Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?

Chữa đau dạ dày bằng gừng với 3 cách thực hiện hiệu quả

Ăn gạo lứt chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

3 Cách chữa đau dạ dày khi đang cho con bú an toàn cho bé

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Top 10 thuốc dạ dày của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Cách làm tỏi đen ngâm mật ong chữa đau dạ dày đúng nhất

Đau dạ dày đi ngoài ra máu: Nguy hiểm cần đi khám ngay

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có sao không?

Người đau dạ dày có nên ăn xôi không? Lời khuyên cho bạn

“Người đau dạ dày có nên ăn xôi không?” là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm, nhất là các tín đồ của những món ăn làm từ gạo nếp. Bài viết này sẽ giải đáp cặn kẽ câu hỏi này, đồng thời hướng dẫn người bệnh cách ăn xôi an toàn. 

Người đau dạ dày có nên ăn xôi không?
Người đau dạ dày có nên ăn xôi không?

Người đau dạ dày có nên ăn xôi không?

Như chúng ta đều biết, thành phần chính của món xôi là gạo nếp. Với nguồn protein, canxi, vitamin B, vitamin E dồi dào, gạo nếp có có công dụng cung cấp năng lượng và bồi bổ sức khỏe.

Thành phần tinh bột amylopectin của gạo nếp giúp tăng cường mức độ dẻo ngon của hạt gạo. Tuy nhiên, hợp chất này đồng thời cũng gây ra chứng khó tiêu. Vì vậy, trẻ em, người già, bệnh nhân viêm loét dạ dày và những người vừa khỏi bệnh cần hạn chế dung nạp gạo nếp.

Trong quan niệm Đông y, gạo nếp tính ấm, vị ngọt, có khả năng ngăn ngừa triệu chứng nôn ói ở phụ nữ mang thai, đồng thời hỗ trợ điều trị chứng thiểu năng tuần hoàn máu não, rối loạn tiền đình và bệnh tiểu đường. Đặc biệt, với hàm lượng vitamin, chất sắt, chất xơ và chất chống oxy hóa vượt trội, nếp cẩm được mệnh danh là “siêu thực phẩm” mà chúng ta không thể bỏ qua.

Món xôi nói chung gồm hai loại chính là xôi mặn và xôi ngọt, cụ thể:

  • Xôi mặn là sự kết hợp hài hòa của gạo nếp và chả, giò, lạp xưởng, thịt, trứng. Vì cung cấp dưỡng chất đa dạng (nhất là chất đạm) nên món ăn này dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng ở các bệnh nhân đang gặp phải vấn đề về đường tiêu hóa.
  • Xôi ngọt là sự hòa quyện trọn vẹn giữa gạo nếp với các nguyên liệu bắp, sắn, đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen… Lượng tinh bột lớn từ món ăn này sẽ gây khó tiêu và ợ hơi, ợ chua (nếu chúng lên men khi được trữ lâu trong dạ dày).

Để tăng cường độ thơm ngon, hấp dẫn của món ăn, người miền Nam bổ sung nước cốt dừa thơm ngọt còn người miền Bắc rưới thêm mỡ hành béo ngậy. Hai thành phần này càng khiến chúng ta khó tiêu hóa món xôi hơn.

Ngoài ra, một số người thích dùng thêm tương ớt, nước tương, ớt xào, ớt trái. Với đặc tính cay nóng, những gia vị này có thể kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị. Đối với những người bình thường, việc dung nạp một lượng gia vị vừa phải sẽ mang đến một số lợi ích nhất định. Tuy nhiên, ngược lại, thói quen này lại khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng nếu bạn đang mắc phải các vấn đề về dạ dày.

Người đau dạ dày có nên ăn xôi không?
Món xôi mặn dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng ở các bệnh nhân đang gặp phải vấn đề về đường tiêu hóa.

Như vậy, tuy xôi là món ăn bổ dưỡng với nguồn năng lượng dồi dào nhưng bệnh nhân đau dạ dày nên hạn chế dung nạp. Các chuyên gia cho biết, nếu tiêu thụ một lượng xôi vượt quá khả năng tiêu hóa, bạn có thể gặp phải một số vấn đề như:

  • Trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
  • Tổn thương niêm mạc dạ dày (do xôi kích thích dạ dày co bóp và thúc đẩy quá trình sản xuất dịch vị)
  • Tình trạng sưng viêm niêm mạc dạ dày và bệnh trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn
  • Tăng khả năng ợ nóng, ợ chua, nóng bụng khi ăn xôi với ớt tươi hoặc tương ớt

Hướng dẫn người bệnh đau dạ dày ăn xôi đúng cách

Để bảo vệ niêm mạc dạ dày tối đa, đồng thời phòng tránh rủi ro viêm nhiễm, khi ăn xôi, các bệnh nhân cần ghi nhớ những vấn đề sau:

  • Gạo nếp chứa một loại vi khuẩn có hại cho đường tiêu hóa mang tên bacillus cereus. Do đó, món xôi dành cho người bệnh đau dạ dày cần được nấu chín ở nhiệt độ trên 140 độ C và ủ kỹ trong vòng 2 tiếng đồng hồ để đảm bảo tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn.
  • Độc giả chỉ ăn một lượng vừa đủ, không cố ăn quá nhiều. Bạn sẽ vô tình gây tổn thương niêm mạc dạ dày nếu dùng một lượng xôi quá lớn.
  • Bệnh nhân cần ăn chậm, nhai kỹ nhằm hạn chế co bóp, giảm thiểu áp lực và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa ở dạ dày.
  • Người bệnh không nên kết hợp món xôi với mỡ hành, tương ớt, nước cốt dừa và đồ uống có cồn.
  • Độc giả tuyệt đối không dung nạp món xôi khi tình trạng viêm loét dạ dày đang diễn tiến phức tạp.
  • Sau vài giờ ăn xôi, nếu bị buồn nôn, chóng mặt, bạn hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.

Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng gạo nếp

Tuy cần hạn chế ăn xôi nhưng bệnh nhân đau dạ dày có thể hỗ trợ điều trị vấn đề này tại nhà bằng cách chế biến nhiều món ăn hấp dẫn từ nguyên liệu gạo nếp. Những món ăn này có công dụng kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày.

Nước gạo nếp gừng tươi

Là vị thuốc dân gian quen thuộc, gừng tươi có khả năng điều trị sưng viêm và giữ ấm cơ thể. Nước gừng tươi gạo nếp là thức uống tuyệt vời mà những người đang bị đau dạ dày không thể bỏ qua.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 20g gạo nếp, 2g gừng tươi xắt mỏng và 200ml nước
  • Nấu nhừ gừng tươi và gạo nếp trên lửa nhỏ
  • Khi lượng nước ban đầu cạn đi còn 50ml thì bạn tắt bếp
  • Lọc lấy nước gạo nếp gừng tươi
  • Dùng vào mỗi buổi sáng hoặc lúc cảm thấy buồn nôn

Bột gạo nếp mật ong

Mật ong nguyên chất giúp giữ ấm cơ thể và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Món bột gạo nếp và mật ong có tác dụng xoa dịu cơn đau và tái tạo, chữa lành các vị trí tổn thương ở niêm mạc dạ dày.

Cách thực hiện

  • Mỗi ngày, người bệnh xay nhuyễn 30g gạo nếp
  • Nấu bột gạo nếp với một chút nước cho đến khi tạo thành một hỗn hợp dạng hồ dẻo
  • Cho 30g mật ong nguyên chất vào nồi, khuấy đều, sau đó tắt bếp
  • Chia hỗn hợp thành nhiều phần nhỏ
  • Dùng 1 muỗng cà phê bột gạo nếp mật ong trước khi dùng bữa hoặc lúc cảm thấy buồn nôn
  • Kiên trì áp dụng hàng ngày trong vòng 1 tháng

Cháo bí đỏ gạo nếp

  • Chuẩn bị bí đỏ, gạo nếp, thịt tôm, ngò rí và gia vị
  • Ngâm nước và vo sạch gạo nếp
  • Gọt vỏ, bỏ hạt bí đỏ, sau đó rửa sạch và xắt miếng vừa ăn
  • Sơ chế thịt tôm rồi xay nhuyễn
  • Nấu nhừ bí đỏ và gạo nếp cho tới khi chín nhừ
  • Thêm thịt tôm vào nồi, khuấy đều, nấu thêm 10 phút
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Múc cháo ra chén, trang trí bằng ngò rí và thưởng thức khi cháo còn ấm
Cháo bí đỏ gạo nếp
Cách nấu cháo bí đỏ gạo nếp

Cháo gạo nếp táo tàu

Cháo gạo nếp táo tàu vừa là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng vừa là bài thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày mạn tính vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 100g gạo nếp, 10 trái táo tàu và 20g mộc nhĩ
  • Ngâm nước và vo sạch gạo nếp
  • Ngâm nở mộc nhĩ và loại bỏ phần cuống
  • Nấu nhừ táo tàu, mộc nhĩ và gạo nếp với một lượng nước vừa đủ
  • Có thể thêm một chút đường phèn (nếu thích ăn ngọt)
  • Thưởng thức 2 chén nhỏ/ngày vào hai buổi sáng – tối

Cháo mai mực – gạo nếp

  • Chuẩn bị 200g gạo nếp, 2 mai mực, nước lọc và gia vị vừa đủ
  • Ngâm nước và vo sạch gạo nếp
  • Sơ chế mai mực cẩn thận
  • Nấu sôi gạo nếp và mai mực khoảng 15 – 20 phút (châm thêm nước nếu cháo quá đặc, cạn)
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn

Bài viết đã giải đáp thắc mắc: “Người bị đau dạ dày có nên ăn xôi không?” Tóm lại, bệnh nhân nên hạn chế dung nạp món xôi trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, nếu là tín đồ trung thành của gạo nếp, bạn có thể chế biến và thưởng thức nhiều món ăn giàu giá trị dinh dưỡng từ nguyên liệu này để thay thế món xôi. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi lựa chọn thức ăn và thực phẩm nhé!

Cùng chuyên mục

Thuốc dạ dày Nhất Nhất có tốt không? Giá bao nhiêu?

Dạ dày Nhất Nhất là thuốc điều trị có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, được sử dụng trong trường hợp rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày...

Thuốc dạ dày Tuệ Tĩnh

TPCN Dạ Dày Tuệ Tĩnh: Công dụng và giá bán

Dạ dày Tuệ Tĩnh là Thực phẩm chức năng (TPCN) được nghiên cứu và điều chế hoàn toàn tại Việt Nam. Sản phẩm đem đến tác dụng kiểm soát nhanh...

Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì? 12 loại quả cực tốt cho bệnh nhân

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các loại trái cây cần thiết giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh, phục hồi nhanh các tổn thương...

7 mẹo giảm cơn đau dạ dày tức thời hiệu quả không cần thuốc

7 mẹo giảm cơn đau dạ dày tức thời hiệu quả không cần thuốc

Tình trạng đau dạ dày xuất hiện khi bệnh nhân gặp phải một số vấn đề liên quan đến dạ dày hoặc đường tiêu hóa. Những cơn đau này thường...

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có sao không?

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có sao không là băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ. Thực tế việc dùng thuốc Tây y đều ít...

Đau dạ dày đi ngoài ra máu: Nguy hiểm cần đi khám ngay

Đau dạ dày đi ngoài ra máu là dấu hiệu cảnh báo dạ dày đang bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu người bệnh không nhanh chóng xử lý kịp thời...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn