Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?

Chữa đau dạ dày bằng gừng với 3 cách thực hiện hiệu quả

Ăn gạo lứt chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

3 Cách chữa đau dạ dày khi đang cho con bú an toàn cho bé

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Top 10 thuốc dạ dày của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Cách làm tỏi đen ngâm mật ong chữa đau dạ dày đúng nhất

Đau dạ dày đi ngoài ra máu: Nguy hiểm cần đi khám ngay

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có sao không?

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Ăn vào lợi hay hại?

“Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Tuy là loại thực phẩm quen thuộc, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng liệu bánh mì có thực sự tốt cho sức khỏe của người bị đau dạ dày? Thêm vào đó, bệnh nhân cần lưu ý điều gì khi ăn loại thực phẩm này? Mời bạn đọc tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: bệnh Crohn, ngộ độc thực phẩm, dị ứng thực phẩm, đầy hơi chướng bụng, hội chứng ruột kích thích… Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị đau dạ dày vì không dung nạp được sữa, viêm loét dạ dày hoặc viêm vùng chậu.

Để điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả, một trong những vấn đề quan trọng nhất bệnh nhân cần chú ý là chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống cân bằng, phù hợp và lành mạnh giúp hạn chế kích ứng gây đau đồng thời cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày đáng kể.

Gạo, bánh mì, mì ống… là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của người bệnh vì thành phần ngũ cốc nguyên hạt trong bánh mì có thể cung cấp những vi chất dinh dưỡng thiết yếu như magie, sắt, vitamin B…

Đau dạ dày có nên ăn bánh mỳ không?
Với thành phần dinh dưỡng vô cùng đa dạng, bánh mì rất cho sức khỏe.

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người bị đau dạ dày nên bổ sung bánh mì vào khẩu phần ăn uống hàng ngày, không cần kiêng cử. Vì được chế biến từ bột mì nên bánh mì chứa nhiều tinh bột. Đây là dưỡng chất cần thiết, rất tốt cho dạ dày nói riêng (giúp cải thiện các cơn đau dạ dày) và sức khỏe tổng thể nói chung.

Khi đi vào cơ thể, tinh bột trong bánh mì tạo ra lớp màng bảo vệ bao bọc xung quanh niêm mạc dạ dày nhằm giảm bớt lượng axit dịch vị dư thừa, từ đó đẩy lùi triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả. Thêm vào đó, người bị đau dạ dày nên ăn bánh mì mỗi ngày vì 4 lợi ích cụ thể sau đây:

  • Các thành phần dinh dưỡng của bánh mì có khả năng trung hòa axit dịch vị, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thấm hút axit dịch vị dư thừa trong dạ dày
  • Hạn chế tác động của axit dịch vị đối với dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các yếu tố ăn mòn (tồn tại trong axit dịch vị) theo thời gian, nhờ đó ngăn ngừa tình trạng viêm loét
  • Hỗ trợ làm lành vết viêm loét hoặc những tổn thương bên trong dạ dày
  • Một số dưỡng chất khác (vitamin, chất xơ, khoáng chất) trong bánh mì có tác dụng trị đau dạ dày vô cùng hiệu quả
Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?
Bánh mì rất tốt cho sức khỏe của người bị đau dạ dày.

Đặc biệt, khi kết hợp trứng và bánh mì trong bữa ăn sáng, bạn sẽ cung cấp nguồn protein dồi dào cho một ngày mới năng động đồng thời giúp cơ thể dễ dàng hấp thu nhiều chất dinh dưỡng khác.

Tuy nhiên, những người bị đau dạ dày nhưng không thể dung nạp Gluten, dị ứng với Gluten, bệnh Celiac hoặc mắc hội chứng ruột kích thích không nên ăn bánh mì (vì bánh mì có chứa Gluten).

5 loại bánh mì tốt cho người bị đau dạ dày

Suốt bao thế kỷ qua, lịch sử thế giới đã sản sinh và ghi nhận hàng trăm loại bánh mì thơm ngon, độc đáo. Tuy nhiên, bài viết này sẽ chỉ giới thiệu 5 loại bánh mì tiêu biểu và phù hợp với người bị đau dạ dày:

1. Bánh mì trắng

Bánh mì trắng (bánh mì sandwich) được làm từ men, bột mì và nước. Đa số bánh mì trắng đều có lớp vỏ tương đối mềm và phần trung tâm mềm mịn với hình dáng vuông vức. Với thành phần dinh dưỡng giàu protein, chất béo và khoáng chất, loại bánh này góp phần làm tăng lợi khuẩn đường ruột, giảm áp lực lên niêm mạc dạ dày, nhờ đó cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Tuy nhiên, vì bánh mì trắng chứa nhiều tinh bột và ít chất xơ nên không tốt cho sức khỏe bằng bánh mì ngũ cốc hoặc bánh mì nguyên hạt.

bánh mì trắng
Với thành phần dinh dưỡng giàu protein, chất béo và khoáng chất, loại bánh này góp phần làm tăng lợi khuẩn đường ruột, giảm áp lực lên niêm mạc dạ dày, nhờ đó cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.

2. Bánh mì lúa mạch đen

Bánh mì lúa mạch đen được làm từ bột lúa mạch đen, có cấu trúc đặc và khối lượng lớn hơn bánh mì trắng, bánh mì nguyên hạt… Bánh mì lúa mạch đen có hàm lượng carbohydrate và chất xơ vô cùng dồi dào. Khi bổ sung bánh mì lúa mạch đen vào chế độ ăn uống, bạn có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Ngoài ra, loại bánh mì này không chứa Gluten. Do đó, người bệnh Celiac, đau dạ dày hoặc mắc hội chứng ruột kích thích đều có thể sử dụng.

bánh mì lúa mạch đen
Bánh mì lúa mạch đen có hàm lượng carbohydrate và chất xơ vô cùng dồi dào.

Đôi khi, người ta thêm vào bánh mì đen hạt caraway, caramel, hạt rau mùi, gia vị hoặc vỏ cam quýt để làm tăng hương vị. Ngoài ra, mỗi loại bánh mì đen sẽ được thưởng thức theo một phong cách khác nhau (kết hợp với phô mai kem, trứng chiên, thịt ướp muối và thức ăn nhẹ…)

3. Bánh mì nguyên hạt

Bánh mì nguyên hạt có tên gọi khác là bánh mì nâu, được chế biến từ bột mì nguyên hạt. Tại một số quốc gia, loại bánh này còn được gọi là bánh mì lúa mì. Hiện nay, có một số loại bánh mì nguyên hạt được làm từ lúa mì mọc mầm. Vì vậy, đôi khi chúng được gọi là bánh mì mọc mầm. 

Với thành phần vitamin, chất xơ và khoáng chất cao, bánh mì nguyên hạt là một trong những sự lựa chọn lành mạnh và phù hợp nhất của người đau dạ dày. Tương tự bánh mì trắng, loại bánh mì được chế biến thành bánh mì kẹp hoặc ăn kèm món ăn nhẹ. 

bánh mì nguyên hạt
Với thành phần vitamin, chất xơ và khoáng chất cao, bánh mì nguyên hạt là một trong những sự lựa chọn lành mạnh và phù hợp nhất của người đau dạ dày.

4. Bánh mì không chứa Gluten

Bánh mì không chứa Gluten rất thích hợp cho những người không thể dung nạp Gluten hay bệnh nhân Celiac, viêm đại tràng co thắt. Loại bánh mì này được làm từ các loại bột như bột ngô, gạo, dừa, hạnh nhân hay khoai tây.

Tùy vào thành phần dinh dưỡng, một số loại bánh mì không chứa Gluten có thể mang đến lợi ích sức khỏe vượt trội so với bánh mì truyền thống. Tuy nhiên, có vài loại bánh mì không chứa Gluten chứa đường hoặc chất phụ gia. Do đó, người bệnh cần kiểm tra kỹ thành phần của bánh trước khi sử dụng.

5. Bánh mì Multigrain

Bánh mì Multigrain rất phong phú về chủng loại vì được kết hợp chế biến từ nhiều loại ngũ cốc khác nhau. Thêm vào đó, người ta thường bổ sung vào bánh một số loại hạt lành mạnh như hạt lanh, hạt hướng dương hoặc hạt bí ngô.

Vì vậy, loại bánh này thường chứa nhiều chất xơ, vitamin nhóm B cùng các dưỡng chất thiết yếu khác. Theo các chuyên gia, bánh mì Multigrain rất tốt cho người đau dạ dày, viêm đại tràng và rối loạn tiêu hóa. 

Đau dạ dày có nên ăn bánh mỳ không? - Bánh mì Multigrain
Theo các chuyên gia, bánh mì Multigrain rất tốt cho người đau dạ dày, viêm đại tràng và rối loạn tiêu hóa.

Những điều người đau dạ dày cần lưu ý khi ăn bánh mì

Tuy bánh mì có thể hỗ trợ người bệnh đẩy lùi triệu chứng đau dạ dày và tăng cường sức đề kháng của cơ thể nhưng không phải mọi loại bánh mì đều phù hợp với bạn. Nhằm đảm bảo hiệu điều trị cao nhất, khi lựa chọn và thưởng thức bánh mì, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên ăn quá nhiều bánh mì: Tuy bánh mì rất tốt cho bệnh nhân đau dạ dày nhưng việc lạm dụng loại thực phẩm này sẽ vô tình làm tăng áp lực lên các cơ quan tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng khó tiêu, chướng bụng, tăng lượng đường trong máu, gây thiếu chất dinh dưỡng ở trẻ em…
  • Tham vấn ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại bánh mì phù hợp với cơ địa và bệnh lý của bản thân: Người bị dị ứng với Gluten (bệnh Celiac, hội chứng ruột kích thích) nên dùng bánh mì không chứa Gluten.
  • Để cân bằng dưỡng chất các bữa ăn, người bệnh có thể dùng bánh mì kết hợp với cá, trứng, thịt…
  • Ưu tiên sử dụng bánh mì đen hoặc bánh mì được chế biến từ ngũ cốc nguyên cám vì 2 loại bánh mì này có thể thấm hút và trung hòa axit dịch vị vô cùng hiệu quả.
  • Ăn phần ruột mềm bên trong bánh mì: Người bệnh cần tránh sử dụng lớp vỏ giòn xốp của bánh cũng như không dùng kèm kem và phô mai, vì điều này làm giảm công dụng chữa đau dạ dày của bánh mì, thậm chí khiến bệnh nhân bị khó tiêu, đầy hơi.
  • Tránh dùng bánh mì ngọt, bánh mì phô mai, bánh mì quá khô bởi những loại thực phẩm này sẽ thúc đẩy tiết nhiều dịch vị, từ đó cản trở quá trình chữa bệnh.
Bánh mì ngọt
Bánh mì ngọt, bánh mì phô mai, bánh mì quá khô bởi những loại thực phẩm này sẽ thúc đẩy tiết nhiều dịch vị, từ đó cản trở quá trình chữa bệnh.
  • Hạn chế ăn bánh mì trắng do loại bánh này được chế biến từ bột mì đã tinh chế (tẩy trắng).
  • Không ăn bánh mì khi no: Nếu dùng thêm bánh mì khi đã ăn no, bạn đang gây thêm áp lực lên dạ dày đồng thời dễ gây ra các cơn đau.
  • Không dùng bánh mì trước khi đi ngủ: Cả người đau dạ dày lẫn người bình thường đều cần tránh ăn bánh mì trước khi đi ngủ bởi cơ thể sẽ không đủ thời gian để tiêu hóa xong lượng bánh mì vừa nạp vào. Điều này có thể dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi, tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau.
  • Thường xuyên đi khám bác sĩ: Khi bị đau dạ dày, ngoài việc duy trì lối sống lành mạnh và tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, người bệnh cần thường xuyên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả. 

Bánh mì là loại thực phẩm rất tốt cho người bị đau dạ dày. Bên cạnh tác dụng cải thiện cơn đau và hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, bánh mì còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời khác. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều trên để lựa chọn và sử dụng bánh mì đúng cách, từ đó nhanh chóng cải thiện bệnh tình đồng thời tăng cường sức khỏe.

Cùng chuyên mục

Đau dạ dày có uống bia được không? Nhận định từ chuyên gia

Đau dạ dày có uống bia được không? là câu hỏi hầu hết ai cũng đã biết được đáp án. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về tác...

Đau thượng vị bên trái là bị gì? Đau bên phải là bị gì?

Các cơn đau vùng thượng vị có thể đến từng cơn, có lúc đau âm ỉ nhưng có lúc bùng phát mạnh mẽ khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi....

Đau thượng vị nên ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện bệnh

Đau thượng vị nên ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện bệnh

Thiết lập một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các...

Đau thượng vị kèm tiêu chảy là bị gì? Có nguy hiểm?

Đau thượng vị kèm tiêu chảy là bị gì? Có nguy hiểm?

Tình trạng đau thượng vị kèm tiêu chảy thường là dấu hiệu của các vấn đề về đường tiêu hóa. Triệu chứng đặc trưng bởi các cơn đau khởi phát...

9 cách giảm đau thượng vị nhanh nhất tại nhà cực đơn giản

Các cơn đau thượng vị có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang mắc một số vấn đề về dạ dày nguy hiểm. Việc dùng thuốc thường...

Thuốc dạ dày Trimafort (chữ T): Chỉ định và tác dụng phụ cần biết

Thuốc dạ dày Trimafort (chữ T): Chỉ định và tác dụng phụ cần biết

Thuốc dạ dày Trimafort (chữ T) thường được chỉ định nhằm kiểm soát các triệu chứng đau thượng vị, ợ nóng, khó tiêu, chướng bụng của các bệnh lý liên...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn