Bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không? [GIẢI ĐÁP]
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không là câu hỏi không chỉ một mà rất nhiều người quan tâm. Sữa chua là món ăn vừa ngon miệng lại đẹp da, tuy nhiên vì tính chất lên men lại có vị chua nên nhiều người sợ rằng nó sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị đau dạ dày. Muốn biết thực hư thể nào hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Tác dụng của sữa chua với sức khỏe
Sữa chua là sản phẩm có nguồn gốc từ sữa, trải qua quá trình lên men bằng cách sử dụng một số loại vi khuẩn giúp lên men tự nhiên như vi khuẩn họ Lactobacillus hoặc Enterococcus. Bởi thể hương vị của sữa chua tự nhiên thường có vị chua dịu chủ đạo và mùi thơm rất hấp dẫn.
Đặc biệt trong sữa chua có chứa rất nhiều dinh dưỡng cùng các vitamin, lợi khuẩn tốt cho cơ thể như
- Vitamin A, B, D, omega 3, sắt…có tác dụng tăng nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Canxi, axit lactic giúp làm chắc khỏe xương và răng, hạn chế bệnh sâu răng.
- Các probiotic lợi khuẩn giúp tiêu hóa tốt, ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột.
- Hạ huyết áp và làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.
- Các protein, lipid, glucid giúp phục hồi năng lượng, nâng cao sức khỏe nhất là sau khi vận động.
- Làm đẹp da, giúp da mềm mịn và trắng sáng hơn.
- Có khả năng thủy phân ptrotein thành các acid amin tự do, giúp cho cơ thể có thể hấp thụ chất nhanh chóng hơn.
- Hạn chế vi khuẩn gây hại cho đường ruột.
Có thể nói sữa chua không chỉ ngon miệng mà còn có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và làn da. Đây không chỉ là món ăn vặt cho trẻ em mà còn được người lớn, nhất là phái đẹp vô cùng ưa thích. Vậy đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?
Giải đáp: Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?
Do sữa chua được lên men lại có vị chua chủ đạo nên nhiều người sợ ảnh hưởng đến việc điều trị các bệnh dạ dày. Tuy nhiên theo các chuyên gia, người bị đau dạ dày này không chỉ được ăn sữa chua mà còn được khuyến khích nên ăn nữa là đằng khác bởi nó rất tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột.
Thực tế trong sữa chua có chứa một hàm lượng acid lactic nhưng rất thấp và không thể làm hại dạ dày được. Ngược lại, nó còn giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây ra các bệnh về dạ dày tá tràng. Đồng thời acid lactic giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhanh hơn bằng cách ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây men thối trong đường ruột. Trong quá trình lên men, một phần acid lactic được tạo thành sẽ liên kết với calci cazeinat trong sữa, tạo ra acid cazeinic và calci lactat. Đây đều là những chất rất tốt cho hệ tiêu hóa giúp cải thiện tình trạng dạ dày một cách nhanh chóng.
Hàm lượng protein có trong sữa chua có khả năng bao bọc lớp niêm mạc dạ dày, hạn chế sự ảnh hưởng không tốt của các của axit dịch vị. Các lợi khuẩn probiotics giúp ổn định hệ tiêu hóa, giảm bớt những cơn đau dạ dày và ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột. Sữa chua còn có tác dụng cung cấp các lợi khuẩn sống Activia làm tăng nhu động ruột, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, giảm căng thẳng thường gặp ở những người đau dạ dày.
Ngoài ra, món ăn này còn chứa rất nhiều dưỡng chất giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm lành những vết viêm loét dạ dày tá tràng, nâng cao hệ miễn dịch cũng như hạn chế và tiêu diệt khuẩn HP hiệu quả.
Như vậy có thể thấy đau dạ dày có thể ăn sữa chua mà không có vấn đề gì cả. Tuy nhiên nhớ chú ý là ăn đúng lúc, đúng cách, đúng loại thì mới thực sự là tốt.
Cách ăn sữa chua đúng cách cho người bị đau dạ dày.
Mặc dù nói là người bệnh dạ dày nên ăn sữa chua nhưng không phải cứ ăn nhiều là tốt. Đặc biệt nếu ăn không đúng thời điểm còn có thể khiến tình trạng bệnh dạ dày thêm tệ. Với cả người bình thường và người đau dạ dày đều nên lưu ý không nên ăn sữa chua khi bụng đói bởi lúc này dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị hơn bình thường có thể tiêu diệt các lợi khuẩn và làm giảm đi tác dụng của sữa chua.
Người đau dạ dày tốt nhất nên ăn các loại sữa chua cơ bản tránh các loại có thêm phụ gia như xoài hay lựu, đồng thời ăn sau khi ăn cơm từ 1- 2 tiếng để phát huy hiệu quả tốt nhất. Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa hai hũ chứ không nên ăn quá nhiều.
Nếu muốn tăng thêm hương vị thì nên kết hợp với các loại trái cây tự nhiên như dâu tây, xoài, bơ, dưa hấu hay bánh mì là tốt nhất vì rất giàu dinh dưỡng, sẽ làm tăng sức đề kháng hiệu quả. Sữa chua có thể ăn lạnh hoặc trong nhiệt độ thường chứ tuyệt đối không đun nóng vì sẽ làm tiêu diệt các lợi khuẩn bên trong.
Một lưu ý quan trọng khác là không nên ăn sữa chua cùng các thực phẩm như xúc xích, thịt hun khói, các sản phẩm đông lạnh chế biến từ thịt, thuốc kháng sinh… Sự kết hợp này không chỉ làm giảm đi tác dụng có lợi cho cơ thể của sữa chua mà còn có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón cùng nhiều vấn đề về tiêu hóa khác. Vì thể bạn nhớ chú ý để tránh nhưng tác dụng phụ không đáng có.
Bất kể sản phẩm nào cũng chỉ tốt khi bạn biết dùng đúng liều, đúng cách để không làm phản các tác dụng của nó. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn về việc bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không. Chúc bạn thành công!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!