Da tay bị bong tróc và ngứa: Cách chữa và phòng ngừa tái phát

Cách chữa bệnh á sừng ở đầu ngón tay, bàn tay hiệu quả

Bệnh á sừng da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bệnh Á sừng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

11 loại thuốc bôi đặc trị á sừng tốt nhất được dùng phổ biến

6 Cách chữa á sừng bằng lá lốt hay nhất giúp cải thiện bệnh

Bệnh á sừng sau sinh và cách điều trị an toàn cho mẹ bỉm

Cách chữa bệnh á sừng ở chân đơn giản tại nhà với thảo dược

7 Cách chữa á sừng bằng lá trầu không giảm bong tróc da nhanh

Khám phá bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang điều trị viêm da cơ địa, vảy nến

Da tay bị bong tróc và ngứa: Cách chữa và phòng ngừa tái phát

Da tay bị bong tróc và ngứa là tình trạng xảy ra phổ biến và được rất nhiều người quan tâm. Vấn đề này tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe, tuy nhiên nó gây mất thẩm mỹ và khó chịu, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vì vậy, bạn cần biết phương pháp điều trị cũng như cách phòng ngừa tình trạng này.

Nguyên nhân da tay bị bong tróc và ngứa

Da tay bị bong tróc và ngứa là bệnh da liễu mà nhiều người thường mắc phải do sinh hoạt không đúng cách hoặc bị một số yếu tố gây tác động. Hiện tượng này thường gây ra tình trạng nứt nẻ, da sần sùi khó chịu. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này có thể kể đến những tác nhân như sau:

Nguyên nhân da tay bị bong tróc và ngứa
Da tay bị bong tróc và ngứa là bệnh da liễu mà nhiều người thường mắc phải do sinh hoạt không đúng cách

1. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một căn bệnh da liễu thường xảy ra phổ biến khi bạn dị ứng với một số tác nhân xấu. Bệnh có thể xảy ra đối với mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng da tay bị bong tróc và ngứa. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Theo đó, các vết da bong tróc có thể dẫn đến tình trạng sưng đỏ và hành mủ dưới da tay. Bên cạnh đó, bệnh có thể tái phát lại nhiều lần gây khó chịu và khiến người bệnh chịu ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống hằng ngày. Vì vậy, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị kịp thời để có thể hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm xảy ra.

2. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng da tay khô, bong tróc và ngứa. Bệnh còn kèm theo một số triệu chứng như phát ban, sưng tấy. Đây là một căn bệnh da liễu xảy ra khi người bệnh tiếp xúc nhiều với những tác nhân hóa học như xà phòng, hóa chất, xi măng,…

Tình trạng này xảy ra do lớp niêm mạc da tay phải chịu những tổn thương nhất định do các tác nhân hóa chất gây hại tác động mạnh mẽ. Viêm da tiếp xúc tuy không gây lây nhiễm, không đe dọa đến tính mạng của con người nhưng nó gây mất thẩm mỹ và khó chịu rất nhiều. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, tốt nhất bạn nên đến ngay bác sĩ da liễu để được khắc phục kịp thời.

3. Bệnh vảy nến

Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng da tay bại bong tróc và ngứa. Vảy nến là một căn bệnh da liễu phổ biến, theo các thống kê gần đây cho thấy có khoảng 2 – 3% dân số trên thế giới mắc phải bệnh này. Những bệnh nhân mắc bệnh này thông thường là do lớp da chết trên tay chưa được bong tróc hoàn toàn mà đã được thay thế bởi lớp da mới.

Theo đó, những bệnh nhân gặp phải vấn đề này thường sẽ bị thúc đẩy hiện tượng tăng sinh tế bào. Từ đó khiến cho quá trình trên được tăng lên gấp 10 lần so với bình thường. Điều này khiến cho các tế bào mới chưa kịp biến mất mà đã có những lớp da mới xuất hiện làm cản trở.

Biểu hiện bệnh vảy nến không chỉ xảy ra ở tay mà còn ở bất cứ bộ phận khác, thậm chí xuất hiện ở đầu. Những người mắc bệnh này thông thường sẽ nhìn thấy da bị bong tróc, ngứa, kèm theo đó là những đau đớn khó chịu. Tại Việt Nam hiện nay, bệnh đang tiến triển với nhiều dạng khác nhau khiến cho quá trình điều trị ở nên phức tạp hơn.

4. Bệnh á sừng

Á sừng là một căn bệnh da liễu xảy ra do dị ứng. Tình trạng này chính là nguyên nhân gây ra da khô, bong tróc và ngứa, chúng thường xuất hiện chủ yếu ở lòng bàn tay và chân. Bên cạnh đó, á sừng có thể tái đi tái lại thường xuyên khiến bạn bị ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, bệnh còn có thể dẫn đến mụn nước và các móng có thể xù xì, nhất là vào mùa hè. Mặc khác, khi nhiệt độ xuống thấp hơn vào mùa đông bệnh có thể trở nặng hơn và gây đau đớn, thậm chí là chảy máu ở những vết nứt trên da.

Nguyên nhân gây bệnh á sừng thông thường là do tiếp xúc với những hóa chất gây kích ứng. Những chất này có thể bao gồm xà phòng giặt đồ, nước rửa bát,… Chính vì vậy, bạn nên chú ý bảo vệ da bằng cách đeo bao tay mỗi khi thực hiện những công việc cần sử dụng các loại hóa chất này.

5. Do xà phòng rửa tay

Việc tiếp xúc quá nhiều với các chất gây hại là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng da tay bị bong tróc và ngứa ngáy. Một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng da bị nứt nẻ và thô ráp, thậm chí là gây chảy máu ở một số vị trí khác nhau. Chính vì vậy, có thể nói thói quen rửa tay đối với một số người không đúng cách có thể dẫn đến nhiều bệnh da liễu khác nhau.

Theo đó, việc sử dụng xà phòng rửa tay hằng ngày có chất tẩy rửa quá mạnh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Việc tiếp xúc với những chất này có thể làm bào mòn lớp lipit để bảo vệ bề mặt da. Điều này xảy ra lâu và với tần xuất cao có thể sẽ khiến da mất đi độ ẩm cần thiết. Từ đó, gây nguy cơ mắc phải tình trạng da tay bong tróc và ngứa.

6. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều

Ánh nặng trời vốn không có tác động tốt với làn da của con người. Không chỉ mang lại nhiều tác hại cho da mặt mà nó còn gây ảnh hưởng xấu đến da tay. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho da tay của bạn bị bong tróc, kèm theo tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Bởi lẽ, da tay khi tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể dẫn đến kích ứng mạnh.

Vì thế, khi để tay tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến da bị kích ứng và dẫn đến tình trạng cháy nắng. Nắng từ mặt trời vốn có nhiệt độ rất cao, do đó da tay sẽ xuất hiện tình trạng đỏ, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến bong tróc vảy. Nếu không muốn triệu chứng này xảy ra, tốt nhất bạn nên che chắn cẩn thận trước khi ra đường.

7. Cơ thể dư hoặc thiếu vitamin

Vitamin là một khoáng chất cần thiết cho sự hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Thiếu hụt chất này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình cấp ẩm cho da. Tuy nhiên, dung nạp một lượng lớn vi tamin cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng da tay bị bong tróc và ngứa ngáy khó chịu.

Theo các chuyên gia da liễu cho rằng, mất cân bằng hàm lượng vitamin trong cơ thể, nhất là vitamin B3 có thể dẫn đến bệnh pellagra. Đây là một căn bệnh ngoài da có thể gây viêm da ở mức độ nặng. Đồng thời, nó thể kéo theo nhiều biến chứng với tình trạng nặng nhẹ khác nhau, tùy thuộc vào nồng độ vitamin.

Da tay bị bong tróc và ngứa nên làm thế nào?

Da tay bị bong tróc và ngứa gây khó chịu và cản trở người bệnh trong đời sống hằng ngày và ảnh hưởng đến cả công việc. Vì vậy, tìm một phương pháp điều trị bệnh này là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Tùy theo mức độ bệnh của mỗi người mà bạn sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.

Da tay bị bong tróc và ngứa nên làm thế nào?
Da tay bị bong tróc và ngứa gây khó chịu và cản trở người bệnh trong đời sống hằng ngày và ảnh hưởng đến cả công việc.

Bạn có thể áp dụng các phương pháp để điều trị tình trạng da tay bị bong tróc như sau:

1. Một số mẹo dân gian chữa da tay bị bong tróc và ngứa

Mẹo dân gian điều trị da tay bị bong tróc và ngứa là một trong những phương pháp được lựa chọn sử dụng. Bởi lẽ, đây là những phương pháp mang lại độ an toàn và lành tính cao. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng tương đối hiệu quả với những trường hợp bệnh. Những cách chữa bệnh sau đây đa số được tích lũy theo kinh nghiệm dân gian và thực hiện đơn giản.

– Dùng dầu dừa

Dầu dừa là một trong những loại nguyên liệu nổi tiếng trong vai trò dưỡng ẩm cho làn da. Sử dụng dầu dừa có thể cải thiện được tình trạng da tay bị bong tróc và ngứa một cách hiệu quả. Trong dầu dừa có chứa axit amin, vitamin E và omega 3 có chức năng cấp ẩm và ổn định cấu trúc da. Bên cạnh đó, nó còn giúp ngăn ngừa những tác nhân có hại xâm nhập vào da.

Bạn có thể tiến hành phương pháp này như sau:

Chuẩn bị:

  • Khoảng 2 muỗng dầu dừa

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị sau đó dùng khăn sạch lau khô.
  • Thoa dầu dừa vào lòng bàn tay và các vùng da đang bị bong tróc khác.
  • Massage nhẹ nhàng.
  • Sau khoảng 15 – 20 phút thì có thể rửa lại bằng nước sạch.

– Dùng rượu tỏi

Rượu tỏi là một trong những phương pháp dân gian dễ thực hiện và bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Bên cạnh đó, những nguyên liệu này có thể được tìm thấy dễ dàng tại các chợ hoặc siêu thị. Rượu tỏi có tính sát khuẩn và có thể cải thiện tình trạng da bong tróc một cách nhanh chóng. Bạn có thể tiến hành ngâm rượu tỏi như sau:

Chuẩn bị:

  • 2 – 3 tép tỏi và 1 lít rượu trắng

Cách thực hiện:

  • Tỏi bóc vỏ và rửa sạch sau đó để ráo.
  • Cho phần tỏi vào lọ thủy tinh.
  • Đổ rượu vào và đậy kín nắp.
  • Ngâm hỗn hợp này trong khoảng 2 tuần thì có thể sử dụng.
  • Khi dùng bạn nên lấy một ít rượu thoa lên vùng da ngứa.
  • Sau khoảng 10 – 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch.

– Dùng chanh và mật ong 

Chanh và mật ong là 2 nguyên liệu quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Thao các nhà nghiên cứu cho rằng, trong mật ong có chứa các hoạt chất giúp kháng viêm và giảm ngứa hiệu quả. Đồng thời, trong chanh chứa nhiều loại axit và vitamin C. Khi kết hợp lại với nhau sẽ có công dụng hiệu quả trong việc thúc đẩy hình thành của các tế bào dưới da.

Bạn có thể áp dụng phương pháp này để điều trị bệnh như sau:

Chuẩn bị:

  • Mật ong nguyên chất
  • Vài giọt nước chanh
  • Nước ấm

Cách thực hiện:

  • Hòa nước chanh cùng với mật ong và một ít nước ấm.
  • Dùng hỗn hợp này ngâm tay để điều trị da bị bong tróc và ngứa.
  • Sau khoảng 10 – 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch.

2. Sử dụng thuốc Tây y

Thông thường các loại thuốc Tây y thường được các bác sĩ kê toa khi bạn đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Phương pháp này có công dụng chữa bệnh nhanh chóng và hiệu quả, tuy nhiên bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Một số loại thuốc có công dụng trong việc điều trị tình trạng da tay bị bong tróc và ngứa bao gồm:

  • Clorpheniramin
  •  Hydroxyzine
  • Fexofenadine
  • Diphenhydramine
  • Loratadine

Một số loại thuốc Tây y có thể để lại một số tác dụng phụ cho người bệnh. Cụ thể, khi sử dụng không phù hợp, chúng có thể gây ra tình trạng nhứt đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn,… Nghiêm trọng hơn, chúng có thể làm ảnh hưởng đến chức năng gan thận khi sử dụng quá liều lượng cho phép trong một thời gian dài.

3. Dùng kem dưỡng ẩm

Làn da bị bong tróc và ngứa một phần nguyên nhân là do độ ẩm của da không được đảm bảo. Chính vì vậy, dưỡng ẩm là một trong những bước không thể thiếu trong việc điều trị chứng bệnh này. Theo đó, da được cáp ẩm đầy đủ sẽ trở nên mềm mại, hạn chế mất nước và cải thiện tình trạng khô ráp hiệu quả.

Da tay bị bong tróc và ngứa nên làm thế nào?
Làn da bị bong tróc và ngứa một phần nguyên nhân là do độ ẩm của da không được đảm bảo.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm dành cho nhiều loại da khác nhau. Bạn nên chú ý lựa chọn loại kem phù hợp với da của mình. Bên cạnh đó, bạn nên quan tâm đến thành phần của kem, không nên chọn những loại có chứa hương liệu, cồn hoặc chất bảo quản,… Đây là những tác nhân có hại, có thể khiến cho tình trạng da của bạn trông tồi tệ hơn.

Bạn nên lựa chọn những loại kem dễ thẩm thấu trên da. Tránh tình trạng bết dính hoặc gây bí da sẽ có thể gây tác dụng phụ không tốt. Nên kiên trì sử dụng hằng ngày để có thể nhanh chóng cải thiện được tình trạng bệnh của mình. Đồng thời, có thể khôi phục chức năng của hàng rào bào vệ da, giúp da khỏe mạnh, cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu.

4. Lưu ý trong chế độ ăn uống hằng ngày

Chế độ ăn uống có tác động lớn đến làn da của bạn. Chính vì vậy, bạn nên cải thiện chế độ ăn uống của mình để có thể nhanh chóng đẩy lùi tình trạng da tay bong tróc và ngứa. Sau đây là các nhóm thực phẩm nên và không nên sử dụng mà bạn có thể tham khảo.

Thực phẩm nên dùng:

  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin B: Hạt điều, gạo lứt, chuối, đậu đỏ,…
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin A: Gan động vật, khoai lang, cà rốt, ác chép,…
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin E: Hạt hướng dương, các loại rau xanh, giá đỗ,…

Thực phẩn nên hạn chế:

  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ
  • Thức ăn quá mặn
  • Các loại đồ chua: Dưa cải muối, kim chi,…
  • Các loại đồ ăn được chế biến sẵn hoặc thức ăn đóng hộp.
  • Chất kích thích.
  • Hải sản.

Lưu ý khi da tay bị bong tróc và ngứa

Nếu không may mắc phải tình trạng da tay bị bong tróc và ngứa, ngoài việc điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp dân gian thì bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây. Điều này không những giúp cho tình trạng bệnh của bạn nhanh chóng biến mất mà còn hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra:

Lưu ý khi da tay bị bong tróc và ngứa
Không nên bóc da tay đang bong tróc hoặc sử dụng các loại vật dụng để chà xác nhằm loại bỏ phần da này.
  • Chỉ nên dùng các loại thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng vì có thể sẽ gây ra tác dụng phụ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  • Người bệnh không nên quá lo lắng vì đây chỉ là một triệu chứng phản ứng trước những tác nhân có hại. Nếu điều trị đúng cách sẽ không gây ra hậu quả xấu nào.
  • Không nên bóc da tay đang bong tróc hoặc sử dụng các loại vật dụng để chà xác nhằm loại bỏ phần da này. Nếu không cẩn thận, bạn có thể gây tổn thương ở những vị trí này, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và virus tấn công gây bệnh.
  • Nếu thấy vùng da bệnh sau quá trình điều trị trong thời gian dài mà không thuyên giảm. Đồng thời xuất hiện những biến chứng bất thường thì bạn nên báo ngay với bác sĩ để được cứu chữa kịp thời.

Phòng ngừa tình trạng da tay bị bong tróc và ngứa

Da tay bị bong tróc và ngứa là một trong những biểu hiện của một số bệnh da liễu mà bạn cần quan tâm. Tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh nhưng nó ảnh hưởng không tốt về mặt thẩm mỹ. Sau đây là một số vấn đề mà bạn có thể tham khảo để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.

Phòng ngừa tình trạng da tay bị bong tróc và ngứa
Bổ sung nhiều rau xanh vào chế độ ăn uống hằng ngày để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho da. Từ đó, phòng ngừa tình trạng da tay bị bong tróc và ngứa
  • Nên chú ý dưỡng ẩm mỗi ngày 2 lần để đảm bảo da của bạn được cấp ẩm đầy đủ. Từ đó, không chỉ hạn chế được tình trạng da bong tróc và ngứa mà còn phòng ngừa được các bệnh da liễu khác.
  • Nên hạn chế tiếp xúc với các sản phẩm tẩy rửa có chứa nhiều chất hóa học độc hại. Đặc biệt là các loại xà phòng, nước rửa tay,…
  • Bổ sung nhiều rau xanh vào chế độ ăn uống hằng ngày để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho da.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, nên đảm bảo lượng nước bạn tiêu thụ là 2 lít nước để cơ thể hoạt động nhịp nhàng hơn. Từ đó, giúp làn da mịn màng, đầy sức sống, phòng ngừa được nguy cơ gây da tay bong tróc và ngứa.
  • Khi ra ngoài nên bôi kem chống nắng đầy đủ. Đồng thời, bạn nên che chắn cẩn thận các vùng da nhạy cảm nhất là da mặt và da tay chân để hạn chế tác động có hại từ ánh sáng mặt trời gây kích ứng da.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến tình trạng da tay bị bong tróc và ngứa. Hi vọng bài viết đã có thể giúp bạn có thể thông tin để điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả. Nếu muốn nhanh chóng khắc phục tốt nhất bạn nên đến thăm khám bác sĩ da liễu để được tham khám và chữa trị an toàn, đúng cách.

Cùng chuyên mục

Cách chữa bệnh á sừng ở đầu ngón tay, bàn tay hiệu quả

Cách chữa bệnh á sừng ở đầu ngón tay, bàn tay hiệu quả

Bệnh á sừng ở tay tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây bất tiện trong cuộc sống, do đó nhiều người đang tìm kiếm cách chữa trị căn...

Bệnh á sừng da đầu là gì?

Bệnh á sừng da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bệnh á sừng da đầu tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại gây phiền toái cho không ít người. Người mắc bệnh sẽ gặp phải tình trạng...

Bệnh Á sừng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh Á sừng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Á sừng là một bệnh da liễu có các triệu chứng thường kéo dài dai dẳng và có xu hướng tái phát nhiều lần. Hiện nay, y học vấn chưa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn