Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?

Chữa đau dạ dày bằng gừng với 3 cách thực hiện hiệu quả

Ăn gạo lứt chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

3 Cách chữa đau dạ dày khi đang cho con bú an toàn cho bé

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Top 10 thuốc dạ dày của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Cách làm tỏi đen ngâm mật ong chữa đau dạ dày đúng nhất

Đau dạ dày đi ngoài ra máu: Nguy hiểm cần đi khám ngay

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có sao không?

Đau dạ dày đi ngoài ra máu: Nguy hiểm cần đi khám ngay

Đau dạ dày đi ngoài ra máu là dấu hiệu cảnh báo dạ dày đang bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu người bệnh không nhanh chóng xử lý kịp thời có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày kéo dài làm mất máu nhiều gây tử vong.

Đau dạ dày đi ngoài ra máu là gì?

Đau dạ dày đi ngoài ra máu hay chính là tình trạng dạ dày bị tổn thương và chảy máu khiến máu đi ra bên ngoài theo đường đại tiện. Đây là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ nhỏ báo hiệu việc dạ dày đang bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh cần nhanh chóng nhập viện để xác định rõ nguyên nhân và có phương hướng điều trị phù hợp nhất.

Đau dạ dày đi ngoài ra máu
Đau dạ dày đi ngoài ra máu là dấu hiệu cho thấy dạ dày đang bị tổn thương trầm trọng và cần được điều trị ngay lập tức

Các biểu hiện của tình trạng đau dạ dày đi ngoài ra máu bao gồm

  • Đau bụng: Người bị đi ngoài ra máu thường có triệu chứng ban đầu chính là cơn đau dạ dày dữ dội xuất hiện ở vùng thượng vị. Cơn đau xuất hiện kể cả khi bụng đói hoặc no, có thể xuất hiện bất chợt làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và tình thần người bệnh
  • Buồn nôn và nôn: Khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề nên hoạt động kém hiệu quả, thức ăn không tiêu hóa hết sẽ tồn đọng lại và gây áp lực lên bụng sau đó đẩy lên ngực do ợ hơi, ợ chua hay trào ngược dạ dày thực quản khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn hoặc nôn. Tình trạng này xuất hiện nhiều hơn khi ngủ về đêm.
  • Đầy bụng: Lượng thức ăn bị tiêu hóa chậm do hệ tiêu hóa bị tổn thương khiến thức ăn tồn đọng lại. Lâu ngày người bệnh luôn có cảm giác đầy bụng dù chưa ăn gì.
  • Giảm cân: Thức ăn tiêu hóa kém, dạ dày bị tổn thương, người bệnh không muốn ăn uống khiến các chất dinh dưỡng không đủ để nuôi dưỡng cơ thể. Bên cạnh đó tình trạng xuất huyết kéo dài cũng làm ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần làm người bệnh sút cân chỉ trong thời gian ngắn.
  • Mệt mỏi: Các cơn đau bụng, buồn nôn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Đặc biệt các cơn đau có xu hướng xuất hiện nhiều hơn về đêm cộng với tình trạng ăn uống kém khiến người bệnh luôn trong tình trạng đờ đẫn, uể oải, không thể tập trung làm việc hay học tập.
  • Phân có mùi khó chịu: Những người xuất huyết dạ dày phân thường có lẫn máu thành màu đen như bã cafe, có mùi hôi, tanh bất thường.Tuy nhiên lúc này tình trạng xuất huyết mới chỉ khởi phát nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.
  • Đau rát hậu môn: Lúc này tình trạng đã chuyển biến khá nặng, người bệnh có thể chảy máu hậu môn ngay cả khi ngồi xổm ( giống với tư thế đi cầu).

Khi tình trạng xuất huyết mới bắt đầu chảy máu thường chỉ xuất hiện phân đen do khi máu kết hợp enzyme đi xuống đường tiêu hóa sẽ tạo thành màu đen hoặc xuất hiện một chút trên phân hay dính vào giấy vệ sinh mà nếu người bệnh không để ý thì rất khó phát hiện.

Tình trạng này càng để kéo dài, máu sẽ bắt đầu chảy nhiều hơn thành từng giọt, đôi khi có thể bắn thành tia, thậm chí khi người bệnh đứng hay là ngồi xổm. Máu tươi xuất hiện ngày càng rõ ràng trên phân kèm theo mùi hôi khó chịu và những cơn đau quặn ở bụng khiến người bệnh vo cùng mệt mỏi khó chịu.

Nguyên nhân gây đau dạ dày đi ngoài ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân có liên quan đến việc đau dạ dày gây đi ngoài ra máu. Chủ yếu đây đều là các bệnh lý có liên quan đến sự tổn thương ở hệ tiêu hóa mà bệnh nhân đã mắc trước đó nhưng không được điều trị đúng cách khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Các nguyên nhân chính có thể gây ra tình trạng này bao gồm

Viêm dạ dày HP

Vi khuẩn Hp được cho là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh về dạ dày. Có đến 70% dân số có các triệu chứng nhiễm khuẩn HP bên trong dạ dày, tuy nhiên nếu không có các yếu tố khác tác động thường sẽ không gây ra các triệu chứng quá trầm trọng. Tuy nhiên nếu vi khuẩn này hoạt động mạnh có thể làm tổn thương dạ dày rất nguy hiểm.

Đau dạ dày đi ngoài ra máu
Vi khuẩn HP nếu tồn tại trong dạ dày quá lâu gây viêm nhiễm nặng có thể dẫn tới tình trạng đi ngoài ra máu

Khi niêm mạc dạ dày tổn thương viêm nhiễm do khuẩn HP sẽ không còn khả năng sản xuất chất nhầy ngăn ngừa các men tiêu hóa và acid dịch vị nhằm bảo vệ thành dạ dày. Các acid này dần xâm nhập nhiều hơn làm mỏng thành dạ dày dẫn đến viêm loét và xuất huyết dạ dày khi chuyển sang giai đoạn viêm.

Đặc biệt vi khuẩn HP thường rất khó điều trị triệt để. Chúng luôn tồn tại một phần nhỏ bên trong dạ dày và chờ đợi các yếu tố thuận lợi để bùng phát trở lại. Đặc biệt với những người ăn uống kém vệ sinh, kém khoa học càng có nguy cơ làm bệnh tái phát và trầm trọng hơn, điểm hình như những cơn đau bụng dữ dội và xuất huyết dạ dày.

Loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những căn bệnh chủ yếu gây nên tình trạng xuất huyết trong dạ dày cùng rất nhiều các triệu chứng nguy hiểm khác. Bệnh có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm khuẩn Hp lâu ngày, lạm dụng các loại thuốc Tây quá mức, do stress kéo dài hoặc do các vấn đề liên quan đến sinh hoạt thiếu khoa học.

Tuy nhiên khi bị loét dạ dày người bệnh không bị đi ngoài ra máu luôn mà cần một thời gian tích tụ do những tổn thương không được điều trị triệt để. Các mạch máu và tế bào ở dạ dày dần bị ăn mòn khiến máu không thể lưu thông qua mà tích tụ lại ở dạ dày và đi ngoài theo đường đại tiện.

Kèm theo đó, người bệnh cũng gặp phải rất nhiều triệu chứng khó chịu khác như

  • Chướng bụng, cứng bụng.
  • Xuất hiện những cơn đau quặn bụng đột ngột.
  • Buồn nôn, ợ nóng
  • Tụt huyết áp
  • Chán ăn
  • Suy nhược cơ thể.

Tình trạng này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm khi kéo dài lâu, thậm chíu có thể đục thủng dạ dày khiến người bệnh nôn ra máu. Vì vậy nếu phát hiện các dấu hiệu này cần phải nhanh chóng điều trị để tránh các triệu chứng nguy hiểm khác.

Xuất huyết dạ dày

Bất cứ người nào bị xuất huyết dạ dày cũng có tình trạng đi ngoài ra máu, thường là máu tươi. Đây là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm khiến máu trong chảy ồ ạt, thậm chí có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Đau dạ dày đi ngoài ra máu
Xuất huyết dạ dày chính là nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng chảy máu khi đi ngoài nhất

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày, chủ yếu là do việc điều trị các bệnh viêm loét dạ dày hay nhiễm khuẩn Hp trước đó chưa hoàn toàn khiến bệnh tái phát và trầm trọng hơn. Bên cạnh đó những người mắc hội chứng Mallory Weiss cũng có thể dẫn tới bệnh này nếu không điều trị đúng cách.

Ban đầu máu thường ra khá ít khiến người bệnh chủ quan ít phát hiện. Càng kéo dài, máu càng ra nhiều hơn kèm theo hiện tượng nóng rát bụng, chóng mặt do mất máu, nôn ra máu, toát mồ hôi mỗi khi đi đại tiện..

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao hoặc dù có điều trị thành công cũng để lại rất nhiều biến ứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Lúc này cấu trúc bình thường của dạ dày biến đổi bất thường với sự tăng sinh của các tế bào ung thư không kiểm soát. Chúng dần xâm lấn sang các mô gần và cả các cơ quan xa và hình thành bệnh bung thư.

Đặc biệt các triệu chứng ban đầu của tình trạng ung thư dạ dày thường không quá rõ ràng, chính vì thế người bệnh thường khó phát hiện. Khi đã chuyển biến qua những giai đoạn cuối, người bệnh thường có các triệu chứng như nôn ra máu, đi ngoài ra máu, sút cân nhanh chóng, da nhợt nhạt và khi sờ thấy có cục u ở bụng.

Điều trị ung thư dạ dày có thể phải chỉ định cắt bỏ dạ dày khiến việc ăn uống và tiêu hóa người bệnh gặp nhiều khó khăn. Ở những giai đoạn cuối người bệnh thường chỉ được chỉ định phẫu thuật để kéo dài sự sống và có thể tử vong bất cứ lúc nào.

Viêm đại tràng

Viêm đại trạng cũng là một căn bệnh có liên quan tới dạ dày với triệu chứng đặc trưng là tình trạng đi ngoài ra máu. Lúc này các vết loét ở niêm mạc dạ dày đã lan rộng ra, có thể đến cả khu vực ruột non, ruột già hoặc lan trên diện rộng khiến máu khi đi qua khu vực này sẽ không chảy qua được, tích tụ lại và đi ra ngoài theo đường tiêu hóa.

Đau dạ dày đi ngoài ra máu
Viêm đạ tràng cũng là căn bệnh có liên quan đến hệ tiêu hóa và có thể gây chảu máu kèm phân nếu không được điều trị kịp thời

Các triệu chứng cơ bản của viêm đại tràng là tiêu chảy kéo dài, đi ngoài có phân nhầy có lẫn máu tươi. Người bệnh mệt mỏi, sút cân và gầy đi nhanh chóng. Một số người còn có các triệu chứng khác như đau khớp gối, mắt cá chân đôi khi là cổ tay. Người bệnh có thể được yêu cầu cắt bỏ một phần đại tràng nếu tình trạng này đã diễn biến trầm trọng.

Một số bệnh khác

Một số bệnh khác có liên quan đến dạ dày cũng có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu như

  • Bệnh Crohn: là bệnh viêm đường ruột gây đau dữ dội ở bụng và xuất huyết tiêu hóa trầm trọng, nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong.
  • Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ: Thành ruột bị thiếu các tế bào oxy gây đi ngoài nhiều kèm theo chảy máu, ngoài ra người bệnh còn bị buồn nôn và nôn dữ dội.
  • Táo bón lâu ngày: Thức ăn tích tụ lại lâu ngày gây táo bón, lúc này phân thường to và cứng. Người bệnh cần phải lấy sức rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài. Lúc này hậu môn bị giãn to quá mức gây chảy máu.
  • Kiết lị: Kiết lị cũng là bệnh liên quan đến một số vi khuẩn ở ruột già, chủ yếu là vi khuẩn Entamoeba histolytica gây nhiễm trùng. Các triệu chứng chung của bệnh thường là đi ngoài nhiều lần ra phân lỏng kèm dịch nhầy và máu tươi.

Xuất huyết đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Đau dạ dày đi ngoài ra máu tiềm ẩn rất nhiều dấu hiệu nguy hiểm mà người bệnh không nên chủ quan. Người bệnh thường xuyên bị các cơn đau bụng làm phiền gây ảnh hưởng khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Kết hợp với tình trạng ăn kém ngon, thức ăn tiêu hóa kém không chỉ khiến tinh thần xuống cấp mà sức khỏe cũng bị tổn thương trầm trọng.

Bên cạnh đó, nếu bệnh không điều trị kịp thời còn có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm

Thiếu máu

Tình trạng xuất huyết có thể đã kéo dài trước đó mà người bệnh không hề hay biết. Tình trạng chảy máu kéo dài có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến người bệnh mệt mỏi kéo dài mà không hề hay biết. Do trong tế bào hồng cầu máu có chứa Protein huyết sắc tố đảm nhiệm vai trò đưa oxy đến các mô của cơ thể.

Đau dạ dày đi ngoài ra máu
Thiếu máu chính là nguyên nhân gây ra tình trạng choáng váng, chóng mặt, mệt mỏi thiếu sức sống của những bệnh nhân đi ngoài ra máu

Khi bị thiếu máu đồng nghĩa với việc các mô bị thiếu oxy. Vì thế bệnh nhân bị đau dạ dày đi ngoài ra máu thường gặp các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, choáng váng, đôi khi cơ thể khó thở và tức ngực làm ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần và chất lượng cuộc sống.

Hạ đường huyết

Các nghiên cứu cho thấy việc chảy máu dạ dày cũng có liên quan đến việc thiếu Kali máu khiến cơ tim gặp khó khăn trong việc đưa máu đến các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này được gọi là hạ đường huyết hay thiếu kali máu và có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm cho người bệnh.

Người bị hạ đường huyết có thể ngất xỉu đột ngột kèm theo các triệu chứng khác như giảm lượng nước tiểu, choáng váng, mệt mỏi, da tái nhợt, thở nhanh, dễ bị kích động..

Sốc phản vệ

Chảy máu trong quá nhiều có thể là nguyên nhân gây sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm do các cơ quan trong cơ thể không đủ lượng máu dẫn đến việc hoạt động bất thường. Sốc phản vệ có thể dẫn tới tử vong trong thời gian ngắn vô cùng nguy hiểm.

Vì vậy nếu phát hiện người bệnh có các triệu chứng bất thường như tụt huyết áp cực thấp, da dẻ tái xanh, môi và móng tay cũng bị đổi, đau ngực, khó thở, choáng váng, không có nước tiểu, tim yếu thậm chí là ngất xỉu cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.

Ảnh hưởng đến tim mạch

Người bị xuất huyết tiêu hóa có thể bị mất nước, mất máu, tụt huyết áp gây đau tức ngực, rối loạn nhịp tim và gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch sau đó.

Đau dạ dày đi ngoài ra máu
Người bệnh có thể gặp một số vấn đề về tim mạch nếu tình trạng xuất huyết dạ dày không được điều trị đúng cách

Như vậy có thể thấy các biến chứng do tình trạng đau dạ dày đi ngoài ra máu là vô cùng nguy hiểm. Người bệnh nếu phát hiện các triệu chứng này tốt nhất nên đến các bệnh viện uy tín để làm các xét nghiệm chẩn đoán để có phương hướng điều trị bệnh sớm nhất.

Khi nào cần đến bệnh viện

Tình trạng đi ngoài ra máu có thể liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm tuy nhiên đôi khi cũng chỉ là triệu chứng táo bón thông thường. Tuy nhiên không vì vậy mà bệnh nhân có thể chủ quan. Người bệnh cần nhanh chóng đi khám bệnh nếu phát hiện dấu hiệu sau:

  • Khi ngoài ra phân đen, có mùi hôi khó chịu, hình dáng phân bất thường.
  • Thời gian ngoài ra máu kéo dài, đôi khi có thể lên tới 2 – 3 tuần.
  • Thường xuyên mệt mỏi, buồn nôn và nôn, có thể sốt cao.
  • Sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân
  • Phát hiện các các cục sưng u bất thường tại bụng

Nhất là với những người trước đó đã hoặc đang mắc các bệnh liên quan đến dạ dày thì càng nên đi khám ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Điều trị tình trạng đau dạ dày đi ngoài ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài ra máu, người bệnh cần phải xác định chính xác nguyên nhân thì mới có thể đưa ra phương hướng điều trị nhanh chóng và phù hợp nhất. Bệnh nhân có thể được chỉ định làm các xét nghiệm như siêu âm, nội soi, chụp khung đại tràng để xác định chính xác nguyên nhân.

Đau dạ dày đi ngoài ra máu
Người bệnh được chỉ định làm các xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh trước khi điều trị

Nếu phát hiện tình trạng đi ngoài ra máu, người bệnh cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp xử lý tại chỗ. Đặc biệt với những người có tình trạng choáng váng, người tái nhợt, nôn ói thì càng phải nhanh chóng thực hiện sơ cứu tạm thời trước khi đưa đến bệnh viện.

Các biện pháp mà người bệnh có thể thực hiện bao gồm

  • Đặt bệnh nhân nằm trên giường hoặc sàn nhà bằng phẳng, sau đó kê gối đầu thấp đồng thời kê phần chân cao có thể làm giảm tình trạng nôn ói.
  • Chườm ấm bụng nhẹ nhàng để làm dịu cơn đau bụng
  • Xoa bóp, giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt với những người chảy máu nhiều, chân tay lạnh ngắt, da dẻ tái nhợt.
  • Uống một chút nước ấm pha muối loãng có thể làm giảm tình trạng xuất huyết
  • Đợi bệnh nhân tỉnh táo lại thì nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám
  • Trong trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu mất ý thức cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất để có thể xử lý kịp thời.

Tùy theo bệnh và mức độ bệnh, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị tại nhà hay ở lại bệnh viện để theo dõi bệnh hoặc có thể được yêu cầu phẫu thuật ngay lập tức. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để có thể sớm cải thiện bệnh nhanh chóng.

Bên cạnh đó nếu trong thời gian điều trị tình trạng đau dạ dày đi ngoài ra máu cần phải dùng thêm các loại thuốc để điều trị bệnh khá, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp, tránh trường hợp gây tương tác giữa các loại thuốc gây nguy hiểm.

Người bệnh nhớ chú ý khi chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh tuyệt đối không sử dụng bất kỳ phương pháp loại thuốc nào để điều trị. Việc dùng thuốc sai nguyên nhân có thể khiến dạ dày bị tổn thương nặng hơn và có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm khác. Với các bài thuốc dân gian dù lành tính nhưng cũng có thể gây ra tình trạng tương tự nếu không được dùng đúng người đúng bệnh.

Phòng tránh tình trạng đau dạ dày đi ngoài ra máu

Việc phòng tránh tình trạng đau dạ dày đi ngoài ra máu vô cùng đơn giản, bắt đầu từ chính việc thay đổi một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp hơn. Việc bảo đảm được một dạ dày khỏe mạnh chính là cách tốt nhất để phòng tránh tình trạng nguy hiểm này.

Trong chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống có liên quan mật thiết đến các vấn đề ở hệ tiêu hóa cũng như là nguyên nhân chính tác động gây ra tình trạng đi ngoài ra máu. Vì thế thay đổi một thói quen ăn uống khoa học lành mạnh hơn chính là cách để điều trị và phòng tránh tình trạng này tốt nhất.

đau dạ dày đi ngoài ra máu
Ưu tiên bổ sung nhiều rau củ vào chế độ ăn mỗi ngày chính là cách tăng cường sức khỏe tốt nhất cho dạ dày

Các vấn đề trong chế độ ăn uống người bệnh cần lưu ý kỹ để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn bao gồm

  • Tăng cường bổ sung nhiều vitamin và chất xơ có trong các loại rau củ và trái cây để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Uống nhiều nước hơn, có thể kết hợp với các loại sinh tố hay nước ép để tăng cường các dưỡng chất khác.
  • Ăn uống hợp vệ sinh, hạn chế ăn uống tại những hàng quán chế biến bẩn, vệ sinh kém.
  • Ưu tiên ăn chín uống sôi
  • Hạn chế ăn các thức ăn nhanh, cứng, đồ chiên xào nhiều gia vị dầu mỡ, đồ ăn cay nóng.
  • Hạn chế rượu bia và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá..
  • Ưu tiên ăn các thực phẩm mềm lỏng dễ tiêu hóa.
  • Ăn uống đúng giờ, đúng bữa, hạn chế ăn quá khuya.
  • Ăn sữa chua hay các thực phẩm lên men tự nhiên cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Uống mật ong nghệ mỗi ngày có thể cải thiện các bệnh lý liên quan đến dạ dày hiệu quả.
  • Bổ sung các thực phẩm nhiều magie như rau đay, khoai lang, mồng tơi…giúp ngăn chặn tình trạng táo bón rất tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời chống viêm nhiễm và hỗ trợ bổ sung lại lượng máu đã mất. Các thực phẩm nên ăn như cam,quýt, dâu tây dâu tây cùng các loại rau có màu xanh đậm.
  • Bổ sung thực phẩm giàu sắt để thúc đẩy quá trình tạo máu, bổ sung lại lượng máu đã mất ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm do mất máu. Một số thực phẩm giàu sắt như gan, thịt bò hoặc một số loại động vật thân mềm..

Người bệnh cũng có thể tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng để có thể thiết lập một chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ cải thiện bệnh nhanh chóng và an toàn.

Đặc biệt với những người sau điều trị phải thực hiện các phẫu thuật cắt bỏ dạ dày hoặc đại tràng càng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, tránh các biến chứng khác đồng thời có thể kéo dài tuổi thọ lâu dài nhất có thể.

Trong chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt cũng có tác động nhiều đến sức khỏe và dạ dày của mỗi người. Một số ý kiến cho rằng những người bị đi ngoài nhiều, đặc biệt người đi ngoài ra máu nên hạn chế việc vận động nhiều. Tuy nhiên quan niệm này không hẳn là chính xác. Tập thể dục đúng cách có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, từ đó có thể cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu nhanh chóng.

Các vấn đề trong sinh hoạt mà người bệnh cần chú ý bao gồm

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, đi ngủ sớm, hạn chế việc thức quá khuya.
  • Khi đi ngủ nên nằm nghiêng qua bên trái vì tư thế này không gây áp lực lên dạ dày
  • Duy trì thói quen đi đại tiện mỗi ngày.
  • Sau khi ăn xong không nên nằm ngay mà nên đi lại nhẹ nhàng.
  • Với những người đã bị các bệnh lý về dạ dày trước đó khi đi ngủ nên giữ tư thế nâng cao đầu và chân có thể làm giảm triệu chứng đau bụng, buồn nôn hiệu quả.
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ hạn chế tình trạng căng thẳng stress mệt mỏi kéo dài.
  • Nếu được chỉ định dùng thuốc nên đảm bảo việc dùng đúng theo toa được bác sĩ quy định. Tuyệt đối không dùng quá liệu hay dừng thuốc sớm thời gian chỉ định.
  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Với những người đi ngoài ra máu nói riêng và người bị đau dạ dày nói chung nên tập các bài như đi bộ nhẹ nhàng, yoga hoặc ngồi thiền có thể cải thiện tuần hoàn máu và các bệnh lý tiêu hóa hiệu quả.

Đau dạ dày đi ngoài ra máu tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm nên tốt nhất nếu phát hiện dấu hiệu này người bệnh đến bệnh viện điều trị ngay lập tức để có hướng xử lý kịp thời. Đừng quên thay đổi một thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh hơn để phòng tránh các triệu chứng nguy hiểm này sớm nhất.

Cùng chuyên mục

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có sao không?

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có sao không là băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ. Thực tế việc dùng thuốc Tây y đều ít...

7 mẹo giảm cơn đau dạ dày tức thời hiệu quả không cần thuốc

7 mẹo giảm cơn đau dạ dày tức thời hiệu quả không cần thuốc

Tình trạng đau dạ dày xuất hiện khi bệnh nhân gặp phải một số vấn đề liên quan đến dạ dày hoặc đường tiêu hóa. Những cơn đau này thường...

Đau dạ dày nên ăn rau gì tốt, hỗ trợ tích cực cho quá trình phục hồi là thắc mắc chung của nhiều người

Đau dạ dày nên ăn rau gì tốt? 11+ loại rau người bệnh nên biết

Khi bị đau dạ dày, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày, không gây kích ứng niêm mạc, người bệnh được khuyến khích ăn nhiều rau xanh. Thế...

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Thuốc Esomeprazol thuộc nhóm ức chế bơm proton, thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày do tăng tiết dịch vị như trào...

Chữa đau dạ dày bằng gừng với 3 cách thực hiện hiệu quả

Chữa đau dạ dày bằng gừng là phương pháp được dân gian ưu tiên sử dụng vì có độ an toàn cao mà hiệu quả lại cực tốt. Gừng có...

Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?

Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?

"Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?" là vấn để được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi việc sử dụng thuốc theo đúng liều lượng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn