Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?

Chữa đau dạ dày bằng gừng với 3 cách thực hiện hiệu quả

Ăn gạo lứt chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

3 Cách chữa đau dạ dày khi đang cho con bú an toàn cho bé

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Đau dạ dày đi ngoài ra máu: Nguy hiểm cần đi khám ngay

Đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Top 10 thuốc dạ dày của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Cách làm tỏi đen ngâm mật ong chữa đau dạ dày đúng nhất

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có sao không?

Đau dạ dày có nên ăn mì tôm không? Chuyên gia giải đáp

Đau dạ dày có nên ăn mì tôm không? đây cũng là câu hỏi của hầu hết người bệnh để có thể thiết lập cho bản thân thực đơn phù hợp, làm giảm nguy cơ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Hiểu được điều này, các chuyên gia đã cùng nghiên cứu và đưa ra giải đáp.

Đau dạ dày có nên ăn mì tôm không?

Mì tôm hay còn gọi là mì ăn liền, đây là món ăn được rất nhiều người lựa chọn hàng ngày, nhất là những người có công việc bận rộn và không có quá nhiều thời gian dành cho bản thân. Tuy nhiên, theo nghiên cứu trong mì tôm không có nhiều các thành phần dinh dưỡng, ngược lại lượng calo trong mì tôm khá cao, có đến 1/4 năng lượng mỗi ngày trong một gói mì.

Đau dạ dày có nên ăn mì tôm không?
Mì tôm có thực sự tốt cho người đau dạ dày?

Nhưng mì tôm có thực sự tốt cho người đau dạ dày hay không? Để giải đáp cho câu hỏi này bác sĩ Braden Kuo – Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ) đã thực hiện một nghiên cứu cụ thể về quá trình tiêu hóa mì tôm trong dạ dày. Để thực hiện cuộc nghiên cứu kì công này, các bác sĩ đã sử dụng một dạng máy quay có kích cỡ chỉ bằng viên thuốc để theo dõi các hoạt động tiêu hóa trong dạ dày.

Thí nghiệm được khảo sát trên 2 người, 1 người sẽ ăn mì tôm ăn liền và 1 người sẽ ăn mì sợi tươi (loại mì tự chế biến bằng bột và trứng, không chứa các chất phụ gia).

Sau gần 20 phút, ai cũng sẽ kinh ngạt khi thấy các sợi mì ăn liền vẫn còn nguyên vẹn trong dạ dày, trong khi đó các sợi mì tươi đã bắt đầu tan rã. Điều đáng nói là sau 2 tiếng của thí nghiệm thì các sợi mì ăn liền vẫn không thể tan rã, còn mì tươi đã được tiêu hóa hết.

Các nhà khoa học lý giải rằng: bởi lẽ mì ăn liền không thể tiêu hóa là vì nó có chứa chất bảo quản độc hại Tertiary-butyl hydroquinone (TBHQ). Chất này được tìm thấy trong sơn mài, thuốc trừ sâu, nước hoa hoặc một số loại mỹ phẩm. TBHQ chỉ an toàn khi bạn tiêu thụ nó ở mức 0-0.5mg/kg. Nếu lượng tiêu thụ vượt quá 5gr rất dễ dẫn đến các tình trạng như buồn nôn, chóng mặt, khó tiêu, đột quỵ, thậm chí là tử vong.

Vì thế, câu trả lời cho câu hỏi: “Đau dạ dày có nên ăn mì tôm?” là KHÔNG NÊN. Không chỉ là những người đau dạ dày, mà tất cả mọi người đều nên hạn chế ăn mì tôm để có một sức khỏe tốt.

Tại sao người đau dạ dày không nên ăn mì tôm?

Như đã nói trên, mì tôm không phải là lựa chọn tốt cho sức khỏe. Đây cũng là điều cấm kỵ của người đau dạ dày. Nếu lạm dụng mì tôm quá nhiều sẽ có một số nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Đau dạ dày có nên ăn mì tôm không?
Tác hại không ngờ của mì tôm ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Gây trào ngược dạ dày thực quản: mì tôm tiêu hóa rất lâu khiến cơ thể phải tiết ra nhiều acid để tiêu hóa chúng. Tình trạng này là nguy cơ dẫn đến trào ngược da dày thực quản, đặc biệt là người bị đau dạ dày.
  • Rối loạn hệ tiêu hóa: đa phần các loại mì tôm đều đươc chế biến trước bằng các chiên qua dầu và bỏ kèm các chất phụ gia. Các chức năng của dạ dày có thể bị rối loạn do ăn nhiều mì tôm.
  • Gây đầy bụng, khó tiêu: mì tôm có chứa một số loại chất béo no gây khó tiêu. Sau 2-3 tiếng sợi mì vẫn không thể tiêu hóa được trong dạ dày gây ra tình trạng bụng căng trướng, không tiêu.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: tuy trong mì tôm có nhiều calo, nhưng lại không đủ cung cấp năng lượng cho một ngày. Một gói mì ăn liền sẽ cung cấp cho bạn  4g protein và 10% Sắt, 10g chất béo và không thêm bất kì chất dinh dưỡng nào khác. Mặc dù bạn có ăn nhiều gói mì tôm cho một ngày cũng không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên ăn mì tôm cho bữa chính sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu chất trầm trọng, nhất là người đau dạ dày và trẻ nhỏ.
  • Nguy cơ ung thư: trong mì tôm có chứa rất nhiều chất bảo quản, hương liệu, các chất phụ gia dễ làm cơ thể bị táo bón. Phân được giữ lại trong đại tràng lâu ngày biến chất thành các chất độc hại, nguy hiểm nguy cơ dẫn đến ung thư rất cao.
  • Gây béo phì: một gói mì tôm có chứa rất nhiều carbohydrate và chất béo làm tích tụ mỡ và lượng calo cao cho cơ thể. Điều đáng nói khi ăn mì tôm một số người lại hay ăn kèm với các thực phẩm như trứng, xúc xích,…. làm tăng lượng chất béo hấp thụ vào cơ thể nguy cơ gây béo phì, thừa cân. Đồng thời, cũng có khả năng dẫn đến các bệnh khác như tim mạch, tiểu đường,…

Nguyên tắc ăn uống dành cho người đau dạ dày.

Bệnh đau dạ dày chủ yếu xuất phát từ chế độ ăn uống hàng ngày. Vì vậy, để các triệu chứng đau dạ dày giảm nhanh chóng các chuyên gia khuyên bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc ăn uống sau:

  • Ăn đúng giờ: Ăn đúng giờ là một thói quen có lợi cho hệ tiêu hóa giúp cơ thể phản xạ có điều kiện, hệ bài tiết tuyến tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Đau dạ dày có nên ăn mì tôm không?
Ăn đúng giờ là liều thuốc giảm nhanh chứng đau dạ dày
  • Ăn đủ bữa, đủ lượng: bạn cần ăn đủ 3 bữa/ngày cho dù đói hay không. Lưu ý không nên để dạ dày rơi vào tình trạng quá đói hoặc quá no làm dạ dày tiết ra các axit ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
  • Ăn chậm, nhai kỹ: khi bạn nhai thức ăn kỹ sẽ giảm bớt gánh nặng cho dạ dày,  giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tốt nhất bạn nên cắt nhỏ thức ăn, hoặc ăn những thức ăn mềm, dễ hấp thụ.
  • Nghỉ ngơi, thư giản sau bữa ăn: nhiều người có thói quen vừa ăn vừa làm việc hoặc vận động ngày sau khi ăn. Điều này dễ khiến tình trạng đau dạ dày thêm nghiêm trọng. Do đó, bệnh nên nghỉ ngơi sua bữa ăn khoảng 20-30 phút.
  • Uống nước đúng cách: Tránh uống nước ngay sau bữa ăn. Thời điểm uống nước thích hợp là lúc ngủ dậy buổi sáng và một giờ trước bữa ăn.
  • Giữ ấm cho vùng bụng: không nên để vùng bụng bị lạnh làm giảm chức năng của dạ dày.

Những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp cho câu hỏi: “Đau dạ dày có nên ăn mì tôm không?”. Khi bị đau dạ dày bạn nên lựa chọn và tham khảo một thực đơn khoa học để sớm cải thiện tình trạng bệnh.

Cùng chuyên mục

Thuốc dạ dày Trimafort (chữ T): Chỉ định và tác dụng phụ cần biết

Thuốc dạ dày Trimafort (chữ T): Chỉ định và tác dụng phụ cần biết

Thuốc dạ dày Trimafort (chữ T) thường được chỉ định nhằm kiểm soát các triệu chứng đau thượng vị, ợ nóng, khó tiêu, chướng bụng của các bệnh lý liên...

9 cách giảm đau thượng vị nhanh nhất tại nhà cực đơn giản

Các cơn đau thượng vị có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang mắc một số vấn đề về dạ dày nguy hiểm. Việc dùng thuốc thường...

Đau thượng vị kèm tiêu chảy là bị gì? Có nguy hiểm?

Đau thượng vị kèm tiêu chảy là bị gì? Có nguy hiểm?

Tình trạng đau thượng vị kèm tiêu chảy thường là dấu hiệu của các vấn đề về đường tiêu hóa. Triệu chứng đặc trưng bởi các cơn đau khởi phát...

Trẻ bị dạ dày chữa bằng bột nghệ mật ong có được không?

Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Và những dấu hiệu thông thường sẽ khó nhận biết hơn so với người...

Các vị trí đau bụng và cách đoán bệnh chính xác nhất

Các vị trí đau bụng và cách đoán bệnh chính xác nhất

Vùng dưới rốn, bên phải, bên trái,...là các vị trí đau bụng phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng như do ăn không tiêu, đầy hơi, ăn phải...

Cách uống thuốc Tây không hại dạ dày người bệnh nên biết

Cách uống thuốc Tây không hại dạ dày là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Bởi lẽ, trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn