Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Triệu chứng mang thai giả: Cách phân biệt và nhận biết chính xác

Phù chân khi mang thai: Nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

Bị cảm khi mang thai: 8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?

Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi và cách xử lý an toàn

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 2 nguy hiểm không?

Đau bụng khi mang thai ở tháng thứ 2 luôn làm cho các mẹ bầu vô cùng lo sợ. Nếu cơn đau chỉ ở mức nhẹ, âm ỉ thì điều này chỉ do một số biến đổi sinh lý trong cơ thể. Ngược lại, nếu triệu chứng đau dữ dội có thể gây nguy đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân đau bụng khi mang thai tháng thứ 2

Theo các thống kê cho rằng, có đến 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng đau bụng trong tháng thứ 2. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Nếu mẹ bầu gặp triệu chứng này do các thay đổi dưới đây thì không nên quá lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng cơ thể có sự thay đổi trong quá trình mang thai.

Nguyên nhân đau bụng khi mang thai tháng thứ 2

1. Tử cung bị co giãn

Tử cung là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản của người phụ nữ. Đây không chỉ là nơi để trứng thụ tinh và làm tổ mà còn là lớp màng bảo vệ, nuôi dưỡng thai nhi trong suốt quá trình thai kỳ. Kích thước của cơ quan này đối với người chưa mang thai sẽ rộng khoảng 4 – 5 cm và dài 4 cm. Và khi mang thai, tử cung sẽ ngày càng giãn nở song song với quá trình lớn lên của thai nhi trong bụng. Các dây chằng trong tử cung lúc này sẽ có nhiệm vụ giữ bào thai ở đúng vị trí để phù hợp với sự phát triển của thai nhi.

Chính vì thế, các bà mẹ khi bước vào tháng thứ 2 của thai kỳ thường xuất hiện các triệu chứng đau bụng âm ỉ. Bởi lẽ, đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi trong bụng đang bắt đầu lớn lên và tử cung cần phải giãn nở to hơn để chứa túi thai. Đồng thời, các mô cứng và dây chằng lúc này cũng bị ảnh hưởng theo, chúng bị chèn ép và sẽ co giãn hết mức để hỗ trợ cho tử cung. Đa phần mẹ bầu sẽ có triệu chứng đau bụng, đau lưng bên phải, nguyên nhân là do tử cung có xu hướng nghiêng lệch sang hướng này.

2. Bị chuột rút

Chuột rút là hiện tượng các cơ bị co thắt đột ngột gây ra tình trạng đau đớn ở một phần bắp thịt khiến cho người mắc phải không thể cử động được. Vấn đề này có thể xảy ra ở mọi đối tượng và lứa tuổi khác nhau nhưng đặc biệt nó thường xuất hiện với tần số cao ở những phụ nữ mang thai. Chuột rút xảy ra ở vùng bụng là nguyên nhân khiến mẹ bầu luôn cảm thấy đau dữ dội, nó có thể kéo dài vài phút và lặp đi lặp lại nhiều lần khi ngủ. Điều này thường xuất hiện khi bà bầu ngủ say hoặc sau khi vận động quá sức, hắt hơi, ho,…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do mẹ bầu bị thiếu canxi, cân nặng của cơ thể tăng nhanh dẫn đến các áp lực của cơ tác động lên vùng bụng. Đồng thời, tình trạng ốm nghén khiến bà bầu chán ăn và bị thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng thường dẫn đến chứng cứng cơ. Bên cạnh đó, khi tử cung bắt đầu to lên, nó thường xuyên tác động khiến các dây chằng làm nhiệm vụ nâng đỡ bị kéo căng nên thường xảy ra các chứng co rút vùng bụng.

3. Ốm nghén gây đau bụng khi mang thai tháng thứ 2

Ốm nghén là tình trạng xảy ra hầu hết ở các phụ nữ mang thai. Nó thường gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt cũng như làm bà bầu không thể hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đây chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên, nôn ói quá nhiều có thể dẫn đến các tác động lên cơ quan ở vùng bụng, gây tình trạng co thắc quá mức. Từ đó, khiến các mẹ bầu luôn gặp phải tình trạng ốm nghén xuất hiện cùng với đau bụng.

Nguyên nhân đau bụng khi mang thai tháng thứ 2
Nôn ói quá nhiều có thể dẫn đến các tác động lên cơ quan ở vùng bụng, gây tình trạng co thắc quá mức. Từ đó, khiến các mẹ bầu luôn gặp phải tình trạng ốm nghén xuất hiện cùng với đau bụng.

Vấn đề này không chỉ xuất hiện ở tháng thứ 2 của thai kỳ mà nó còn có thể kéo dài trong suốt 14 tuần đầu mang thai. Các nghiên cứu hiện nay chưa tìm ra nguyên nhân xác thực dẫn đến tình trạng này cũng như mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đến bà bầu. Có thể cho rằng, nồng độ hormone tăng cao trong giai đoạn này chính là nguyên nhân chủ yếu. Buồn nôn, nôn ói thường xuất hiện khi bà bầu gặp các chất xúc tác về mùi hương hoặc thậm chí chúng có thể xuất hiện mà không cần bất cứ tác nhân nào.

4. Mẹ bầu bị ho

Mẹ bầu khi mang thai thường gặp nhiều thay đổi trong chế độ sinh hoạt và ăn uống. Không được bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như giờ giấc sinh hoạt bị ảnh hưởng do biến đổi của cơ thể. Vì thế, sức đề kháng của bà bầu lúc này trở nên yếu hơn, đây cũng là nguyên nhân chính khiến bà bầu thường hay gặp các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là triệu chứng ho do đường hô hấp gặp phải một số vấn đề.

Tình trạng ho ở bà bầu không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Tuy nhiên, ho với tần xuất cao có thể khiến cho cơ bụng bị co thắt dữ dội, từ đó gây ra hiện tượng đau bụng đối với các mẹ bầu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể xuất phát từ các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản hoặc các bệnh lý về đường hô hấp khác. Vì vậy, mẹ bầu nên chúng ý thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân ho, không nên chủ quan trong vấn đề này sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và cả thai nhi.

5. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa ở bà bầu là tình trạng bất thường ở cơ quan này dẫn đến việc tiêu thụ và đào thải thức ăn trở nên khó khăn hơn. Tình trạng này thường biểu hiện qua các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng,… Vì thế, nó thường kéo theo tình trạng đau bụng âm ỉ trong quá trình mang thai. Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu. Tuy chúng không gây nguy hiểm nhưng thường làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bà bầu.

Rối loạn tiêu hóa khiến bà bầu phải chịu những cơ đau bụng thường xuyên. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này có thể do sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai, thể chất bị ảnh hưởng do sự phát triển của tử cung hoặc do chế độ ăn uống không lành mạnh. Các mẹ bầu thường có xu hướng ăn những món mình thích, tuy nhiên đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa do đường ruột phải hấp thụ quá nhiều chất. Chính vì vậy, bà bầu nên chú ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống cần đảm bảo vệ sinh để hạn chế nguy cơ gây nhiễm khuẩn đường ruột.

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 2 nguy hiểm không?

Như đã nói trên, đau bụng trong giai đoạn thai kỳ hoàn toàn vô hại bởi nó là biểu hiện sinh lý bình thường mà ai cũng từng mắc phải. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng đau bụng xuất hiện do một số vấn đề nghiêm trọng. Đặc biệt là khi tình trạng đau bụng kéo dài có thể là biểu hiện của một số vấn đề như:

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 2 nguy hiểm không?
Không loại trừ khả năng đau bụng xuất hiện ở tháng thứ 2 do một số vấn đề nghiêm trọng.

1. Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng vô cùng nguy hiểm đối với các bà bầu. Bởi lẽ, nó đe dọa đến khả năng sinh sản và tính mạng của các thai phụ. Người mang thai ngoài tử cung thông thường sẽ có hiện tượng ra máu có màu đỏ thẫm kéo dài. Cùng với đó là tình trạng đau bụng âm ỉ hoặc những cơn đau dữ dội tăng dần theo mức độ phát triển của thai nhi. Trường hợp lâu ngày sẽ dẫn đến vỡ túi thai gây đau đớn dữ dội, các cơn đau quặn kéo dài liên tục kèm theo chóng mặt, khó thở thậm chí là ngất xỉu.

Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này có thể là co viêm nhiễm vòi trứng, vùng chậu hoặc dị tật ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng. Những phụ nữ đã từng nạo phá thai, người mắc bệnh u nang buồng trứng  hoặc từng mắc các bệnh lây qua đường tình dục thường sẽ có nguy cơ mắc phải cao hơn người bình thường. Vì thế, bà bầu cần đến thăm khám bác sĩ định kỳ để có thể phát hiện sớm và có phương pháp điều trị an toàn và phù hợp.

2. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đây là căn bệnh thường xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng như tiểu buốt, có cảm giác nóng rát khi tiểu, đau bụng, nước tiểu có màu đục (có thể lẫn máu),… Tác nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu thường là do vi khuẩn E.coli, đồng thời tử cung giãn nở gây chèn ép lên đường tiết niệu gây ứ dọng nước tiểu. Vì thế chúng thường có nguy cơ trào ngược từ bàng quan lên niệu đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh tấn công.

3. Nguy cơ xảy thai

Xảy thai thường diễn ra ở thời điểm 20 tuần đầu của thai kỳ. Trường hợp này thường bắt nguồn từ sự phát triển không bình thường của phôi thai. Khi bạn có những dấu hiệu như âm đạo sung huyết, chảy máu, cảm giác đau hoặc bị chuột rút ở bụng, chảy dịch bất thường,… thì có nguy cơ cao là xảy thai. Những trường hợp hay gặp phải tình trạng này thường là những phụ nữ mang thai khi lớn tuổi, người sử dụng các chất kích thích quá nhiều hoặc do mắc một số bệnh mãn tính.

Làm gì để hạn chế đau bụng khi mang thai tháng thứ 2

Nếu tình trạng đau bụng trong tháng thứ 2 không có dấu hiệu bất thường nào đi kèm thì bạn không nên quá lo lắng. Hãy tham khảo một số giải pháp sau đây để có thể giúp cho bạn khắc phục được phần lớn tình trạng này.

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 2 nguy hiểm không?
Nếu tình trạng đau bụng ngày càng diễn biến nặng nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.
  • Tránh vận động quá sức hoặc mang vác các vật nặng trong quá trình mang thai, hạn chế đi giày cao gót, với tay để lấy các vật trên cao cũng sẽ làm ảnh hưởng các cơ gây đau bụng ở bà bầu.
  • Phụ nữ mang thai nên chú ý nghỉ ngơi và thư giãn điều độ. Nên nằm nghiêng qua bên bụng bị đau và co chân lên để có thể giảm mức độ co thắt cơ bụng.
  • Chườm bụng bằng túi nước nóng.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tránh những thực phẩm kém vệ sinh để hạn chế mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa
  • Nếu tình trạng đau bụng ngày càng diễn biến nặng nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.

Hi vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc cho bạn về việc đau bụng khi mang thai tháng thứ 2 nguy hiểm không? Tuy đây là một vấn đề bình thường của sinh lý nhưng các bà bầu cũng không nên quá chủ quan. Tốt nhất, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn điều trị một cách phù hợp nhất.

Cùng chuyên mục

7 cách chữa đau đầu cho bà bầu nhanh an toàn không dùng thuốc

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tập luyện thể dục thể thao, uống trà gừng, massage cơ thể, sử dụng tinh dầu,...

15 bài tập Yoga cho bà bầu đơn giản giúp dễ sinh và khỏe mạnh

Bài tập Yoga cho bà bầu là những bài tập được các chuyên gia thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai để giúp thai phụ nâng cao sức...

Cách hầm chim bồ câu cho bà bầu với 5 món ăn bổ dưỡng dễ làm

Thịt chim bồ câu vừa mềm vừa ngọt, lại cực kỳ bổ dưỡng nên thường được dùng để nấu những món ăn cho những người bệnh hay phụ nữ có...

Vitamin tổng hợp cho bà bầu và những điều cần hết sức lưu ý

Trong quá trình mang thai, bà bầu cần được cung cấp nhiều khoáng chất khác nhau, đặc biệt là vitamin. Đây là cách để người mẹ bổ sung dinh dưỡng...

Top 9 loại thuốc bổ cho bà bầu được bác sĩ khuyên dùng

Phụ nữ có thai là đối tượng cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất nhất để đảm bảo cả quá trình thai kỳ diễn ra thuận lợi, bé...

Mang thai tháng thứ 4 có nên uống nước dừa? Nên uống khi nào?

Mang thai tháng thứ 4 có nên uống nước dừa hay không là băn khoăn của rất nhiều bà bầu trong giai đoạn này để đảm bảo sức khỏe tốt...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn