Bệnh viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Vết côn trùng cắn bị bóng nước và các biện pháp điều trị

Viêm da tiếp xúc do côn trùng: Cách xử lý và phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi?

Viêm da tiếp xúc có lây không? Có nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Da bị phồng rộp mụn nước đau rát là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? [Giải đáp]

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Cần điều trị sớm tránh hoại tử

Kiến ba khoang đốt gây viêm da bôi thuốc gì, xử lý thế nào?

Da bị phồng rộp mụn nước đau rát là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Da bị phồng rộp mụn nước đau rát khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có một số nguyên nhân có mức độ nguy hiểm mà bạn cần lưu ý như bệnh viêm da tiếp xúc, tổ đỉa, zona thần kinh,…Dựa vào nguyên nhân gây ra biểu hiện phồng rộp mụn nước đau rát mà bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị hợp lý.

Da bị phồng rộp mụn nước đau rát là bệnh gì? Nguy hiểm không?
Da bị phồng rộp mụn nước khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

Da bị phồng rộp mụn nước đau rát là bệnh gì?

Hiện tượng da bị phồng rộp mụn nước có thể khởi phát ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Đôi khi, tình trạng này xuất hiện khi bạn mặc quần áo quá chật, chất liệu thô chà xát lên da gây ra các tổn thương.

Lúc này các tế bào sẽ tách ra khỏi tầng đáy và hình thành các chất lỏng. Bên cạnh đó, tình trạng da bị phồng rộp đau rát cũng có thể do các yếu tố như da bị bỏng, ẩm, côn trùng đốt,…

Ngoài các nguyên nhân trên, triệu chứng da bị phồng rộp mụn nước cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý ngoài da mãn tính, có tính chất kéo dài dai dẳng và tái lại thường xuyên. Dưới đây là một số bệnh lý có thể liên quan đến hiện tượng da bị phồng rộp mụn nước đau rát:

1. Bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một hiện tượng dị ứng cấp tính và có diễn biến khá phức tạp. Bệnh lý được chia thành ba thể, bao gồm: Viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng ánh sáng và viêm da tiếp xúc kích ứng.

Trong đó, trường hợp viêm da tiếp xúc dị ứng là phản ứng của cơ thể người bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên. Các triệu chứng viêm da tiếp xúc xuất hiện chủ yếu ở đối tượng thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại.

Viêm da tiếp xúc dị ứng ánh sáng là thể rất hiếm gặp, khi các tế bào nội bì và thượng bì bị rối loạn sẽ bị chuyển hóa khi tiếp xúc với ánh sáng.

Các dấu hiệu nhận biết khi bệnh khởi phát đặc trưng bởi hiện tượng da bị phồng rộp đau rát, ngứa ngáy, khô ráp, đóng vảy. Người bệnh có thể bị phát ban, rit dịch. Khi quan sát, bề mặt vùng da bị tổn thương có các triệu chứng giống như bị bỏng, đau rát dữ dội.

Thông thường, các biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc sẽ xuất hiện trong vòng 24 – 36 giờ sau khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.

Bệnh viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là một hiện tượng dị ứng cấp tính và có diễn biến khá phức tạp

2. Bệnh Herpes rộp nước

Herpes rộp nước là bệnh da liễu đặc trưng bởi hiện tượng nổi mụn nước ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Đây là bệnh nhiễm trùng phổ biến, có hai dạng Herpes rộp nước loại 1 (HSV-1) và loại 2 (HSV-2).

Các triệu chứng bệnh Herpes rộp nước có xu hướng thuyên giảm nhanh nhưng cũng rất dễ tái phát nếu không có các biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách nhằm loại bỏ các vi nấm, vi khuẩn gây bệnh triệt để.

Đối với các trường hợp mắc Herpes rộp nước loại 1 (HSV-1) có xu hướng khởi phát ở các vùng niêm mạc nửa trên của cơ thể như mũi, mắt, miệng. Ngược lại HSV-2 các bọng nước phồng rộp gây đau rát thương khu trú ở bộ phận sinh dục.

Các triệu chứng bệnh lý gây ngứa ngáy và đau rát nghiêm trọng khi những bọng nước này vỡ ra, tiết dịch và đóng vảy kết.

3. Bệnh zona thần kinh

Zona thần kinh là bệnh lý ngoài da đặc biệt nguy hiểm, thường khởi phát ở những đối tượng có tiền sử bệnh thủy đậu. Các triệu chứng bệnh lý có xu hướng bùng phát mạnh vào thời điểm chuyển mùa, người bệnh khi bị suy giảm hệ miễn dịch sẽ dẫn đến tình trạng tái hoạt động của vi khuẩn herpes zoster (gây ra bệnh thủy đậu).

Hiện tượng da bị phồng rộp mụn nước, gây đau rát, khó chịu tại vùng da bị tổn thương kèm theo triệu chứng mệt mỏi là những dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh zona thần kinh. Sau 1 – 2 ngày, tại vùng da bị tổn thương sẽ nổi các mụn nước có kích thích to nhỏ khác nhau.

Các triệu chứng của bệnh có thể tự thuyên giảm sau 7 ngày, lúc đó các mụn nước sẽ vỡ ra, da có xu hướng đóng vảy. Tuy nhiên, zona thần kinh thường tái lại nhiều lần và để lại thâm sẹo vĩnh viễn trên làn da của người bệnh, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh zona thần kinh
Zona thần kinh là bệnh lý ngoài da đặc biệt nguy hiểm, thường khởi phát ở những đối tượng có tiền sử bệnh thủy đậu

4. Bệnh Pemphigus

Bệnh Pemphigus khởi phát khi các kháng thể chống lại các hoạt động phân tử liên kết giữa phức hợp cầu nối ở gian bào và những tế bào gai.

Đây là hiện tượng rối loạn nội tiết tố khá nguy hiểm, bệnh Pemphigus có thể đe dọa đến tính mạng sau 2 tháng đến 5 năm sau khi phát bệnh, và người bệnh không có các biện pháp điều trị kịp thời.

Các trường hợp mắc bệnh Pemphigus có thể nhận biết qua hiện tượng nổi bọng nước phồng rộp gây đau rát. Tổn thương da do Pemphigus thường xuất hiện ở niêm mạc miệng, cơ quan sinh dục gây ra cảm giác đau và khó chịu.

Những bọng nước này khi vỡ sẽ tiết dịch có mùi hôi. Khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh Pemphigus, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán,làm xét nghiệm và điều trị hợp lý. Tránh tự ý sử dụng thuốc điều trị vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Ly thượng bì bóng nước

Ly thượng bì bóng nước (Epidermolysis), bệnh đặc trưng bởi hiện tượng hoại tử biểu bì cục bộ, dẫn đến da bị phồng rộp, nổi mụn nước. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh Epidermolysis là do rối loạn di truyền, các triệu chứng của bệnh có thể nhận biết khi trẻ biết đi.

Các triệu chứng điển hình của ly thượng bì là tay bị nổi mụn nước, ngứa ngáy, nóng rát. Những mụn nước thường xuất hiện sau khi người bệnh bị chấn thương, ma sát lên bề mặt da hoặc cầm nắm một vật quá lâu.

Epidermolysis là bệnh ngoài da không phổ biến, hiện nay y học vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị bệnh dứt điểm. Các biện pháp điều trị và chăm sóc rất vất vả vì làn da của người rất mỏng và dễ bị tổn thương. Do đó, phương pháp điều trị gen và ghép tủy hiện nay có thể khắc phục được tình trạng này.

 Ly thượng bì bóng nước
Các triệu chứng điển hình của ly thượng bì là tay bị nổi mụn nước, ngứa ngáy, nóng rát

6. Bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là bệnh lý ngoài da thường phát sinh ở khi khí hậu nóng ẩm. Bệnh lý đặc trưng bởi hiện tượng nổi mụn nước sâu trong da, mọc thành từng cụm trên vùng da bị tổn thương.

Trong một số trường hợp, da bị phồng rộp đau rát, những bọng nước này hình thành với kích thước nhỏ. Tổn thương da thường tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân khi gặp các yếu tố thuận lợi.

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh tổ đỉa không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh lý thường kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần thành mãn tính.

Những cơn đau rát, nổi bọng nước khiến tác động trực tiếp đến làn da gây mất thẩm mỹ, gây phiền toái, ảnh hưởng công việc, sinh hoạt. Trường hợp người cào gãi, chà xát mạnh có thể gây trầy xước, chảy máu dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm.

Da bị phồng rộp mụn nước đau rát nguy hiểm không?

Loại trừ các trường hợp da bị phồng rộp mụn nước đau rát do nhiễm khuẩn, thì những trường hợp còn lại đều gây nguy hiểm nếu không được thăm khám, điều trị và chăm sóc đúng cách.

Đặc biệt, đối với các trường hợp bị bệnh Pemphigus nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Người bệnh có thể tử vong do viêm thận, viêm gan, nhiễm khuẩn huyết, rối loạn đông máu, số nhiễm khuẩn,…

Do đó, khi nhận thấy triệu chứng dạ bị phồng rộp mụn nước đau rát, sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Lúc này, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được tiến hành xét nghiệm, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà áp dụng các biện pháp điều trị hợp lý.

Khi nào cần gặp bác sĩ điều trị?

Các trường hợp làn da các hiện tượng bị phồng rộp mụn nước đau rát, bạn nên chú ý theo dõi từ 3 – 7 ngày. Nếu bị côn trùng đốt hoặc dị ứng, sẽ dần thuyên giảm mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, nếu triệu chứng có xu hướng tiến triển kèm theo các triệu chứng dưới đây, bạn nên tìm gặp bác sĩ:

  • Khu vực da bị phồng rộp mụn nước đau rát không cải thiện sau 3 – 5 ngày
  • Vị trí nổi bọng nước gây đau đớn, cảm giác sưng tấy, bỏng rát
  • Những nốt phồng rộp mụn nước có xu hướng vỡ ra và lan rộng sang các vùng da lân cận
  • Vùng da bị tổn thương thường có dịch mủ màu vàng, xanh lá cây, đỏ tấy hoặc nóng
  • Có dấu hiệu chốc lở, sau khi nặn mủ sẽ có nguy cơ gây nhiễm trùng máu
  • Một vài trường hợp, người bệnh bị phồng rộp mụn mủ tại mí mắt, vùng sinh dục và trong miệng
Khi nào cần gặp bác sĩ điều trị?
Các trường hợp làn da các hiện tượng bị phồng rộp mụn nước đau rát, bạn nên chú ý theo dõi từ 3 – 7 ngày

Trường hợp có các biểu hiện trên, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xác định nguyên nhân. Hiện tượng da bị phồng rộp mụn nước đau rát có thể tiến triển gây viêm nhiễm với tốc độ nhanh chóng, ảnh hưởng sang các khu vực da xung quanh. Do đó, bạn cần tiến hành thăm khám và điều trị sớm để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Điều trị da bị phồng rộp mụn nước đau rát

Tình trạng da bị phồng rộp mụn nước đau rát có thể khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nên bạn tuyệt đối tránh sử dụng thuốc điều trị tại nhà vì nếu không đúng bệnh có thể khiến tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Do đó, đầu tiên cần xác định chính xác nguyên nhân gây phồng rộp mụn nước trên da, để tìm ra hướng điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Với các triệu chứng bệnh viêm da thông thường, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị tại chỗ, thuốc uống kết hợp với biện pháp chăm sóc tại nhà để kiểm soát triệu chứng hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc được bác sĩ sử dụng trong điều trị da bị phồng rộp mụn nước đau rát:

Thuốc gây tê tại chỗ

Thông thường nhóm thuốc bôi tại chỗ cải thiện tình trạng da bị phồng rộp mụn nước đau rát sẽ được ưu tiên trong điều trị khi bệnh ở giai đoạn mới khởi phát. Bởi hầu hết các trường hợp dị ứng ngoài ra sẽ đáp ứng tốt khi dùng nhóm thuốc này.

Trong đó, thuốc gây tê tại chỗ có thể được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp bị viêm da tiếp xúc, người bị dị ứng với nọc độc của côn trùng, điều trị Herpes. Các loại thuốc gây tê tại chỗ khi đi vào cơ thể sẽ hoạt động với cơ chế bảo vệ làn da, đồng thời kiểm soát tình trạng nổi bọng nước, ngứa ngáy, đau rát khó chịu.

Các loại thuốc bôi chứa corticoid

Để kiểm soát triệu chứng da bị phồng rộp mụn nước đau rát, bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc bôi chứa corticoid để mang lại hiệu quả nhanh chóng. Trong đó, các trường hợp bị phồng rộp mụn nước do bệnh viêm da tiếp xúc hay bệnh tổ đỉa sẽ đạt được hiệu quả điều trị tốt với nhóm thuốc này.

Sử dụng thuốc Tây điều trị
Thông thường nhóm thuốc bôi tại chỗ cải thiện tình trạng da bị phồng rộp mụn nước đau rát sẽ được ưu tiên trong điều trị khi bệnh ở giai đoạn mới khởi phát

Các loại thuốc chứa corticoid có thể dùng để ngăn ngừa tình trạng viêm da, bội nhiễm. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sử dụng nhóm thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như teo da, mỏng da, giãn mao mạch, dày sừng,…Do đó, thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị các triệu chứng cấp tính.

Nhóm thuốc kháng sinh tại chỗ

Đối với các trường hợp da bị phồng rộp mụn nước đau rát khởi phát do vi khuẩn, nấm thì sẽ được bác sĩ sử dụng các loại thuốc bôi kháng sinh hỗ trợ. Các loại thuốc bôi kháng sinh thường được dùng trong điều trị bệnh tổ đỉa, chốc lở, Herpes như Mupirocin, Acid fusidic,…

Ngoài ra, nhóm thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ  thường được cân nhắc khi sử dụng cho đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ em và người từng bị dị ứng kháng sinh.

Thuốc sát trùng

Thuốc sát trùng thường được bác sĩ sử dụng cho các trường hợp da bị phồng rộp mụn nước có hiện tượng bong tróc, lở loét. Người bệnh có thể dùng các loại thuốc sát trùng như Hydrogen peroxide, Povidone có tác dụng sát trùng, chống viêm, hỗ trợ kháng khuẩn tại chỗ nhẹ.

Nhóm thuốc sát trùng thường dùng trong chữa bệnh chốc lở, zona thần kinh,…Việc lạm dụng thuốc sát khuẩn có thể làm mỏng da, bào mòn và kích ứng da.

Nhóm thuốc kháng sinh toàn thân

Các loại thuốc kháng sinh toàn thân thường được chỉ định các trường hợp da phồng rộp mụn nước đau rát ở mức độ nghiêm trọng. Trường hợp người bệnh không đáp ứng thuốc các loại thuốc bôi, lúc này bác sĩ sẽ kết hợp dùng các loại thuốc kháng sinh toàn thân.

Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng như: Penciclovir, Cefuroxim, Valacyclovir,…chỉ định cho đối tượng phồng rộp mụn nước kèm theo tổn thương da nặng và có xu hướng lan rộng đến các vùng da khác trên.

Khi được dung nạp vào cơ thể, các hoạt chất có trong thuốc sẽ ức chế hoạt động và phát triển của vi khuẩn, virus, các loại ký sinh gây viêm da.

Các loại thuốc kháng sinh đường uống thường được chỉ định trong điều trị những trường hợp bị viêm nhiễm virus Herpes. Ngoài ra, thuốc còn được dùng điều trị bệnh chốc lở ở mức độ trung bình và nặng.

Sử dụng thuốc Tây điều trị
Các loại thuốc kháng sinh toàn thân thường được chỉ định các trường hợp da phồng rộp mụn nước đau rát ở mức độ nghiêm trọng

Các loại thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin hoạt động theo cơ thể ức chế chọn lọc thụ thể H1. Nhằm thúc đẩy tái tạo tế bào thượng bì, giúp phục hồi tổn thương da do phồng rộp mụn nước gây ra. Ngoài ra. Các loại thuốc kháng histamin cũng có công dụng giảm ngứa ngáy, cải thiện những triệu chứng khó chịu.

Trong thời gian sử dụng nhóm thuốc kháng histamin có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tập trung,…Thuốc thường được bác sĩ chuyên khoa da liễu chỉ định điều trị các bệnh ngoài ra như: Viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, bệnh thủy đậu, bệnh zona thần kinh,…

Nhóm thuốc chống viêm không steroid

Ibuprofen, Acetaminophen là những loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng phổ biến trong cải thiện tình trạng da bị phồng rộp mụn nước đau rát.

Tuy nhiên, nhóm thuốc này cũng có những hạn chế nhất định, có thể gây ra một số tác dụng phụ, dị ứng. Để hạn chế tối đa tình trạng này, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Dựa vào nguyên nhân, mức độ bệnh lý, đối tượng và độ tuổi mà bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp, đảm bảo kết quả chữa trị tốt nhất. Người bệnh tránh tự ý sử dụng thuốc điều trị vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, gây ra các biến chứng nặng nề.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Song song với việc sử dụng các loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn cần lưu ý các biện pháp chăm sóc da để ngăn ngừa tình trạng lây lan, hỗ trợ quá trình điều trị được diễn ra tốt hơn, đồng thời phòng ngừa tái phát hiệu quả.

Người bệnh tránh căng thẳng, lo âu vì không hẳn tình trạng da bị phồng rộp mụn nước đau rát đều là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà
Bảo vệ da dưới ánh nắng giúp tránh các tổn thương trên bề mặt da

Dưới đây là các biện pháp chăm sóc tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng bà mang lại hiệu quả:

  • Tránh dùng tay chà xác, cào gãi lên vùng da bị tổn thương, trường hợp bọng nước vỡ ra không chỉ gây tiết dịch, ngứa ngáy mà còn có thể ảnh hưởng đến làn da, hình thành thâm sẹo. Đồng thời, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus xâm nhập gây bội nhiễm.
  • Người bệnh nên chườm nóng, chườm đá, hoặc sử dụng các loại thảo dược, muối chườm lên vùng da bị tổn thương, giúp làm giảm cảm giác khó chịu. Lưu ý, biện pháp này chỉ sử dụng trong trường hợp bị bệnh tổ đỉa, viêm da tiếp xúc khi bọng nước đã biến mất.
  • Đối với trường hợp da bị phồng rộp mụn nước đau rát do nhiễm khuẩn, bạn cần phòng ngừa lây lan bằng cách hạn chế tiếp xúc, dùng chung vật chung cá nhân và sử dụng thuốc kháng sinh đều đặn.
  • Luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, vệ sinh không gian sống thường xuyên, trong quá trình điều trị bệnh người bệnh tránh sử dụng các loại mỹ phẩm có thành phần kích ứng, không rõ nguồn gốc, bao gồm cả sữa tắm.
  • Bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, sử dụng kem dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày sau khi tắm để tăng cường hàng rào bảo vệ da, giảm tình trạng da bị khô ráp, đau rát. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn loại kem dưỡng phù hợp với tình trạng da.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi giúp cung cấp các khoáng chất và vitamin tăng sức đề kháng cho cơ thể và làn da.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây kích ứng dị ứng như hóa mỹ phẩm, lông động vật, phấn hoa, côn trùng, mủ nhựa thực vật, mạc bụi,…
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, giúp tăng cường thể trạng, hạn chế các bài tập dùng sức nhiều, đồng thời lưu ý bảo vệ da dưới ánh nắng khi luyện tập giúp tránh các tổn thương trên bề mặt da.

Da bị phồng rộp mụn nước đau rát khởi phát do các nguyên nhân khác nhau, có một số nguyên nhân không được đề cập trong bài viết. Để xác định được chính xác nguyên nhân, bạn nên chủ động đến gặp trực tiếp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng bệnh, tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Cùng chuyên mục

viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? [Giải đáp]

Viêm da tiếp xúc đa phần chỉ gây ra những tổn thương không quá nghiêm trọng và có thể đáp ứng tốt với các giải pháp điều trị. Tuy nhiên...

Kiến ba khoang đốt gây viêm da bôi thuốc gì, xử lý thế nào?

Kiến ba khoang đốt gây viêm da bôi thuốc gì, xử lý thế nào?

Kiến ba khoang là loại côn trùng độc hại, nếu không may bị kiến ba khoang đốt hoặc dính phải dịch tiết của chúng sẽ làm da bị tổn thương...

viêm da tiếp xúc cần kiêng gì

Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để bệnh không nặng thêm?

Chế độ kiêng cữ có liên quan trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh da liễu nói chung và viêm da tiếp xúc nói riêng. Nó giúp kiểm soát...

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em là bệnh khá phổ biến hiện nay. Trẻ em có một làn da mỏng và khá nhạy cảm, khi bị các tác nhân...

Viêm da tiếp xúc do côn trùng: Cách xử lý và phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc do côn trùng thường bùng phát mạnh vào giai đoạn chuyển mùa, mưa nhiều hoặc thời điểm thu hoạch lúa, hoa màu. Tình trạng này thường...

Vết côn trùng cắn bị bóng nước và các biện pháp điều trị

Vết côn trùng cắn bị bóng nước và các biện pháp điều trị

Vết côn trùng cắn có thể gây nổi bóng nước, mụn nước hay nốt dịch hạch lympho. Thông thường, tình trạng này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn