi ăn, sử dụng các chất kích thích như bia rượu, khói thuốc lá, nước có gas,…

Ngoài ra, các biểu hiện đau dạ dày cũng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison.

Bệnh đau dạ dày thường không đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên nếu không có các biện pháp kiểm soát kịp thời, các triệu chứng của bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ăn uống và khả năng hấp thụ các dưỡng chất. Từ đó tác động đến sức khỏe tổng thể, gây cản trở quá trình sinh hoạt và làm việc.

Thời kỳ mang thai là lúc cơ thể có sự thay đổi đột ngột và tâm sinh lý. Do đó, đa số các mẹ bầu đều phát sinh các vấn đề về sức khỏe trong giai đoạn này và phổ biến nhất là bệnh đau dạ dày. Khi bị đau dạ dày, mẹ bầu có thể nhận thấy một số dấu hiệu sau:

Đau dạ dày ở 3 tháng đầu thai kỳ

Mang thai trong 3 tháng đầu được xem là thời điểm nhạy cảm vì nội tiết tố và cơ thể của thai phụ xuất hiện những thay đổi đột ngột. Quá trình thay đổi này tuy diễn ra trong thời gian ngắn lại ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hoạt động của các cơ quan của hệ tiêu hóa và gây ra tình trạng đau dạ dày.

Các biểu hiện đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu:

  • Ăn uống kém
  • Buồn nôn và nôn mửa thường xuyên
  • Cơn đau dạ dày xuất hiện sau khi ăn no hoặc khi đói
  • Ợ chua, ợ nóng
  • Khó tiêu, chướng bụng
  • Có dấu hiệu tiêu chảy hoặc táo bón
Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày khi mang thai
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các cơn đau dạ dày có xu hướng khởi phát liên tục và ở mức độ nhẹ

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các cơn đau dạ dày có xu hướng khởi phát liên tục và ở mức độ nhẹ. Nếu có các biện pháp chăm sóc đúng cách, các triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm hẳn khi bước sang tuần thứ 14 của thai kỳ.

Đau dạ dày ở 3 tháng giữa của thai kỳ

Đây là thời điểm ổn định nhất do lúc này cơ thể của người mẹ đã dần thích nghi với những thay đổi về mặt tâm sinh lý. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh, do đó mẹ bầu cần tăng cường lượng thực phẩm trong khẩu phần ăn.

Chính điều này có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, khiến dạ dày xuất hiện những cơn đau có mức độ nghiêm trọng.

Biểu hiện đau dạ dày trong 3 tháng giữa của thai kỳ:

  • Ít cảm giác buồn nôn và nôn như 3 tháng đầu mang thai
  • Thường xuyên bị nóng rát và đau ở vùng thượng vị
  • Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, trớ thức ăn
  • Không tăng cân hoặc sụt cân

Những cơn đau dạ dày có thể bùng phát vào giữa đêm làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, từ đó khiến cơ thể mẹ bầu trở nên mệt mỏi, suy nhược

Đau dạ dày ở 3 tháng cuối của thai kỳ

Các triệu chứng đau dạ dày ở thời điểm này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì trong giai đoạn này, tử cung sẽ giãn ở quá mức làm tăng áp lực ở ổ bụng, đồng thời kích thích tăng tiết axit ở dạ dày và co bóp quá mức.

Biểu hiện đau dạ dày ở 3 tháng cuối của thai kỳ:

  • Các cơn đau vùng thượng vị xuất hiện thường xuyên và có mức độ nặng, dai dẳng hơn
  • Ợ hơi, ợ hơi, ợ chua
  • Nôn trớ thức ăn
  • Bị trào ngược dạ dày sau khi ăn no hoặc nằm
  • Không cảm thấy đói
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao
Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày khi mang thai
Các cơn đau vùng thượng vị xuất hiện thường xuyên và có mức độ nặng, dai dẳng hơn

Ngoài ra, bệnh đau dạ dày ở phụ nữ mang thai có thể đi kèm với một số triệu chứng nghiêm trọng hơn nếu người bệnh mắc phải các bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản, trào ngược dạ dày, hội chứng Zollinger – Ellison.

Nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai

Các triệu chứng bệnh đau dạ dày thường xuất hiện do thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học. Tuy nhiên, ở phụ nữ mang thai, những biểu hiện của bệnh lý có thể khởi phát do một số yếu tố khác.

Dưới đây là các nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai:

Thai nghén: Hiện tượng ốm nghén thường gặp ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Hội chứng này đặc trưng bởi biểu hiện buồn nôn và thường xuyên nôn mửa.

Tuy không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nhưng sẽ tác động đến hoạt động ở hệ tiêu hóa, dạ dày bị kích thích dẫn đến co bóp quá mức, tăng tiết dịch vị và xuất hiện các cơn đau.

Rối loạn nội tiết tố: Trong thời kỳ mang thai, hormone progesterone sẽ có xu hướng tăng đột ngột. Hormone có nhiệm vụ giữ bào thai trong tử cung ổn định, hạn chế nguy cơ sảy thai.

Tuy nhiên, khi hormone này tăng lên sẽ khiến nhu động ruột giảm, lúc này sẽ làm tăng áp lực ổ bụng và kích thích dạ dày. Dạ dày lúc này sẽ bài tiết rất nhiều dịch vị, co bóp quá mức và xuất hiện những cơn đau thường xuyên.

Tử cung giãn nở: Để thai nhi có không đủ không gian phát triển, tử cung sẽ bắt đầu giãn nở ở tháng thứ 4 của thai kỳ. Quá trình này vô tình tăng áp lực ổ bụng, kích thích dạ dày và ống hậu môn. Theo các thống kê cho thấy có đến 80% thai phụ trong 3 tháng cuối của thai kỳ gặp các vấn đề về tiêu hóa, phổ biến nhất là bệnh trĩ và đau dạ dày.

Thói quen ăn uống: Đây là yếu tác động trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa nói chung và của dạ dày nói riêng. Mẹ bầu có thể bị đau bao tử do tăng khẩu phần ăn lên một cách đột ngột, thường xuyên ăn đêm, ăn nhiều trái cây có vị chua, uống cà phê, nước có gas, bia rượu,…

Nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai
Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai

Căng thẳng thần kinh: Tình trạng này xuất hiện trong thời kỳ mang thai do nội tiết tố bất ổn, lo lắng về việc thai nhi phát triển, nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Căng thẳng quá mức có thể làm tăng áp lực lên các dây thần kinh ở não bộ, dẫn đến nhu động ruột giảm, dạ dày co bóp quá mức và tiết dịch vị nhiều.

Đau bao tử khi mang thai nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp đau dạ dày khi mang thai sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh lý sẽ tác động xấu đến sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày.

Trong một số trường hợp, tình trạng đau dạ dày còn có thể là dấu hiệu của các bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày,…Với những bệnh lý này, mẹ bầu cần có các biện pháp kiểm soát triệu chứng hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu nhất.

Bệnh đau dạ dày khi mang thai có thể gây ra một số ảnh hương như:

  • Mẹ bầu sụt cân, cơ thể suy nhược, xanh xao
  • Trẻ sinh ra nhẹ cân, có hệ miễn dịch kém
  • Hình thành các tổn thương nặng ở lớp niêm mạc dạ dày, thực quản hoặc tá tràng

Một vài trường hợp bệnh đau dạ dày khi mang thai có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa. Do đó, nếu nhận thấy các cơn đau dạ dày xuất hiện với tần suất cao và mức độ nghiêm trọng, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị an toàn.

Các biện pháp chữa đau dạ dày khi mang thai an toàn

Phần lớn các mẹ bầu bị đau dạ dày đều do thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, rối loạn nội tiết tố và căng thẳng thần kinh. Vì vậy, nếu loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh, xây dựng lối sống khoa học thì các triệu chứng đau dạ dày sẽ thuyên giảm trong thời gian ngắn.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Việc ăn uống sẽ tác động trực tiếp hệ tiêu hóa, do đó khi xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp mẹ bầu cải thiện nhu động ruột, kiểm soát bài tiết dịch vị và hoạt động co bóp của dạ dày. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Các biện pháp xây dựng thói quen ăn uống khoa học hỗ trợ cải thiện đau dạ dày khi mang thai:

  • Kiêng các nhóm thực phẩm và thức uống gây kích thích đến dạ dày như cà phê, nước chè đặc, rượu bí, nước có gas, thực phẩm chứa nhiều axit ( xoài, chanh, cóc, dưa muối, kim chi, cà muối,…), món ăn chứa nhiều gia vị và dầu mỡ, thức ăn nhanh.
  • Mẹ bầu tránh tăng khẩu phần ăn lên đột ngột, thay vào đó nên cân nhắc về giai đoạn phát triển của thai kỳ để bổ sung các thực phẩm lành mạnh, vừa tốt cho sức khỏe của mẹ lại vừa đáp ứng đủ nhu cầu cho thai nhi.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Cần chia nhỏ bữa ăn từ 4 -5 bữa mỗi ngày giúp giảm áp lực lên dạ dày và cơ quan tiêu hóa
  • Cần chia nhỏ bữa ăn từ 4 -5 bữa mỗi ngày giúp giảm áp lực lên dạ dày và cơ quan tiêu hóa. Mỗi buổi ăn nên cách nhau khoảng từ 2 -3 giờ và ăn trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng.
  • Người bị đau dạ dày, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần ăn chính, uống chính, ăn chậm, nhai kỹ và tránh vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn. Hình thành những thói quen này sẽ giúp bao tử hoạt động tốt hơn, hạn chế hiện tượng trào ngược axit, đầy hơi, nôn thức ăn và chướng bụng.
  • Ưu tiên dùng các món ăn ít gia vị, thức ăn có kết cấu lỏng, mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo thành phần dinh dưỡng như canh xương hầm, đồ hấp, đồ luộc, súp, cháo,…Tránh dung nạp các món ăn dễ gây đau dạ dày và táo bón như đồ sấy khô, đồ chiên xào, đồ nướng,…
  • Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất và nước vào chế độ dinh dưỡng. Bên cạnh tác dụng bù nước, cân bằng điện giải thì các thành phần này còn giúp trung hòa nồng độ axit, làm dịu những cơn đau dạ dày và ngăn ngừa táo bón.

Để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, phù hợp với từng trường hợp, bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể.

Thiết lập thói quen sinh hoạt hợp lý

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, phụ nữ mang thai cũng cần thiết lập thói quen sinh hoạt khoa học để cải thiện mức độ và tần suất các cơn đau dạ dày.

Những thói quen sinh hoạt khoa học kiểm soát tình trạng đau dạ dày khi mang thai:

  • Trong thời gian đầu mang thai, mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để cơ thể dần thích nghi với sự thay đổi đột ngột về tâm sinh lý. Và sau khi trở lại công việc thì nên cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh lo âu, căng thẳng quá mức.
  • Khi tử cung bắt đầu giãn nở, phát triển lớn, lúc này mẹ bầu nên ngưng hẳn công việc để dành thời gian nghỉ ngơi. Vì khi tiếp tục làm việc trong thời gian này sẽ khiến đầu óc căng thẳng, đồng nghĩa kích thích đau dạ dày bùng phát mạnh.
  • Để giải tỏa căng căng, mẹ bầu có thể chia sẻ với người thân, với bạn đời hoặc áp dụng một số biện pháp hỗ trợ như ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc, ngủ đủ giấc,…
  • Sau 3 tháng đầu của thai kỳ, thai phụ có thể bắt đầu luyện tập các động tác nhẹ nhàng. Việc luyện tập không chỉ cải thiện khung xương, hỗ trợ hệ miễn dịch và còn giúp điều hòa nhu động ruột, giảm đau dạ dày hiệu quả.

Chữa đau dạ dày khi mang thai bằng thảo dược

Để cải thiện các triệu chứng đau dạ dày, bên cạnh các biện pháp trên bạn có thể tận dụng một số loại thảo dược tự nhiên để giảm tình trạng buồn nôn, nôn, đầy hơi và thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa.

Chữa đau dạ dày khi mang thai bằng thảo dược
Tinh bột nghệ và mật ong nguyên chất là công thức chữa đau bao tử được áp dụng khá phổ biến

Dưới đây là một số cách chữa đau dạ dày khi mang thai bằng thảo dược tự nhiên:

Nghệ và mật ong: Tinh bột nghệ và mật ong nguyên chất là công thức chữa đau bao tử được áp dụng khá phổ biến. Trong tinh bột nghệ có chứa hoạt chất Beta – carotene và Curumin tác dụng trung hoạt axit, hỗ trợ tái tạo ổ viêm loét và thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa tốt hơn.

Mật ong nguyên chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả, giúp thúc đẩy tái tạo niêm mạc dạ dày. Để làm giảm cơn đau dạ dày, mẹ bầu có thể trộn tinh bột nghệ với mật ong nguyên chất hoặc dùng trà nghệ mật ong.

Trà gừng: Uống trà gừng ấm sẽ giảm cảm giác buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu và đau dạ dày ở mẹ bầu. Bên cạnh đó, hoạt chất Gingerol và chất chất oxy từ gừng sẽ giảm tình trạng viêm, ức chế virus, nấm và vi khuẩn có hại.

Nước nha đam (lô hội): Dùng nước nha đam mỗi ngày sẽ giúp thanh lọc, giải độc, đồng thời hỗ trợ kiểm soát cơn đau dạ dày hiệu quả. Với hàm lượng nước dồi dào, nha đam sẽ giúp trung hòa dịch vị, hạn chế dạ dày co bóp quá mức và phát sinh cơn đau. Ngoài ra, dịch nhầy, các axit amin, polyphenol có trong nha đam sẽ bảo vệ và phục hồi niêm mạc bị viêm loét.

Ngoài các mẹo chữa trên đây, mẹ bầu cũng có thể tận dụng các loại thảo dược khác để giảm tình trạng đau dạ dày. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể, vì một số loại thảo dược có thể gây kích thích tử cung co bóp quá mức, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các triệu chứng bệnh đau dạ dày có thể thuyên giảm nếu người bệnh xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đau dạ dày có thể là biểu hiện của các vấn đề hệ tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm loét tá tràng hay hội chứng Zollinger – Ellison.

Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi nào cần gặp bác sĩ?

Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện sau đây, mẹ bầu cần chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị hợp lý:

  • Nôn mửa liên tục
  • Cơn đau dạ dày kéo dài, tăng nhanh về mức độ và tần suất thời gian
  • Bã nôn có màu cà phê hoặc máu tươi
  • Đi đại tiện ra máu
  • Cơ thể xanh xao, sụt cân nhanh chóng trong thời gian ngắn
  • Các triệu chứng bùng phát liên tục gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sinh hoạt

Bệnh đau dạ dày thường xuất hiện phổ biến ở phụ nữ mang thai, các triệu chứng của bệnh tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng các cơn đau kéo dài sẽ làm suy giảm sức khỏe của mẹ bầu và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Do đó, khi có các dấu hiệu của bệnh lý người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và hướng dẫn các biện pháp điều trị an toàn.

Cùng chuyên mục

Gastropulgite là thuốc gì? Tác dụng, Cách dùng, Chống chỉ định

Gastropulgite là thuốc điều trị đau và cải thiện một số triệu chứng do rối loạn thực quản - dạ dày - tá tràng. Ngoài ra, loại thuốc này còn...

Lá đu đủ chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

Cách dùng lá đu đủ chữa đau dạ dày đơn giản công hiệu

Lá đu đủ có tác dụng kháng viêm, nhuận tràng, chống loét nên được nhiều người tận dụng trong chữa đau dạ dày, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Tuy...

Thực đơn cho người đau dạ dày được chuyên gia khuyến cáo

Xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày một cách khoa học là một điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết xây dựng một...

Đau vùng thượng vị dạ dày: Nguyên nhân và cách chữa trị

Đau vùng thượng vị dạ dày là một bệnh lý về tiêu hóa tương đối phổ biến, có thể khởi phát ở mọi đối tượng nếu gặp điều kiện thuận...

Bụng đầy hơi đau âm ỉ là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Bụng đầy hơi đau âm ỉ có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như viêm ruột thừa, giun chui ống mật, rối loạn tiêu hóa, ung thư...

Đau dạ dày là bên nào? Vị trí đau giúp xác định đúng bệnh

Đau dạ dày là bên nào? Vị trí đau giúp xác định đúng bệnh

Đau dạ dày là một trong những bệnh lý thường gặp, các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn